Để tạo nhân tài hay đào tạo người biết việc?

11:04 SA @ Thứ Hai - 25 Tháng Chín, 2006

Mới đây, tôi thấy một số người dùng cụm từ “đào tạo nhân tài". Đằng sau từ ngừ còn có khái niệm, quyết tâm va cách tiến hành. Vì thế nên tôi đã tìm tra từ điển, rồi lại hỏi thăm đồng nghiệp trong và ngoài nước về ý nghĩa của cụm từ đó, rốt cục cũng chẳng ai giải thích được cho thỏa đáng. Tôi đành thử "đoán" và viết mấy dòng này như những câu hỏi cần được nêu.

Trong một xã hội mà bằng cấp được đánh giá đúng được trình độ hiểu biết, chức danh phù hợp với nhiệm vụ, luật pháp cho phép và bảo đảm cho những người làm ăn lương thiện phát huy được tài năng của họ thì nhân tài sẽ từ đó mà có.

1.Theo cuốn "Từ điển tiếng Việt”, NXB Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, 2001, thì "nhân tài" là "người có tài năng xuất sắc” và "tài năng" là "năng lực xuất sắc, khả năng làm việc tốt và có óc sáng tạo trongcông việc". Và nếu như "tài năng" được hiểu tương đương với tiếng Pháp là "talent” thì cụm từ kể trên làm tôi băn khoăn. Để thanh minh rằng tôi không có ý làm một thứ hủ nho "bới lông tìm vết” dùng câu chữ để bàn ngang (vì tôi mong còn được trùnh bày ý kiến về việc sử dụng và đãi ngộ nhân tài, cùng như về giải pháp cho giáo dục đào tạo) tôi xin được nêu vài ví dụ ở xứ sở tôi định cư và biết, để minh họa: Kỹ sư G.Eiffel là một nhân tài, ông là người dựng cái tháp ở Thủ đô Paris, ông cũng là người xây dựng cái cốt sắt của tượng Nữ thần tự do của Bartholdi ở ngoài khơi Newyork, cũng là người xây cất rất nhiều công trình sắt thép nổi tiếng ở khắp năm châu và ở chính Việt Nam. Ông tốt nghiệp Trường kỹ sư Centralede Paris (nhung trượt vấn đáp kỳ thi tuyển vào trường Polytechnique, có tiếng hơn).Nói rằng ông và các bạn học đồng khóa của ông đã được đào tạo từ một trường có tiếng nghiêm túc, thì ai ai cũng hiểu. Nhung không ai dám nói rằng trường đó đã đào tạo ra "tài" cho ông, bởi vì tài năng của ông được phát huy sau khi tốt nghiệp và các bạn đồng khóa của ông không phải ai cùng làm được như ông đâu. Nhà vật lý A.Kasơer (giải thưởng Nobel) và nhà toán học L.Schwaltz (Huy chương Fields), hai người "bạn" của Việt Nam trong thời chiến tranh giành độc lập, đều kể là thời các ông còn là cựu học sinh (không cùng khóa) trường Kcole Normale Supéneure và Đại học Paris, các ông không phải là những người học giỏi nhất. Các ông được đào tạo nghiêm túc, nhưng tài năng phát huy sau đó của các ông qua những kết quả nghiên cứu, thì chẳng ai "đào tạo" được cho các ông cả. Doanh nhân L. Renault chỉ có bằng tú tài, những ai mà không biết tiếng các xưởng sản xuất xe hơi, xe tăng và cả máybay của ông trong một thời…

2. Tôi đoán: phải chăng cụm từ "đào tạo nhân tài” là câu nói tắt của “đào tạo ra những người có sự hiểu biết đúng đắn, để có thể trở thành nhũng nhân tài cho đất nước"?Tôi thiết tưởng (như tôi đã viết trong cuốn sách " Chung quanh việc học", Nxb Thanh Niên, Hà Nội 2004), một nền Giáo dục đào tạo (GDĐT) "haycho một xã hội bình thường” (ở đây, "bình thường không phải là tầm thường”, mà nghĩa là “lành mạnh"), là giáo dục dược những con người “bình thường” thành những công dân "bình thường”, đào tạo họ thành những con người "biết việc" , đảm nhiệm tới những công việc "bình thường”. Trong một xã hội bình thường như vậy, lương đủ sống làm cho ai cung đảm nhiệm công việc của mình, không phải làm thêm để kiếm của, xã hội ổn định, nên con người không phải lo tích lũy riêng cho mình, rồi cho con, cháu mình một cách vô tận, giàu nghèo không chênh lệch quá đáng cho nên tình người tồn tại… Trong xã hội bình thường đó, bằng cấp đánh giá đúng được trình độ hiểu biết chức danh phù hợp với nhiệm vụ, luật pháp cho phép và bảo đảm cho những người làm ăn lương thiện phát huy được tài năng của họ, và nhân tài từ đó mà có. Trong một xã hội bình thường đó, ngành nghề nào cần được tăng cường thì chỉ cần tăng số sinh viên, số người học nghề, số nghiên cứu sinh và trang bị thêm phương tiện cho ngành đó, mà chăng cần bàn luận dài dằng dặc về trình độ nào, sát hạch như thế nào, tính số năm dài ngắn như thế nào, để có được nhân tài.

