Đào tạo sau ĐH: Thiếu thực tiễn...

12:30 CH @ Thứ Hai - 08 Tháng Năm, 2006

Chương trình đào tạo còn xa rời thực tế, nặng về hàn lâm; Phương pháp dạy học còn lạc hậu, vẫn thầy đọc trò chép... Đó là những vấn đề được đặt ra tại Hội nghị tổng kết công tác sau ĐH, vừa được tổ chức sáng 4/1/2006 tại Hà Nội.

Theo báo cáo tổng kết, từ năm 1976 đến nay các cơ sở đào tạo sau đại học đã đào tạo được gần 8.400 tiến sĩ và 39.000 thạc sĩ. Riêng năm 2005, đã tuyển 15.670 học viên cao học và 1.385 nghiên cứu sinh, mở thêm 2 cơ sở đào tạo thạc sĩ và 4 cơ sở đào tạo tiến sĩ. Tổng số cơ sở đào tạo sau đại học trong cả nước hiện nay là 155 trong đó có 85 trường đại học và học viện, 70 viện nghiên cứu. Đây là bước phát triển vượt bậc của các cơ sở đào tạo sau đại học. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó đã bộc lộ nhiều yếu kém bất cập.

Chương trình đào tạo thạc sĩ quy định trong Quy chế đào tạo sau đại học có thời lượng lớn (từ 80 đến 100 đơn vị học trình), xa rời thực tế, không phù hợp với xu hướng chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chương trình đào tạo thạc sĩ ở các cơ sở còn nặng nề, đơn điệu, nặng về hàn lâm, thiếu năng động và thực tiễn. Nội dung còn trùng lặp, nhắc lại kiến thức của bậc đại học.

Một số cơ sở đào tạo trong tuyển sinh còn chạy theo số lượng, chưa chú trọng tới chất lượng tuyển chọn; tổ chức thi chưa nghiêm, chưa ngăn chặn được các hiện tượng vi phạm trong thi cử, điều kiện dự tuyển mang tính chất đối phó với quy chế. Bên cạnh đó, phương pháp dạy - học lạc hậu và chậm đổi mới, thiếu năng động, sáng tạo. Tình trạng thầy đọc trò ghi, thiếu tính đối thoại đang diễn ra thường xuyên.

Yếu kém lớn nhất của đội ngũ giảng viên là một số giảng viên thiếu khả năng và thực tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học, chưa thường xuyên tiếp cận những kiến thức chuyên môn mới, hiện đại.

Thừa nhận trước những yếu kém đó, Thứ trưởng Bộ GD -ĐT Bành Tiến Long cho rằng: “Nguyên nhân của những yếu kém này, một phần do Bộ Giáo dục còn thiếu những chính sách cần thiết để tạo sự chủ động cho cơ sở, nhiều khâu của quá trình đào tạo còn tập trung ở cấp Bộ tạo nên sự trì trệ, kém năng động và hiệu quả. Chính sách tài chính cho đào tạo sau đại học còn quá lạc hậu, không kịp thời điều chỉnh. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng và môi trường đào tạo sau đại học. Công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động đào tạo sau đại học chưa thường xuyên, các sai phạm không được xử lý dứt điểm và kiến quyết”.

Trước những bất cập này, Bộ GD -ĐT đã đưa ra những giải pháp như: Xây dựng chương trình đào tạo theo 2 hướng: nghiên cứu - phát triển và nghề nghiệp - ứng dụng, đặc biệt xây dựng các chương trình đào tạo thạc sĩ tiếp nối với các chương trình đại học tiên tiến đang triển khai ở các trường đại học hiện nay;

Rà soát lại các cơ sở đào tạo, cấp bằng tiến sĩ. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong đào tạo sau đại học. Thực hiện đào tạo thạc sĩ theo học chế tín chỉ. Xây dựng phương pháp kiểm tra, đánh giá khoa học, khách quan; tách hệ thống đánh giá khỏi hệ thống giảng dạy. Thực hiện việc kiểm định chương trình đào tạo đối với một số cơ sở...

Tán thành với giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm so sánh nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học với chống tiêu cực trong bóng đá của chúng ta hiện nay đó là một bài học kinh nghiệm. Yếu kém của giáo dục Việt Nam là đầu vào thì chặt, đầu ra thì lỏng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học phải có bước đột phá. Do đó, cần phải nghiên cứu lại cơ chế, xây dựng đội ngũ giáo viên, tăng tính tự chủ cho các cơ sở đào tạo, đổi mới cơ chế tài chính, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • SV ngủ gục, chán chường vì sao?

