Đọc “Mái tóc dĩ vãng” của Mai Thảo

Sinh viên Mỹ gốc Việt, học Đại học U.C. Berkeley, California
11:52 SA @ Thứ Năm - 17 Tháng Ba, 2016

Tên truyện: Mái tóc dĩ vãng
Tác giả: Mai Thảo
Nhà xuất bản: Xuân Thu
Năm xuất bản: 1988
Số trang: 324
Địa điểm: Sài Gòn, Đà Lạt
Thời gian: Mùa thu, khoảng tháng 10 năm 1963

Nhà văn, nhà thơ Mai Thảo tên thật là Nguyễn Đăng Quý(1927 - 1998). Ông có hơn 50 tác phẩm văn học và được mệnh danh là "vua tiểu thuyết" của Văn học Miền Nam trước 75.
Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi
Mai Thảo
(bài thơ khắc trên bia mộ Mai Thảo)


Các nhân vật chính

Quyền: quê Hà Nội, anh của Hữu, người yêu của Khánh. Quyền thay đổi từ một gã ăn chơi trác táng thành một người đàng ông đàng hoàng sau khi mắc bệnh lao phải đi dưỡng ở Đà Lạt.

Khánh: Sinh quán ở Hải Dương, người yêu của Quyền. Hát ở phòng trà ca nhạc. Sống với mẹ và em trai. Từng có thai với Quyền nhưng đã phá thai vì một chút hiểu lầm.

Hữu: em trai Quyền. Từng yêu Khánh đến mức xém chết sau khi bị Hiển đâm. Thay đổi từ một con người vô tư, hoạt bát đến hung hăng, căm phẫn. Sau trở thành bạn thân của Hiển.

Hiển: từng là người đàng hoàng, hiền lành, nhưng đã thay đổi sau cái chết của người bạn gái. Đâm Hữu suýt chết, nhưng sau đó hai người trở thành bạn thân. Giúp tìm Quyền và thông báo cho Quyền về tình trạng của Khánh.


Các nhân vật phụ

Mẫn: người đàn bà đẹp, quả phụ với ba đời chồng, chủ phòng trà, bạn thân của Quyền. Đối xử tốt và rất quan tâm tới Khánh.

Thư: người yêu cũ của Quyền. Đã có chồng và con trai nhưng vẫn còn tình cảm với Quyền.

Đoàn: bạn nhậu của Quyền.

Hán: quen biết Hữu qua Liễu. Để Hữu sống chung sau vụ tai nạn xảy ra. Giúp Hữu trả thù Hiển. Mồ côi cha, rất yêu thương và kính trọng người mẹ bệnh tật của hắn.

Liễu: có tình cảm đặc biệt với Hữu. Giúp Hữu làm quen với bạn trong giới giang hồ để trả thù Hiển.

Chấn: cùng nhóm với Hán và Liễu.

Tạ Lùn: nổi tiếng trong giới giang hồ về ngón dao đặc biệt. Giúp Hữu trả thù Hiển.

Loan: người yêu đã khuất của Hiển. Tự tử ngay sau khi biết mình mang thai.

Mẹ Khánh: làm buôn bán, rất yêu thương và lo lắng cho con gái.

Người cô già của Quyền: sống ở Đà Lạt, hiểu rõ Quyền hơn ai khác. Rất yêu quí Khánh, đùm bọc, che chở cô khi cô rời nhà đi phá thai.

Thu Liên: bạn học cũ của Khánh, giới thiệu Khánh với Francoise.

Francoise: người đàn bà Tây Phương, từng phá thai, là người hiểu rõ tâm trạng và hết sức cảm thông với tình cảnh của Khánh. Francoise cũng khuyên Khánh đừng nên phá thai.


Mở đầu

Sau 2 năm trời chống chọi với căn bệnh lao và dưỡng sức khoẻ ở Đà Lạt, Quyền trở về Sài Gòn. Từ một người ăn chơi trác táng, Quyền đã thay đổi hoàn toàn. Anh không thiết đi chơi đêm ở các vũ trường hay ăn nhậu thâu đêm suốt sáng nữa. Hữu, em trai Quyền, cũng đã trưởng thành và có tình cảm với Khánh, cô ca sĩ hát ở vũ trường nơi anh hằng lui tới. Bị những tên hâm mộ Khánh ghen ghét, Hữu đã suýt chết sau khi Hiển và bọn đàn em của hắn tấn công anh ở vườn hoa. Truyện bắt đầu với sự thay đổi về mặt tâm lý của Hữu sau chuyến đối mặt với tử thần và cuộc gặp gỡ định mệnh của Khánh và Quyền.


Nội dung truyện

Là một người đàn ông đào hoa và nổi tiếng với tài sát gái, Quyền được cả tá phụ nữ yêu thương và sẵn sàng phục vụ. Sau lần đối mặt với căn bệnh lao tử thần, Quyền trở nên thuần tính và trầm tĩnh hơn. Em trai Quyền, Hữu, thì hoàn toàn trái ngược. Lần đối mặt với cái chết đã khiến anh thay đổi, biến anh thành một người lạnh lùng, lòng đầy căm phẫn. Anh quyết định dọn ra ở chung với Hán để tiện việc trả thù Hiển. Tai nạn xảy ra với Hữu cũng đưa đến cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Khánh và Quyền. Từ bao giờ, trong lòng Khánh dâng lên thứ tình cảm kì lạ dành cho Quyền. Cô ghen tị với Thư, người bạn gái cũ của Quyền. Cô tìm mọi cách để có thể gây sự chú ý của Quyền, tâm sự với anh về cuộc sống và thời thơ ấu của mình. Rung động trước tình cảm ngây thơ, trong trắng của Khánh, Quyền hứa sẽ đối xử tốt và hết lòng chăm sóc cô với cả cuộc đời mình. Khi lên Đà Lạt chơi, Quyền quyết định đưa Khánh về ra mắt bà cô già, người mà anh vô cùng kính trọng và yêu mến. Cả tuần trên Đà Lạt làm Khánh cảm thấy vô cùng thích thú và hạnh phúc. Nhưng cô cũng biết rằng gian lao và đau khổ đang chờ đợi cô ở phía trước sau chuyến trở về từ Đà Lạt. Trong lúc đó, Hữu với sự giúp đỡ của Hán, Liễu, Chấn, và Tạ Lùn đã trả thù được Hiển.

Đến phúc chót, Hữu quyết định tha thứ cho Hiển. Hành động cao cả đó đã làm Hiển cảm động và cả hai trở thành bạn bè thân thiết của nhau. Hiển cũng tâm sự với Hữu về nguyên nhân của sự thay đổi của hắn, cũng như về cái chết của Loan, người con gái mà hắn vô cùng thương yêu. Sau khi trở về Sài Gòn, Quyền quyết định ra Nha Trang làm việc một thời gian với hy vọng có thể giải thoát cho Khánh, giúp cô quên anh nhanh hơn. Dù trong thâm tâm Quyền rất yêu Khánh, nhưng anh sợ tình yêu của mình sẽ khiến Khánh đau khổ.

Sau khi Quyền ra đi, Khánh phát hiện mình đã có thai. Đau khổ, buồn chán, không muốn làm cho mẹ và em trai mình mất mặt, Khánh quyết định phá thai. Được Thu Liên giới thiệu với Francoise, Khánh đã đi gặp và tìm được sự đồng cảm từ người bạn Pháp dễ mến này. Francoise kể cho Khánh nghe về tình cảnh của mình và khuyên cô nên giữ cái thai. Trong lúc đó, Hữu và Hiển đều phát hiện ra tình cảnh rối răm của Khánh. Hiển quyết định đi ra Nha Trang tìm Quyền để thông báo cho Quyền về tình trạng của Khánh. Mới đầu Quyền còn ngần ngừ, nhưng ngay sau đó anh liền quyết định quay về Sài Gòn để được ở bên Khánh. Lúc Quyền trở về thì Khánh đã đi mất, không ai biết tung tích của cô. Cả mẹ cô cũng rất lo lắng và đau lòng về sự thay đổi của đứa con gái thương yêu. Trong lúc tìm kiếm Khánh, Quyền nhận được thư của người cô ở Đà Lạt. Anh lên tìm và đã rất mừng khi biết tin Khánh đang trọ tạm thời ở đó. Khánh về thấy Quyền đang chờ mình, cô rất lo sợ, liền đi phá thai rồi bỏ đi.


Các sách đã xuất bản của Mai Thảo
.

