Đối thoại với thầy Phong Thủy

06:50 CH @ Thứ Bảy - 19 Tháng Mười Hai, 2015
Tôi quen biết một ông giảng viên cao cấp ( đủ văn bằng học hàm học vị sang trọng ) của một trường đại học lớn – vốn là một giáo sư tiến sĩ toán kinh tế. Sau này, do thích thú, tự nghiên cứu và viết sách về Kinh Dịch và Phong thủy. Từ đó cũng đi rao giảng nhiều nơi với nhiều đối tượng về cách áp dụng….Nói chung là ‘đông khách’.
Tôi vốn quý mến ông ấy, và ông ấy cũng trọng tôi về chút tri thức, nên chuyện trò thú vị. Trong bài này, không có ý bình luận gì về Kinh Dịch hay Phong Thủy, càng không để tranh luận với ai, chỉ thuần túy viết lại những trao đổi (cả hai tự thấy thú vị ) những điều ( Thực / Hư ) ông ấy chân thành bày tỏ ( tôi là người HỎI – tuy không hẳn là hỏi , ông ấy bên TRẢ LỜI – dù không hẳn là trả lời ). Lời của bậc trí thức, người trải đời, sống thực tế….như ông ấy cũng tốt cho ai muốn suy nghiệm HƠN CẢ KINH DỊCH VÀ PHONG THỦY
...
HỎI: Kinh dịch và Phong thủy ( KD PT ) có những tác dụng gì?

TRẢ LỜI: Thì nó cũng như một loại thuốc hay thức ăn, hay phương tiện …mỗi thứ có vài mặt tác dụng nhất định, chứ không phải là toàn dụng được. Chỉ tội nghiệp ai coi là như thế. Nhưng có lẽ tác dụng lớn nhất là về tâm lý : ‘diễn đạt điều tin’ muốn hướng tới của người hơn là ‘đánh vào lòng tin’ của người đã được xác lập. Tâm lý là một thực tế phổ biến của Nhân Loại, Tín ngưỡng lại là thực tế vĩ đại hơn, thì KD PT là một thực tế có thể xem như công cụ ‘Ảo’ kết nối : Tâm lý  Con người  Tín ngưỡng

HỎI: Khoa học thường dựa trên những định đề / chứng cứ / luận điểm xác thực để lý giải sự vật hiện tượng. Nhưng KD PT lại dựa trên các ‘quy ước’ như các ‘Sao’ không có thật ?

TRẢ LỜI: Thì cuộc sống có ‘hệ Giá trị Thực và hệ Giá trị Ảo’. Dù thế nào thì cả hai cũng đang tồn tại. Ví dụ trong xã hội bạn thấy một trong những ‘hệ Giá trị Ảo’ như là ‘lý tưởng CNXH’ chẳng hạn…ấy thế mà nó từng có tác dụng định hướng cộng đồng mạnh mẽ, tạo nên những năng lượng rất thực của cả Đất nước một thời đấy thôi ! Những danh từ như ‘Ma / Quỷ / Thần / Thánh….’ Rõ ràng là thuộc về ‘hệ Giá trị Ảo’ nhưng trong lịch sử Nhân loại lại có ảnh hưởng mạnh đến tâm thức, tinh thần của các xã hội….từ đó biến thành các ‘Giá trị Thực’ như đền đài miếu mạo chùa chiền….đấy thôi…Tuy KD PT được luận bàn dựa trên ‘hệ Giá trị Ảo’ nhưng phản ánh các phương diện rất thực của đời sống con người trong hành trình mưu cầu với 5 cặp chính : ( may / rủi ; tốt / xấu ; thông / tắc ; sinh / tàn ; biến / bế )
HỎI: Như thế là muốn bàn sự vật hiện tượng ‘Thực’ nhưng đang phải nhờ dựa vào ‘hệ Giá trị Ảo’ để tỏ tường, rồi từ quy chiếu ‘Ảo’ mong dẫn dắt cách của con người trong ‘hệ Giá trị Thực’ !?

TRẢ LỜI: Hề hề…hơ hơ….bạn hiểu như thế thì…cũng khá là đúng , nhưng là một nửa. Một nửa còn lại là con người trong cảnh Thực của họ ( do bất cập của Thực ), nhiều khi lại cần dựa vào Ảo để lý giải, để tìm giải pháp nào đó…mà đi tiếp…. Nên KD PT có màu sắc ‘hiện thực tâm lý’…mạnh hơn là đến cận tâm linh mà lỵ. Cái món này dựa trên ‘Tam nguyên : Thiên – Địa – Nhân’ nhưng từ Nhị nguyên : tính hai mặt ! Nên nó ăn chắc vào nhận thức và kỳ vọng của con người lắm. Với lại con người luôn ý niệm hóa vạn vật, vạn sự…ví như Sao Bắc Đẩu – chính Bắc – được ý niệm là ‘chuẩn tiêu’ trong hành trình / Sông là môi tác của sự sống – được ý niệm là phải rộng lớn, lưu hoạt mới tốt ….Ngôi nhà nhỏ được dựa lưng vào Núi – được ý niệm là vững vàng thì sẽ bền….( thế là vừa Thực, vừa Ảo )… Chính thế KD PT đưa ra ‘hệ Giá trị Ảo’ – chính là ‘hệ giá trị những Ý niệm’ để con người chiêm nghiệm và được cảnh báo…khi soi vào, hay ngẫm suy những ‘cái Thực’ của mình…

HỎI: Gần đây tôi được nghe nói về những ‘ông thày KD PT’ ở Bắc / Trung / Nam , họ nổi tiếng khắp các tỉnh thành…mà toàn trí thức với quan chức đến xin ông tham vấn thôi, chủ yếu là mua đất làm nhà ở các nước Anh Mĩ Canada Úc…với mục đích định cư của gia đình họ…. Người ta đồn : ông ta ngồi một chỗ ‘độn quẻ’ / nhắm mắt soi thiên địa…gì đó siêu nhiên lắm để phán đất nơi đó sinh phát không, ở đâu sẽ phúc lộc, hướng nào, cửa nào sẽ hanh thông…

TRẢ LỜI(cười ruồi) : Người Việt mình nếu thực có vài ông ‘có tầm nhìn xa trông rộng xuyên biến giới, đoán định được thời thế, thiên địa nhân khắp Hoàn vũ’ như thế thì đáng được trao nhiều giải Nobel. Đất nước này đã đẹp đẽn như tiên cảnh, phồn vinh như Thiên đường…. Nhưng theo trải nghiệm của tôi được chứng kiến trong cả cuộc đời đi đây đó trong trời Nam này thì những thể loại như các ‘ông’ ấy chả gia tăng hữu ích gì với chính địa phương nhỏ nhoi mà họ được sinh ra nuôi dưỡng cả. Còn những kẻ tung hô thì họ mong cần ‘giải pháp tâm lý’ nào đó… Còn các chính khách, các nhà đầu tư, các học giả Thế giới đến xứ Ta tham vấn, xây dựng, trợ giúp cũng không bao giờ có thừa chỗ cho những dạng ‘ông ấy’. Tôi là trí thức, lại có tinh thần thực dụng kiếm tiền, nên tin rằng : trong Thế giới hội nhập này : điều gì / cái gì được cả Thế giới chuẩn hóa, sử dụng, trả tiền, phổ biến…mới thực có giá trị cho PHÁT TRIỂN. Nhiều Đất nước vốn Thiên thuận Địa lợi Nhân hòa mà văn hóa hủ bại, chính trị suy đồi thì trăm họ xung khắc….và những giá trị Giả lên ngôi thôi…

HỎI: Nghe người ta nói anh khi được họ mời tham vấn dù việc gì anh cũng nói : ‘…ôi thế thì khó đấy…nhưng…hề …hề… có đếch gì đâu, chỉ cần làm quả bí khô rỗng ruột treo ở đâu đó trong nhà…’

TRẢ LỜI(cười khơ khơ) : Há lại lại thô thiển thế thì không hết nhẽ tôi. Nhưng thực là cái gì cũng có cách hóa giải, trước hết là về tâm lý . Bởi vậy người có Chính Khí mạnh mẽ thường chả cần đến ai tham vấn KD PT cho mình – trừ khi để thêm chiêm nghiệm triết lý sống ). Khổng Minh xưa được truyền thuyết rằng rất giỏi KD PT thì cũng bởi ông ấy trên thông thiên văn ( quy luật ) , dưới tường địa lý ( thế đất ) , dưới hiểu lòng người ( tâm lý ) mà mượn ngôn ngữ, thể hiện của KD PT để diễn các trò các trận của mình thôi. Còn quả ‘bí khô rỗng’ chẳng qua là ‘một vật cụ thể’ mang ý nghĩa của hút / hấp / hóa những ‘âm tính / âm khí / âm cảm’ ( dựa trên tính thực là nếu trong môi trường xấu thì nó thụ vào mà bị hỏng ). Chứ nếu ngắn gọn chỉ vài chữ : ( Thuận / Hòa / Hợp ) Thiên Địa Nhân trong 5 cách ( bày đặt, phối trí, tương giao, điều chuẩn, cách sống )…là ổn cả. Còn tôi mượn ‘Sao / Quẻ/ Mệnh/ Âm / Dương ) thì để thêm ấn tượng cho cách diễn đạt : vì thói con người dù ít học hay cao phẩm đều thích tín điều / sự thiêng liêng / ý vĩ đại / sự huyền diệu …

HỎI: Bấy lâu gia đình anh thế nào ? Cơ ngơi…anh chị và các cháu ? KD PT có tác dụng gì không ?

TRẢ LỜI( giọng chán mệt, chùng xuống ) : Ôi dào…trước đây còn sung, còn trẻ, còn năng, đã làm, đã cố, đã tốt… cũng chỉ đến nước ấy. Bây giờ thì chỉ nên buông thuận mọi lẽ cho Thiên Địa Nhân thôi. Tôi với nhà tôi tiếng là đồng nhất nhiều điều ( quê, tuổi, mệnh, nghề…) nhưng xưa nay rút ra rằng : nên ít nói năng, ít để ý, ít can thiệp, ít đòi hỏi nhau thì còn ‘đỡ khắc’ để dễ chịu hơn mà sống nốt với nhau…Con cái ( chính mình sinh ra đấy – chứ chả phải Kim sinh Thủy …chi chi hết ) thì mặc nó…chán rồi…bao nhiêu trợ giúp, góp lời…có ăn thua gì lắm đâu …. Người ta hay nói ‘dao sắc không gọt được chuôi’ tôi so với mặt bằng chung thì cũng gọi là khá có: kinh tế , địa vị , tri thức, kinh nghiệm, quan hệ….dùng hết cả tinh hoa vào con cũng chả nên nước non hơn gì. Quái gở là vợ con tôi rất ghét tôi phán KD PT ở nhà, còn vung tán tàn đến được đâu thì đi, mang được tiền về thì càng tốt.

Còn tôi vô cùng ghét, thậm chí cấm họ khi mang những lời khuyên KD PT từ kẻ khác về nhà áp dụng. Chính tôi cũng chỉ coi đó là cách kiếm thêm tiền chứ không phải là nghề nghiệp.

HỎI:Anh nghĩ thế nào về KD PT ở xứ Ta còn phổ biến mạnh hơn nhiều các xứ khác, thậm chí cả anh Tàu nơi sinh ra món đó ?

TRẢ LỜI: Tôi là một trí thức đi nước ngoài khá nhiều, tôi được biết chính xác là những công trình to nhỏ của Âu Mĩ ( thậm chí để đời ) chả dựa gì trên KD PT cả, chỉ dựa trên Khoa học Công nghệ và Mỹ thuật Môi trường….Ngay cả anh Tàu bao nhiêu công trình xây dựng lớn bởi bàn tay của các chuyên gia chính hiệu trong ngoài nước , cũng thế thôi ! Nếu có chút yếu tố PT KD dính vào thì cũng cốt để cho nó thêm màu mè tâm linh, thỏa cái tâm lý công chúng…chả mất gì…lại gây tác dụng tin tưởng và sức hút quan tâm nào đó. Còn như ở xứ ta…càng nhiều tuổi…tôi càng buồn phiền khi khắc các tỉnh thành, các giới người càng ngày càng sa vào KD PT thậm nặng…đến mức sinh ra ‘nền kinh tế tâm linh’ thay cho Thế giới là ‘nền kinh tế tri thức’ , rồi thay vì xã hội văn minh thì thành ra xã hội mê tín….Các nhà bác học và phi hành gia Vũ trụ có câu : PHẢI TIN VÀO KHOA HỌC ! Đành rằng nhiều điều Khoa học chưa trả lời được thì thái độ của Chính Học, Chính Nhân là hãy tìm cách của Khoa học để kiến giải và sinh ra giải pháp!
HỎI: Câu cuối cùng: tới đây anh sẽ còn tiếp tham vấn Kinh Dịch Phong Thủy nữa khi có lời mời không?

TRẢ LỜI(cười khơ khơ...): Nếu còn thì còn….mình cũng cần kiếm tiền… vừa đắng vừa ngọt, vừa bùi vừa cay nhận ra mà tâm sự với bạn : cả đời là trí thức với ‘giá trị Thật’, không kiếm được mấy tiền như khi về hưu sống bằng ‘giá trị Giả’ . Nhưng tuy thế tớ vẫn làm với tính cách Lương Thiện… mượn KD PT mà lựa khuyên người ta những điều : sống không Thuận / nhân không Hòa / cách không Hợp….thì Kinh dịch Phong Thủy vô ích ! Hơ hơ…
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bộ ảnh thú vị về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây

    28/01/2018Bích NgọcPhương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.
  • Tại sao phương Đông đi trước về sau?

    05/05/2017Đỗ Kiên CườngTrong Sự thức tỉnh vĩ đại, Ngô Tự Lập cho rằng văn minh xuất hiện là do sự thức tỉnh của con người về quyền tư hữu. Ngô Tự Lập cũng mở rộng vấn đề, khi xem phương Đông tuy thức tỉnh trước, nhưng không triệt để vì vẫn duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Và đó là lý do văn minh phương Đông đi trước về sau. Còn phương Tây, tuy thức tỉnh muộn nhưng tư hữu triệt để hơn, nên đã vượt xa phương Đông.
  • “Đi về phương Tây, nhưng đừng quên mình đến từ phương Đông"

    30/12/2016Phạm Xuân Lan thực hiệnXin bắt đầu từ Casanova ở Bolzano (1), một tác phẩm của Márai Sándor vừa được phát hành ở Việt Nam qua bản dịch của ông...
  • Bí ẩn đằng sau hai cuốn “Hành trình về Phương Đông”

    30/11/2015Minh ThiVừa qua, cộng đồng mạng bình luận sôi nổi về việc có hai cuốn “Hành trình về Phương Đông” nhưng nội dung hoàn toàn khác nhau. Một cuốn do Nguyên Phong phóng tác và viết lại vào năm 1975 từ tác phẩm gốc “Journey to the East” của Baird T.Spalding, do NXB Adyar (Ấn Độ) ấn hành năm 1924...
  • Phương Đông và phương Tây

    07/11/2015Phạm Quỳnh (sinh (17/12/1892 - mất 6/9/1945)Chúng ta sống trong một thời kỳ khủng hoảng của lịch sử thế giới. Đấy không phải là một lời sáo rỗng tầm thường, một công thức mơ hồ và có phần cường điệu. Đấy là một nhận xét cần thiết nếu ta nghĩ đến những hậu quả kinh khủng của bi kịch do cuộc va chạm giữa Phương Đông và Phương Tây gây ra trên thế giới...
  • Khả năng dự báo của kinh dịch

    29/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngDịch hay Chu Dịch gồm hai phần, Dịch kinh và Dịch truyện. Dịch Kinh là một cuốn sách, thường được xem là sách bói, gồm 64 quẻ, xuất phát từ 8 quẻ (Bát quái), mỗi quẻ có 6 vạch. Dưới mỗi vạch có lời đoán theo các mục như hôn nhân, xuất hành... Lời đoán có thể tốt hay xấu, kèm lời khuyên đạo đức. Người đoán quẻ lập luận theo nguyên tắc âm dương giao cảm...
  • Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây

    15/10/2010Nguyễn Trần BạtSự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân...
  • Phong Thủy của nền kinh tế tri thức (2 phần)

    23/02/2009Thu San Nguyễn Thế HùngBài viết góp đôi ý kiến về Phong Thuỷ của nền kinh tế, tuy hai lĩnh vực đó (Kinh Tế và Phong Thủy) khá xa nhau. Vậy để tiện đường tham khảo, trước hết chúng tôi trình bày vài khái niệm cơ bản của Phong Thuỷ theo ngôn ngữ mới, sau đó dùng các khái niệm ấy để xét về Phong Thuỷ của nền kinh tế Việt Nam trong thời hiện tại, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay...
  • Kinh dịch

    23/02/2009Hoàng LinhKho tàng văn hoá phi vật thể phương Đông vốn nổi tiếng lịch sử với tư tưởng triết học, nhân sinh quan, đạo đức xã hội, trong đó Kinh Dịch trở thành bộ sách tủ của nhiều thế hệ nho học vì nó vô cùng thần bí, càng nghiên cứu càng thấy mênh mông.
  • Ngày xuân tìm hiểu về phong thủy

    20/02/2009Cử Đúp“Phong thủy” , một loại hình tín ngưỡng ở Trung Quốc cổ đại. Cho rằng hình thể, hướng gió, dòng chảy xung quanh nhà ở hoặc mồ mả, có thể đem họa, phúc người ở hoặc cho linh hồn người chết. Có người khác lại quan niệm rằng: “ Phong thủy, chỉ địa thế, phương hướng đất nhà ở hoặc phần đất mộ nơi chôn cất người chết. Thời xa xưa, người Trung Hoa đã căn cứ vào đó để đoán chuyện lành dữ, tốt xấu của đời sống con người và vạn vật.
  • Tản văn về 'Địa Linh, Nhân Kiệt và Phong Thủy'

    18/02/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong bài viết này tôi không muốn dựa vào các định nghĩa, lạm dụng cách nhìn có vẻ khoa học như nhiều người từng quen tai. Cố gắng không so sánh mà chỉ đặt ra những câu hỏi. Những câu hỏi là bắt đầu của tư duy và nhận thức, nó ám ảnh những khả năng, làm chúng ta trăn trở về sứ mệnh của con người. Hơn nữa dấy lên những khí chất còn tiềm ẩn của một dân tộc trong hành trình phát triển chứ không phải tự ru ngủ mình.
  • Tư duy phương Tây vs. tư duy phương Đông

    07/12/2008Hoàng Thạch QuânGiáo sư Nisbet cho rằng tư duy của Đông và Tây là khác nhau và người phương Tây thường không ý thức được tư duy của họ bám chặt vào các nguyên tắc logic đến mức nào, trái ngược với kiểu tư duy “biện chứng” của phương Đông.
  • Vấn đề phương Đông và phương Tây

    25/11/2008Phạm QuỳnhCó chăng một vấn đề Phương Đông và Phương Tây? Đặt ra vấn đề về các quan hệ giữa hai phần đó của thế giới do sự đối lập hay sự đối kháng của chúng là đúng hay sai? Giữa chúng có những khác biệt đặc trưng cho phép một sự đối lập như vậy không?
  • Thăng trầm phong thủy

