Dòng máu doanh thương vẫn chảy, mặc thời thế

05:14 CH @ Thứ Sáu - 12 Tháng Mười, 2007

Những quan niệm xã hội về giới doanh thương có thể trọng - khinh tùy thời. Nhưng về bản chất, họ vẫn là thành không thể thiếu trong mạch vận động của xã hội.

Buôn bán - một phần không thể thiếu

Tôi thuộc lớp thế hệ khi bắt đầu được đi học, tích luỹ kiến thức làm người vào đúng thời kỳ Pháp thuộc. Tư tưởng và nhân sinh quan ở nước ta lúc bấy giờ vẫn lấy đạo lý chế độ phong kiến làm nền tảng. Quan niệm của Vua, quan thời Phong kiến chưa bao giờ coi trọng các nhà doanh thương. Họ coi việc buôn bán chỉ là cái ngọn, sản xuất nông nghiệp mới là cái gốc căn bản của nền kinh tế tự cấp, tự túc nhỏ hẹp thời đó.

Hơn nữa, người làm nghề buôn bán không được coi là bậc "quân tử” vì đường học hành kém cỏi, tạp nham...

Thậm chí có nhiều phú thương ở Việt Nam thời trước còn mù chữ..! Do sự phát triển rất nhanh của xã hội loài người, việc lưu thông hàng hoá, vật phẩm là tất yếu, không thế lực nào kìm hãm được, công việc doanh thương được tự do mở rộng, lan toả đi khắp nơi.

Hà Nội một thời được gọi là “ kẻ Chợ”- một khu chợ lớn buôn bán tấp nập với thương lái nuớc ngoài, từ người Hoa, Chà-Và, rồi cả với thương thuyền của nhiều nước phương Tây. Miền Trung có Hội An, miền Nam có Gia Định cũng là những điểm giao thương với nước ngoài khá phồn thịnh thời xưa. Có thể hiểu việc giao thương, buôn bán như mạch máu trong cơ thể, không có nó, không một cơ chế xã hội nào có thể tồn tại và phát triển được.

Nhưng đặc thù của việc doanh thương lại có bản chất rất cực đoan mà ở chừng mực nào đó, còn tỏ rõ tính cách "bất lương" dưới con mắt xã hội. Đã hành nghề buôn bán, tất nhiên phải lấy lợi nhuận làm đầu buôn rẻ, bán đắt đầu cơ, tăng giá lậu thuế, trốn thuế lừa đảo bán hàng kém phẩm chất vân vân... Là điều đã xảy ra từ khi...có doanh thương và sẽ vẫn còn xảy ra khi... chưa hết doanh thương.

Bản chất và tính cách của doanh thương là lợi nhuận tối đa, nên bằng mọi giá, thậm chí chấp nhận mạo hiểm, hy sinh nếu thấy có lời lớn. Lịch sử Trung Hoa cổ đại lưu truyền câu chuyện Lã Bất vi hỏi cha: "Đi buôn vải thì lãi gấp bao nhiều lần?" - "Gấp 10 lần" - "Đi buôn vàng bạc thì lãi bao nhiêu lần?" - "Gấp 100 lần" - "Đi buôn nước thì lãi bao nhiêu?" - "Lãi muôn ức triệu lần, không sao kể xiết”.

Bởi vậy, dưới cái nhìn của kẻ “chính nhân quân tử” hay quan niệm của người lao động bình thường, hình ảnh của thương nhân quả không mấy thiện cảm... Nhưng khốn nỗi, họ lại là một thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của bất cứ xã hội nào.

"Chính nhân quân tử" cũng "buôn bán, phe phẩy"

Xin đưa ra một minh chứng khá điển hình ở nước ta thờì gian gần đây, khoảng từ những năm 60 đến 80 của thế kỷ trước. Khi miền Bắc nước ta dành được độc lập, tư do chính quyền mới, xây dựng một thể chế xã hội hoàn toàn theo một tư duy mới, nền kinh tế được cấu trúc theo mô hình kế hoạch hoá, bao cấp khá chặt chẽ, từ trên xuống dưới. Mọi viêc buôn bán, trao đổi đều phải thông qua cửa hàng thương nghiệp nhà nước hoặc các HTX địa phương, việc buôn bán tư nhân hầu như bị cấm đoán rất nghiêm ngặt.

Thương nhân thời đó không những bị khinh miệt gọi là bọn buôn lậu sâu mọt, “con phe”, mà còn có thể bị bắt giam và phạt rất nặng... Nhưng cuộc sống có quy luật phát triển của nó, nếu thể chế không phù hợp ắt sẽ phải trả giá. Sau chiến tranh giải phóng và thống nhất đất nước, các nguồn viện trợ không hoàn lại bị cắt hết, toàn bộ nền kinh tế kế hoạch hoá, ngăn sông, cấm chợ đứng trước sự đổ vỡ không sao tránh khỏi, cả xã hội lâm vào cảnh đói ăn, thiếu mặc, không đủ cung cấp từ những vật phẩm nhỏ nhất trong sinh hoạt đời thường.

Từ đó đã phát sinh ra tình trạng hỗn độn, đáng buồn, không chỉ số đông nhân dân lao động mà cả những “chính nhân, quân tử” hẳn hoi cũng lao vào “buôn bán, phe phẩy”, chui lủi vào Nam, ra Bắc kinh doanh để tự cứu lấy mình..!

Rồi như mọi người đã biết, cuộc đổi mới, mở cửa với nền kinh tế thị trường năng động, theo đúng quy luật phát triển của thời đại đã được chấp nhận và thực thi một cách ồ ạt...Cũng vẫn đất nước ấy, con người ấy, chỉ cần được mở rộng giao thương, tự do sản xuất, kinh doanh, toàn xã hội rất nhanh chóng thoát khỏi cảnh đói nghèo, cùng cực và có thể nói, đang tiến tới một tương lai tốt đẹp.

Qua đó, thấy rất rõ công sức của những nhà doanh thương, kể cả những người buôn bán nho. Họ đã góp phần bình ổn thị trường, lưu thông hàng hoá từ nơi thừa, đến nơi thiếu hết sức đa dạng, không một cửa hàng quốc doanh nào có thể làm nổi...

Ngày nay, bộ mặt của các doanh nhân đã khác xa so với các tiền nhân thời trước. Họ có học vấn cao, có tri thức đủ nhận biết tốt, xấu khi hành nghề, khác xa cả cung cách vận hành, bán buôn. Nhiều đại gia đã thành lập những tập đoàn, xây dựng nhà máy, xí nghiệp tự cung ứng cho thị trường, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế của đất nước.

Có ngày của Doanh nhân, nghĩa là nhà nước đã công nhận sự đóng góp to lớn của họ, đối với sự phát triển của xã hội... Và như trên đã nói, doanh thương, buôn bán chính là dòng máu tuần hoàn của xã hộ. Mặc dù dòng máu đó, với đặc thù cố hữu “lợi nhuận là trên hết” ví như trong máu có ít nhiêu độc tố, có thể gây ra vài ung nhọt, mẩn ngứa trên cơ thể, nhưng không vì thế mà bắt dòng máu ngừng chảy được.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Nhìn doanh nhân dưới góc độ văn hoá

    10/10/2018Vương Trí NhànNhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn chia sẻ những cảm nghĩ của mình, sau gần một tháng nghiền ngẫm bài báo của SGTT: “Đâu là những việc cần làm nếu muốn nhìn giới kinh doanh dưới góc độ văn hoá”...
  • Doanh nhân, anh là ai?

    13/10/2016Nguyễn Đức ThạcDoanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biến đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức...
  • Trạng thái bình thường của doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtCho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam...
  • Những bài học của một doanh nhân thành đạt

    15/09/2015Chương trình truyền hình 'The Apprentice' (Người học việc) được phát trên BBC tại Anh đã trở thành một trong những chương trình thành công nhất với số người xem mỗi buổi là 2,8 triệu. Trong chương trình, 14 người phải cạnh tranh để được nhà kinh doanh nổi tiếng Sir Alan Sugar nhận vào công ty với mức lương 100.000 bảng/năm...
  • Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

    18/05/2015Nguyễn Trần BạtKhi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập...
  • Hưởng thụ văn hóa của doanh nhân: Một nhu cầu lớn và có thật

    13/10/2014Kim YếnĐối với nhiều doanh nhân, nhu cầu hưởng thụ văn hóa gần như trở thành một đam mê vô tận. Nó làm cho cuộc sống vốn đầy rẫy bận rộn và lo toan trở nên thi vị hơn, ý nghĩa hơn. Niềm đam mê ấy đôi khi còn lớn hơn công việc đa đoan của người kinh doanh nữa. Theo cách riêng, mỗi doanh nhân tìm tòi trong sự tận hưởng về văn hóa, nghệ thuật những giá trị song một cách nghiêm túc, để có thể cân bằng giữa trí tuệ, tình cảm, ý chí.
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    23/11/2012Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thì sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là thờ ơ với sách vở...
  • Đi tìm bản sắc cho doanh nhân Việt

    23/09/2007Nhóm PVNói đến doanh nghiệp Mỹ, người ta nghĩ ngay đến phương thức gắn bó người lao động với doanh nghiệp bằng cách cho họ nắm giữ cổ phần, cổ phiếu. Đối với Tây Âu, đó là cổ phiếu cộng với đóng góp vào bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội cho người lao động. Đối với doanh nghiệp Nhật Bản là chế độ đảm bảo việc làm suốt đời cho người lao động. Đối với doanh nghiệp Việt Nam đó sẽ là gì?
  • Văn hóa doanh nhân đến văn hóa doanh nghiệp

    23/07/2007PVCó một số nhận xét cho rằng, phần lớn các doanh nhân Việt Nam ít đọc sách, ít sử dụng email và ít truy cập thông tin trên Internet. Kinh nghiệm về lãnh đạo và quản lý còn quá mỏng. Kiến thức về thị trường quốc tế, về kinh tế của các nước đang phát triển cũng còn sơ sài...
  • Doanh nhân và văn hoá

    09/07/2007Tô PhánChuyện hai doanh nhân thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ TPHCM công khai xem phim đồi trụy trên khoang VIP chuyến bay VN 535 của Vietnam Airlines ngày 17.6 hành trình Hà Nội - Paris, đã và đang gây phẫn nộ trong dư luận...
  • Doanh nhân cộng đồng, họ là ai?

    13/06/2007Hoàng Cửu LongCác nhà tỉ phú trên thế giới ngày càng hướng vào các hoạtđộng từ thiện.Họ là doanh nhân nhưng khôngbó gọn trong sản xuất, kinh doanh mà hướng tớilợi íchcộng đồng. Người tagọi họ là "Doanh nhâncộng đồng”...
  • Phong cách doanh nhân

    06/06/2007P.VMỗi doanh nhân khi xuất hiện trong những "phi vụ" làm ăn của mình, dĩ nhiên họ cư xử không ai giống ai. Nhưng theo tôi, doanh nhân Việt Nam rất nên học phong thái ứng xử của những người như SteveBallmer. Họ càng giàu có thì lại càng giản dị, và trong mỗi cuộc tiếp xúc, cái họ quan tâm nhất vẫn là hiệu quả thực tế.
  • Doanh nhân học

    12/03/2007Đỗ Thanh NămĐể tận dụng cơ hội, biến đe dọa thành cơ hội, tinh thần, thái độ và phương thức học hỏi của doanh nhân Việt phải được xem là tầm nhìn, phẩm chất kỹ năng. Học tập không chỉ đơn thuần là đến trường, đến lớp. Điều quan trọng nhất là “thuyền trưởng” phải đẩy mạnh mô hình học tập, chia sẻ lẫn nhau trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp.
  • Doanh nhân và kinh tế trí thức

    02/03/2007Nguyễn Kim Khánh thực hiệnDoanh nhân ngày nay không đơn thuần là những người buôn bán nhỏ lẻ mà họ đã thực sự trở thành một đội ngũ lớn mạnh. Những doanh nhân tài năng được xã hội coi là “những nhà khoa học kinh doanh”.


  • Con người văn hóa trong tư tưởng của một số doanh nhân dân tộc

    01/01/1900Nguyễn Bình YênSo với một số nước có nền văn minh phát triển sớm như TrungQuốc, Ấn Độ và một số nước TâyÂu thì Việt Nam không có những học thuyết tư tưởng lớn có vai trò chi phối sự phát triển xã hội như Nho gia, Đạo gia...
  • Tiếp thị hướng đến doanh nhân

    01/01/1900Hồng HàTiếp thị nhắm tới đối tượng khách hàng là những người chủ doanh nghiệp là công việc hết sức khó khăn và đầy thử thách bởi lẽ các doanh nhân thường là những người luôn bận rộn. Mặt khác, họ cũng là những người luôn ý thức cao về đề phòng rủi ro. Làm thế nào để tiếp thị các doanh nhân một cách hiệu quả nhất? Kim T.Gordon - cây bút thường xuyên trên chuyên mục marketing của Tạp chí Entreneur đã đúc kết được bảy điểm nổi bật sau đây trong các thông điệp tiếp thị của doanh nghiệp.
  • Bí quyết thành công của các doanh nhân triệu phú

    14/11/2006Vân NhậtNhững ông chủ của các doanh nghiệp mới thành lập thường nhìn các doanh nhân thành đạt bằng cặp mắt ngưỡng mộ và nghĩ rằng:“Giá như ta chưa biết được bí quyết của những triệu phú này là gì. Tại sao doanh nghiệp của ta lại không thể phất lên nhanh như vậy”? Thật ra, bí quyết của các triệu phú thật đơn giản đó không phải là làm việc thật cật lực, quên cả giờ giấc mà là hành xử như một Tổng Giám đốc điều hành (CEO) thật thụ, bất kể quy mô của doanh nghiệp như thế nào…
  • Doanh nghiệp doanh nhân & văn hóa

    07/11/2006Lê Đăng DoanhDoanh nghiệp là một loại tế bào của xã hội, doanh nghiệp không chỉ là một đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp là một cơ sở văn hóa và mỗi doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh của mình. Văn hóa của doanh nghiệp không tách rời với văn hóa của xã hội là hệ thống lớn bao gồm doanh nghiệp...
  • Doanh nhân văn hóa luận

    04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Nghĩ về doanh nhân và cách mạng

    10/10/2006Dương Trung QuốcGiờ đây, vị thế của tầng lớp doanh nhân đang ngày càng được khẳng định, không chỉ trong các văn bản, nghị quyết mà quan trọng hơn là từ thực tiễn của đời sống kinh tế của đất nước. Do vậy xem xét mối quan hệ giữa doanh nhân và cách mạng, giữa một tầng lớp xã hội và một hiện tượng xã hội mang tính chất lịch sử là một điều cần thiết...
  • Doanh nhân mới kết quả và thách thức

    01/01/1900Lê Đăng DoanhCùng với quá trình đổi mới, một đội ngũ đông đảo những doanh nhân mới, những Giám đốc, Chủ tịch HĐQT của các doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Nếu chỉ tính những doanh nghiệp đã đăng ký hợp pháp theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân từ l990 - l999 là 45.005 và 14.400 doanh nghiệp được thành lập trong năm 2000 thì số doanh nhân đã tăng lên đáng kể.
  • Sự hình thành tầng lớp doanh nhân văn hóa

    20/07/2006PGS, TS. Lê Quý ĐứcCùng với việc bàn thảo về văn hóa doanh nhân (hay doanh nhân văn hóa), qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội thảo khoa học, một vấn đề lớn đang được nhiều người quan tâm là việc xây dựng môi trường văn hóa của sự ra đời tầng lớp doanh nhân văn hóa. Đây là mặt thứ hai của vấn đề hình thành đội ngũ doanh nhân văn hóa vấn đề hết sức quan trọng...
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Nhàn đàm về Chữ nhân và doanh nhân

    04/03/2006Hoàng LêChữ Nhân: thêm ngã thành nhẫn, thay sắc thành nhấn, dấu nặng thành nhận. Thế là đã có bốn chữ khác nhau cùng một gốc. Ngẫm một chút, thấy mấy chữ này thật quý, thật hay, không chỉ doanh nhân mà mỗi chúng ta đều nên chú trọng...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Bàn về “văn hóa doanh nhân”

    03/01/2006Dương Trung QuốcNói đến “Văn hóa doanh nhân” hay “Văn hóa doanh nghiệp” chúng ta rất dễ sa vào một xu thế đang thời thượng là dường như toàn xã hội đang đi tìm cái căn cước văn hoá của mình. Đã có văn hoá ẩm thực, văn hoá làng xã, văn hoá đô thị... nay lại có văn hóa doanh nhân...
  • Doanh nhân phải biết làm việc với người thông minh hơn mình

    02/12/2005Đây là một trong những nguyên tắc vàng mà triệu phú người Mỹ làm ăn ở Thái Lan William E. Heinecke cho rằng một người khởi nghiệp nhất thiết cần phải có...
  • Tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp và doanh nhân

    21/10/2005Ngọc MinhTrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, doanh nghiệp không ra doanh nghiệp, doanh nhân không ra doanh nhân. Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ định, doanh nhân chỉ là người thừa hành, hoạt động không vì lợi nhuận, lỗ lãi do Nhà nước lo, tiêu dùng do Nhà nước phân phối định lượng. Kết quả Nhà nước phải đi vay để nuôi doanh nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp nuôi Nhà nước - một quy trình ngược, quy trình phi kinh tế...
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • Tiêu chuẩn doanh nhân theo quan niệm Phương Đông

    27/07/2005Vũ Quốc TuấnTại nhiều nước trên thế giới, đã hình thành những tiêu chuẩn người lãnh đạo doanh nghiệp.
    Đối với nước ta hiện nay, có thể nói chúng ta đang thiếu những doanh nhân thực thụ. Nhiệm vụ cấp bách là phải từng bước hình thành một tầng lớp doanh nhân có tri thức, đủ tầm cỡ trong kinh doanh trong nước và vươn ra thế giới.
  • Tư tưởng doanh nhân trong suy nghĩ và hành động

    24/10/2005Phạm T. Minh ĐứcSự thành bại của một doanh nghiệp mới thành lập bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng quan trọng bậc nhất là tài năng và cách cư xử của người lãnh đạo và tất cả những nhân viên trong doanh nghiệp đó. ...
  • Doanh nghiệp, doanh nhân - Đôi điều trăn trở

    22/07/2005Nguyễn Trần KhanhBài viết này nêu một số suy nghĩ về doanh nhân, doanh nghiệp và các mối quan hệ giữa doanh nhân, doanh nghiệp với Nhà nước, với giới tài chính - ngân hàng và với giới khoa học - công nghệ.
  • Những con số dành cho doanh nhân

    21/07/2005Có thể những con số thực tế sau làm bạn liên tưởng đến hoạt động kinh doanh của mình...
  • 3 điểm yếu của doanh nhân Việt Nam

    02/07/2005Chưa đoàn kết, làm việc thiếu chuyên nghiệp nhưng lại hưởng thụ sớm quá, phung phí, tự mãn sớm quá là ba điểm yếu của giới doanh nhân trong nước dưới góc nhìn của ông giám đốc công ty dầu thực vật Cái Lân (Lâm Đồng). Ông có lối nói chuyện chân thành, thẳng thắn nhưng hết sức cẩn trọng. Suy nghĩ thật lâu và chọn lọc từng lời nói trước khi trả lời.
  • Doanh nhân trong thời đại công nghệ thông tin

    18/09/2003Một vài điện thoại di động- loại mốt nhất với dây đeo lủng lẳng chưa làm bạn trở thành một đại diện cho làn sóng mới. Một bộ complê thật đúng điệu với mái đầu chải chuốt chỉ đủ để nhận ra bạn là một doanh nhân đã từng ra nước ngoài. Một cô thư ký xinh đẹp đi cùng đủ để biết bạn là người bận rộn . Tất cả những điều đó rất cần cho bạn trong giao tiếp, trong kinh doanh và nói lên rằng bạn thật sự là một doanh nhân rất năng động nhưng nếu bạn còn sử dụng được và sử dụng có hiệu quả những thiết bị mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây thì có thể nói rằng bạn không chỉ chú ý đến hình thức mà cả đến nội dung. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ thành công...
  • xem toàn bộ