Đường xa mây trắng trên đầu

09:36 SA @ Thứ Năm - 31 Tháng Năm, 2007

Tôi đã hơn một lần nghe than phiền về cái kết câu chuyện TấmCám. Cô Tấm trừng phạtcô Cám bằng cách dội nước sôi cho đếnkhi cô Cám... chín, sauđó còn đem làm mắm để gửi đến mẹ củacô Cám. Một câu chuyện cổ tíchkhông chỉtồn tại trên văn bản, mà còn được truyền miệng, bà kể cho mẹ, mẹ kể chocon, đời này qua đời khác. Không ít người cảm thấycô Tấm cũng độc ác quá chừng, nhưng thi ca cứ “dịu dàng nhưcô Tấm” , âm nhạc cứ "emlà cô Tấm thảo hiền”? Nếu tin vào câu chuyệncổ tích thìcô Tấm có hiền không? Bây giờ thế giớidần chuyển đối đầu sang đối thoại, đòn trừng phạt củacô Tấmcó nêntồn tại nữa chăng? Đôi lần tôi cũng muốn "tư duy lại tương lai" chocô Tấm, để còn nguyên niềm ngưỡng vọng nhữngcô Tâm thế kỷ XXI lộng lẫy trên sàn diễn thời trang, những cô Tấm thế kỷ XXI bản lĩnh đứng ra điều hành doanh nghiệp, nhữngcô Tấm thế kỷ XXIkhôn ngoan tham gia thị trường chứngkhoán...

Một trong những trí thức mà tôi kính trọng là nhà văn Nguyên Ngọc. Từ nhỏ tôi đã đọc "Rừng XàNu”, đọc “Đất nước đứng lên" củaông, mà hình dung một con người quắc thước và cương trực. Thỉnh thoảng đọc những bài Nguyên Ngọc viết giới thiệu cuốn sách này hay cuốn sáchnọ, tôi thật lòng không thích chút nào. Tư cách của Nguyên Ngọc phải dành để viết những bài phản biện chính sách, hay viết những bài nhận định văn hóa mà cỡ Bộ trưởngBộ VHTT cũng phải đọc như một tài liệu tham khảo không thểbỏ qua. Tôi bớt dần sự chờ đợi ở ông Nguyên Ngọc. Thế nhưng, một lần gặp ở Quảng Nam, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết đang xúc tiến thành lập trường Đại học tư thục, tôi liền hỏi. "Thời buổi cạnh tranh này, ngôi trườngmơ ước của ôngcó tuyệt chiêu gìkhông”? Như chuẩn bị từ lâu rồi, Nguyên Ngọc nói ngay. "Tôi nghĩ đến một ngôi trường rèn luyện cho giới trẻ sức phản kháng”. Tôi giật thột, hình như giảng đường nước ta nhiều năm qua, dạy đủ mọi thứ trên đời, nên chưa kịp dạy sinh viên sự phản kháng chính đáng trước cái trì trệ, cái âu trĩ, cái tự mãn... Tôi dùng tất cả sự nể phục nhìn nhà văn có vóc dáng thấp đậm đứng trước mặt. Cuộc đời ông Nguyên Ngọc cũng chìm nổi lắm. Vì đôi mắt của ông sắc quá, không có tia nhìn vuốt ve những kẻ đang chiếm lợi thế nhất thời. Vì chóp mũi của ông thẳng qúa, không thể đánh hơi gió chiều nào để xoay sang chiều ấy. Vì cái miệng của ông vuông quá, không biết đong đưa những câu ngọt ngào tâng bốc. Nếu cầm cọ vẽ chân dung nhà văn Nguyên Ngọc, tôi sẽ nhấn nhá cái vầng trán rộng, cái vầng trán rắn rỏi và kiêu hãnh!