Kết thúc truyện

Quyền đuổi kịp Khánh nhưng không thể làm lung lay được suy nghĩ của cô lúc đó. Quyền quyết định để Khánh một mình yên tĩnh và bình tâm lại. Tình cờ gặp lại Francoise và nghe cô kể về chuyến hồi hương sang Pháp sắp tới để làm lại cuộc đời với người chồng mới, Khánh quyết định quay trở về với Quyền, với người đàn ông cô yêu thương hết mực.

“Cái chết” đóng vai trò quan trọng xuyên suốt câu chuyện. Nó là khởi đầu của những gút mắc, của những thay đổi về tính cách lẫn tâm lý của hầu hết các nhân vật trong truyện. “Cái chết” có ảnh hưởng lớn với họ nói riêng và với tất cả mọi người nói chung. Nó có thể biến cái tốt thành cái xấu và ngược lại. Quyền, Hữu, và Hiển là những điển hình quan trọng của sự tác động này. “Ám ảnh cái chết đẩy Quyền vào một vùng yên tĩnh... Ám ảnh của cái chết tóm lại đã có một tác động tốt đẹp đối với Quyền. Con người chàng thuần phục và trầm tĩnh hơn.” (tr. 33) Sau lần đối mặt với căn bệnh lao tưởng chừng như sẽ chết, sự hồi phục làm Quyền cảm thấy cuộc sống là vô giá. Anh trở nên yêu đời và quyết tu chí thành một người đàng hoàng, và sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trái ngược với Quyền, từ một người vô tư, vui vẻ, hoạt bát, lần đối mặt với tử thần đã khiến Hữu trở nên cau có, lầm lì, và lạnh nhạt với mọi người xung quanh. “Ở Hữu là sự thay đổi trái ngược hẳn... cái chết khốn nạn, cái chết phi lý, nhục nhã... Trong Hữu chỉ còn là sự oán thù. Mới lạ. Ngột ngạt...” (tr.33-34) Anh căm ghét cuộc sống, rồi bắt đầu kết thân với những tay anh chị trong giới giang hồ nhằm mục đích trả thù bọn đã đâm mình. Khác với Quyền và Hữu, “cái chết” không có tác động trực tiếp tới Hiển nhưng cũng đủ để tàn phá cuộc đời anh. Cái chết của Loan, người con gái mà anh yêu thương, đã biến anh từ một người hiền lành, tử tế, thành một tên côn đồ khét tiếng. “Từ ngày Loan chết, gã đã sống như một kẻ lao đầu chạy trốn khỏi vùng ám ảnh ghê rợn. Gã kết bạn thành bầy, thành lũ... Gã vùi nhập trong những cơn say, những vụ gây lộn, hò hét nói cười điên dại...” (tr.136) Sự đau khổ đến cùng cực đã khiến Hữu trở nên điên dại và hết sức căm phẫn cuộc đời. Anh đi gây sự rồi đập phá khắp nơi. Anh chỉ muốn chết, với hy vọng có thể gặp lại Loan ở thế giới khác. Ở Hữu, người đọc có thể tìm được sự đồng cảm. Cái chết của những người mình yêu quí là một sự mất mát to lớn không gì có thể so sánh được. Nhưng đồng thời chúng ta cũng nhận thấy ở anh sự non dại, thiếu bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống.

Đối với những người phụ nữ trong truyện, “cái chết” cũng mang lại một tác động tiêu cực, làm họ cảm thấy mình xấu xa và kinh tởm chính bản thân. “Cái chết” của những bào thai vô tội, của những đứa con chưa kịp nhìn thấy ánh sáng cuộc đời, gây ra bởi chính Khánh và Francoise đã khiến họ cảm thấy mất thăng bằng và phương hướng trong cuộc sống. “...Suốt đời không quên được. Thật là đau đớn. Thật là khủng khiếp. Tôi hét lên. Tôi lăn lộn như một con điên. Tôi khóc, khóc như mưa như gió.” (tr. 215) Họ mãi không thể quên được tội ác mình đã làm và phải sống phần còn lại của cuộc đời trong sự dày vò và đau đớn.

Câu chuyện đồng thời cũng xoay quanh một vấn đề khác, đó là sự nông nổi của tuổi trẻ và tình yêu đôi lứa. Cả Mẫn, Francoise, Loan, Khánh, và Thư đều yêu say đắm những người đàn ông của họ rồi tự động dâng hiến đời con gái mà không màng nghĩ đến những hậu quả sau này. Với họ, tình yêu là tất cả. Lý trí họ đã bị u mê bởi hương vị ngọt ngào, ảo mộng của tình yêu, để rồi không đủ sáng suốt nhận ra bản chất thật sự của những người đàn ông họ hằng yêu quí. Ngoại trừ Khánh nhận được tình yêu chân thành từ Quyền, những người đàn bà còn lại đều phải trả giá bằng chính mạng sống hoặc cả cuộc đời mình như Loan và Mẫn. Ngay cả Hữu và Hiển là đàn ông cũng bị tình yêu làm cho điên đảo. Hữu thì xém bị Hiển đâm chết trong khi Hiển cũng phải cay đắng khóc thương cho một mối tình không thành duyên phận.

Truyện giúp tôi hiểu thêm về những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Đó là cái chết, là sự mất mát, là tình yêu, là sự khờ dại của con người ở bất kỳ độ tuổi nào. Truyện cũng giúp tôi hiểu thêm về bản thân mình và từ đó rút ra được những bài học cần thiết trong cuộc đời.

Truyện được viết năm 1963, trong thời kỳ chiến tranh, nhưng tác giả không hề đề cập đến chiến tranh. Theo tôi nghĩ, Mai Thảo muốn phản ánh những hậu quả chiến tranh gây ra cho người dân thông qua những khía cạnh khác của cuộc sống. Điển hình như những người thanh niên mới lớn ăn chơi trác láng, không có lý tưởng sống. Vũ trường mọc khắp nơi, tệ nạn xã hội theo đó cũng gia tăng. Phần khác có thể vì Mai Thảo hiểu tâm lý mọi người đã khá căng thẳng và mệt mỏi khi bàn tới cuộc chiến. Được đọc một câu truyện tình cảm lãng mạn cũng là cách để người đọc phần nào quên đi sự tàn phá của chiến tranh mà thả hồn vào những trang giấy, vào một kết thúc tốt đẹp để có nhiều can đảm và động lực để đối mặt với những khó khăn phía trước.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiểu thuyết Việt Nam đang ở đâu?

    02/11/2015Nguyễn Thanh SơnBởi vì, chúng ta không thể trả lời câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu?", nếu không trả lời được câu hỏi "tiểu thuyết Việt nam đã ở đâu?". Với khoảng một trăm năm văn học quốc ngữ, tiểu thuyết Việt nam đã đi được bao xa trên đoạn đường mà tiểu thuyết châu âu đã đi hơn 400 năm?
  • Kiểu con người đa ngã trong tiểu thuyết Người tình Sputnik của Haruki Murakami

    25/09/2014Trần Thị Tố LoanKhông còn nghi ngờ gì nữa Haruki Murakami đã trở thành nhà văn Nhật Bản được chờ đợi nhất trên thế giới hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu đã tự hỏi, tại sao một người không được giới phê bình ngay tại chính quốc - những người đã quen với thơ haiku, tác phẩm của Tazinaki Junichiro, Akutagawa Ryunosuke, Kawabata Yasunary... chào đón nhiệt liệt lại có thể trở thành nhà văn lớn của thời đại ?
  • Tiểu thuyết Xác phàm của Nguyễn Đình Tú – nén hương thơm tưởng nhớ liệt sĩ

    28/07/2014Trần Đình SửNgày 27 tháng 7 năm nay bạn đọc Việt Nam được thưởng thức cuốn tiểu thuyết mới rất xúc động của nhà văn Nguyễn Đình Tú – cuốn Xác phàm do nhà xuất bản Trẻ ấn hành và phát hành vào quý ba năm 2014. Tiểu thuyết được viết vào tháng 8, 9 năm 2013, nhưng một năm sau, tức là tháng 7 năm nay nó mới được xuất bản, hẳn cũng do đề tài “nhạy cảm”...
  • Bài học canh tân từ tiểu thuyết Hồ Quý Ly

    05/06/2014Hà Thủy NguyênGiữa lúc tình trạng văn học nước nhà vào những năm 90 đang rơi vào cảnh èo uột, không có tác phẩm nào đáng kể thì “Hồ Qúy Ly” như một cơn địa chấn lớn khiến độc giả bừng tỉnh. “Hồ Qúy Ly” không đơn thuần kể lại câu chuyện của thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15 mà nhà văn đang “ôn cố tri tân”...
  • Bài học canh tân trong tiểu thuyết “Hồ Qúy Ly” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

    02/02/2014Thái Sơn“Hồ Qúy Ly” không đơn thuần kể lại câu chuyện của thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15 mà nhà văn đang “ôn cố tri tân”. Cuốn sách không viết về nhân vật lịch sử Hồ Qúy Ly mà viết về thời đại của Hồ Qúy Ly-thời đại của những cách tân qua góc nhìn của chính những con người sống trong thời đại ấy…
  • Tiểu thuyết "Thế kỷ bị mất"

    17/03/2013Nhà văn Phạm Ngọc Cảnh NamThế Kỷ Bị Mất của Phạm Ngọc Cảnh Nam là cuốn tiểu thuyết gần như đầu tiên viết về phong trào Duy Tân đất Quảng. Đây là phong trào vận động cách mạng khởi phát từ Quảng Nam rồi nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh ven biển miền Trung cũng như trên phạm vi cả nước…
  • Viết tiểu thuyết lịch sử không nên lệ thuộc vào chính sử

    17/09/2010Hương Lan thực hiệnSau 20 năm miệt mài, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã hoàn thành hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ về nhà Trần và nhà Lý đúng vào thời điểm cả nước chuẩn bị chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. “Phổ cập lịch sử là trách nhiệm của nhà văn”, ông chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị trong ngày ra mắt hai tác phẩm lớn của mình – “Tám triều vua Lý” và “Bão táp triều Trần”...
  • Tiểu thuyết Việt bế tắc?

    27/07/2010Tiểu QuyênVăn học nói chung đã trầm lắng thì tiểu thuyết nói riêng lại càng im ắng hơn khi càng lúc văn đàn càng hiếm những tác phẩm tạo dấu ấn đặc biệt. Tiểu thuyết thời hiện đại đã không thể nào làm nên những thành quả lớn lao như các thế hệ nhà văn trước đã làm...
  • Nhà ký hiệu học Umberto Eco và tiểu thuyết

    16/10/2009Huyền Sâm-Ngọc AnhTên của đoá hồng là sự hội tụ nhiều tư tưởng triết học lớn của nhân loại. Trong đó, triết lý sâu xa nhất mà cuốn tiểu thuyết mang lại, đó là: Chân lý không phải là cái gì sẵn có, vĩnh cửu, mà chính con người là chủ thể làm nên chân lý. Con người, vì vậy cần phải biết “cười vào chân lý”...
  • Xứ Cát - tiểu thuyết khoa học giả tưởng lớn của thời đại

    15/06/2009Trần Tiễn Cao ĐăngThể loại khoa học giả tưởng vẫn thường bị một số người trong giới học thuật - phê bình hàn lâm coi là “genre literature”, hiểu theo nghĩa nào đó là văn chương hạng hai, không đủ tư cách ngồi chung chiếu với “great literature”, văn chương “lớn” hay “nghiêm túc”. Tuy nhiên, Xứ Cát của Franklin Patrick Herbert đích thực là một tác phẩm kinh điển của văn chương khoa học giả tưởng, và, về thực chất, là một cuốn sách kinh điển của văn chương.
  • Tiểu thuyết: Khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế

    24/10/2005Nguyễn HòaMở đầu Diễn đàn "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu", chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa...
  • 400 năm Đôn Kihôtê: Cuốn tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại

    17/08/2005Tại nhiều cuộc bình chọn văn học cho đến nay, Đôn Kihôtê (Don Quixote) đã được chọn là "tiểu thuyết số 1 thế giới", "tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại"... Nó cũng là một trong những cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất và được tái bản nhiều nhất trong lịch sử nhân loại, chỉ sau Kinh thánh...
  • Tại sao tôi đọc tiểu thuyết

    03/08/2005MoonfishVới tôi văn học và điện ảnh gần gũi nhau lắm, nên tôi mạo muội gửi vào đây bài "Tại sao tôi đọc tiểu thuyết", nếu sửa lại là "Tại sao tôi xem phim" có lẽ cũng được.
  • xem toàn bộ