‘Điểm sáng kinh tế’ năm 2014: Tầm nhìn và Hành động

Hiệu trưởng Trường doanh nhân PTI
12:27 CH @ Thứ Hai - 31 Tháng Ba, 2014

Theo định kỳ, Trường Doanh nhân PTI tổ chức hội thảo giữa các Doanh nhân, nhà quản lý với các chuyên gia kinh tế Chính phủ và tư vấn Doanh nghiệp. Trong bài này tôi không dẫn lại ý kiến, sô liệu ( chúng ta rất dễ tìm kiếm trong các nguồn khác nhau ) của họ mà bổ xung các tổng hợp các yếu tố được xem thực sự là ‘điểm sáng kinh tế năm 2014’ giúp các bạn Doanh nhân tham khảo thêm...


Hội thảo “ĐIỂM SÁNG KINH TẾ 2014 - HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP”” được tổ chức 1 lần duy nhất vào ngày 30/03/2014, lịch trình từ 13h30 – 16h30. Địa điểm tổ chức tại Grand Ballroom: Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế - 11 Lê Hồng Phong – Ba Đình - Hà Nội . Hội thảo vinh dự được chào đón những gương mặt chuyên gia kinh tế hàng đầu :

- Ông Trương Đình Tuyển: Nguyên Bộ Trưởng Bộ Thương Mại, Cố vấn kinh tế cao cấp
- Ông Võ Trí Thành: Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
- Ông Nguyễn Trí Hiếu: Chuyên gia tài chính – ngân hàng - Thành viên HĐQT, Ngân hàng An Bình (ABBank)- Thành viên HĐQT độc lập, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank)
- Ông Nguyễn Tất Thịnh: Chuyên gia tư vấn Tái cấu trúc doanh nghiệp, Hiệu trưởng trường Doanh nhân PTI

Thưa các bạn!

Chúng ta về đây dự hội thảo, ngoài việc học, cần có một cách nghĩ cách nhìn tổng quan với tư cách là ‘Doanh nhân Trí thức’, về bối cảnh, môi trường và khuynh hướng kinh tế vĩ mô, đồng thời xem xét nó có tác động thế nào đến ngành nghề và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp mình. Slogan của chúng ta là ‘tư duy toàn cầu để hành động địa phương ! Thấu hiểu, khai thác các lợi thế địa phương để cạnh tranh toàn cầu’

Nền kinh tế Viêt Nam đã trải qua hơn 5 năm đầy khó khăn, tất cả chúng ta ngồi đây đều trăn trở tự hỏi : Tình hình liệu có xấu đi nữa không? Tôi muốn nói rằng: điều xấu hơn không hẳn ở tình hình có xấu đi nữa hay không, mà chính là người ta có còn năng lực, tâm lý tốt và tinh thần mạnh để đi tiếp được hay không với điều ít rủi ro hơn!

Các chuyên gia kinh tế Thế giới gần đây có đánh giá nền kinh tế Việt Nam chuyển từ ‘bẫy thu nhập thấp’ sang ‘bẫy thu nhập cận trung bình’ ! Ý nghĩa rằng : dù thế nào Đất nước chúng ta cũng đã thuộc vào ‘những quốc gia thu nhập cận trung bình’ có hơn trước, nhưng 5 nguyên nhân tôi muốn chỉ ra cùng các bạn là do:

- Các Doanh nghiệp Việt nam vẫn còn bám giữ vào việc ‘Sử dụng lao động giá trị thấp’
- Các sản phẩm chất lượng và giá trị gia tăng thấp, tiêu hao tài nguyên và năng lượng lớn
- Tính quy mô kinh tế rất hạn chế bởi ‘tính địa phương’ và trong quan hệ ‘Cung cầu’ nhỏ hẹp
- Đầu tư mới cho tăng trưởng chất lượng cao, cho công nghệ tiên tiên rất thấp
- Cuối cùng : rất nhiều yếu tố đầu vào , đầu ra chưa tuân theo quy luật ‘thị trường đầy đủ’

Tôi đưa ra một hình dung ‘định tính’ thông qua những điều tra xã hội của chúng tôi – trong bối cảnh kinh tế Việt Nam có vô vàn nhiêu yếu tố bất định, mù mờ, đầu cơ như hiện nay - ( để chúng ta hiểu sâu sắc hơn và điều chỉnh )! Lấy trung bình toàn xã hội, chia đều cho các hộ gia đình Việt Nam ( sau khi chi tiêu thông thường ), nếu còn 10 đồng thì họ làm gì?

  • Dùng 1 đồng gửi tiết kiệm ngân hàng
  • 2 đồng mua Vàng dự trữ
  • 2 đồng mua Cổ phiếu hoặc bị hút ‘không mong muốn’ vào ‘trái phiếu’
  • 1 đồng chơi hụi hoặc đánh đề
  • 1 đồng đầu tư mới

Sự thật thì nhiều năm qua chúng ta có tăng trưởng phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng, tăng tổng cầu đầu tư về vốn ngắn hạn…và ngay cả những ‘cớn sóng đầu cơ cũng làm tăng trưởng’ nên điều đó về cơ bản là không làm nền tẳng kinh tế đất nước thêm vững chắc và tăng lên được bao nhiêu về chất!

1. Các phương diện có ảnh hường tốt đến kinh tế Việt Nam

Trong muôn yếu tố bất định , không thể dự đoán trước, thì người có tri thức và suy nghĩ tích cực luôn tìm kiếm và xác định những nhân tố xác thực , trong đó là chỉ ra được những tính hiệu chắc chắn đã là tốt, sẽ có tác dụng tốt. Doanh nghiệp bất cứ lúc nào cũng đều đứng trước hai trạng thái : thuận lợi và Khó khăn. Doanh nhân và hệ thống của họ sẽ dịch chuyển thêm một chút được về phía nào thì điều đó rất quan trọng. Người có tri thức tốt sẽ tìm được phương pháp mới tốt hơn. Người có phẩm chất tốt, rõ ràng là sẽ đi qua được khó khăn. Người có tài năng sẽ phát triển được trong bất cứ hoàn cảnh nào! Rõ ràng tri thức của các bạn là điều quyết định, và mỗi người các Bạn phải đứng ở trung tâm của các giải pháp!

Các bạn Doanh nhân! Bạn cần thực hành vai trò ‘Tổng Thống’ với Doanh nghiệp mình trong quan hệ đối ngoại và xác lập vụ thế thị trường xã hội, kết nỗi nó vào sự liên minh với các tổ chức khác! Các Bạn còn phải là ‘Thủ Tướng’ với vai trò nội chính, vận hành mọi hoạt động của Doanh nghiệp như một ‘Xã hội thu nhỏ’ chất lượng, tin cậy, hiệu quả, hợp pháp…

Chúng ta thấy những điều tốt gì ( qua số liệu chúng tôi đã cung cấp và các nguồn tin cậy ) ?

- CPI giảm, Lãi suất cho vay của Ngân hàng đã thấp hơn nhiều, với các hàng rào thủ tục giảm đáng kể. Lượng cung Tiền tăng thông qua chính sách kích cầu của Chính phủ, tích cực giải ngân ODA
- Hàng tồn khó đã giảm nhiều so với trước. Xuất khẩu quý một tăng. GDP tăng hơn cùng kỳ. Chỉ số VN Index tăng khả quan. Bất Động sản được kích thích bởi gói ( 30 +50 ) ngàn tỉ
- Quan hệ quốc tế của Việt Nam với các nước tốt hơn làm tăng cơ hội và thị trường. Chống tham nhũng mạnh tay hơn nên khó hơn trước sẽ giảm chi phí tiêu cực cho nền Kinh tế. Tái cơ cấu DNNN và Ngân hàng là dứt khoát
- Tình hình quốc tế về các chỉ số tăng trưởng, các nước kinh tế lớn nhất ( Mĩ, Nhật, EU, TQ ) đều có tín hiệu dương, WB dự kiến nền kinh tế Toàn Câu sẽ 3,5 %

Các Bạn hãy tự kiểm xem mình : đã sử dụng hết chưa các nguồn lực, tiềm năng, sở trường, nhân tố xã hội của bản thân và từ các trợ giúp ? Các Doanh nghiệp cần ghi nhớ ‘5F’ sau:

  1. Finance( nhạy cảm và an toàn về tài chính, duy trì dòng tiền và thanh toán )
  2. Focus ( tiêu điểm tập trung vào thế mạnh, định vị lại tất cả cho đúng ( chỗ, việc, sở trường …)
  3. Flow Business ( duy trì và kiểm soát sự trôi chảy của luồng kinh doanh cung cải tiến…)
  4. Foundation( củng cố các nền tảng, bảo tồn những ‘dư địa’ cho tồn tại và phát triển tiếp )
  5. Fund ( lập các quỹ và phương án dự phòng, tiếp cận các nguồn hỗ trợ và giảm rủi ro..)

2. Những định hướng cơ bản

- Nhận thức lại về thị trường Nông thôn, các ngành Nông nghiệp , Khách hàng Nông dân ! Việt Nam có 75% người sống ở Nông thôn, với tổng tiềm năng GDP 65% ! Vô cùng có nhiều thứ, nhiều điều , nhiều lĩnh vực, nhiều lợi thế địa phương có thể khái thác được. Hãy không để cho Trung quốc thâm nhập và chiếm lĩnh hơn nữa. Bằng các mô hình DNV&N, đầu tư và đi sâu khai thác các hoạt động chế biến, gia công, phụ trợ và dịch vụ vừa và nhỏ

- Chúng ta nhận thức và hành động chất lượng trong thực tiễn và tư duy Chuỗi:

  1. Chuỗi Sản phẩm về tiêu dùng
  2. Chuỗi kinh doanh về Thương mại dịch vụ
  3. Chuỗi Doanh nghiệp về liên kết các lợi thế
  4. Chuỗi Quốc gia về hợp tác các chính sách mở
  5. Chuỗi Toàn cầu về hội nhập vào các thể chế kinh tế ).

Với 5 đặc điểm ( Công nghệ xanh / sản xuất ít sử dụng tài nguyên và năng lượng / chu kỳ kinh doanh ngắn lại / dòng tài chính ảnh hưởng Toàn cầu / Sử dụng quyền lực mềm )

- Chúng tôi đã có gợi ý với các Bạn Doanh nhân về những ‘từ khóa’ của STRATEGY:

  1. System: Xây dựng tính Hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng, chi phí thấp và tin cậy
  2. Trade: Thị trường hóa tối đa các hoạt động và quy chuyển các giá trị DN
  3. Reaction: Phải ứng nhạy cảm và hoạt hóa tích cực với các diễn biến của môi trường Vĩ mô
  4. Asset: Gia tăng các Tài sản và các dòng tài chính mang tính thanh khoản cao
  5. Time: Tính đến sự thay đổi của thời gian và thời đại, các đặc tính mùa vụ kinh doanh để hoạch định
  6. Economy: Tiết kiệm và hiệu quả trong mọi hoạt động
  7. Goal: Đặt ra những mục tiêu không thỏa hiệp trong lộ trình củng cố và phát triển kinh doanh giúp doanh nghiệp thay đổi tốt hơn về chất
  8. Yoga: Luôn thanh lọc hệ thống, loại bỏ khuyết tật, hư hỏng, suy thoái, cản trở hủy hoại các nguồn và tiềm năng )

Các Bạn Doanh nhân !

Đất nước Việt Nam có thay đổi tốt hay không, có sánh vài các cường quốc năm chấu hay không chính là nhờ sự phát triển của hệ thống các DNVN! Hệ thống chính trị cũng sẽ phải thay đổi nhờ sự phát triển của DN! Dân trí Việt cũng thay đổi nhờ sự phát triển của DN Việt Nam!

Đành rằng muốn DNVN phát triển phải có hỗ trợ chính sách và thay đổi thể chế của Chính phủ, hoặc dân trí Việt phải cao….Đồng ý ! Nhưng ở vị trí của mình, chúng ta phải khẳng định và tiên phong ! Không chờ đợi nữa!

LÃNH ĐẠO PHẢI THAY ĐỔI! NẾU KHÔNG THAY ĐỔI THÌ HÃY THAY ĐỔI LÃNH ĐẠO ! DOANH NGHIỆP VIỆT ! NẾU KHÔNG PHÁT TRIỂN THÌ BỊ ĐÀO THẢI!

NỀN KINH TẾ VIỆT NAM BỊ HAI GỌNG KÌM CỦA WTO & TPP BÓP VỤN RA NHƯ CÁM VÀ CHÚNG TA SẼ TRỞ THÀNH CON GÀ AN QUẨN CỐI XAY VỚI TƯ DUY VÀ HÀNH XỬ CỦA CON GÀ TRỐNG NGU NGỐC VÀ ẢO TƯỞNG !
DOANH NGHIỆP HÃY LIÊN KẾT LẠI VÌ MỘT VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG GIÀU CÓ !

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận đàm về doanh nhân

    13/10/2016Mặc SanThế nào là doanh nhân? Doanh nhân khác nhà quản lý ra sao? Câu hỏi không mới, nhưng dường như mỗi đáp án đưa ra có thể mang một sắc thái mới...
  • Nỗi buồn lớn của doanh nhân nhỏ

    08/04/2016Nguyễn Mạnh Hùng“Có một thứ tài sản duy nhất trên thế gian này ta cho đi không hề bị mất đi mà lại được thêm. Đó là tri thức”. Câu nói này của tôi luôn vang lên tại bất cứ buổi nói chuyện, hội thảo hay toạ đàm nào về sách và văn hoá đọc trên khắp mọi miền đất nước.
  • Đại biểu là doanh nhân đại diện cho ai?

    11/08/2011Nguyễn Văn PhúCó một điều rất lạ được nhiều người xem là bình thường: mỗi khi nhắc đến các đại biểu Quốc hội là doanh nhân, người ta thường xem các đại biểu này đại diện cho quyền lợi, tiếng nói của giới doanh nhân cả nước...
  • Tri thức, bản lĩnh và đẳng cấp doanh nhân

    13/10/2010Với hơn 20 năm, đất nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, từ thị trường sơ khai, tập sự đến thì trường ngày càng trưởng thành hơn, sẽ ngày càng ổn định và phát triển sang giai đoạn mới, ca hơn. Đồng thời, chúng ta cũng từng bước hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới, một thế giới đã phát triển cao từ rất lâu...
  • Doanh nhân Việt Nam có từ bao giờ?

    17/08/2010Bá TúTrải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, bằng nhiều thuật ngữ khác nhau (người buôn bán, thương nhân, tầng lớp tư sản, giới công thương), đến nay thuật ngữ doanh nhân VN mới chính thức trả về nguyên ngữ
  • Doanh nhân, trí thức cần làm gì?

    20/04/2010Lê Hiếu DânDoanh nhân và trí thức luôn là những người đi đầu để người khác noi theo. Nhưng thực trạng hiện nay của xã hội ta thật khó có thể trở thành nền tảng cho một quốc gia phát triển như mong muốn...
  • Dân chủ, đồng thuận, đoàn kết doanh nhân và trí thức

    06/04/2010Làm thế nào để phát huy dân chủ, đoàn kết, đồng thuận xã hội đối với đội ngũ doanh nhân, làm thế nào sử dụng tốt đội ngũ doanh nhân để giải phóng khả năng phát triển và sáng tạo của họ, và trọng dụng doanh nhân như thế nào là hợp lý để phát huy sức mạnh của doanh nhân?
  • Doanh Nhân Việt Nam - niềm tự hào đất nước

    13/10/2009TS. Hồ Bá ThâmDoanh nhân Việt Nam
    Niềm tự hào đất nước
    Ơi các chị các anh!
    Những chiến sĩ xung kích
    Những dũng sĩ, anh hùng hôm nay...
  • Doanh nhân góp phần làm nên những "Điện Biên Phủ" lớn, nhỏ trong sự nghiệp đổi mới

    11/10/2009Dù tuổi đã ngoài cửu tuần, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn dõi theo bước phát triển của doanh nghiệp nước nhà. Ông coi doanh nhân là đội quân xung kích sẽ làm nên những "Điện Biên Phủ" trong sự nghiệp đổi mới...
  • Doanh nhân - người lãnh đạo doanh nghiệp

    10/10/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong nền kinh tế tri thức, Doanh nhân được xem là tầng lớp tri thức cao của xã hội. Nhờ họ, những tài nguyên, các nguồn lực, trí tuệ của những con người riêng lẻ được tổ chức lại và tạo nên những giá trị gia tăng nằm trong sản phẩm dịch vụ bởi doanh nghiệp mà họ kiến tạo và quản lý. Chất lượng phát triển của các quốc gia về mọi phương diện phụ thuộc mạnh mẽ vào chất lượng phát triển của các doanh nghiệp...
  • Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai?

    09/10/2009Huỳnh Bửu SơnGiản Tư Trung và những cộng sự của anh ở PACE đã tự đặt lên vai mình một trọng trách “góp phần thu hẹp khoảng cách doanh trí giữa Việt Nam và thế giới”.
  • xem toàn bộ