Thế hệ tôi sinh ra sau năm 1975 và lớn lên khi vết thương chiến tranh từng ngày liền da. Chúng tôi có nhiều điều kiện thuận lợi qúa, nhiều cơ hội phát triển quá, mà cũng nhiều ưu tư đau đớn quá. Dù xã hội cởi mở hơn rồi, nhưng cái câu nhất thân, nhì thế cũng ám ảnh cả thế hệ chúng tôi trên bước đường mưu sinh lập nghiệp. Tôi có nhiều người bạn học rất giỏi, tốt nghiệp loại ưu, nhưng bôn ba mãi vẫn chưa xin được nhiệm sở vì không quen biết những người có quyền chức, vì không có tiền để lo lót. Có người ậm ừ. "Không làm được ở cơ quan Nhà nước, thì xin vào công ty tư nhân mà làm”? Đúng, ai cũng biết nhưng vẫn thấy ngậm ngùi. Nhất là ở các tỉnh nhỏ, nhiều công sở đang trông vị trí đấy, nhưng phải để dành cho "con ông Sáu, cháu ông Tư”? Chúng tôi tập dần thói quen nhún nhường. Nếu tư duy có nhỉnh hơn, nếu trình độ có cao hơn, thì nhiều bạn bè tôi cũng không thể kèn cựa hay tranh giành với con em nhưng người đã có công với dân tộc. Bởi lẽ cha ông họ đã hy sinh cho hòa bình, độc lập hôm nay. Mất mát làm sao trả nổi, máu xương làm sao trả nổi? Bạn bè tôi tự nguyện lùi lại, bạn bè tôi tự nguyện "đi chỗ khác chơi”!

Nhón chân vào nghề cầm bút, từng ngày tôi tập gật gù, từng ngày tôi tập im lặng. Vậy mà nhiều khi thấy nghẹn đắng. Dù bản thân chả sức dài vai rộng gì, nhưng tôi nhận ra chỉ có ở lĩnh vực thể thao thì sự công bằng mới được thể hiện gần như trọn vẹn nhất.

Trên đường chạy maratông hay trên sân cử tạ, không ai thi đấu dùm ai được, không ai bịp ai được, không ai nhân danh điều này để giành lấy thành tích kia được. Chỉ có một điều tôi day dứt, mỗi khi xem đội tuyển bóng đá Việt Nam thua trận, thường thấy rất nhiều giọt nước mắt tiếc nuôi của giới trẻ. Sự mộ điệu ấy đáng trọng biết bao, nhưng tôi tự hỏi, có bao nhiêu bạn trẻ hôm nay biết khóc khi nhìn vào bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế. Năm 1997, Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện trong bảng xếp hạng này được 2,79 điểm, xếp thứ 43/52 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2004, Việt Nam được 2,6 điểm, xếp thứ 102/ 146 quốc gia và vùng lãnh thổ... Những năm sau nữa, hy vọng cũng ngày căng phập phồng. Nên chăng, bên cạnh câu chuyện cổ tích TấmCám, nên lưu hành thêm một số câu vè như. "Dù cho bão táp mưa sa. Tham nhũng đến nhà phải báo công an"?

Có lần ngồi tâm sự với mấy người bạn văn chương, tôi bật lên cảm thán nghe rất lâm ly. "Đẹp biết bao một giọt nước rưng rưng hay một tiếng khóc âm thầm của tuổi hai mươi khi chứng kiến nạn tham nhũng vẫn hoành hành ở Việt Nam chúng ta”!? Một anh bạn cười mỉa mai: "Số tiền thất thoát vì tham nhũng đã lỡ một khoản cố định rồi”!? Phẫn nộ, tôi lao vào anh bạn. Cũng may, anh bạn từng đeo đai vàng Vovinam, cho nếu không đã ăn đủ miệng võ yêu nước của tôi! Trong những người nhảy vào can ngăn cuộc ẩu đả chẳng hay ho gì, có người vỗ vai tôi "Cậu là nhà thơ, không được nổi giận"! khiến tôi suy nghĩ mãi. Lẽ nào, nhà thơ thì không được quyền nổi giận trước cái xấu, cái ác, cái gian manh, cái đê tiện...? Lẽ nào thời hội nhập và tăng trưởng, phải bình thản nghêu ngao: "Sông có bao năm, vui vui buồn buồn người người ngợm ngợm... Núi đứng quanh năm, đất muôn đời nằm, riêng ta rộn ràng... "?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: