Sự giả dối không tạo dựng một nền khoa học lành mạnh

04:51 CH @ Thứ Ba - 24 Tháng Mười Một, 2015

Giáo sư đạo văn của đồng nghiệp nhưng làm ngơ như mình không có “dây thần kinh xấu hổ”, những cổ đông xem việc mở trường đại học như những thương vụ hơn là sứ mệnh trồng người… SVVN đã có cuộc trò chuyện với GS.TSKH Nguyễn Văn Trọng về gốc rễ sâu xa của những vấn nạn này.

Khoa học không chấp nhận giả dối

Theo ông, thế nào được gọi là một nền khoa học?

GS Nguyễn Văn Trọng: Tôi cho rằng trước hết cần hiểu đúng khoa học là gì? Nó hình thành ra sao trong tiến trình lịch sử của nó? Từ đó mới nhận biết được phải có những điều kiện gì để hoạt động khoa học có thể phát triển. Theo hiểu biết của tôi thì khoa học là sản phẩm của văn hóa phương Tây. Các nền văn minh khác đã để lại những công trình kỹ thuật rất vĩ đại như: Vạn Lý Trường Thành hay Kim Tự Tháp…

Nhưng xin nhớ rằng, đấy là kỹ thuật chứ không phải khoa học. Trung Quốc nói tự hào về các đại phát minh: Thuốc súng, la bàn,… Nhưng những cái đấy tuyệt nhiên không phải khoa học mà là phát minh kỹ thuật. Văn minh nào cũng có đỉnh cao kỹ thuật, nhưng chỉ có văn minh bắt nguồn từ cổ Hy Lạp và La Mã, sau này phát triển bởi các nước phương Tây thì mới có một đặc sản là khoa học. Khoa học và kỹ thuật là hai chuyện khác nhau dù có liên quan với nhau, ở Việt Nam người ta hay trộn lẫn hai thứ làm một.

Nhầm lẫn nên dễ dẫn đến ngộ nhận, thưa ông?

GS Nguyễn Văn Trọng: Đúng vậy. Ngộ nhận này bắt nguồn từ việc: Khoa học vốn không phải của mình, mà mình tiếp thu nó từ một nền văn minh khác. Theo tôi hiểu, Trung Hoa và nước ta để ý đến khoa học phương Tây chỉ vì thấy phương Tây có súng ống to mạnh quá mà những thứ đó họ có được là nhờ khoa học.

Thành ra, mình muốn biết khoa học, nhưng trong đầu vẫn nghĩ đến trang thiết bị kỹ thuật, trong khi thực ra không phải như vậy. Khoa học ở phương Tây sinh ra kỹ thuật cơ khí, nhưng mục đích khoa học chủ yếu vẫn là văn hóa. Con người muốn hiểu biết, văn hóa phường hội thời trung đại khiến những người cùng chung đam mê hiểu biết liên kết hợp tác với nhau trong các tổ chức phường hội.

Các tổ chức này đòi hỏi các thành viên tuân thủ các giá trị đạo đức nghề nghiệp. Hoạt động khoa học đạt được nhiều thành công vào các thế kỷ XVII-XVIII dẫn đến cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất (cuộc cách mạng công nghiệp hóa ở phương Tây)… Lúc đó dân chúng mới chú ý đến nó và tôn vinh nó.

Phải chăng do hiểu sai về khoa học của tiền bối, nên không ít sinh viên cũng hiểu sai về tinh thần khoa học?

GS Nguyễn Văn Trọng: Tinh thần khoa học thực ra là liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của cộng đồng các nhà khoa học. Nghề buôn bán có đạo đức nghề nghiệp của nghề buôn bán, các nhà khoa học cũng có đạo đức nghề nghiệp của mình. Đạo đức nghề nghiệp khoa học có ba điểm được coi là quan trọng nhất: Bất vụ lợi [1]; Trung thực tuyệt đối [2], gian dối trong khoa học là đuổi ra ngay; Và lắng nghe phản biện một cách có tổ chức [3].

Như ông nói thì tính bất vụ lợi của khoa học là trội hơn?

GS Nguyễn Văn Trọng: Đúng vậy. Đặc tính của khoa học là tính bất vụ lợi: Chỉ muốn biết, chứ không phải biết để làm gì?! Tính vụ lợi liên quan đến thời kỳ sau: sự thành công của khoa học khiến cho các Nhà nước quan tâm đến hoạt động khoa học, nhưng chủ yếu là quan tâm đến vũ khí.

Cho nên các Nhà nước bỏ tiền ra để thúc đẩy khoa học phát triển, làm cho khoa học phát triển rất nhanh. Nhưng chính vì thế cũng làm tha hóa khoa học, làm xói mòn tính bất vụ lợi đi, suy đồi tinh thần vốn có… Đến gần đây nhất, chiến tranh lạnh kết thúc, vũ khí không có vai trò rõ rệt nữa. Nên miếng bánh ngân sách các quốc gia dành cho khoa học bé lại. Thành ra xuất hiện sự kèn cựa nhau, nói dối trong khoa học.

Thời kỳ của Albert Einstein là thời kỳ đỉnh cao của khoa học với những sản phẩm mang tính đạo đức cao cả nhất của các nhà khoa học.

Nếu một môi trường mà sự giả dối trội hơn, thì nền khoa học và giáo dục sẽ thiếu lành mạnh, ý ông là như thế?

GS Nguyễn Văn Trọng: Khoa học đặt ra để cãi nhau, để tranh biện một cách trung thực nhằm phát hiện ra chân lý khách quan. Suy ra, nếu trong môi trường nói dối nhiều quá thì không thể làm khoa học được. Những nghề khác có thể có chỗ cho sự dối trá, nhưng nghề khoa học tuyệt đối không thể. Nó phải dựa vào sự tin cậy ở tính trung thực của người làm nghề. Anh dối trá là bị đuổi ra khỏi hội hoặc bị tẩy chay ngay trong giới.

Phía trong 'dinh luỹ"

Liên quan đến chuyện xây dựng những trường đại học chất lượng cao, ông giải thích thế nào khi chúng ta vẫn còn loay hoay khá vất vả với câu chuyện này?

GS Nguyễn Văn Trọng: Tuy sự đời nhiễu nhương, nhưng nhiều trường đại học của phương Tây - dinh lũy của các nhà khoa học - vẫn đảm bảo được chất lượng cao, do đạo đức nghề nghiệp của các nhà khoa học vẫn giữ được một mức nào đó. Sự gian dối là hiếm hoi. Những đại học nào như thế mới giữ được uy tín của mình. Đây cũng là câu trả lời về việc vì sao chúng ta mãi vẫn không xây dựng được trường đại học chất lượng cao như mong muốn. Vì nó liên quan đến phẩm tính của các nhà khoa học, nhiều hơn là việc trả lương bao nhiêu cho các nhà khoa học.

Chúng ta đào tạo các nhà khoa học, rồi lại quản lý họ như quản lý các nhân viên hành chính, nên không xây dựng được một cộng đồng khoa học có các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết. Cộng đồng đó phải tự chủ. Nhà nước chỉ định hướng các nghiên cứu thông qua phân bố ngân sách (ưu tiên cái mà Nhà nước cần), chứ không can thiệp vào hoạt động nghề nghiệp của các nhà khoa học.

Đối chiếu với bản thân mình, ông có nghĩ mình một nhà khoa học thực sự?

GS Nguyễn Văn Trọng: Tôi được Nhà nước cử đi học, rồi về trở thành viên chức Nhà nước. Về mặt đó, tôi không phải là nhà khoa học trong một cộng đồng tự chủ của các nhà khoa học.

Trong “dinh lũy” của các nhà khoa học (trường ĐH) như ông đã ví von, làm thế nào để khuếch tán tinh thần mê chuộng khoa học tới đông đảo sinh viên?

GS Nguyễn Văn Trọng: Tôi cho rằng cần thay đổi cách quản lý đối với người làm khoa học, giao quyền tự chủ cho cộng đồng khoa học. Cái khó hiện nay là, một mặt người quản lý hiện nay không muốn từ bỏ quản lý, còn mặt khác, cộng đồng khoa học đã quá quen thuộc với việc được bao cấp.

Phải khi nào anh có nhu cầu tự chủ thì mới giải quyết được vấn đề. Thế nên mới có chuyện, ở ta xử lý đạo văn vẫn trông chờ vào bộ máy quản lý, đôi khi còn yêu cầu công an vào cuộc, trong khi vấn đề này ở nước ngoài cộng đồng khoa học tự giải quyết với nhau. Tuy nhiên, tôi rất băn khoăn rằng, cộng đồng khoa học của ta có nên để được tự chủ hay không. Phải trưởng thành và đạt đến mức độ nào đó mới tính đến việc tự chủ.

Khi một cộng đồng khoa học mạnh nằm trong “dinh lũy” (là các trường đại học) thì sẽ khuyến khích được sự mê chuộng chân lý khoa học trong sinh viên. Có như thế, trường đại học mới sáng tạo ra được những tri thức mới.

Xin cảm ơn ông!

GS.TSKH Nguyễn Văn Trọng
- 1960-1965: Đại học Tổng hợp Kiev (Ukraine), chuyên ngành Vật lý lý thuyết.
- 1968: Bảo vệ luận án phó tiến sĩ năm 1968 tại Kiev, sau đó làm cộng tác viên khoa học của Viện Vật lý lý thuyết Kiev. Năm 1984 bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học tại Kiev.
- 1970: Về Việt Nam, làm việc tại Viện Vật lý.
- Được Nhà nước phong hàm Phó giáo sư (năm 1984) và Giáo sư (năm 1991).

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khi chất xám làm mồi cho mối mọt

    12/05/2018Một năm, cả nước có vài trăm công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ra đời. Và cũng con số ấy trôi vào nằm chất kệ, chất đống trong các thư viện...
  • Sai lầm, rủi ro trong khoa học phương Tây và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam

    14/08/2016Lê Ngọc HùngTrong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải: 1) Vấn đề phán xét các sai lầm trong khoa học; 2) Việc phân loại các sai lầm trong khoa học; 3) Bản chất của các sai lầm thuần túy khoa học; 4) Vấn đề dân chủ hóa trong khoa học và trách nhiệm công dân của nhà khoa học; 5) Sai lầm thuần tuý khoa học và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam.
  • Vài ngộ nhận về khoa học thường gặp

    02/07/2016Nguyễn Văn TrọngỞ nước ta hầu như mọi người chỉ thấy giá trị của khoa học ở những ứng dụng công nghệ thiết thực cho đời sống vật chất, cho nên người ta chỉ quan tâm đến tác dụng kinh tế của khoa học. Sự thực lịch sử cho thấy khoa học xuất hiện trước tiên ở phương Tây như một loại hình hoạt động văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của con người...
  • Khoa học cần tự do

    14/06/2016Đỗ Quốc AnhLúc nhỏ học vật lý, tôi thường ngạc nhiên không hiểu tại sao lại tranh cãi nảy lửa giữa chuyện Trái đất quay quanh Mặt trời, hay Mặt trời quay quanh Trái đất làm gì. Về mặt vật lý, hai điều này tương đương nhau hoàn toàn vì chuyển động là tương đối: Vật thể A quay quanh vật thể B, thì vật thể B cũng quay quanh vật thể A. Sau này mới hiểu thêm là nếu diễn tả cả một hệ vận động, thì việc chọn đúng tâm điểm của cả hệ (ở đây là Mặt trời) sẽ có tác dụng tinh giảm lý thuyết rất nhiều, và tạo ra một lý thuyết đẹp.
  • Làm thế nào để bớt học vẹt và tăng tính sáng tạo?

    02/04/2016TS. Nguyễn CamViệc dạy và học ở các trường phổ thông hiện nay ở nước ta chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử. Học để thi. Dạy để thi đua có thành tích thi cử tốt nhất. Do đó việc giảng dạy ở đây chủ yếu là truyền thụ các kiến thức, luyện các kỹ năng làm bài kiểm tra và bài thi mà ít để ý đến việc thông qua dạy kiến thức để dạy học sinh cách suy luận khoa học; rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh; ít khuyến khích các tìm tòi, khám phá...
  • Một cách tiếp cận khoa học mới của loài người

    28/01/2015Hà Vĩnh TânBằng việc sử dụng máy tính để mô phỏng các phương án phong phú và đa dạng của Hệ tự hành dạng tế bào, đây được xem như một phương pháp nghiên cứu khoa học mới, có hiệu quả và triển vọng nhất để mô tả và giải thích phần lớn các hiện tượng phức tạp của tự nhiên. Sự phát triển lôgic theo hướng nói trên đã dẫn Stephen Wolfram đến việc xuất bản một công trình khoa học lớn - cuốn sách tựa đề "A New Kind of Science"...
  • Ngôi nhà khoa học đang... không có móng

