Đâu là nhân - quả ?

09:04 SA @ Thứ Bảy - 04 Tháng Bảy, 2009

Câu chuyện ngụ ngôn “Con hổ và con trâu với người trai cày” trong quyển Quốc văn giáo khoa thư - bậc Tiểu học, (Việt nam Tiểu học Tùng thư) từ những năm 40 của Thế kỷ XX, chắc chắn vẫn còn hằn sâu vào ký ức tuổi thơ ấu của lớp người, nay đã quá tuổi bảy mươi.

Chuyện rằng, Một con hổ to khỏe ngồi rình trên bờ ruộng… Nhưng nó chợt băn khoăn một điều kỳ lạ mà nó không thể hiểu nổi: Tại sao một con trâu mộng, với cặp sừng khỏe nhọn thế kia, mà phải cúi đầu lầm lũi trước một con người nhỏ bé như vậy? Nó quyết định lên tiếng hỏi trâu:

- Này trâu, sao mày to xác thế kia mà chịu để người hành hạ sai khiến vậy hả?
- Vì Người có Trí khôn! , trâu trả lời. Hổ quay sang hỏi anh trai cày:
- Này người kia! Trí khôn của mày đâu cho tao xem thử.
- Trí khôn tôi để ở nhà. Anh trai cày đáp.
- Mày về lấy đi!
- Tôi về để cho ông thịt mất trâu của tôi à?
- Không, tao thề là tao không ăn mất trâu của mày đâu!
- Tôi không tin! Anh trai cày lạnh lùng đáp.
- Vậy tao phải làm gì để mày tin?
- Ông thuận lòng để tôi trói ông vào gốc cây gạo kia một lúc vậy. Nhà tôi cũng gần đây thôi!

Hổ bằng lòng. Sau khi trói hổ vào gốc cây gạo xong, anh trai cày quay lại tháo lấy chiếc bắp cày, cứ nhè vào hổ mà bổ tới tấp: Trí khôn tao đây! Trí khôn tao đây!

Câu chuyện ngụ ngôn trên đây, nếu chỉ suy ngẫm từ góc độ triết lý dân gian, thì nó chứng tỏ rằng, từ xa xưa, tầng lớp bình dân cũng đã nhận thức được sức mạnh của lòng dũng cảm, một phương diện cụ thể của Tinh thần.

Dù tự xưng là Chúa tể muôn loài, con hổ kia vẫn cứ là ngốc nghếch khi đòi xem một thứ vô hình, mà theo bản năng, nó chỉ tin ở đôi mắt. Có lẽ triết lý hay nhất ở đây là hành vi của anh trai cày: Trước cái uy của hổ, anh bình thản đến lạnh lùng bằng cái tự chủ Ta vẫn là ta, nghĩa là trong anh, cái Tự do giản dị trọn vẹn và thanh khiết đang ngự trị. Chính vì thế, anh Sáng tạo một bài học cho hổ, mà cũng là cho “Đời”, rằng cái vô hình không tuyệt đối đồng nghĩa với cái hư vô trống rỗng.

“Trí khôn tao đây!” chứ không phải là “Tao giết chết mày!”, là một thông điệp nhân tính, chỉ đủ để cho hổ thốt lên: “Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!” mà thôi, chứ không vì tham bộ xương quí và bộ da lông vàng tàu cau rực rỡ mà giết chết đời nó.

Nếu nhận dạng từ gương mặt Triết học của câu chuyện này, thi khái niệm Tinh thần là khái niệm trừu tượng, thuộc phạm trù Siêu hình, chỉ cảm nhận về mặt ngữ nghĩa chứ chẳng ai nhìn thấy hình thù nó ra sao cả. Vì thế, nếu không lý giải, thì không thể nhận thức một cách tức thời, sức mạnh cải tạo Thế giới, thúc đẩy Thế giới phát triển bằng chính ý chí tự do và sáng tạo của nó. Đó chính là cái mà người ta gọi là Giá trị Tinh thần, và được nhận thức như là nguyên nhân của Giá trị Vật chất.

Thật vậy, toàn bộ những giá trị vật chất, những thành quả lao động mà nhân loại thành tựu được, đều là những công trình của Tinh thần, những tượng đài và kiến trúc của tài năng nhân loại. Dù đó là một tháp chuông, một mái vòm của nhà thờ, những bản vẽ của đồ án máy bay, con tàu Vũ trụ, những bản giao hưởng của các thiên tài âm nhạc, thuyết Tương đối, các bích họa cổ điển, hoặc những ý tưởng cao cả thúc đẩy các dân tộc, thì mọi công trình của Tinh thần đều biểu lộ một ý chí sáng tạo vĩnh cửu. Cho dù Thời gian và Lịch sử tàn phá những niềm hy vọng ấy, thì Tinh thần sáng tạo ấy vẫn trường tồn cùng nhân loại. Tất cả đều là những giá trị tinh thần, được sản sinh từ một Thế giới huyền diệu: Thế giới Siêu hình!

Chúng ta thường đinh ninh rằng, Thế giới này, cuộc sống này, số phận của chúng ta đây, là do “Tạo hóa đã ra tay xếp đặt”, Tạo hóa là siêu phàm, là siêu việt. Ngài ở đâu đó trong Thế giới Siêu hình để dẫn dắt cuộc sống của muôn loài. Nhưng chúng ta không một chút đinh ninh rằng, cái Thế giới Siêu hình đó chính là Thế giới Tinh thần, là ý chí tự do, là khát vọng sáng tạo trong mỗi chúng ta. Vậy nên, cái phải được tôn vinh không phải là Tạo hóa, mà là chính con Người chúng ta.

Nhưng tại sao phát sinh xu hướng chối bỏ Tinh thần? và tại sao Khoa học ưu ái Vật chất? Chúng ta sẽ thấy những chứng cứ lịch sứ về điều đó từ Thế kỷ XVIII cho đến nhưng năm đầu Thế kỷ XX. Trong thời gian đó, Khoa học đã tạo điều kiện cho học thuyết Duy vật củng cố địa vị của mình, nhờ đó mà các gương mặt khác nhau của học thuyết Duy vật thắng thế. Bằng cách nào mà Khoa học đã tạo điều kiện hình thành ý niệm Vật chất ?

Thứ nhất, Khoa học là một công trình của Trí tuệ của thiên tài con người. Nền văn hóa khoa học là một trong những yếu tố chính của đời sống Tâm linh. Việc thực hiện Khoa học cũng giống như việc thực hiện Nghệ thuật là chiến thắng của Tinh thần con người.

Điều nghịch lý là, rõ ràng Khoa học là một sự tỏa sáng, là vinh quang của Tinh thần. Thế nhưng, cuối cùng thường xảy ra là nó chối bỏ Tinh thần. Thứ hai, chính bởi phương pháp tiến hành Khoa học, mà rốt cuộc, Khoa học bỏ quên Tinh thần. Vì sao? Vì nền tảng của Khoa học là tính khách quan. Tính khách quan ấy có hai hình thức: Một là tính khách quan của đói tương được nghiên cứu, hai là tính khách quan của nhà khoa học, cũng chính là tính khách quan của Chủ thể, của Tinh thần.

1. Với đối tượng được nghiên cứu, thì lịch sử của Khoa học là lột bỏ dần khỏi đối tượng những gì còn bị tính chủ thể trộn lẫn. Chẳng hạn, theo từng giai đoạn lịch sử: Bước đầu tiên là loại bỏ thuyết “Nhân hình” của tư tưởng tiền luân lý, kiểu như Thượng đế, Thần linh v. .v.. Khám phá Tự nhiên như đối tượng của Khoa học. Giai đoạn này được thực hiện từ sự thức tỉnh của Khoa học Hy lạp, từ Thế kỷ thứ V và thứ VI trước Công nguyên, mà tiêu biểu là trường phái Hippocrate. Bước thứ hai là thành lập khoa Luân lý hình thức, đó là công cụ nhận thức đối với Aristote. Tiếp theo, bước thứ ba là loại bỏ tính cứu cánh và “những hình thức thuộc bản thể”, đồng thời trao cho Tự nhiên những mục tiêu có tính ý hướng. Đó là công trình của Pascal và Descartes. Bước thứ tư là mở rộng tính cơ giới và thành lập thuyết tất định vào Thế kỷ XVIII và XIX v.v…

Tất cả những bước đi đó nhằm theo đuổi một cuộc thanh lọc đối tượng của Khoa học. Nghĩa là loại bỏ triệt để tính chủ quan và quan điểm nhân văn trong Khoa học.

2. Với Tính khách quan của Nhà khoa học, đó là sử dụng công cụ Toán học và phương tiện kỷ thuật để loại bỏ khỏi thực nghiệm sự can thiệp cá nhân của các Nhà khoa học. Thực nghiệm Khoa học có giá trị phổ quát và tất yếu. Tự do và nhân cách của Nhà khoa học không liên quan gì đến Thế giới của tính tất yếu Khoa học. Dù rằng, chính nhân cách, ý chí và tự do của Nhà khoa học thiết kế và tạo dựng nên mô hình thí nghiệm. Nhà khoa học suy tư về nó và thực hiện nó, nhưng lập tức ông ta biến mất khi quá trình thực nghiệm bắt đầu: Nhân cách và ý chí của ông ta, không bao giờ được thể hiện trong phương trình hay công thức sau cùng của cuộc thí nghiệm đó.

Mặt khác, Tinh thần luôn luôn hòa trộn trong Thế giới hiện thực. Cho nên khám phá Khoa học bao giờ cũng đương đầu với bất định, với ngẫu nhiên tự phát, đi cùng với cái tất yếu trong hiện thực đó. Vì vậy, Khoa học phải thực hiện một sự phân ly triệt để và thận trọng sự hòa trộn ấy. Hệ lụy đương nhiên là Nhà khoa học nhận lấy trách nhiệm về những gì liên quan đến ngẫu nhiên tự phát, chỉ còn để lại tính tất yếu thuần túy làm thành quả Khoa học mà thôi.

Kết luận:

Nếp gấp tư tưởng do sự phân ly triệt để khách quan và chủ quan trong phương pháp luận Khoa học cổ điển, đã và đang còn hằn sâu, ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức luận Thế giới hiện đại.

Việc lọc bỏ chủ quan một cách cứng nhắc trong thực hành Khoa học, cùng với thuyết Tất định, đã làm cho tự do và trách nhiệm của nhà khoa học biến mất khỏi phương trình của Thế giới. Vũ trụ không linh hồn, mà người ta xây dựng ra lúc bấy giờ, sẽ đè bẹp Nhân tính. Vì lẽ đó, mà thiên tài của con người dường như gắn liền với sự tiêu vong. Từ giữa Thế kỷ XX, các nhà bác học, các Triết gia đã bắt đầu xúc động về điều đó, họ đã mạnh mẽ khước từ sự phi nhân bi thảm của thực tại: Cùng với tuyên bố của A. Einstein, G. Marcel đã cho công bố tác phẩm “Nhân loại chống tính Người” , gây một chấn động không nhỏ trong dư luận khoa học.

Tuy nhiên, ảnh hưởng ấy vẫn còn trói buộc tự do nhà khoa học ngay trong Thế kỷ XXI. Ví dụ như trong Ngành Điều khiển học: Nhà khoa học chế tạo ra một Người máy. Đó là sản phẩm của lao động sáng tạo, một suy tư nghệ thuật, một công nghệ và một Khoa học đẳng cấp cao. Nó là kết quả của trí tưởng tượng tự do bay bổng, của thiên tài tính toán trùng khớp giữa trừu tượng với hành vi Người máy. Tóm lại, cái đáng kinh ngạc khi trình diễn Người máy, chính là tài năng của Nhà khoa học. Thế nhưng, tác giả trình bày thành tựu của mình chỉ như kết quả tương tác của các qui luật tự nhiên, của tính tất định Khoa học, nghĩa là ông ta rút lui khỏi công trình của mình. Người máy của ông chỉ còn lại tính khách quan mang dấu ấn của tính tất yếu. Vì hành vi của Người máy rất giống hành vi con người, cho nên kéo theo một sự xác tín nguy hiểm rằng, mọi hành vi con người là hệ quả có cùng bản chất. Cho nên, thay vì tôn vinh Tinh thần của nhà sáng chế, người ta sẽ nói: Mọi hoạt động sinh học và mọi tư tưởng đều là những áp dụng khác nhau các qui luật điện tử !

Hà nội, hè 2009

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Siêu hình trong vật lý và tinh thần trong vật chất

    17/06/2018Hà YênTrong nhãn quan duy vật cơ giới, Vật chất là bất biến, là vĩnh cửu, là cái có trước, là cái quyết định ý thức v. .v.. dẫn tới xu hướng đề cao, tôn vinh đời sống Vật chất với bao hệ lụy của nó, thì làm một người “Quân tử nói lại” như Giáo sư Hồ Ngọc Đại, rằng Tinh thần quan trọng hơn Vật chất ,thì quả là một sự dũng cảm để vươn tới cái sáng tạo. Và cũng thật đáng để các “Quân tử nhất ngôn” suy ngẫm, cho dù vẫn biết rằng, cái “ngôn” mà buộc phải “nhất” ấy, nó có giá trị an toàn nhiều hơn là giá trị Khoa học .
  • Vài nét tóm tắt về Điều khiển học

