Đẳng cấp

Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
01:32 CH @ Thứ Ba - 18 Tháng Tám, 2009

Tôi từng nghe thấy nhiều người, đặc biệt từ giới trẻ 25 đến trung niên 45 (phần lớn ở thành phố, có một chút giàu có hay thành đạt…) hay nói đến từ ‘Đẳng cấp’. Và hồn nhiên link ý nghĩa từ này với: ‘Pro..’ Phong cách ‘Xì-tin’, ‘Đại gia’, ‘Sành điệu’… hoặc nghiễm nhiên cho rằng có chức vụ, tiền tài, địa vị cao trong xã hội là đi kèm với ‘Đẳng cấp cao’ ! Đẳng cấp là khái niệm dễ bị ngộ nhận…

Trong bài này tôi chỉ thêm vài lời bàn về ý nghĩa đích thực của ‘Đẳng cấp’ như thế nào! Có thể xem thêm bài tôi đã viết "Về sở hữu, vị thế và xã hội hóa".

Đẳng cấp là những bậc thang giá trị được định vị trong xã hội có khả năng hướng tới văn minh. Do vậy một người là Tộc Trưởng của một bộ tộc không thể coi là Đẳng cấp cao được cho dù Ông ta là người có địa vị cao nhất trong bộ tộc ấy. Từ điều này cũng có thể hiểu và thông cảm được với lời bộc bạch của một ông nguyên là Thủ Tướng: "Tôi không muốn làm Thủ Tướng của một nước nghèo"

Đẳng cấp là Giá trị Xã hội được thừa nhận về những gì mà người ở Đẳng cấp đó có thể cống hiến, làm cho mọi người được hưởng lợi, được khai sáng… từ đó tôn vinh và ngợi ca, như tấm gương của nhân cách. Đẳng cấp không thể bỏ tiền mua được theo kiểu ‘đi tắt đón đầu’. Cho nên những kẻ mafia luôn rất sẵn tiền và chúngmua được mọi thứ nhưng không thể nào gọi chúng là những người có ‘Đẳng cấp cao’ trong xã hội được.

Vua Arthur của nước Anh thế kỉ 17 với ý tưởng ‘Hội nghị Bàn tròn’ : ngồi xung quanh Bàn này, xứng đáng và danh dự, bất kể anh xuất thân từ đâu, nhưng với Lưỡi gươm Hiệp sĩ, tinh thần quả cảm, lòng nghĩa hiệp mà anh đã thể hiện được xã hội ngợi ca. Lạn Tương Như khi chưa hề nổi danh đã trừng mắt áp đảo Vua Tề giữa chốn gươm giáo sáng lòa để rửa nhục cho vua Triệu của mình, rồi sau không vì thế mà lên mặt với Liêm Pha, cốt giữ đại nghiệp của quốc gia. Dự Nhượng vốn chỉ là môn khách nhưng 3 lần nuốt than báo thù cho chủ như đã từng hứa. Hạng Vũ thua trận nhưng đúng là một anh hùng được ngợi ca, còn Lưu Bang đại thắng trở thành Hoàng Đế người sau vẫn vì cái chất hạ đẳng của ông mà gọi là tiểu nhân. Quan Công thua trận nhưng vẫn uy nghi, cửa chính, giữa đường mà đi, chết đi mà nhân cách được Hậu thế phong Thánh. Quân Nhật thua trận bị giải giáp vũ khí mà đội ngũ đầy khí phách vẫn làm Quân Đồng minh phải giật mình kính nể. Chị Võ Thị Sáu 17 tuổi đời mà ngẩng cao đầu khi tiết, với nụ cười trong trắng, đi giữa hai hàng lê của kẻ thù khiến họ kính trọng. Lý Quang Diệu chưa một lần nhận mình là nhân kiệt, là Thủ Tướng của một quốc gia nhỏ bé mà khiến cả thế giới nghiêng mình kính trọng. Những đám tàn quân Phát xit Đức trong tình cảnh đại bại mà vẫn trên bảo dưới nghe, quân phục hàng lối chỉnh tề để ai cũng thừa nhận rằng Giá trị cốt lõi của người Đức là kỉ luật tổ chức. Có người là chủ nhân nhưng ở nhà không bằng Oshin, đến nơi công sở mang tính cách Oshin đi làm…

