Đáng lo

10:28 CH @ Thứ Bảy - 04 Tháng Năm, 2019

Tối ngày 3/5/2019, rất đông cá nhân, phóng viên báo chí trong và ngoài nước đã có mặt chờ đón nữ phạm nhân Đoàn Thị Hương trở về Việt Nam sau 2 năm bị bắt ở Malaysia. Ảnh: Tiến Tuấn. Tri Thức Trẻ
.

Nhiều người dân cùng rất nhiều em học sinh cấp hai đứng vây kín một đoạn đường vì tò mò và muốn chụp ảnh cùng Khá "bảnh". Ảnh: Thế Giới Trẻ
.
Một khi xã hội rơi vào trạng thái khủng hoảng, người sống bất an nhất sẽ là những người lương thiện, đối tượng bị oán trách, căm hận nhất là những người hoặc được giao phóhoặc kẻ lạm quyền nhưng không hoàn thành bổn phận an dân. Nếu tình trạng rối loạn xã hội mà kéo dài, thì sự tha hoá bắt vào đến tận não trạng tinh thần và làm rối loạn đến các hệ giá trị đạo đức và văn hoá của cộng đồng, khiến số đông hoang mang và mất phương hướng.
.
Biểu hiện của sự suy thoái hệ giá trị đạo đức xã hội, hiện nay chính là sự giải thiêng trong các loại hoạt động , sinh hoạt tôn giáo - tín ngưỡng, và đặc trưng cho sự suy đồi của hệ giá trị văn hoá là sự thích thú của một dám, những đám đông khổng lồ hướng tới những phản thần tượng!
..
Vẫn biết rằng văn hoá đại chúng vốn hàm tàng những cặn bã ( tất yếu!), nhưng đến mức ngưỡng mộ một kẻ hay những kẻ từng bị coi là tội nhân, đứng trước vành móng ngựa, như thời gian vừa qua ( Khá Bánh, Đoàn Thị Hương...), đến mức thành “ sóng truyền thông” thì thật đáng ghê sợ .
.

Những cô gái của đội tuyển nữ Việt Nam dù lập thành tích vẫn trở về trong lặng lẽ. Hình ảnh khiến nhiều người dùng FB thả icon buồn bã. Ảnh: Thanh Niên
.
Trong khi cái án oan nghiệt ngã của người nông dân phạm tội do bảo vệ thành quả lao động của mình như Đoàn Văn Vươn, Đặng Văn Hiến ... thì lại có quá ít những tiếng nói truyền thông lên tiếng!
.
Điều lo ngại lớn nhất là sự loạn chuẩn về giá trị của xã hội sẽ còn làm cho chính xã hội này tê liệt lâu dài, và kẻ nào muốn làm suy yếu VN thì đã nhìn ra cơ hội vàng của chúng xuất hiện!
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục

    05/04/2019Tôi hỏi học sinh, ngoài thần tượng Khá Bảnh, các em còn có những thần tượng nào khác? Chúng kể vanh vách tên các sao, các hotgirl, hotboy đầy tai tiếng mà báo chí tung hô, trong khi gần như không thấy một bóng dáng những chính trị gia, những nhà khoa học, những doanh nhân thành đạt hay một tấm gương tốt của đời thường nào. Vì sao?
  • Lệch chuẩn trong lễ hội là do "mù quáng tâm linh"

    09/02/2019Mùa lễ hội bắt đầu, cũng là lúc các nhà quản lý tiếp tục "đau đầu" trước những "điệp khúc" nhiều năm, mà chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để: chen chúc, tranh giành, rải tiền lẻ khắp mọi chỗ, chặt chém du khách vv…
  • Lệch chuẩn văn hóa

    15/04/2019Nhà Sử học Dương Trung QuốcMỗi con người ít nhiều mang trong mình một giá trị ảo bởi đều sống trong không gian và thời gian mà khái niệm của chuẩn mực đang xáo trộn để tiếp cận chân lý. Để tiến tới một chuẩn mực hoàn hảo thì hãy chấp nhận thay đổi từng bước.
  • Học làm “cái đuôi”…của thần tượng

    27/01/2015Tiễn sĩ Tâm lý Huỳnh Văn SơnTrên thực tế vẫn có nhiều bạn trẻ quyết tâm theo đuổi con đường hoạt động nghệ thuật chân chính của mình nhưng không ít người lại quyết “ăn thua đủ” như một con thiêu thân lao vào hư danh nghệ thuật, nhưng vì sao như vậy?
  • Buổi hoàng hôn của những thần tượng

    18/02/2009Friedrich NietzscheCuốn sách là một trong những di chúc triết học Nietzsche để lại cho hậu thế. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này với những ai đang vấp phải những trở ngại trên con đường tìm lại chính mình, để “trở thành chủ nhân cho hạnh phúc và bất hạnh của chính mình” như lời Nietzsche nói...
  • “Lệch chuẩn” trong giáo dục

    24/10/2006Ngụy Hữu TâmGiáo dục chính là quá trình xã hội hoá, tạo điều kiện cho mỗi thành viên tiếp cận xã hội đó. Tuy những năm đầu cách mạng, ngành giáo dục của chúng ta đã có một số kết quả đáng kể, nhưng sau đó có sự hụt hẫng. Để minh chứng cho yếu kém của ngành giáo dục nước ta, tôi xin cung cấp thêm cho bạn đọc một thông tin nữa...
  • xem toàn bộ