    22/04/2016Bùi Quang MinhĐiều khiển học là ngành khoa học nghiên cứu truyền thông và điều khiển, tiêu biểu là Cơ chế điều chỉnh phản hồi, trong cơ thể sống, máy móc và sự kết hợp của cả máy móc lẫn sinh học, ví dụ như trường hợp hệ thống kinh tế - xã hội. Thuật ngữ này được Norbert Wiener sử dụng lần đầu tiên vào năm 1948, bắt nguồn từ tiếng Hy-Lạp “ Kybernetes ", hay “steerman” (người thuyền trưởng)...
  • Khi vật lý gõ cửa bản thể học

    12/04/2016Nguyễn Tường BáchKhủng hoảng về vật lý hiện nay là khủng hoảng về ontology, khủng hoảng về bản thể học của thế giới chúng ta. Mặc dù đi đến cửa ngõ của triết học rồi, nhưng nền tảng, bản thể của nó là gì, đó là điều mà chúng ta chưa biết. Khi vật lý học gõ cửa trên bản thể học thì ở đó Phật giáo có thể trả lời một vài câu hỏi...
  • Bản chất và quy luật của đời sống tinh thần

    11/10/2014Đào Duy ThanhTrong lịch sử nhận thức của loài người, do các cách nhìn và cách tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học đưa ra những quan niệm khác nhau về khái niệm "Tinh thần". Phái duy tâm khách quan nhìn thấy yếu tố tinh thần từ bên ngoài con người, còn duy tâm chủ quan lại nhìn thấy yếu tố tinh thần từ trong chính bản thân con người...
  • Sự thật về thiên thần, ác quỷ và phản vật chất

    29/04/2014Hạ Đan (Theo LiveScience)Trong bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết "Thiên thần và Ác quỷ", một vụ nổ phản vật chất đe dọa sẽ san bằng tòa thánh Vaticăng, nhưng trong thế giới thật, các nhà vật lí không hề bận tâm bởi cốt truyện này...
  • Lịch sử điều khiển học và khoa học hệ thống

    17/01/2014Bùi Quang MinhTheo Norbert Wiener, đối tượng nghiên cứu của Điều khiển học là cơ chế điều khiển các cơ thể sống và máy móc, dựa trên ý tưởng điều chỉnh hoạt động bởi vòng phản hồi ngược. Trong khi đó, Claude Shannon và Warren Weaver phát triển lý thuyết thông tin được coi là lý thuyết chung của tổ chức và quan hệ điều khiển trong các hệ thống khác nhau....
  • Xã hội vật chất và sự gắn kết với tự nhiên

    12/10/2013Nguyễn Quốc BửuTrong một xã hội ngày càng phát triển về mặt vật chất, con người đang cảm thấy lạc lõng giữa vô vàn phương tiện mà chính mình đã tạo ra. Người ta cảm thấy đánh mất sự gắn kết với thiên nhiên, với vũ trụ, và thậm chí với chính bản thân. Sự phát triển nào cũng có sự thoái trào của nó, vật chất cũng vậy. Khi bị bủa vây giữa muôn trùng công việc, giữa những suy nghĩ bề bộn, những toan tính trong việc thăng tiến, giác quan của con người với cuộc sống gần như mất đi. Người ta có thể nhốt mình giữa bức tường kín, đọc các báo cáo kinh tế với đầy rẫy những con số, xem những video sex, bật loa hết cỡ để nghe những ca khúc đang thịnh hành. Nhưng liệu họ có thể duy trì việc đó trong bao năm?
  • Về mối quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần trong sự phát triển của xã hội ta hiện nay

    17/04/2006Nguyễn Linh KhiếuThực tế cuộc sống cho thấy, các lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất đang chi phối hết sức mạnh mẽ cả nhận thức và hành động của các cá nhân và cộng đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoạt động căn bản của xã hội ta trong giai đoạn hiện nay là lao động sản xuất và kinh doanh...
  • Những vấn đề triết học của Điều khiển học

    13/11/2005Sự phát triển của điều khiển học chứng tỏ rằng các lĩnh vực tổng hợp của các khoa học là những điểm hết sức quan trọng của quá trình hình thành nên cái quan trọng của quá trình hình thành nên cái quan trọng có tính chất cơ bản và cái mới có tính chất nguyên tắc trong các tri thức về thế giới.
  • Tìm hiểu bản chất của ý thức

    12/10/2005GS. Đoàn Xuân MượuTừ khi loài người hình thành, tiến hóa, biết lao động kiếm sống, ý thức phát triển song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều triết thuyết của phương Đông và phương Tây bằng con đường minh triết và duy lý, về quá trình phát sinh của ý thức...
  • xem toàn bộ