3. Ngược lại, một nền GDĐT "dở", là một nền GDĐT chỉ nhằm khuyến khích con ngựa nuôi dưỡng ý tưởng trở thành những danh nhân bản xứ, danh nhân sở tại. Đó là nền GDĐT thuở xưa đã có lúc từng thấy ở nước ta: giáo dục và đào tạo ra những người có chí làm quan, kiểu muốn vinh thân phì gia, hưởng ơn vua lộc nước, nhung chẳng thiết tha gì mấy đến bàn dân thiên hạ. Tôi thiết tưởng ngày nay đất nước không thể thịnh vượng hơn nếu chỉ cứ nhằm tăng số anh hùng được bầu, tăng các kỳ thi đua (bởi vì cao thấp cũng chỉ là tương đối, "trong nhà nhất mẹ nhì con" ) , nếu có quy trình rằng đang ở chức vụ này thì phải có bằng cấp kia (người ta sẽ tìm cách mua bán bằng cấp, giả mạo trong thi cử, dối trá trong việc làm luận văn), nếu chỉ nhăm những tiêu chí bao nhiêu trường, bao nhiêu thầy, bao nhiêu trò, bao nhiêu năm (bởi vì sẽ rơi vào cái cảnh của câu nói trào phúng mà giới khoa học biết: "có ba cách nói dối: nói dối, nói dối trắng trợn, và nói dối theo thống kê)...

4. Nhưng câu hỏi đáng được chú ý hơn cả là trong một xã hội đã "trót không bình thường" như ở ta, thì giải pháp trong cấp bách phải là gì? Tôi thiết tưởng, nói gọn vài nét, cái "hướng" chung phải là nghiêm phạt những sự gian lận (như cấm thi mươi năm đối với những học sinh quay cóp, có hình án đối với những người tổ chức gian mạo, cách chức những người bao che, truy tố kẻ mạo danh).Những việc ấy sẽ không làm xáo trộn xã hội, mà ngược lại sẽ góp phần mang lại ổn định. Về cách tổ chức, trong tinh hình hiện tại rất phức, không đồng đều và đôi khi tự phát của ngành giáo dục đào tạo của nước ta, một cuộc chấn hưng "toàn bộ" có lẽ khó thực hiện được.Do đó, xin nhắc lại một trong những kiến nghị của tôi trong thời gian qua là lập ra một vài cơ sở Đại học công lập hoàn toàn "mới", cũ nhỏ, đa khoa, không cần các ngành nhưng đủ các “cấp” kể cả cấp đào tạo qua nghiên cứ, để có sức quản lý cho tốt để làm gương. Đồng thời cứ để cho các Đại học khác tiếp tục tồn tại, dù là công lập, dân lập hay tư lập, kệ họ phát triển tốt, hoặc lay lắt,hoặc biến đi, miễn là đừng đi lệch hướng. Việc lập ra những cơ sở mới bên cạnh những co sở cũ (đang tồn tại nhưng không đáp ứng được hết những yêu cầu của thời đại) cũng là chuyện đã xảy ra tù thuở xưa ở nước khác. Thí dụ như ở Pháp, năm 1530, VuaFrancois I cho thành lập Collège royal (ngày nay gọi là Collcgede France, một cơ sở đào tạo nghiên cứu bậc nhất của nước Pháp) là vì nhà vua có những lý do để không hài lòng về Đại học Sothonne thuở ấy. Rồi đến năm 1867 dưới triều hoàng đế Napoléon III, Bộ trưởng Victor Duruy thành lập ECOIE Pratique des Hautes Etudes cũng trở thành một cơ sở đào tạo nghiên cứu noi danh ngày nay. Còn nước ta trong quá khứ đã có lúc chính các vua chúa cầm quyền cũng biết là việc học nước ta không được "ổn", nhưng có lẽ "hãi" một sự cải cách cho là quá lớn, nên đâm ra rụt rè không dám thực hiện, thí dụ như trong thế kỷ XIX, từ thời Gia Long cho đến Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Do đó, không nên tiến hành cải cách bằng việc đổ ồ ạt những phương tiện sao những cơ sở cũ ghép lại cho có vẻ đồ sộ (dù cho có cài một vài tính cách "cho là mới" vào đó), vì như vậy là vừa tồn kém vừa ít hiệu quả. Việc lập ra một vài Đại hội nhỏ, nhưng hoàn toàn “mới" như kề trên, hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế "bình thường", mang tính cách "hoa tiêu” ("Đại học hoa tiêu”), chính là cách tiến hành cuộc chấn hưng có hiệu quả, mà không làm cho các thành phần liên quan bị "hãi". Đó là con đường dẫn tới chấn hưng GDĐT, để từ đó có triển vọng để có nhân tài cho đất nước.

Còn chuyện đãi ngộ. Những người đã được đào tạo xong một cách nghiêm túc có được một sự chú ý khác với những trường hợp dỏm như thế nào. Những người được gửi đi du học xong có được khuyến khích trở về chưa và khi trở về nước đã được sử dụng như thế nào? Có điều gì cản trở sự đề bạt những nhà khoa học trẻ để thay thế cho đội ngũ nhà giáo Đại học đã lão hóa?...

Có thể rằng vốn tiếng Việt của tôi không đủ chuẩn xác, nên tôi hiểu lầm chăng? Trong sự hồ nghi còn tồn tại, tôi xin kề câu chuyện sau đây như một thứ két luận tạm thời. Tôi quen hai anh người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hai anh vốn là bạn thân từ lâu năm, tạm gọi là anh A và anh B. Anh A là nhà khoa học, nhưng cũng là nhà văn nghiệp dư, anh viết mấy cuốn sách. AnhB là nhà xã hội học, nhưng cũng là nhà phê bình văn học nghiệp dư, anh viết bài điểm sách đăng trên báo, khen máy cuốn sách của anh A.Từ đó, hai anh giận nhau. Tôi hỏi anh B, sao lại giận. Anh trả lời: "Tại tôi khen anh A là nhân tài, anh ấy cho là chưa đủ, vì anh ấy làthiên tài. Hay là "nhân tài” là những người "bình thường", còn “thiên tài" là hơn thế một chút?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: