Doanh nhân

12:58 CH @ Thứ Tư - 13 Tháng Mười, 2010
1. Gia đình nhà tôi tuyệt đối không có “gen” kinh doanh. Vậy nên khi đứa con trai thứ của tôi quyết định không làm cho một cơ quan kinh tế của nhà nước nữa, mà đổ ra kinh doanh, thú thật tôi bị choáng.

Mặc dù không lạ với từ "doanh nhân" cũng không lạ với những doanh nhân mình quen, nhưng tôi thật sự lạ vì sao trong gia đình mình có người đi làm kinh doanh tư nhân, quyết trở thành… doanh nhân?

Từ bao đời nay, với các gia đình Việt Nam mình, cố sức làm lụng nuôi con ăn học chỉ với mong muốn con học thành nghề để "đi làm", dù trong bất cứ lĩnh vực nào thì con mình khởi đầu cũng là làm nhân viên và có thể tiến bộ dần lên trong các bậc thang hành chính hay chuyên môn. Rất ít gia đình, trừ những gia đình có truyền thống kinh doanh, mong muốn con cái mình trở thành doanh nhân.

Cái chính, vì họ thấy "lạ" trước môi trường kinh doanh, và không muốn con cái mình mạo hiểm.

Kinh doanh, dù trong bất cứ ngành nào, thị trường nào, đều phải chấp nhận những rủi ro, đều ít nhiều chấp nhận mạo hiểm. Người ta nói doanh nhân là người dám "ôm phảng lao ra biển" cũng có cái lý của nó. Giáo dục Việt Nam từ nhiều đời nay ít chú trọng xây dựng hình mẫu những con người cá nhân tự chủ và đủ cá tính tự mình đương đầu, tự mình quyết định trong các công việc, trong cả sự nghiệp của mình, mà chỉ chú trọng giáo dục hình mẫu con người tập thể, con người đứng trong số đông, những "ốc vít" trong một guồng máy với trách nhiệm tập thể cùng chịu.

2. Với doanh nhân, vốn liếng và quan hệ nhiều khi ngang bằng nhau về sự quan trọng. Nhưng "quan hệ" khác với "đi đêm" hay "bắt tay dưới bàn". Quan hệ là để gây ảnh hưởng, để thuận lợi trong kinh doanh, nhưng để hình thành các "nhóm lợi ích" nhằm tác động, "lobby" giành phần lợi ích cho nhóm mình, cá nhân mình mà bất chấp lợi ích quốc gia hay cộng đồng, thì đó là điều không thể chấp nhận được!

Một doanh nhân Việt Nam chân chính là một công dân yêu nước, thương nòi, một người dám vượt qua thử thách để trở nên giàu có và góp phần cho cộng đồng mình sống cùng trở nên khá giả.

Doanh nhân chân chính cũng là người dám tự hào là mình giàu, mình có tài sản ngày càng lớn do lao động thông minh, lương thiện, do tích lũy hợp lý, do nắm bắt và tận dụng được các cơ hội trong thương trường mà có. Xã hội và cộng đồng ngày càng thông cảm và mừng cho những doanh nhân giàu có nhưng biết sống vì cộng đồng, biết bảo vệ môi trường, biết chia sẻ với những người chịu thiệt thòi và khó khăn, biết dấn thân vì những hoạt động xã hội từ thiện. Đó cũng là những phương cách "làm thương hiệu" tốt nhất cho doanh nhân.
Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Phác thảo chân dung doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtTôi xin nhắc lại là các nhà kinh doanh cần phải biết rõ xã hội cần gì, thị trường cần gì và phải hình dung rất rõ thời cuộc. Tôi là người như vậy. Tôi không đi theo hướng chuyên nghiệp ngay, tôi cũng không chọn hướng móc ngoặc quyền lực, vì móc ngoặc quyền lực sẽ đốt cháy năng lực chuyên môn. Nhưng đi theo năng lực chuyên môn một cách quá lý thuyết sẽ không phù hợp với đòi hỏi thực tế của xã hội. Vậy đi như thế nào để kết hợp được các đặc điểm, để phản ánh được đặc điểm của xã hội và thị trường Việt Nam?
  • Xây dựng cộng đồng doanh nhân

    12/10/2015Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc InvestConsult GroupChúng tôi cho rằng vị trí của doanh nhân đã được nâng lên đáng kể nhưng chưa tương xứng với vai trò của họ đối với sự phát triển của đất nước. Hiện nay, trong suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ của xã hội, doanh nhân vẫn không được coi trọng, vẫn bị coi là những kẻ bóc lột, doanh nghiệp tư nhân dường như vẫn còn mặc cảm tự ti trong quan hệ với doanh nghiệp nhà nước, với các cơ quan của nhà nước...
  • Doanh nhân – một góc nhìn

    13/10/2014Vũ Quốc TuấnDoanh nhân nước ta đã được công nhận là “lính xung kích thời bình” và từ năm 2004, ngày 13 tháng 10 hàng năm được lấy làm “Ngày Doanh Nhân”. Ngày 13/10 năm nay, xin góp thêm một góc nhìn về doanh nhân với kinh tế thị trường...
  • Một đóa hoa tặng doanh nhân

    13/10/2010Nguyễn Ngọc BíchDoanh nhân đã được nhìn nhận như thế nào? Giáo sư Michael Porter của Đại học Harvard đã nói với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đại ý: “Doanh nhân tạo ra tài sản, chính quyền không tạo ra đâu”.
  • Doanh nhân Việt Nam

    23/10/2009Lớp lớp doanh nhân Việt tiếp nối khát vọng thịnh vượng, mở mang đất nước để sánh vai các dân tộc trên thế giới. Doanh nhân Việt là đội quân chủ lực của công cuộc đổi mới, đưa đất nước tiến lên bền vững và hội nhập bình đẳng đưa đất nước tiến vào văn minh. Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 chúng tôi chọn chủ điểm Doanh Nhân để tôn vinh các doanh nhân cùng những phẩm chất cao quý của những người làm nghề kinh doanh, lãnh đạo & quản lý...
  • Doanh Nhân Việt Nam - niềm tự hào đất nước

    13/10/2009TS. Hồ Bá ThâmDoanh nhân Việt Nam
    Niềm tự hào đất nước
    Ơi các chị các anh!
    Những chiến sĩ xung kích
    Những dũng sĩ, anh hùng hôm nay...
  • Đi tìm bản sắc cho doanh nhân Việt

    23/09/2007Nhóm PVNói đến doanh nghiệp Mỹ, người ta nghĩ ngay đến phương thức gắn bó người lao động với doanh nghiệp bằng cách cho họ nắm giữ cổ phần, cổ phiếu. Đối với Tây Âu, đó là cổ phiếu cộng với đóng góp vào bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội cho người lao động. Đối với doanh nghiệp Nhật Bản là chế độ đảm bảo việc làm suốt đời cho người lao động. Đối với doanh nghiệp Việt Nam đó sẽ là gì?
  • Doanh nhân và kinh tế trí thức

    02/03/2007Nguyễn Kim Khánh thực hiệnDoanh nhân ngày nay không đơn thuần là những người buôn bán nhỏ lẻ mà họ đã thực sự trở thành một đội ngũ lớn mạnh. Những doanh nhân tài năng được xã hội coi là “những nhà khoa học kinh doanh”.


  • Doanh nhân văn hóa luận

    04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • Tư tưởng doanh nhân trong suy nghĩ và hành động

    24/10/2005Phạm T. Minh ĐứcSự thành bại của một doanh nghiệp mới thành lập bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng quan trọng bậc nhất là tài năng và cách cư xử của người lãnh đạo và tất cả những nhân viên trong doanh nghiệp đó. ...
  • Doanh nghiệp, doanh nhân - Đôi điều trăn trở

    22/07/2005Nguyễn Trần KhanhBài viết này nêu một số suy nghĩ về doanh nhân, doanh nghiệp và các mối quan hệ giữa doanh nhân, doanh nghiệp với Nhà nước, với giới tài chính - ngân hàng và với giới khoa học - công nghệ.
  • xem toàn bộ