Đọc chưởng Tàu nghĩ về bệnh dịch nguỵ quân tử ở ta

10:21 SA @ Thứ Năm - 01 Tháng Mười Một, 2018

Tôi là người mê truyện kiếm hiệp từ nhỏ. Mê đến mức lúc còn học tiểu học ở Hà Nội đã từng bị mẹ đánh đòn vì dám vác đèn dầu trốn lên sân thượng tầng 3 để đọc ngấu nghiến các bộ kiếm hiệp thuộc loại “best seller” hồi đó như Bồng lai hiệp khách, Giao trì hiệp nữ... Đến ngày vào tiếp quản Sài Gòn năm 1975 thì bắt đầu mê đắm thế giới chưởng dầy ma mị của Kim Dung với Anh hùng xã điêu, Cô gái Đồ long, Tiếu ngạo giang hồ, Thần điêu đại hiệpv.v...

Mà thực ra, tôi cũng chỉ là một trong hàng triệu triệu fan của Kim Dung trên toàn thế giới, trong đó người Việt ta chắc cũng chiếm đến con số hàng triệu. Tôi đã đọc các bài viết của nhiều văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học như Vũ Đức Sao Biển, Phạm Tú Châu, ông Văn Tùng,Vương Trí Nhàn, Bửu Ý... bày tỏ những cảm nhận, đánh giá về truyện chưởng Kim Dung

Dưng từ nhiều góc độ khác nhau. Bên cạnh rất nhiều điều đồng cảm, mỗi người đều có những điều tâm đắc riêng rất thú vị. Tôi cũng vậy, điều tâm đắc nhất của tôi chính là quan điểm hết sức “đời" của Kim Dung về "Chính-tà".

Triết học và văn hóa truyền thống phương Đông tách bạch rất rạch ròi hai khái niệm này, đặc biệt thể hiện trong Nho giáo với sự phânbiệt hai loại người: Tiểu nhân và quân tử. Nhưng đối với Kim Dung, sự rạch ròi đó không còn nữa. Trong mỗi con người, cái “chính”, cái “tà” luôn luôn hiện hữu, đan xen, giằng xé, mâu thuẫn, và không ngừng biến đổi cả trong nội tâm lẫn hành động. Không có sự tuyệt đối trong các khái niệm Chính/Tà, Quân tử/Tiểu nhân. Từ quan điểm khách quan và rất thực tế đó, Kim Dung có cách nhìn cảm thông, nhân bản đối với từng nhân vật của mình, cho dù họ được giới giang hồ liệt vào 'Tà phái" hay "Chính phái”!

Song Kim Dung lại hết sức khắt khe, thậm chí khinh bỉ ra mặt đối với những kẻ giả dối (trá ngụy) mà ông gọi là kẻ “ngụy quân tử”. Tác phẩm nào của Kim Dung cũng có mặt những kẻ như vậy, nhưng có lẽ nhân vật ngụy quân tử thành công nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc chính là Nhạc Bất Quần trong Tiếu ngạo giang hồ. Là chưởng môn phái Hoa sơn trong Ngũ nhạc kiếm phái (bao gồm: Thái sơn, Hằng sơn, Tung sơn, Hoa sơn và Hành sơn) với danh xưng Quân tử kiếm, Nhạc Bất Quần là hiện thân đẹp đẽ của người quân tử/1à đại diện xứng đáng nhất của các "danh môn chính phái” trong võ lâm. Vậy mà tất cả chỉ là cái vỏ ngoài đẹp đẽ đã được hắn tạo ra một cách khéo léo tinh vi để che đậy những tham vọng, dã tâm, những hành vi hèn hạ, xấu xa, tàn độc, phi nhân tính của một kẻ tiểu nhân tồi tệ nhất. Sự trá nguỵ được che đậy “siêu” đến mức nhiều người chỉ kịp nhận ra chân tướng của hắn khi sắp bị hắn ra tay sát hại. Để đạt được mục đích, hắn sẵn sàng lừa vợ, dối con, vu cáo và hãm hại đệ tử, đồng đạo võ lâm. Tất nhiên Kim Dung đã dành cho nhân vật đặc biệt này một kết cục bi thảm: gia đình tan nát, bị mọi người vạch mặt, chỉ tên và bị chết dưới tay kiếm của một ni cô thánh thiện, có bản chất hoàn toàn đối lập với hắn - chưa bao giờ biết đến sự dối trá, oán thù. Kim Dung “dị ứng” với loại “ngụy quân tử” này có lẽ do ông nhận thức được những hiểm họa khôn lường mà chúng có thể đem đến cho cộng đồng, cho xã hội. Đến mức ông đã phải cho một nhân vật nói thay mình "Thà làm chính tà còn hơn làm nguỵ quân tử”!

Càng tâm đắc với Kim Dung bao nhiêu thì càng buồn bấy nhiêu khi quay về với thực tại và nhận ra rằng xung quanh mình ở đâu cũng có bóng dáng ngụy quân tử. Có vẻ như con cháu, đệ tử “chân truyền” của nguỵ quân tử kiếm Nhạc Bất Quần ngày càng sinh sôi phát triển không chỉ trong thế giới giang hồ của Kim Dung mà ngay trong mọi ngóc ngách của xã hội ngày nay.

Trên thế giới, ngụy quân tử thường gắn liền với chính trị.Ví dụ điển hình nhất có lẽ là chuyện chống khủng bố. Các nhà chính trị đều đua nhau nói về chống khủng bố với những lời lẻ hết sức chân thành. Nhưng đố ai biết bên trong họ đang nghĩ gì, đang mưu mô gì và thực tế đã có những kẻ “hai mặt”: chống khủng bố nơi này nhưng lại trực tiếp hoặc gián tiếp khủng bố ở nơi khác! Thế giới cứ loạn cả lên vì những trò trá nguỵ, trắng-đen, vàng-thau lẫn lộn, thật-giả khôn lường do các nhà chính trị tạo ra.

Còn trong nước thì sao? Chỗ nào cũng thấy Nhạc Bất Quần. Ngụy quân tử thì chắc chắn là thời nào cũng có, nhưng hình như cái giai đoạn quá độ từ bao cấp sang kinh tế thị trường này mới thực là “thời” của ngụy quân tử thì phải.

Ngành nào, giới nào cũng có. Báo chí đã vạch mặt chỉ tên không ít những gương mặt ngụy quân tử điển hình: nào là công an lại đi bảo kê cho băng nhóm xã hội đen, thẩm phán, luật sư lại nhận tiền chạy án, nhà báo cách mạng “gộc" mà lại trở thành bồi bút tiếp tay cho tội phạm, nhà giáo mà nhận tiền chạy trường, chạy điểm, kẻ luôn mồm giáo huấn về tham nhũng lại tham nhũng, lãng phí kinh người... Còn nữa, những nhạc sỹ đạo nhạc, nhà văn đạovăn, họa sỹ đạo tranh... thì cũng đều thuộc họ nhà Ngụy cả? Nhưng thực ra công luận cũng chỉ mới biết được rất ít. Còn rất nhiều ngụy quân tử khác còn chưa bị vạch mặt chỉ tên do "trình độ trá ngụy” quá cao siêu hoặc do xã hội chúng ta chưa đủ “công lực” cần thiết để hóa giải các chiêu thức ma giáo của chúng.

Nhưng số lượng chua đáng sợ bằng “chất lượng" của các nguỵ quân tử. Có thể thấy rõ là phải có trí thức, thậm chí phải có chức quyền thì mới có thể làm ngụy quân tử được chứ một anh phó thường dân mù chữ hoặc chưa được phổ cập tiểu học thì có muốn cũng không thể thành ông "ngụy quân tử” được, cùng lắm thì cũng chỉ làm được cái anh “chân quân tử” mà thôi! Cái xấu, cái ác, cái dối trá lại được trợ lực bởi tri thức và chức quyền thì chắc chắn sẽ là hiềm hoạ thực sự của xã hội.

Nguy hiểm hơn, nguỵ quân tử đang lây lan trong cộng đồng như một bệnh dịch. Đã xuất hiện những tập thể ngụy quân tử với sự đồng loã trong các hành động xấu xa, trá ngụy. Chẳng hạn : các đường dây tham nhũng, các báo cáo thành tích dối trá để chạy danh hiệu, chạy huân chương v.v... Phải tìm cách ngăn chặn bệnh dịch này, chứ cứ để nó tự do lây lan phát triển đến mức biến thành “văn hoá ngụy quân tử” thì coi như “vô phương cứu chữa"!

Đã có nhiều bài viết trên Tia sáng về căn bệnh hám danh, mà thường chỉ là danh hão: viện sỹ rởm, danh nhân rởm, thiên tài rởm... Cũng là một căn bệnh của kẻ có trí thức và chức quyền. Không biết có cùng nguồn gốc virus với nguỵ quân tử không?

Nhưng rất may là bệnh này chưa biến thành dịch, và cũng không thể mang lại hiểm họa lớn cho xã hội như bệnh dịch ngụy quân tử. Hy vọng đây là bài viết đầu tiên nhưng không phải cuối cùng về bệnh dịch này.

Viết đến đây, tự nhiên thấy chột dạ không biết mình đã bị lây nhiễm nguỵ quân tử chưa nhỉ? Biết đâu mình cũng đã bị “dính" rồi thì sao? Và bài viết này chính là kết quả xét nghiệm chính xác nhất?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Việt Nam: Ô, ta tự đóng cửa ngắm mình!

    04/02/2018Mỹ HằngTừ trước đến nay, chúng ta luôn tự khen Việt Nam rừng vàng biển bạc, tự khen... chính chúng ta thân thiện. Nhưng tại sao khách du lịch vẫn ùn ùn đổ về Thái Lan, Malaysia, Indonesia... mà không hào hứng ghé thăm quốc gia Việt Nam nằm cận kề ngay đó - nơi vẫn được người Việt tự hào là "hòn ngọc Viễn Đông"?
  • Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

    13/07/2017Bùi Quốc ChâuNghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh)...
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ỷ lại, viển vong, tư tưởng gia nô...

    14/03/2015Vương Trí NhànMê tín sinh ra những việc nực cười. Ngày giờ nào cũng là trời bày định mà bảo rằng có ngày dữ ngày lành; núi sông nào cũng là đất tự nhiên mà bảo rằng có đất tốt đất xấu; vì nấu ăn mới có bếp mà bảo rằng có ông thần táo; vì che mưa gió mà có nhà mà bảo rằng
    có ông thần nhà...
  • Chuẩn bị hành trang

    08/11/2010Vũ KhoanLớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. Sức mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau thời kỳ chống ngoại xâm Cái yếu: thiếu sót kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành; thiếu đức tính tỉ mỉ; không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
  • Biết mình yếu để mạnh hơn

    01/09/2005Trần Hữu QuangBài viết sau nêu ra một số điểm yếu trong tư duy quản trị của tầng lớp doanh nhân Việt Nam hiện nay và thử đi tìm căn nguyên của chúng, mong góp phần vào việc xây dựng một đội ngũ doanh nhân ngày càng mạnh và bản lĩnh...
  • Cái tánh di truyền của dân tộc ta

    31/08/2005X.T.T. (Tiếng Dân, số 179, ngày 15-05-1929)Trong mục “Lật chồng báo cũ” chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với độc giả trích đoạn các bình luận về đạo đức xã hội của các nhà văn hóa thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 trên các báo chí công khai. Trước hết là một số bài của báo Tiếng Dân do nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Sống luôm thuộm, nói thô tục

    19/08/2005Vương Trí NhànGần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội đi tới trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận...
  • 10 đặc điểm của người Việt

    22/08/2005Đây là bộ 10 đặc điểm của người Việt do người nước ngoài nhìn và bộ 9 đặc điểm khác do người Việt tự nhìn mình (tham khảo)
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • Đọc "Người Trung Quốc Xấu Xí"

    13/11/2003Người Trung Quốc xấu xí (Chõu lòu de Zhong Guó rén) tập hợp những bài viết và nói chuyện từ năm 1977, và lần đầu được dịch ra tiếng Việt vào đầu hè 1998 tại Paris do dịch giả Nguyễn Hồi Thủ dịch từ một bản in ở Trung Quốc (TQ) của tác giả Bá Dương (Bo Yang) sau một chuyến đi TQ cách đó năm năm. Sau đó cộng đồng người Việt ở Pháp, Mỹ... đã tham gia tranh luận rất nhiều về "Người Trung Quốc xấu xí" và "Người Việt xấu xí". ChúngTa.com xin đăng tải một bài viết tóm tắt về "Người Trung Quốc xấu xí" và tâm sự của một người Việt đã xa quê hương đất nước 30 năm.
  • Những tính cách trì níu dân tộc Việt

    11/11/2003Giáo sư Nguyễn Chung TúChúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn, ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó khăn hơn trên con đường mới?
  • xem toàn bộ