Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

09:08 CH @ Thứ Sáu - 13 Tháng Giêng, 2006

Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...

Cuối năm được lĩnh khoản tiền thưởng "đậm đà", nhóm bạn trẻ trong một Công ty sản xuất máy văn phòng Nhật Bản ở tp. Hồ Chí Minh xôn xao bàn chuyện... xài tiền.

Không hẹn mà gặp, tất cả các thành viên trong nhóm đều có chung ước mơ thầm kín: sở hữu chiếc tivi LCD 29 inch cùng dàn âm thanh tuyệt hảo. Khi ấy, họ có thể biến giấc mơ "rạp hát tại gia” thành sự thật.

Động lực nào khiến họ có suy nghĩ như thế? Có phải là sự kiêu hãnh sở hữu một tiện nghi đẳng cấp hay mong muốnthưởng thức nghệ thuật chất lượng cao?

Đi tìm ẩn số

Trả lời câu hỏi này, phần đông bạn trẻ thừa nhận họ ưu tiên chú ý giá trị vật chất, mức độ đẳng cấp đời sống. Những tiện ích tinh thần chỉ là thứ yếu.

Đối với họ, chiếc tivi thời thượng, đặt trong phòng khách, thực chất chỉ là niềm hãnh diện, để có cảm giác không thua chị, kém anh.

"Sướng nhất là những dịp lề, Tết, khách khứa đến chơi, ai cũng trầm trồ", một bạn trẻ thú nhận. Hiện nay, không khó để tìm nhưng người trẻ, giàu có, địa vị xã hội cao. Tuy nhiên, điều này chưa nói lên được gì về đẳng cấp văn hóa.

Khẳng định thương hiệu bản thân bằng các sản phẩm tiêu dùng như thời trang hàng hiệu, xe cộ đắt tiền, điện thoại đời mới...đang là "đích đến” của nhiều bạn trẻ. Họ có được những thứ này mà không phải quá khó nhọc.

Như mộtquy luật, sau khi nâng cấp hình thức, tất yếu phải tính đến nội dung. Đó là văn hóa và trình độ hưởng thụ văn hóa hiện đại.

Có lẽ nắm bắt tâm lý này mà việc quảng bá hàng hóa tiêu dùng thường hướng tới giới trẻ. Và vì thế, tiêu chí "sành điệu” thường xuyên được nhấn mạnh, đem lại hiệu quả hết sức lợi hại.

Cẩm Thu là người năng động, trẻ trung, làm "account manager" ở một Công tyPR. Mức lương của Thu xấp xỉ 12 triệu đồng/tháng. Vì thế, cô rất thoải mái trong chi tiêu. Cô sử dụng gần 70% tiền lương để mua sắm quần áo, giày dép, túi xách thời trang, mỹ phẩm và thay đổi điện thoại di động.

Mỗi khi có chuyện vui, buồn, cách giải trí ưa thích nhất của Thu là đi mua sắm. Đôi lần, bạn bè rủ rê, người yêu nài nỉ, Cẩm Thu cũng đồng ý đến các sân khấu xem kịch.

Giữa năm ngoái, sau khi đi xem vở Hãy khócđi em,cô bị...stress nặng. Đầu tháng 12 vừa qua, ông sếp người Anh tặng Thu cặp vé nghe Jazz Châu Âu. Suốt buổi nghe nhạc, người yêu thuyết phục lắm, Thu mới không bỏ về giữa chừng.

Cô tuyên bố rất vô tư: "Đi xem kịch, nghe nhạc mà sao mình đau đầu như bị tra tấn. Biết trước, thà dành thời gian lượn Parkson hay Diamond còn sảng khoá hơn nhiều!".

Mức độ hưởng thụ văn hóa trong số đông xem ra chưa tương xứng với mức sống mà chúng ta đã phấn đấu đạt được. Sử dụng tiền đúng điệu mới chỉ được những người trẻ "triển khai" ở khía cạnh ăn ngon -mặc đẹp - ở tiện nghi -đi sành điệu.

Thói quen hưởng thụ văn hóa cao cấp như mua tranh, nghe hòa nhạc, xem kịch, sưu tập sản phẩm nghe nhìn tinh hoa còn thiếu tính định hình rõ nét. Những sự lựa chọn như thế vần chưa thể trở thành xu thế mạnh trong lớp người trẻ thành đạt.

Văn hóa và hàng hóa

Lê Bình làm việc tại một văn phòng tư vấn luật của Đức.

Có lần, Bình vui miệng thổ lộđôi lúc chính anh cũng ngạc nhiên về mình. Thông thường, anh sẵn sàng bỏ ra hơn hai triệu đồng để mua chiếc quần jeans hiệu Cavalli của Ý. Tuy nhiên, cơ hội để mặc nó là...chưa biết bao giờ.

Trong khi đó, móc ví hai trăm nghìn đồng, mua cập vé xem chương trình ca nhạc chất lượng cao, anh phải lưỡng lự khá lâu.

Ngay cả một số người trẻ đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa cũng có sự lựa chọn mất cân bằng giữa văn hóa hay... hàng hóa.

Trong đợt đi Châu Âu dự chương trình giao lưu, một nữ nhà văn trẻ có tên tuổi đã khiến nhiều đồng nghiệp bất ngờ.

Mục đích chuyến đi của cô là để mua sắm. Vì thế, cô khăng khăng bỏ tham quan các thư viện cổ và bảo tàng nồi tiếng. Lý do hết sức đơn giản: Nữ văn sĩ trẻ muốn đến một trung tâm thương mại, sắm đồng hồ và máy ảnh nhân mùa “big sales" (giảm giá)!

Có một hình ảnh khác, rất dễ nhận thấy. Đây là ví dụ để kiểm chứng sự mất cân bằng của giới trẻ trong việc hưởng thụ văn hóa.

Thời gian gần đây, các quán cafe cao cấp mọc lên nhan nhan khắp nơi. Những nơi này lúc nào cũng đông khách, dù giá các loại thức uống không hề thấp, xấp xỉ 70.000 - 100.000 đồng/ly. Trong khi đó, không ít vở diễn, triển lãmmỹ thuật, chương trình âm nhạc có chất lượng lạivắng bóng người trẻ. Tình hình này cũng tương tự đối với các bộ phim được đầu tư công phu, có giá trị nghệ thuật. Mọi thư được dọn sẵn, mời mọc công chúng trẻ, giá vé rẻ bèo, thậm chí miễn phí, nhưng "lực bất tòng tâm".

Một nữ nhạc công dàn nhạc giao hướng cho biết, cuối năm qua, chị tổ chức tân gia. Bạn bè thân thiết tặng toàn đồ gia dụng cao cấp.

Thế nhưng, chủ nhân không mấy hào hứng. Chị bộc bạch: "Thật ra, tôimong đợi món quà mang ý nghĩa tinh thần như bức tranh đẹp, bình hoa cắm khéo hoặc bức tượng nhỏ đặt trên piano".

Vậy mà tuyệt nhiên không có nhưng món quà nhỏ nhưng tinh tế như vậy. Phải chăng chỉ những thứ có giá trị sử dụng cao mớiđược quan tâm hàng đầu?

Rộng hay sâu?

Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu?

Với tầm phủ sóng của Internet, các phương tiện truyền thông hiện đại, không thể phủ nhận giới trẻ bây giờ rất nhanh nhạy. Họ thông thạo khá nhiều lĩnh vực trong đời sống.

Tuy nhiên, thiếu độ sâu về văn hóa, nhưng kiến thức khác của họ sẽ không có chỗ dựa vững chắc.

Trình độ hưởng thụ cuộc sống, đến một lúc nào đó, phải đượcđo bằng trình độ thưởng thức văn hóa. Những thư này có thể không làm no bụng, nhưng tạo nên diện mạo của bạn.

Văn hóa còn giúp chúng ta thành công ở các môi trường thử thách cao hơn.

Bạn thưởng thức loại hình nghệ thuật gì, đẳng cấp ra sao? Bạn đầu tư thế nào để tự nâng cấp phông nền vãn hóa? Những sự lựa chọn này luôn có giá trị nhất định.

Điều đáng mừng là không ít doanh nhân, trí thức có thể xem là thành đạt hiện nay đã ý thức rõ về điều này.

Nhà xã hội học Nguyễn Thị Oanh chia sẻ: "Nếu các bạn trẻ chỉ muốn khẳng định bản thân bàng hình thức, quần áo, mỹ phẩm, các thú vui giải trí thời thượng thì thực chất, bạn mới chỉ văn minh một nửa".

"Đừng để thiếu nền tảng văn hóa, không bắt kịp, không có hiểu biết đúng đắn về các trào lưu văn hóa nghệ thuật, liên tục xuất hiện trong thế giới hiện đại. Khi hội nhập xã hội, bạn sẽ nhận ra mình vô cùng lạc lõng vì đã tụt hậu rất xa".

Thời gian qua, mối bận tâm lớn nhất của nhiều người là kiếm tiền, chạy đua cùng các thiết bị có thể sờ, nghe, nhìn và khoe. Một, hai năm trở lại đây, xu thế kiếm tìm những giá trị mới trong việc bồi bổ kiến thức, nâng tầm văn hóa đang có chỗ đứng lớn hơn trong suy nghĩ giới trẻ.

Minh chứng là số lượng ấn phẩm sách báo ngày càng tăng. Các cụm rạp chiếu bóng hiện đại xuất hiện nhiều. Nhưng chương trình nghệ thuật uy tín cũng không vắng bóng khán giả...

Khi người trẻ tìm đến với văn hóa như một nhu cầu không thể thiếu, chúng ta có thể hy vọng đó là những tín hiệu tốt.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Lịch sử phát triển chủ nghĩa cá nhân trong thế kỷ 21

    03/11/2015Nguyễn Hào Hải, Trưởng phòng Triết học Pháp, Viện Triết học...sự bùng phát mạnh mẽ của chủ nghĩa cá nhân trong thời đại ánh sáng chủ yếu vẫn nằm ở khuôn khổ của cuộc cách mạng tư tưởng. Nói rõ hơn, nó vẫn nằm ở mặt lý luận hơn là đã thực hiện trong đời sống hiện thực, nghĩa là vẫn nằm trong giai đoạn trừu tượng, trong sự sôi nổi, sự cuồng nhiệt chủ yếu diễn ra ở khâu lý luận, học thuật của các triết gia kiệt xuất phương Tây....
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Sự hình thành bản thể luận văn hóa

    10/11/2014TS. Đỗ Minh HợpCó thể phân biệt ba giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thể luận - bản thể luận tự nhiên (cổ đại), bản thể luận nhận thức (cận đại) và bản thể luận văn hoá (hiện đại). Không có ý định đi sâu vào đề tài này, chúng tôi chỉ muốn nêu bật sự khác nhau cơ bản giữa ba hình thức này của bản thể luận...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Toàn Cầu Hoá như một xu thế văn hoá

    02/04/2014Nguyễn Trần Bạt,Toàn cầu hoá về kinh tế đã và vẫn đang là đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên thế giới. Những cuộc họp của WTO luôn luôn kéo theo những cuộc biểu tình chống đối. Nhưng bất chấp tất cả những thứ đó, toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ không chỉ đến các chính sách quốc gia mà còn len lỏi vào tận ngõ ngách đời sống toàn nhân loại...
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Sự nhạy cảm -một nguồn vốn quý ở thế kỷ XXI

    11/01/2006Thanh ThảoSự nhạy cảm là cái tiên thiên, là "nguồn vốn tự có” trong con người, nhưng chúng được phân bố không đều nhau ở tất cả mọi người. Đó cũng là bí quyết của muôn vàn sự khác biệt...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Thương hiệu cá nhân - Tại sao không ?

    25/11/2005Ths. Lê Hoàng TùngNgày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn vời bất kỳ chủ thể nào: tổ chức, địa đanh... thậm chí cả con người...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Đọc lại báo cáo “Phát triển con người 2005”

    03/10/2005Danh ĐứcBản báo cáo “Phát triển con người 2005” cần được đọc bằng cái nhìn cầu tiến vì ấm no hạnh phúc hơn nữa cho người dân. Còn bao nhiêu vấn nạn chưa giải quyết xong?
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