    28/10/2014Tôi không muốn học, tôi không muốn làm việc, tất cả đều làm tôi chán ngán và thất vọng... Hiện tượng này không còn hiếm nữa trong giới sinh viên. Một thế giới trẻ năng động, nhiềt huyết, đầy hoài bão và ước mơ ở đâu rồi? Tương lai của một đất nước đang ngủ gục, chán chường.. Vì sao?
  • Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?

    21/10/2003Trương HiệuCuộc điều tra về giáo dục học tại TP.HCM mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
  • Đại học là như thế nào?

    06/05/2006Phan BảoĐại học theo định nghĩa của các vị hay các đàm khoát luận ở quán bia là học đại đi (như kiểu nói Tượng đài bao giờ cũng ở tại đường) vậy. Đó là một tri thức phổ biến bởi vì quán bia là một diễn đàn rộng rãi nhất...
  • Thế nào là nền giáo dục mạnh?

    05/04/2006Bùi Trọng Liễu (Nguyên giáo sư Đại học (Paris, Pháp))Lấy đâu ra những người thực sự biết việc ở mọi lĩnh vực để bảo đảm tiếp tục được sự phát triển, nếu họ không được “ra lò” từ một nền giáo dục đào tạo lành mạnh?
  • Tự chủ đại học

    25/12/2005Nguyên NgọcBao nhiêu điều kiện để xây dựng được một đại học “ngang tầm quốc tế”? Nào vật chất tài chính, nào trang thiết bị hiện đại, nào thầy thật giỏi, nào điều kiện hợp tác quốc tế tốt...
  • Những quái chiêu học và chơi

    25/10/2005Hương LanMột cuộc khảo sát nhỏ của chúng tôi với hơn 100 sinh viên học tại các trường trên địa bàn Hà Nội cho thấy, có đến hơn 40% sinh viên trong nhóm này thường xuyên dành thời gian rảnh rỗi để nghe nhạc, xem phim, tụ tập bạn bè...
  • Giáo dục đại học Việt Nam: Một vài con số

    21/10/2005LTS. Nhà báo Lê Hạnh, trên Lao Động số ra ngày 23.06.2004, đã ghi nhận từ hội thảo quốc tế " Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế ", tổ chức trong hai ngày 22 – 23.6.2004 tại Hà Nội, một vài thông tin so sánh đại học Việt Nam và thế giới. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây một số đoạn của bài báo – dù biết rằng các so sánh thường khó tránh khỏi phần khập khiễng !
  • Thầy cũng tụt hậu, ai lo?

    08/10/2005Tuấn HàCâu hỏi thường trực trong niềm tin của sinh viên trước những người thầy của mình: Sinh viên tụt hậu, đã có các thầy cập nhật, giúp đỡ. Vậy các thầy tụt hậu thì sao? Ai lo?
  • Giáo dục đại học: phải cải cách triệt để!

    12/07/2005Nguyễn PhanHội thảo “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức ngày 5-11-2004, đã thu hút gần 50 tham luận của các đại biểu.
  • “Nghề” học thuê

    12/07/2005T.NChuyện đi học điểm danh tưởng như không ai có thể làm hộ được vậy mà nó lại đang trở nên khá phổ biến ở nhiều trường đại học. “Nghề” học thuê cũng đang trở thành một nghề “ngồi mát ăn bát vàng” đối với nhiều sinh viên.
  • Hãy "thực dụng" hơn với tri thức

    06/02/2004SV dùng Internet để làm gì, nếu không phải đến 90% chỉ để chat? Nếu ở KTX có 2 TV, một phát thời sự, một chiếu phim chưởng dài tập, chưa biết TV nào "ăn khách" hơn... Thế mà đến đâu cũng thấy SV kêu "đói" thông tin, "khát" tivi. Quả thực, tình trạng này cũng nhìn rộng, hoá ra không phải thế...
  • Gióng hồi chuông về phương pháp học đại học

    13/01/2004Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đàm Hữu Thu (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV Thu đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường Thu học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa...
  • Hàng ngàn "sáng kiến"... trùm mền!

    09/12/2003Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, chỉ ở bảy quận huyện trong ba năm đã có đến trên 4.000 sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) của giáo viên (GV). Thậm chí trong một báo cáo chung chung từ cơ sở gửi về công đoàn ngành (chưa được kiểm chứng), mỗi năm có 45-50% GV viết SKKN (?). Sáng kiến bạt ngàn như thế nhưng đã có công trình nào được ứng dụng rộng rãi và tại sao chất lượng giáo dục vẫn rất ít chuyển biến?
  • Sinh viên đang gánh chịu nhiều áp lực "chết người"!

    21/11/2005Trương HiệuChúng tôi đang phải ôm đồm một khối lượng kiến thức khổng lồ trong khi cách dạy và học chưa thật hiện đại”. Nhiều sinh viên đều than vãn đó là áp lực lớn nhất đối với họ hiện nay. Sau những mùa học thi căng thẳng, không ít sinh viên phải tìm đến trung tâm tư vấn tâm lý hoặc ốm yếu phải vào bệnh viện....
  • Chúng ta đang bỏ phí nhân tài ?!

    18/11/2003Hiện nay, về số lượng người có học hàm học vị cao, Việt Nam đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Song vì sao các trường đại học (ĐH) tốt nhất của ta lại được xếp loại thấp hơn khoảng 50 bậc so với Thái Lan, còn khoa học công nghệ (KHCN) của ta tụt hậu so với Thái Lan khoảng 30 năm? Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, "thực" - "ảo" trong khoa học vẫn còn lẫn lộn; các nhà khoa học thực sự chưa được nhìn nhận đúng và chưa được tạo điều kiện tốt nhất có thể để làm việc; trong khi đó, các nhà lãnh đạo lại chưa tỏ rõ quyết tâm trọng dụng người tài...
  • Nghề... học thuê

    18/11/2003Việt HàChưa đi làm, vẫn có thu nhập đều đặn; không mất một đồng học phí nào, vẫn theo học đầy đủ các chương trình đào tạo dịch vụ. Hiện tượng "đi học lĩnh lương hàng tháng" của sinh viên tại các lớp tại chức buổi tối giờ đây đang diễn ra sôi động.
  • Sinh viên ta mắc “bệnh” thụ động trong học tập!

    18/11/2003Trương HiệuBước vào năm học 2003, trên 100 sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đành cuốn gói giã từ trường lớp trước quyết định buộc thôi học của Ban giám hiệu. Trong năm học 2001 và 2002 trước đó, hàng ngàn sinh viên cũng rơi vào cảnh ngậm ngùi tương tự...
  • Gán nhãn chất lượng cho học hiệu, học hàm

    03/11/2003Trong nhiều năm qua đã có biết bao bài viết phân tích nguyên nhân làm nền giáo dục của chúng ta, phổ thông cũng như đại học, có chất lượng yếu kém. Nhưng hình như chưa mấy ai nhấn mạnh đúng mức tới vai trò đặc biệt quan trọng của những nhà khoa học, những người thầy trong việc nâng cao chất lượng giáo dục...
  • Vinh quang đại học hay áp lực tù đày: Những khác biệt từ quan niệm

    20/08/2003Có một sự khác biệt rất lớn trong giáo dục phổ thông giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Vì nhiều lý do, mục tiêu tối hậu của đại đa số các gia đình ở Việt Nam là làm sao để con em có thể vào được đại học. Chính vì thế, áp lực "đậu đại học" năm này qua năm khác cứ liên tục đè nặng lên vai những cô cậu học trò trẻ tuổi.
  • Cần đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học

    23/07/2003Trong cải cách giáo dục (CCGD), có lẽ do quan niệm phải cải cách tuần tự từ lớp 1 trở đi đến lớp 12 nên trong những năm qua ta đã chú trọng quá nhiều đến bậc PT, còn việc CCGD đại học (ĐH) cho đến hiện nay vẫn chưa được chú trọng ngang bằng...
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • Dự án giáo dục Đại học có nguy cơ phá sản

    25/04/2003"Cực kỳ thất vọng", "rủi ro cao, hiệu quả thấp", "vượt ngưỡng an toàn" và "có thể phải huỷ toàn bộ dự án, kế hoạch chưa thực hiện", đó là những lời đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) sau chuyến giám sát thực tế dự án giáo dục ĐH vào đầu tháng 4 vừa qua.
  • Sinh viên phải là nhà nghiên cứu

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc, đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu trong chương trình khai mạc, giáo sư Hoàng Tuỵ cho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • xem toàn bộ