Một chuyện ở nước bên cạnh có kể rằng: hai anh đều mang họ Lưu. Một người là giáo sư nổi tiếng, một người là công nhân lành nghề. Họ ở sát nhà nhau, cuộc sống sam sưa nhưng đầm ấm nhân hậu trong tình hàng xóm thân thiện lắm. Người giáo sư dạy bài học thêm cho con người công nhân. Người công nhân thỉnh thoảng chữa đồ lặt vặt cho nhà người giáo sư… Đến một hôm, Cách mạng Văn hóa tràn về… Giáo sư bị coi là thành phần ‘Tiểu Tư sản’, còn anh công nhân được tôn lên làm ‘Thành phần Cách mạng nòng cốt’. Vì thế buộc anh công nhân phải lôi giáo sư ra sân vận động đấu tố với những lời lẽ cay nghiệt, hành vi dã man… Người giáo sư chết oan uổng, anh công nhân được đề bạt dần lên chức có vị trí xã hội cao lắm… Nhưng anh ta vẫn mãi mang và phải mang trong mình ‘Chất giai cấp Công nhân’ dù trong thâm tâm điều anh ta thực muốn là phải lên dần trong nấc thang đẳng cấp cao cơ… Nên anh ta đã đi học bổ túc và thông qua nhiều lớp nay cũng trở thành giáo sư. Anh ta ngồi giữa những người có chức quyền thì là người có học hàm cao nhất, khi ngồi giữa những trí thức đích thực lại là người có chức vụ cao nhất… nhưng luôn thấy châng lâng và cảm nhận sâu sắc rằng : khi về hưu thì tất cả những thứ cả đời đã được vào con đường phải theo đuổi là phù du, không còn sự thừa nhận thực sự của Cộng đồng nữa… vì ngoài thành tích ‘đấu tố’ ngày xưa làm bệ phóng, thực ra chả có giá trị gì nữa. Anh ta đã từng thấy có những công nhân, cả đời là công nhân thôi nhưng đã được xã hội tôn vinh và kính trọng như thế nào, ngay cả khi họ đã chết đi… Hóa ra không phải là địa vị giai cấp, chức vụ, học hàm anh khoác… Mà là những giá trị sống của anh nó đã có ích cho xã hội văn minh hơn như thế nào… Anh ước giá như mình cứ yên ổn làm công nhân như trước kia, ít nhất không phải hại chết một giáo sư hữu ích và đáng kính…

Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh:

Đẳng cấp của Cá nhân thể hiện:
- Đỉnh Văn hóa họ vươn tới
- Tính Chính thống trong làm việc
- Tính Kỉ luật với bản thân và Tổ chức
- Cam kết đối với Trách nhiệm cá nhân
- Sự nghiệp Công ích mà họ theo đuổi

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiêu chuẩn người nổi tiếng

    07/05/2018Lê HoàngGần đây, rất nhiều tổ chức quốc tế gửi thư cho rất nhiều người Việt Nam, đề nghị đóng tiền để có thể được công nhận là người nổi tiếng đủ loại của thế kỷ và cũng khối ông háo danh bị lừa. Siêu thị hài xin đăng tải một thư như vậy...
  • Đại học: Tiền không mua được đẳng cấp

    11/11/2010Hồ Đắc TúcMột trong các giải pháp của “đề án đổi mới giáo dục đại học 2006-2020” của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là cho phép thành lập nhiều trường đại học để “đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cao”. Nhưng đại học không phải là địa chỉ để “đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ và dịch vụ chất lượng cao”. Đó là một lối suy nghĩ dễ tính. Thành lập một trường, và rồi hệ thống đại học, phải xuất phát từ sự suy tư thâm hậu và sâu sắc về hiện trạng và tương lai của đất nước.
  • Chính trị của đẳng cấp, của mọi công chúng và của toàn cầu

    20/01/2009Nguyễn Tất ThịnhCó lẽ không cần phải mô tả gì thêm về sự kiện ngày 20 Tháng 1 Năm 2009, hôm qua, của Nước Mĩ – mà gần 4 tỉ dân chứng kiến, hầu như mọi người trên Hành Tinh đều biết đến và quan tâm, với những lí do khác nhau, nhưng đều chung một cảm nhận : Vĩ Đại !
  • Sự sống, môi trường, đẳng cấp loài và sự văn minh

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhAi cũng biết Môi trường là Điều kiện Đủ, đặc biệt quan trọng để tạo ra sự Sống ( ý tôi muốn nói rằng chỉ sau Điều kiện Cần là ý muốn của Thượng Đế - điều được đề cập trong các Thánh Kinh ). Sự Sống tác động trở lại, với phương thức sống và cách tổ chức của mỗi Loài cải thiện thêm hay hủy hoại đi, hay làm suy kiệt Môi trường đó.
  • Văn hóa thần tượng

    19/05/2007Quang DươngSống có thần tượng cũng là một nét văn hóa. Vấn đề là nét văn hóa đó cần được người hâm mộ tự thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh...
  • Đại học đẳng cấp quốc tế, nâng cấp hay xây mới

    11/08/2006Thương TùngXây dựng Trường Đại học Đẳng cấp quốc tế của Việt Nam đạt trình độ đào tạo, nghiên cứu hàng đầu, có khả năng cạnh tranh quốc tế là những nội dung chính trong quyết định số 145/2006/QĐ-Thủ tướng của Chính phủ ban hành ngày 20/6/2006. Việc này nhận được sự ủng hộ của nhiều người nhưng vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận là xây dựng hoàn toàn một trường hay nâng cấp các trường Đại học sẵn có?
  • Viết về "Sex" để nhanh nổi tiếng?

    01/04/2006Nhà phê bình Vương Trí NhànNhưng nếu mọi người đua nhau nói tới sex, người nào nẩy nổi lên cũng đều là qua con đường sex, và chỉ có vài cây bút bất tài mới dở giọng chính chuyên chê bai sex, thì điều đó chẳng có gì là đáng tự hào ...
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • xem toàn bộ