Cũng là một cách “đi tắt đón đầu”

05:48 CH @ Thứ Ba - 18 Tháng Tám, 2015

Thời buổi thương hiệu đang là vấn đề lớn. Mà thương hiệu gắn với những điều hôm qua, hôm nay và mai sau.

Xưa kia, ở mọi chỗ mọi nơi người ta xưng danh, gốc gác gia tộc của mình là 3 đời trở lên “bần cố nông” như là một niềm vinh dự, đảm bảo sự tiến thân thì bây giờ đã thay đổi, vì cũng khoảng 3 thế hệ mới đã kịp hình thành … Chẳng lẽ con đường dân giàu nước mạnh đã xây bấy lâu mà vẫn bần cố nông ư? Vô lí! Cái gốc gác xưa khiến anh thành đạt và giàu có, nhưng bây giờ nó làm cái thương hiệu của anh trở nên chật chội, bức bối … Do vậy, cần phải làm một điều gì để thay đổi thương hiệu chứ.

Cứ nhìn xem, sau khi Quốc Tử Giám được xưng danh là Đại học đầu tiên với lịch sử gần 1000 năm văn hiến thì có tầm quan trọng đến như thế nào đối với các sĩ tử thời nay: các cụ rùa bị xoa đầu đến mòn vẹt, hòng mong nhập tinh hoa tri thức vào đầu các sĩ tử trước khi đi thi khoảng vài ngày.

Sự thay đổi cũng không phải nhọc nhằn gì cho lắm. Thực tế cho thấy, nhiều vị qua một đêm tỉnh dậy trở thành tiến sĩ, nhiều người dân ngủ dậy trở thành tỉ phú, nhiều công nhân lam lũ đã trở thành giám đốc … đó thôi. Khi nghèo mơ đến tiền, khi giầu mơ về tầm. Cái tiểu sử cũ nó cứ kéo họ xuống.

Anh kia mới mua được cái ôtô rất xịn, điều mà trước kia nằm mơ cũng không dám nghĩ. Có xe hơi mới sang trọng rồi, đương nhiên phải sắm thêm cho mình bộ cánh, đôi giày, chiếc đồng hồ … cho xứng tầm. Những thứ đó bỏ tiền ra mua thay mới được, chuyện nhỏ. Thậm chí bỏ người vợ cũ quê mùa, lấy vợ mới cho thời trang hơn, chuyện hơi phức tạp nhưng cũng làm được. Bây giờ họ uất nhất, ngủ không ngon bởi mấy cái dòng tiểu sử “bần cố nông” ghi trong hồ sơ lí lịch. Cái đó không trong tầm kiểm soát của họ nữa mà là của tổ chức, của bia miệng thế gian. Người ta kéo nhau đến những quán bia tấp nập vãi tiền uống đến say để thanh minh hồ sơ, để rửa bia miệng, để khẳng định rằng: ngày xưa nhà tớ là phú nông, địa chủ, tư sản. May thay thiên hạ đang có trào lưu đánh bóng tên tuổi, nên ngay cả bạn nối khố cũng như có thoả ước ngầm với nhau mà lờ đi không truy cứu việc họ tuỳ tiện thay đổi lí lịch trong những câu chuyện.

Nhật Bản đấy, họ đã trở thành cường quốc trên thế giới. Thành đạt rồi họ muốn hình ảnh, việc xử thế của họ như những người văn minh nhất thế giới. Nên nhiều công ty thành danh bây giờ vốn là công ty rửa tiền của Mafia trước kia nay không được nhắc đến nữa. Cuộc chiến tranh họ gây ra ở Châu Á Thái Bình Dương đầu thế kỉ 20 cũng phải viết lại cho đỡ xấu xa hơn.

Nhưng đất nước Nhật Bản đã trả giá đắt, đã nỗ lực hết mình cho điều ấy trong suốt nửa thế kỉ. Còn mấy người kia đang cố sửa lịch sử của mình bằng việc đốt tiền trong những quán bia, cho phù hợp với những phép lạ qua một đêm của họ. Lớp trẻ không mông lung sao được khi thấy xứ mình sao lắm người giàu thế mà đất nước lại nghèo?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xây dựng nền văn hóa kinh doanh

    17/10/2019Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT Investconsul GroupNhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng...
  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Văn hóa và Tăng trưởng

    25/11/2016Nguyễn Trần BạtỞ đâu con người có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hưởng thụ tốt hơn, có điều kiện để tư duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn, tóm lại, ở đâu con người cảm thấy hạnh phúc thì ở đó có sự phát triển....
  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Văn hoá và Hiện tại

    26/08/2015Nguyễn Trần BạtToàn bộ đời sống tinh thần của chúng ta hiện nay là gì, nếu không phải là sản phẩm của văn hoá?
  • Văn hoá và Quá khứ

    26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Nên biết mình là ai

    18/12/2010Hà Văn ThịnhMuốn trừ được những căn bệnh trầm kha trong xã hội, phải bắt đầu từ cái nền của nó. Văn hoá có hàng trăm định nghĩa, nhưng chung quy lại vẫn chỉ là một: Chúng ta đã và đang ứng xử với cuộc đời như thế nào?
  • Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây

    26/06/2006Hữu NgọcCó thể định nghĩa tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau và kết quả là những thay đổi về văn hóa trong mỗi nhóm. Thí dụ: hai nhóm văn A và B tiếp xúc với nhau: tiếp xúc văn hóa có thể đem lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Văn hoá là sự kết tinh của những sáng tạo

    09/03/2006Trương Gia BìnhSự khác nhau của các thời đại văn minh đó dựa trên những căn bản nào? Các nguồn lực quyết định sự tiến bộ trong mỗi thời đại văn minh là gì? Động lực thúc đẩy các quốc gia phát triển trong mỗi thời đại văn minh ở đâu?
  • Đọc lại báo cáo “Phát triển con người 2005”

    03/10/2005Danh ĐứcBản báo cáo “Phát triển con người 2005” cần được đọc bằng cái nhìn cầu tiến vì ấm no hạnh phúc hơn nữa cho người dân. Còn bao nhiêu vấn nạn chưa giải quyết xong?
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • xem toàn bộ