Dân ý, dân quyền

10:37 SA @ Thứ Hai - 19 Tháng Mười Một, 2012
Quốc hội lại sắp kết thúc thêm một kỳ họp với thật nhiều xúc cảm trái ngược. Từ chất vấn cho đến trả lời chất vấn. Chống tham nhũng mà như đánh trận giả.

Y đức còn rối bời quanh chiếc phong bì. Văn hoá từ chức còn lắm mắc mứu. Điều hành chính sách kinh tế, mà trực tiếp là tăng trưởng - lạm phát - tỷ giá lúc này khó đến mức nếu làm được đã có “nửa giải Nobel”.

Nợ xấu càng lộ ra những con số khổng lồ mà chưa tìm ra hướng thoát, trong khi các nhóm lợi ích còn được che chắn kỹ. Quản lý thực phẩm độc hại lại bắt đầu từ việc kêu gọi dân nói không với con gà bẩn nhập lậu…

An toàn thuỷ điện Sông Tranh 2 vừa nói “yên tâm” thì nơi ấy đất lại nổ đùng đùng, cán mức kỷ lục 4,7 độ richter, khiến cả mấy tỉnh thành lân cận cũng rung rinh.

Rồi những lời hứa, cam kết sửa chữa, khắc phục… Bề bộn trăm ngàn mối lo lắng, chật vật của người dân mà giải pháp dường như vẫn còn để ngỏ.

Một tiêu điểm đặc biệt đang được Quốc hội bàn thảo, đó là đưa lại quyền lực thực sự cho nhân dân, bắt đầu từ việc sửa đổi Hiến pháp 1992.

Trên quan điểm: Hiến pháp phải do nhân dân làm ra, do nhân dân quyết định, nhân dân là chủ thể. Phải trưng cầu dân ý để nhân dân biểu quyết thông qua Hiến pháp.

Bởi, như phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, mặc dù từ lâu đã xác lập quyền được biểu quyết của công dân, nhưng “thực tế cho đến nay quyền dân chủ của công dân chưa được cụ thể hóa về luật, hoặc chưa được thực hành trong đời sống chính trị của đất nước”.

Tuy nhiên, vẫn chưa thể đưa ra được mốc thời gian cụ thể để thực thi việc trưng cầu dân ý cũng như quyền phúc quyết của dân đối với những vấn đề trọng đại của đất nước đang cấp thiết hơn bao giờ hết. Nên cũng như các phiên chất vấn tại Quốc hội, dễ dẫn đến việc dân nghe chỉ để nghe.

Đa số dân chúng chưa học được chuyện cảm nhận quyền lực của chính phủ là quyền lực của mình, hay ý kiến của chính phủ là ý kiến của mình” – John Stuart Mill, nhà xã hội học người Anh trong cuốn Bàn về tự do xuất bản năm 1859 đã viết.

Tuy nhiên, Mill cũng không quên chỉ ra một thực tế còn lớn hơn: “Điều mong muốn bây giờ là người cầm quyền phải được đồng nhất với nhân dân, rằng quyền lợi và ý chí của họ phải là quyền lợi và ý chí của quốc gia”. Cái “bây giờ” cách đây trên một thế kỷ rưỡi, với cái bây giờ thực tại, vẫn là bài học còn nguyên giá trị .

Hôm trước, tại thủy điện Sông Tranh 2, ông Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nói thẳng với lãnh đạo Bộ Xây dựng và đông đảo các nhà khoa học trung ương, rằng “Không thể cứ chỉ tay vào vết nứt rồi ra về, người dân thì vẫn lo lắng”. Mọi mặt kinh tế, xã hội, dân sinh của đất nước thấy nhiều khi cũng như cái thủy điện Sông Tranh 2, và câu nói trên đều có thể ứng nghiệm mọi nơi, mọi lúc, mọi việc.

Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quan niệm của Phan Bội Châu về dân quyền (*)

    29/10/2015Nguyễn Văn HòaBài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu về dân quyền, cũng như ý nghĩa của tư tưởng dân quyền đó đôi với việc thực hiện quốc quyền , tức là quyền độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Tiếp đó, bài viết trình bày và phân tích tư tưởng của Phan Bội Châu cho rằng: muốn thực hiện được quốc quyền, chế độ chính trị của Việt Nam khi đó phải chuyển từ quân quyền sang dân quyền theo xu thế phát triển tất yếu của thời đại, với việc nâng cao dân trí thông qua giáo dục.
  • Pháp quyền và Hiến pháp

    04/03/2012David WilliamsTrong
    một xã hội pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền cơ bản là quyền lực của
    chính quyền phải chịu ràng buộc trong khuôn khổ các nguyên tắc pháp lý
    bền vững, được bảo vệ bởi một bản hiến pháp khó thay đổi. Để pháp quyền
    trở thành hiện thực, hệ thống tòa án cần được đào tạo về chuyên môn,
    trung thành với pháp luật, và đặc biệt phải được đảm bảo tính độc lập
    cao...
  • Hoài bão suốt đời của Bác là Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc

    31/07/2011Hoàng TùngBác từng nói, hoài bão lớn nhất của Bác là “dân tộc Việt Nam được độc lập, nhân dân được tự do, mọi người đầu có cơm ăn, áo mặc, đều được học hành”. Để lái con tàu cách mạng Việt Nam đi đến mục tiêu ấy Bác đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, mất mát. Cuộc trò chuyện mà ông Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban tuyên huấn Trung ương, người nhiều năm liền được làm việc bên Bác, dành cho báo Pháp luật TP. HCM phần nào nói lên sự vĩ đại của Người...
  • Cải cách Hiến Pháp ở Trung Quốc

    28/08/2010Nguyễn Trần BạtTrong đời sống
    quốc tế hiện đại, tự do không còn là quyền chính trị mà đã trở thành
    quyền phát triển và nó gắn liền với các cuộc cạnh tranh toàn cầu. Nếu
    không có tự do thì năng lực cá nhân, năng lực xã hội không được giải
    phóng và do đó, năng lực phát triển của dân tộc cũng không được giải
    phóng. Khi năng lực phát triển không được giải phóng thì năng lực cạnh
    tranh sẽ giảm...
  • Hiến pháp 1946 với tư tưởng pháp quyền

    10/05/2010Nguyễn Sĩ Dũng60 năm đã trôi qua kể từ mùa thu năm ấy. Sống mãi với thời gian là các giá trị của Cách mạng tháng Tám: độc lập, tự do, dân chủ. Sống mãi với thời gian là tư tưởng pháp quyền kết tinh trong bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bản hiến pháp đó còn được gọi là Hiến pháp 1946.
  • Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?

    11/07/2009Linh Thủy“Hiến pháp Mỹ là bản hiến pháp nổi tiếng nhất và lâu đời nhất với trên 200 năm lịch sử, trong khi các bản Hiến pháp hiện nay của Pháp, Đức, Nhật, Nga đều là những bản Hiến pháp mới mẻ và có thời gian tồn tại chưa lâu. Tôi muốn hiểu tại sao và do đâu nước Mỹ lại có được sự ổn định đó?” - Dịch giả Nguyễn Cảnh Bình.
  • Dân biết, dân bàn...

    26/08/2005Lã VọngMột số vị quan liêu thi hành dân chủ với dân theo kiểu:
    Dân biết những điều "quan" hé cho
    "Quan" rằng "Bí mật này rất to"
    Những điều "bí mật"... dân thừa biết!
    Điều dân cần biết, "quan" chẳng thò!
  • xem toàn bộ