    06/01/2010Linh An - Thanh Hùng“Nếu chúng ta không có cơ sở khoa học vững chắc thì tất cả những công trình nghiên cứu về công nghệ đều không bền vững hoặc không đạt kết quả cao”. GS-VS Nguyễn Văn Hiệu đã mở đầu cuộc trao đổi với phóng viên Báo SGGP như vậy trong cuộc trao đổi khá sâu và cởi mở về đầu tư cho khoa học cơ bản, trong đó có chính sách của nhà nước còn bất cập hiện nay.
  • GS Ngô Bảo Châu: Cần nhất là "thổi lại" tinh thần hiếu học

    17/12/2009Kim Dung"Tổ chức xây dựng những nhóm nghiên cứu khoa học trẻ, năng động, là con đường lâu dài để tổ chức lại, để tạo một sức sống mới cho khoa học nước ta." - GS Ngô Bảo Châu.
  • Khác với chính thống không nhất thiết là xấu

    26/05/2009Hàm Đan thực hiệnNgười ta biết đến ông là một trong những người vận động đưa internet vào VN thời còn đương chức Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ & môi trường. Khi ở vào độ tuổi mà các bạn ông đều lui về dưỡng già, ông lại đang là đầu tàu ở NXB Tri thức – nơi hàng năm xuất bản hàng trăm đầu sách công cụ ( hàn lâm, dùng để nhận thức)
  • Đạo văn trong nghiên cứu

    10/07/2007Nguyễn Văn TuấnỞ nước ta trong mấy năm gần đây, nạn đạo văn được giới báo chí nhắc đến khá nhiều lần, nhưng phần lớn các trường hợp này thường xảy ra trong lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật. Còn trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, nếu từ lâu nạn đạo văn có liên quan đến những giảng viên và giáo sư cũng được nhiều nghiên cứu sinh đồn đại qua lại nhiều, nhưng chưa có bằng chứng hiển nhiên, thì gần đây một trường hợp đạo văn cực kì trắng trợn và... thô làm chấn động giới nghiên cứu khoa học Việt Nam, nhất là trong cộng đồng “cư dân” mạng.
  • Phép phản biện trong khoa học

    07/09/2006Nguyễn Văn TuấnPhép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm...
  • Buổi hoàng hôn của khoa học

    23/12/2005Phạm Việt HưngVấn đề giới hạn của nhận thức ngày càng trở thành quan trọng vì nó không chỉ là vấn đề của triết học, mà của chính khoa học, ảnh hưởng đến các định hướng nghiên cứu khoa học. Vào thời điểm bản lể chuyển từ thế kỷ XX sang thế kỷ XXI, nó đã trở thành một trong các đề tài nghiên cứu khoa học được chú ý nhất.
  • Những ngộ nhận danh xưng tốn kém

    25/08/2005Nguyễn Văn TuấnTrong vòng vài năm trở lại đây, có nhiều nhà khoa học hoặc được kết nạp vào New York Academy of Science (Viện hàn lâm khoa học New York), hoặc đề cử có tên trong các từ điển danh nhân loại “Who is Who”. Cố nhiên các nhà khoa học này có ít nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học, nhưng việc họ có tên trong các từ điển danh nhân hay được phong tặng những danh hiệu to lớn như thế có thực sự là một vinh dự, hay phản ánh tầm cỡ vĩ đại của nhà khoa học, hay là nạn nhân của những chiêu thức tiếp thị tinh vi của các công ti chuyên kinh doanh tiểu sử? Đây là một vấn đề cần xem lại cẩn thận. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày một số thông tin liên quan để bạn đọc lượng xét.
  • Đổ xô kiếm “mác” tiến sĩ để thăng tiến

    14/01/2004Tiến sĩ là học vị cao nhất trong khoa học. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bằng tiến sĩ “hấp dẫn” chủ yếu đang chỉ bởi tư cách là “giấy thông hành” bắt buộc cho sự thăng tiến. Số người dự định theo học sau đại học với toan tính có bằng cấp cao để dễ bề tiến thân mà không phải vì thực sự đam mê nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều.
  • Sinh viên phải là nhà nghiên cứu

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc, đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu trong chương trình khai mạc, giáo sư Hoàng Tuỵ cho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • xem toàn bộ