"Dù muộn cũng phải nói..."

01:05 CH @ Thứ Tư - 25 Tháng Ba, 2009

Thế là sau ba mươi năm kể từ ngày mất, "cha đẻ của khoán hộ" - ông Kim Ngọc (1917-1979) - đã được truy tặng huân chương cao quý bậc nhất của Nhà nước ta, mang tên một con người vĩ đại - lãnh tụ Hồ Chí Minh, người mà ông Kim Ngọc đã có vinh dự tháp tùng trên nhiều nẻo đường, thửa ruộng miền trung du đất Tổ...

Cũng giống như lãnh tụ Hồ Chí Minh, hẳn ông Ngọc nghĩ, làm cách mạng là để cho dân được ăn no, mặc ấm, được học hành. Nói đến Kim Ngọc, có lẽ không ít người tự hỏi, vì sao người đi trước thời đại (trong hoàn cảnh lịch sử nước ta) đến hơn hai mươi năm, lại chỉ có học vấn khá thấp (bổ túc lớp 6, lớp 7), chức vụ không thật cao (Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, sau là Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phú)?

Kim Ngọc (1917-1979) là nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phú, ông được mệnh danh là "cha đẻ của khoán hộ" mà người ta quen gọi là "khoán mười", "cha đẻ của đổi mới trong nông nghiệp" ở Việt Nam.

Ông khởi xướng việc khoán hộ trong nông nghiệp Việt Nam vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20, ông đã áp dụng khoán hộ những năm 65-67 làm người dân Vĩnh Phúc khấm khá hơn. Nhưng do không được người cùng thời đánh giá đúng về khoán hộ nên đã bị phê phán, phải làm kiểm điểm tự nhận "có sai lầm trầm trọng trong khoán hộ". 20 năm sau khoán hộ của ông, năm 1988, nghị quyết về khoán hộ của Bộ Chính trị chính thức được ban hành (gọi tắt là khoán 10). Nghị quyết này hoàn toàn dựa trên những kinh nghiệm đúc kết của nhiều tỉnh thành đã âm thầm áp dụng khoán hộ của ông Kim Ngọc.

Vì sao một vị cán bộ lãnh đạo thuở ấy không muốn chấp nhận cái không khí "hoành tráng", "hào hùng" đầy khí thế của cảnh tượng "Dân có ruộng dập dìu hợp tác" để rồi từ đòi hỏi cấp thiết của thực tế dám tổ chức khoán hộ "chui" cho cả một tỉnh rộng lớn, mà biết trước quá nhiều khả năng mình sẽ bị kết tội mang tư tưởng của những người sản xuất nhỏ, cá thể, tự tư tự lợi, thủ tiêu phong trào thi đua yêu nước trong hợp tác xã, kìm hãm và đẩy lùi cuộc cách mạng kỹ thuật trong công nghiệp...?

Có thể nói, Kim Ngọc không phải là bậc vĩ nhân và ông cũng không quá khác thường, nhưng ông là người được lịch sử chọn để làm một việc "động trời"!

Ông Kim Ngọc đã nghĩ và đã dám làm, bởi từ khi tham gia cách mạng (1939), vào quân đội, và sau này làm đến Bí thư Tỉnh uỷ - vẫn là một người nông dân, giữ được những phẩm chất tốt đẹp nhất của tầng lớp này và ông xứng đáng được gọi là một nông dân cao quý.

Ngay cả tên họ của ông cũng giản dị: Tên thật là Kim Văn Nguộc, con nông dân, lam lũ từ nhỏ, lớn lên đi làm tá điền. Gần như cả cuộc đời gắn với đất đai đồng ruộng, ông thấu hiểu đời sống của người nông dân. Nguyến Trãi từng viết: "Trần thổ đê đầu chỉ tự liên/ Cúi đầu xuống đất mà tự thương mình". Ông cũng thế, suốt bao năm tháng ông luôn cúi đầu xuống đất để thương mình vì chưa làm trọn vẹn được những gì ông muốn cho bà con nông dân bớt đi nghèo đói.

Người xưa thường cẩn thận "cái quan luận định" (đóng quan tài mới kết luận được về một con người). Những tư tưởng và hành động của Kim Ngọc được khẳng định sau hơn hai mươi năm bằng Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị. Năm 1995, ông được truy tặng Huân chương Độc Lập Hạng Nhất, nhiều trường học, đường phố mang tên ông. Nhưng có lẽ những điều đó khi còn sống, dù là người có năng lực trí tuệ, ông cũng không bao giờ có thể tưởng tượng nổi. Người tài, người đi trước thời đại thường gian nan, lận đận.

Nghĩ về việc Kim Ngọc vừa được truy tặng huân chương cao quý, vừa thấy vui, vừa thấy chút se lòng. Không chỉ nghĩ về một tấm huân chương truy tặng - giải Nobel danh tiếng chỉ dành cho những người đang sống là một cách làm rất đúng - mà là một chữ "nếu". Nếu như việc khoán hộ của ông được tiếp tục cho phép kiểm nghiệm, nếu như sau đó được nhân rộng ra cả miền Bắc, nếu như ông được tặng chứ không phải là truy tặng... Nhưng lịch sử có bao giờ chấp nhận chữ "nếu như"!

Được biết, bộ phim truyền hình dài 50 tập "Bí thư Tỉnh uỷ" sắp khởi quay. Đạo diễn Trần Quốc Trọng thường trốn tránh trả lời vì e ngại trắc trở. Với sự kiện tặng huân chương quan trọng này, hoàn toàn có thể yên tâm để "luận định" về con người Kim Ngọc.

Như một ca từ của nhạc sĩ Trần Long Ẩn: "Dù muộn cũng phải nói...", nói về Kim Ngọc là không chỉ nói về một con người mà là còn nói về một thời, về việc con người phải dám và biết nghĩ, dám và biết làm, và quan trọng hơn là xã hội phải dám và biết chấp nhận những tư tưởng mới, để bớt phải nói chữ "nếu" và tiếc nuối...

Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm thức nông dân và công bằng xã hội nông thôn

    17/03/2009TS. Nguyễn Đức TruyếnNhà nước hỗ trợ người nghèo hơn 3.800 tỉ đồng ăn Tết Kỷ sửu, nhưng một phần không nhỏ trong số tiền này vẫn không đến đúng những người nghèo nhất. Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến đã lý giải hiện tượng này
  • 7 nỗi khổ của người nông dân

    12/03/2009Giáo sư – Viện sĩ Đào Thế TuấnNông dân còn quá nghèo, việc giải quyết giảm nghèo chưa gắn liền với việc phát triển kinh tế nông thôn nên chưa bền vững, vẫn còn có thể tái nghèo. Giáo sư Amartya Sen, người Mỹ gốc Ấn Độ, được giải Nobel chỉ ra rằng cái người nghèo cần không phải giúp họ tiền mà là các điều kiện để phát triển kinh tế (đất đai, công cụ, trâu bò và kỹ năng) và quyền được hoạt động để thoát khỏi cảnh nghèo, tức là cần “cần câu” chứ không phải “con cá”.
  • Chuyện dài đô thị và nông thôn

    21/10/2008GS. Tương LaiLiệu có người dân thành phố nào không có một gốc gác nông thôn? Người Hà Nội cũng vậy thôi. Chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đã có nhiều công trình nghiên cứu Hà Nội miêu tả và phân tích kỹ về những dấu ấn của làng quê trên gương mặt phố phường Hà Nội, tưởng chẳng phải nói thêm...
  • Nông dân cần được đối xử công bằng

    26/07/2008Vũ Ngọc Tiến“Tam nông” là thuật ngữ du nhập từ Trung Quốc, còn “Chính sách về tam nông” là ta đang học tập kinh nghiệm từ nước bạn, song như lời ông Lê Huy Ngọ- Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã nói: “Không phải kinh nghiệm nào của nước ngoài áp dụng vào nông nghiệp Việt Nam đều tốt, nếu như ta không vận dụng nó phù hợp với thực tiễn của nước mình”...
  • Mấu chốt “tam nông”

    10/07/2008Đỗ Chí NghĩaĐất nước hơn 80% là nông dân, phần lớn người thành phố cũng từ nông thôn, nông dân mà ra. Nếu đời sống của hơn 80% dân số không được cải thiện, công cuộc mưu sinh còn trắc trở thì đất nước chưa thể nào “cất cánh“...
  • Góp đôi lời bàn về tam nông hiện nay

    02/07/2008Vũ Ngọc TiếnVấn đề tam nông đến thời điểm này, khi mà công cuộc đổi mới đã đi được chặng đường 22 năm ta mới đặt ra cấp thiết, theo tôi là quá muộn. Song dù muộn vẫn còn hơn không...
  • Nông dân nghèo - mối nguy của xã hội

    05/06/2008TS Nguyễn Đức Truyến (Viện xã hội học)Sau hơn 20 năm đổi mới, lần đầu tiên hiện tượng đầu cơ gạo xuất hiện không chỉ làm giá gạo tăng vọt mà còn tạo nên cú sốc toàn xã hội.
  • Mắc nợ nông thôn

    22/04/2008Nguyễn Mạnh QuânMình còn mắc nợ nông thôn những gì và phải làm gì để bù đắp cho những mất mát của làng quê Việt Nam trước những đổi thay của thời cuộc...
  • Sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    07/12/2005Ngọc LanCông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để về mọi mặt, nhất là trong đời sống tâm lý của người nông dân. Bài viết này góp phần tìm hiểu sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • xem toàn bộ