    07/07/2008Nguyễn Việt HàTrong vô số tinh hoa còn phảng phất mơ hồ do những lớp người đi trước văn minh để lại, thì thuật phong thủy đáng kể là thứ cực kỳ vất vả thăng trầm. “Từ Nguyên” viết “phong thủy là cách xem địa thế phương hướng đất nhà ở hoặc đất phần mộ. Người ta căn cứ vào đó để luận lành dữ tốt xấu về nhân sự”. Xưa cũng như nay, nhân sự quan trọng vào bậc nhất vẫn là danh vọng là tiền tài...
  • Mê phong thủy như… Doanh nhân

    30/05/2008Đức HiềnNói đến phong thủy, người ta nghĩ ngay đến sự huyền bí đậm chất Đông phương, liên quan nhiều đến tâm linh và những yếu tố có vẻ “siêu nhiên” trong đời sống con người. Những tưởng những con người hiện đại như doanh nhân sẽ “miễn nhiễm” với những yếu tố thần bí này, hóa ra không. Thậm chí, không ai tin và áp dụng phong thủy triệt để như doanh nhân...
  • Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

    11/11/2006Bài này chia sẻ những điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống...
  • Sự thật về thuật phong thủy?

    07/01/2007Đỗ Hoàng GiangKhổ lắm, nói mãi, nhàm tai... nhưng có vẻ như chẳng mấy ai biết rõ cái bí mật này, mà có biết vẫn... dịđoan mới lạ!Rõ ràng là quan điểm gió- nước của người xưa nặng về mê tín dị đoan, xây dựng theo trí tưởng tượng để tự an ủi về những hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt và tai hại mà tri thức thời ấy không thể giải thích nổi...
  • Minh triết phương Đông & Triết học phương Tây

    07/07/2006Nguyên Ngọc (Dịch & giới thiệu)Viết công trình này Francois Jullien qua lại giữa hai bờ của thượng lưu dòng sông tư tưởng nhân loại: tư tưởng TrungHoa cổ dại (là cơ sở để nghiên cứu minh triếtphương Đông) và triết lý Hy Lạp cổ đại (là căn cứ để xác định tư duy triết học phương Tây)...
  • Triết lý trong văn hoá phương Đông

    18/01/2006Nguyễn Hùng HậuNghiên cứu văn hoá được tác giả tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả phân tích văn hoá chủ yếu trên góc độ triết lý để chúng ta có những chiến lượcphát triển con người nói riêng và văn hoá nói chung một cách thích hợp, góp phần hướng nhanh đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...
  • Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein

    07/11/2005Nguyễn Huệ ChiĐột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu, có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội và nhân văn - phương pháp duy lý cổ điển [1] của phương Tây...
  • Tiêu chuẩn doanh nhân theo quan niệm Phương Đông

    27/07/2005Vũ Quốc TuấnTại nhiều nước trên thế giới, đã hình thành những tiêu chuẩn người lãnh đạo doanh nghiệp.
    Đối với nước ta hiện nay, có thể nói chúng ta đang thiếu những doanh nhân thực thụ. Nhiệm vụ cấp bách là phải từng bước hình thành một tầng lớp doanh nhân có tri thức, đủ tầm cỡ trong kinh doanh trong nước và vươn ra thế giới.
  • Vũ trụ theo quan niệm phương Đông

    19/07/2005Nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu...các nhà thiên văn học phương Đông thời xưa không có một mô hình chính xác về Vũ trụ và quỹ đạo của các hành tinh trong Hệ mặt trời, vì ngành vật lý và toán học, đặc biệt là hình học chưa được phát triển. Tuy nhiên, quan niệm của họ về Vũ trụ có khả năng thay đổi tương đối đúng với thực tế.
  • xem toàn bộ