Đổi mới giáo dục

03:51 CH @ Thứ Ba - 11 Tháng Hai, 2003

TS Lê Ngọc Trà (Tuổi Trẻ CN)

Hiện nay có lẽ một trong những vấn đề cấp bách hàng đầu của đổi mới giáo dục là cần phải đổi mới quan niệm về nội dung giảng dạy ở nhà trường, trong đó đặc biệt là mối quan hệ giữa dạy kiến thức và dạy tư duy. Không ai phủ nhận trường phổ thông phải mang lại cho học sinh một vốn kiến thức nhất định, làm nền tảng cho việc tiếp thu những kiến thức khai thác khi các em bước vào đời hoặc tiếp tục học cao hơn.

Tuy nhiên, nếu cho rằng mục đích cao nhất của trường phổ thông, bên cạnh việc giáo dục nhân cách là cung cấp cho học sinh những kiến thức cụ thể về các môn học thì có lẽ chưa hoàn toàn chính xác. Mới đây, trong một báo cáo quan trọng trình bày tại hội thảo quốc tế về đổi mới dạy học do cơ quan giáo dục của Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh, hai giáo sư người Anh là A.Pilot và J.Osborne đã nêu lên tám huyền thoại mà các trường học vẫn đeo đuổi một cách vô vọng, trong đó rõ rệt nhất là xu hướng muốn bắt học sinh nhớ càng nhiều sự kiện, kiến thức càng tốt. Theo các tác giả, điều này là không cần thiết vì chúng sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Điều quan trọng không phải là dạy cho học sinh biết cái gì mà là giúp trẻ hiểu tại sao và bằng cách nào để biết được điều đó.

Dạy học giờ đây phải đạt được cả hai yêu cầu: cung cấp kiến thức và cách tư duy. Không thông qua những kiến thức cụ thể, lấy gì để dạy cách nghĩ, cách tư duy. Nhưng nếu chỉ cung cấp những kiến thức cụ thể không thôi thì nhà trường rõ ràng không hoàn thành đợc nhiệm vụ của mình, nhất là trong thời đại hiện nay khi loài người đã tích luỹ được một khối lượng kiến thức khổng lồ, lại ngày một tăng theo cấp số nhân và được truyền bá bằng rất nhiều con đường khác nhau ngoài nhà trường. Trong hoàn cảnh ấy, nhà trường buộc phải lựa chọn một trong hai con đường: hoặc là làm theo cách cũ, chạy theo hướng mở rộng kiến thức bằng cách tiếp tục nhồi nhét, dạy thêm, học thêm hoặc là đi theo lối khác, mạnh dạn cắt giảm phần kiến thức, xem kiến thức như chất liệu để dạy cách nghĩ, cách cảm, cách tư duy. Con đường thứ hai chú trọng đến "cách giải bài toán", đến cách để có được kiến thức hơn là bản thân kiến thức. Nói cách khác là chú trọng đến hiểu hơn là biết.

Một quan niệm như vậy về nội dung giảng dạy ở nhà trường sẽ tạo điều kiện giúp chúng ta khắc phục được tình trạng quá tải hiện nay, đồng thời giúp các nhà quản lý giáo dục cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi giảm tải, bởi vì cho dù cắt 15% hay 30% chương trình mà quan niệm chung vẫn không thay đổi thì thực chất sự thay đổi ở đây cũng chỉ là về số lượng!

Hiểu nội dung giảng dạy ở trường như là dạy nghĩ, dạy t duy cũng sẽ giúp học sinh phát triển năng lực tự học và khả năng học tập suốt đời vốn là những điểm yếu của học sinh, sinh viên nớc ta hiện nay, đồng thời cũng là những vấn đề đợc xem là u tiên hàng đầu trong các chơng trình hoạt động của các tổ chức giáo dục thuộc Liên Hiệp Quốc và ở các nớc hiện nay. Tự học không phải là ngồi ở nhà học thuộc bài ghi trên lớp mà là tự tìm tòi, tự đặt câu hỏi, tự tìm hiểu để nắm đợc vấn đề, hiểu sâu hơn, thậm chí hiểu khác đi bằng cách sáng tạo, đi đến một đáp số khác, kết luận khác. Muốn có một năng lực tự học nh vậy, cách dạy, nội dung giảng dạy của thầy ở trên lớp cũng phải khác.

Để có đợc những con ngời thích ứng với "chuẩn mực chính là sự thay đổi" (lời của Bill Gates) của nền kinh tế tri thức, trong quá trình kết hợp kiến thức và dạy t duy cần hình thành cho học sinh một nếp t duy sáng tạo, một cách ứng xử thông minh, có bản lĩnh đối với các tri thức đợc trình bày. Không có một thái độ nh vậy, nội dung kiến thức dễ bị tuyệt đối hoá, đợc xem là chân lý duy nhất, sách giáo khoa đợc coi là "pháp lệnh", thầy giáo có nghĩa vụ truyền thụ, học sinh chỉ có việc ghi chép, tiếp thu. Nhiều trờng hợp mọi ngời thấy nên làm thế này thế kia mới là hay nhng không ai dám đổi. Học sinh sợ thầy, thầy sợ sở, sở sợ sách giáo khoa, sợ quy định của chơng trình, sợ kết quả thi cử. Rốt cuộc là làm y nh quy định!

Dạy nghĩ, dạy t duy không nhất thiết đòi hỏi phải cung cấp thật nhiều kiến thức. Nhiều khi chỉ cần giảng kỹ một câu thơ, một khổ thơ còn giúp học sinh hiểu về tác giả, hiểu văn chương, yêu cái đẹp, yêu cuộc đời hơn là dạy tràn lan cả bài thơ, cả nhiều tác phẩm. Nhưng vấn đề ở đây không phải chỉ là số lượng, nghĩa là cắt bỏ nhiều hay ít. Cái chính vẫn là quan niệm đúng rồi mới có thể giải quyết các vấn đề cụ thể như cắt giảm chơng trình, biên soạn sách giáo khoa...

Vì vậy, trước hết tôi nghĩ Bộ Giáo dục - đào tạo nên tổ chức những cuộc thảo luận rộng rãi trong giới chuyên môn và các nhà sư phạm về chủ đề này để có một quan niệm chung được đặt trên một cơ sở khoa học vững chắc. Những cuộc thảo luận như vậy đã và đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, trên nhiều diễn đàn giáo dục quốc tế. Chính dựa vào ý kiến và kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục, Chính phủ Xingapo đã quyết định cắt 30% nội dung chơng trình giảng dạy ở bậc tiểu học, chuyển trọng tâm vào việc phát triển tư duy sáng tạo của học sinh hơn là nhồi nhét kiến thức. Mới đây, Nga cũng vừa thông qua cương lĩnh giáo dục mới, trong đó nêu rõ chủ trương giảm bớt phần kiến thức cụ thể, tập trung vào việc hình thành nhận thức, cách nghĩ của học sinh. Cuối năm 1999, Thái Lan cũng đã thông qua luật giáo dục quốc gia trong đó ghi rõ yêu cầu cải cách giáo dục phải gắn trước hết với cải tiến việc học, lấy người học làm trung tâm, phát huy tiềm năng sáng tạo của học sinh.

Vấn đề phát triển năng lực tư duy trong trường học cũng là những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong những nghiên cứu và chính sách giáo dục của các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Đức...

LinkedInPinterestCập nhật lúc: