Phương pháp tiếp cận di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin

11:18 SA @ Thứ Hai - 04 Tháng Sáu, 2007

Chủ nghĩa Mác- Lênin là mộtkhoa học vàdo vậy,nó phải được đối xử như mộtkhoa học. Trên thực tếở những mứcđộ khác nhau, việc nghiêncứu, nhận thức, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin chưađược đối xử như mộtkhoa học.Vì vậy, để phát huy vai trò và đảmbảo sức sống củanó, chúng cần phải nhận thức lạidi sản kinh điển.Có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhauđê nhận thứcdi sản kinh điển, trongđó vận dụng các nguyên tắc phương phápluận duy vật biện chứng là cách tiếp cận đáng tin cậy và phù hợp nhất. Nguyên tắc nàyđòi hỏi phải xem xét các quan điểm, tư tưởngcủa chính các nhà kinh điển (trong các nguyêntác), chứ không phảilà những cái mà người ta lĩnhhội, giải thích hoặc áp đặt chonó,đánh giá giá trị phải trên tinh thầnvô tư,khoa học, không thiên vị,ngoài ra, phải đặt cácdi sản này trong chỉnh thế) của hệ thônglý luận khoa học, trong điều kiện lịch sử- cụ thể và trêncơ sở thực tiễn.

Chủnghĩa Mác - Lênin không phải là một mớ giáo điều, cũng không phải là tôn giáo, mà là một khoa học, chứa đựng nhiều di sản có giá trị bền vững, có sức sống và ý nghĩa to lớn trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, nó cũng khó tránh khỏi có một số điểm chưa chính xác, chưa hoàn hảo hoặc đã lỗi thời. Đó là chưa nói đến tình trạng, trong không ít trường hợp, do bị tư duy giáo điều, chủ quan chi phối mà nhiều quan điểm, tư tưởng của các nhàkinh điển đã được giải thích, được kiến giải, được "sáng tạo" không đúng với tinh thần của các ông. Để chủ nghĩa Mác - Lênin luôn đóng vai trò phương pháp luận trong hành trình nhận thức chân lý khoa học, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động cho các đảng cách mạng, nó cần phải được đối xử như một khoa học, được nhìn nhận trên tinh thần phê phán. Trước mắt, một nhiệm vụ rất cấp thiết là phải xem xét lại đi sản kinh điển: khẳng định những tư tưởng có giá trị bền vững, những giá trị đã bị thực tiễn, trí tuệ nhân loại vượt qua và chỉ ra những gì còn là khiếm khuyết của bản thân nó và những cách hiểu về nó.

Có nhiều cách tiếp cận để nhận thức lại di sản của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó vận dụng những nguyên tắc phương pháp luận duy vật biện chứng: khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể và thực tiễn là một trong những cách tiếp cận đáng tin cậy và phù hợp nhất. Không chỉ chúng ta - những người đứng trên lập trường triết học macxít mà cả những nhà tư tưởng tôn trọng sự thật và có lương tri trên thế giới, thậm chí cả những người có tư tưởng vốn đối lập với hệ tư tưởng macxít, cũng đều thừa nhận (một cách tự giác hay tự phát) những nguyên tắc phương pháp luận này. Tuy nhiên, việc vận dụng như thế nào những nguyên tắc này cho phù hợp với đối tượng xem xét và để đảm bảo tính khoa học của nó còn là một vấn đề cần tiếp tục được thảo luận. Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất một số yêu cầu khi vận dụng những nguyên tắc đó trong việc tiếp cận di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Phải xuất phát từ những nguyên tắc của các nhà kinh điển.

Di sản kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin được trình bày, được thể hiện trong các tác phẩm của các ông. Do đó, để xem xét đánh giá di sản đó, yêu cầu này đòi hỏi phải đọc, nghiên cứu và nghiền ngẫm chính các tác phẩm đói hơn nữa, các "bản gốc" của các nhà kinh điển. Trước đây, khi nói về phương thức chủ yếu trong việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Ph.Ăngghen đã từng nhắc nhở những người macxít trẻ phải đọc tác phẩm gốc của Mác, không được đưa vào các tài liệu không phải là nguyên gốc. Đó là điều kiện cần thiết đầu tiên cho việc hiểu đúng những tư tưởng vốn có của các nhà kinh điển, làm cơ sở cho việc đánh giá, xem xét lại đi sản kinh điển.

Không đọc được "bản gốc", mà phải đọc qua "bản dịch" của "bản dịch" đã là một hạn chế cần phải khắc phục. Song, điều đáng nói hơn, không ít người nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng lại không trực tiếp đọc chính những tác phẩm kinh điển (dù chỉ là bản dịch), mà chủ yếu là qua những tài liệu giới thiệu, giải thích của người khác. Đương nhiên, sẽ là cực đoan nếu không thấy được tác đụng tích cực của những tài liệu đó. Song, nếu chỉ dừng lại ở mức độ đó, những tài liệu đó, thì thật khó mà nói tới việc nắm được "tinh thần đích thực" của các nhà kinh điển. Vả lại, trên thực tế cũng đã xuất hiện không ít những bài viết, bài nói, bài giảng mà do hạn chế về nhận thức, hoặc suy diễn một cách chủ quan, một số tác giả đã đưa ra những cách hiểu, truyền đạt không đúng tư tưởng, tinh thần của các nhà kinh điển. Những tác giả này đã giải thích các luận điểm, tư tưởng của các nhà kinh điển một cách cứng nhắc, giáo điều, hoặc chủ quan, tuỳ tiện rồi gán cho các nhà kinh điểnn. Không ít trường hợp, do tuỳ tiện "chế tạo ra Mác", một số tác giả đã đem những quan điểm, tư tưởng hoàn toàn không phù hợp với tinh thần của các nhà kinh điển áp đặt cho họ. Chẳng hạn, trước cải tổ, cải cách đổi mới, khi xác định mô hình CHXH, phương thức tiến hành đấu tranh giai cấp, cải tạo kinh tế, nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp và trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, một số nước XHCN trong đó có nước ta, đã mắc phải những lệch lạc, sai lầm nhất định. Nhưng, điều muốn nói ở đây là, những quan niệm, chủ trương chính sách đó đều được luận giải, minh họa trong các sách, báo bằng sức nặng của những "câu trích dẫn", những cái gọi là "ý tưởng" của các nhà kinh điển. Sự thực là chưa có trong một tác phẩm nào, một bài thuyết giảng nào của mình, C.Mác, Ph.Ăn ghen và V.I.Lênin cho rằng, quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước sẽ mở đường cho lực lượng sản xuất, kẻo lực lượng sản xuất phát triển theo. Rằng, trong chủ nghĩa xã hội, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đã hoàn toàn thích ứng với nhau và giữa chúng không còn mâu thuẫn nữa. Thế nhưng, trong một thời gian dài, chúng ta vẫn lầm tưởng đây là những quan điểm duy vật lịch sử của C.Mác, Ph.Ăng hen, V.I.Lênin về sự phát triển của xã hội nói chung, của chủ nghĩa xã hội nói riêng. Đó là chưa nói đến những trường hợp cố tình xuyên tạc một cách rất tinh vi của kẻ thù (cắt xén, trích dẫn một cách không đầy đủ, một cách "có thiện ý"...) nhằm gieo rắc những nhận thức sai lầm, lệch lạc.

Do vậy, quan điểm, tư tưởng của các nhà kinh điển thể hiện trong các tác phẩm của các ông cần phải được xem xét lại để trả chúng về chính các tác phẩm chứa đựng những didí sản đó. Xem xét một đi sản chỉ thông qua sự lĩnh hội, giải thích, sửa đổi (dù sự sửa đổi đó phù hợp với hiện thực) của một ai đó đều không khách quan, không nghiêm túc và không khoa học.

Đánh giá di sản kinh điển phải trên tinh thần khách quan, khoahọc, không vì một độngcơ, mụcđích nào khác ngoài sự phát triển khoahọc, phát triển lý luận và thực tiễncuộc sống.

C Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin là những nhà tư tưởng của thiên niên kỷ, là những thà bác học tiêu biểu cho tinh hoa trí tuệ, cho năng lực sáng tạo ở thời đại mình. Các di sản tư tưởng, lý luận do các ông sáng tạo là những cống hiến vô giá, đã và đang giữ vai trò đặt nền móng cho lý luận khoa học về sự phát triển xã hội và thực tiễn cải tạo xã hội bằng cách mạng để giải phóng con người, giải phóng xã hội loài người khỏi tình trạng tha hoá, phi nhân tính. Bằng sự phân tích một cách khoa học, không thiên vị, xuất phát từ “lương tri học thuật", nhiều nhà tư tưởng vốn "không duyên nợ" với chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn thừa nhận những cống hiến to lớn của các nhà kinh điển cho nhân loại.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, mặc dù là những thiên tài, nhưng các nhà kinh điển cũng khó tránh khỏi những hạn chế, những giới hạn tư duy của một cá nhân, một con người cụ thể, nhất là giới hạn của điều kiện kiện lịch sử. Vì vậy, trong những di sản kinh điển cũng khó tránh khỏi còn tồn tại những luận điểm, suy đoán nào đó đã lỗi thời, thậm chí sai lầm. Trong hoạt động khoa học, phát triển lý luận của mình, C Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, với một tinh thần khoa học thực sự cầu thị, đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế và không về ngần ngại bác bỏ, sửa chữa lại chính những luận điểm, tư tưởng của mình. Đó là tấm gương sáng ngời trong việc đối xử trên tinh thần khoa học đối với một hệ thống lý luận khoa học mà những người macxít có cảm tình với chủ nghĩa Mác - Lênin cần noi theo. Do vậy, khi đánh giá di sản của các ông, chúng ta cần phải phân tích một cách khoa học, không thiên vị với một thái độ tỉnh táo, khách quan.

Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô, chủ nghĩa Mác - Lênin đang phải hứng chịu một thử thách mới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải ứng xử với những thử thách đó như thế nào? Kẻ thù của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn tỏ ra hoan hỉ với việc phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin từ cách tiếp cận phi khoa học, với thái độ thù địch: phủ nhận một cách võ đoán, phê phán bằng cách bóp méo, xuyên tạc, lừa đối những người ít am hiểu. Những kẻ xu thời, cơ hội chủ nghĩa, thích "mật ngọt tinh thần hơn khoa học chân chính" đã vội vàng "trở giáo" bôi nhọ chủ nghĩa Mác - Lênin bằng cách xuyên tạc, phê phán một hệ thống lý luận khoa học, một "chủ nghĩa" bằng thái độ định kiến, cơ hội chủ nghĩa, thù địch thì giỏi lắm cũng chỉ đánh lừa được những người ít hiểu biết? ít am hiểu về chủ nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên, chúng ta không nên đồng nhất sự “phê phán" chủ nghĩa Mác - Lênin của những loại người này với sự phê phán của những người mặc dù công khai tuyên bố đối lập với hệ tư tưởng macxít nhưng có lương tri, tôn trọng sự thật.

Chúng ta là những người macxít. Nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ chủ nghĩa Mác -Lênin, nhưng cũng phải bảo vệ trên tinh thần khách quan, khoa học. Sức sống của lý luận khoa học nói chung, của chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng là ở chỗ, phải luôn sửa đổi, bổ sung và phát triển. Vì vậy, khi nhận thức lại di sản kinh điển, chúng ta cần phải tỉnh táo, khách quan, không vì tình cảm hoặc vì một ý đồ chính trị nào đó mà tìm cách "đọc và giải thích" những luận điểm không đúng, hoặc không còn phù hợp của các nhà kinh điển rồi cố gán cho chúng một ý nghĩa chân lý nào đó. Đồng thời, phải đọc và suy ngẫm trên tinh thần khoa học, đọc đến nơi đến chốn và bình luận những quan điểm, tư tưởng của chính các nhà kinh điển, chứ không phải cái mà ta hiểu về nó, người khác lĩnh hội về nó, nhất là những cái mà người ta gán cho nó.

Đánh giá, xem xétdi sản kinh điển phải đảm bảo tính chỉnh thể, tính hệ thốngcủa một lý luậnkhoa học.

Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là một khoa học, mà còn là một hệ thống lý luận, tư tưởng hoàn chỉnh. Nó không phải là sự tập hợp một cách đơn giản những quan điểm cụ thể hay trừu tượng, mà vốn là một tập hợp nhiều tầng nấc, động thái, là hệ thống những khái quát lý luận về tiến trình phát triển vốn có của thế giới.

Đánh giá về tính hệ thống của chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: "Chủ nghĩa Máclà một hệ thống các quan điểm và học thuyết của Mác". "Quan điểm", theo V.I.Lênin, là quan điểm triết học, còn "học thuyết" là học thuyết kinh tế và học thuyết xã hội chủ nghĩa,còn tính "hệ thống" ở đây là mốiliên hệ không tách rời giữa quan điểm triết học và hai học thuyết đó, cũng như mối liên hệ nội tại, quy định, chi phối lẫn nhau theo những "tầng nấc" giữa các quan điểm, tư tưởng. Hơn nữa, trong chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận, phương pháp, hệ tư tưởng, thế giới quan và thực tiễn thống nhất với nhau một cách không tách rời,chúng gắn kết với nhau thành một chỉnh thể.

Để đảm bảo tính chỉnh thể, tính hệ thống, khi xem xét, đánh giá, phê phán chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta phải xác định được cái gì là cơ sở, là chủ đạo, là phái sinh, cái gì, dòng tư tưởng nào là chính, là xuyên suốt, còn cái gì là vấn đề cụ thể, là chủ trương cụ thể... Không phân biệt được điều đó, nhập cục cái vốn có với cái phái sinh, tin tưởng chủ đạo với những cái cụ thể, hoặc đánh lộn sòng vị trí của chúng (một cách tự giác - cố ý để xuyên tạc, hay tự phát dù không nắm được cái chính thể), sa đà, luẩn quẩn với những vấn đề chi tiết có tính chất cục bộ, tạm thời, không chiếm địa vị chủ yếu trong hệ thống (chỉ "thấy cây mà không thấy rừng” chỉ thấy lá, thấy cành mà không thấy gốc, thân cây) sẽ dẫn tới đánh giá không đúng về chủ nghĩa Mác - Lênin, không thấy được tác dụng dẫn đường của nó cho các thế hệ mai sau.

Chẳng hạn, khi các nhà kinh điển thẳng thắn tuyên bố một số quan điểm, tư tưởng nhận định, chủ trương nào đó của mình lỗi thời hoặc sai lầm, hoặc cùng với thời gian, có những điểm chưa chính xác, chưa hoàn hảo được phát hiện ra, mà lại cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là "thiếu nhất quán” là không khoa học thì đó là một sai lầm. Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận phong phú, phức tạp, được hình thành, phát triển và hoàn thiện trong một thời gian đài với những biến động lớn lao của điều kiện lịch sử - cụ thể, cũng như trình độ tư duy, trình độ khoa học của nhân loại. Do đó, việc nó còn tồn tại một số hạn chế nào đó cũng là điều bình thường và phù hợp với quy luật nhận thức của nhân loại.Vả lại, những hạn chế mà các nhà kinh điển đã phát hiện ra và cả những hạn chế mà chúng ta phát hiện ra là những cái cụ thể, những chủ trương, giải pháp cụ thể, những dự báo, tức là những cái cụ thể chi tiết và do vậy, không hề ảnh hưởng đến tính khoa học trong chỉnh thể lý luận. Bản thân C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhiều lần chỉ ra điều đó, song, cho đến nay, việc tiếp tục nghiên cứu để phát hiện ra những hạn chế vẫn là công việc cần thiết, bởi lý luận không thể là khoa học, nếu thiếu chức năng phê phán và hơn nữa, nó còn giúp chúng ta tránh khỏi những sai lầmkhi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cuộc sống.

Nói chủ nghĩa Mác - Lênin là một chỉnh thể, một hệ thống lý luận hoàn chỉnh không có nghĩa là coi chủ nghĩa Mác - Lênin là một kho tàng tri thức bao chứa tất cả mọi tri thức của nhân loại, bao gồm tất cả các môn khoa học của nhân loại, hoặc đối lập nó với tất cả những hệ thống khoa học khác, biến nó thành một chủ nghĩa mang tính biệt phái. Trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống lý luận của mình, các nhà kinh điển đã dày công nghiên cứu những thành tựu tri thức mà nhân loại đã đạt được. Các ông đã kế thừa và tiếp thu những thành quả quan trọng của kinh tế chính trị học cổ điển Anh, CHXH không tưởng Pháp, triết học cổđiển Đức và những thành tựu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội khác của thời đại. Nhưng, từ đó mà cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin bao chứa toàn bộ tri thức của nhân loại lại là chủ quan, không khoa học. Thêm nữa, trong sự kế thừa những tri thức đã có, cũng như những hệ thống lý luận khoa học đang tồn tại và phát triển, các nhà kinh điển luôn đứng trên tinh thần khoa học để phê phán, chọn lọc những chân giá trị và đấu tranh không khoan nhượng với những tư tưởng phản khoa học, sai lầm. Các nhà kinh điển cũng chưa bao giờ cho mình cái quyền "độc quyền chân lý" và đối lập với các khoa học khác, nhìn những thành tựu của các khoa học khác bằng con mắt thù địch, như kẻ thù của chủ nghĩa Mác - Lênin thường rêu rao. V.I.Lênin chẳng đã từng nhắc nhở người cộng sản phải làm giàu tri thức của mình bằng tri thức của toàn nhân loại đó sao.

Coi chủ nghĩa Mác - Lênin như là đỉnh cao duy nhất của trí tuệ nhân loại, coi thường hoặc đối lập một cách trừu tượng nó với tư duy nhân loại, với những trào lưu, trường phái khoa học khác - đó không phải là lỗi của các nhà kinh điển, không phải là lỗi của bản thân chủ nghĩa này.

Phải đặt đi sản kinh điển trong hoàn cảnh lịch sử- cụ thể, trong văn cảnhcụ thể để xem xét.

Lênin đã khẳng định: "Không có chân lý trừu tượng, rằng chân lý luôn luôn là cụ thể". Điều đó có nghĩa là, có những quan điểm, tư tưởng là chân lý trong điều kiện lịch sử - cụ thể này, nhưng chưa hẳn đã là chân lý trong điều kiện lịch sử - cụ thể khác. Vì vậy, đánh giá một cách khoa học di sản kinh điển phải đặt nó vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nghĩa là phải xem trong hoàn cảnh đó, những quan điểm, tư tưởng ấy có đúng không và trong hoàn cảnh hiện nay, chúng còn phù hợp không? Nói cách khác, đánh giá các giá trị kinh điển phải đứng trên nguyên tắc lịch sử - cụ thể.

Trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế cũng đã xuất hiện không ít kẻ xét lại, thậm chí đi đến phản bội chủ nghĩa Mác, mượn cớ thời đại có những thay đổi để cho rằng chủ nghĩa Mác đã lỗi thời. Đúng là các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được viết ra từ lâu, trong đó có những quan điểm, tư tưởng mới chỉ là ý tưởng và sau này, khi tình hình có những thay đổi lớn, một số ý tưởng nào đó đã không còn đúng nữa. Đó là những hạn chế khó tránh khỏi của điều kiện lịch sử - cụ thể, của những bộ óc con người, mặc dù đó là những bộ óc thiên tài của những người thông thái. Nhưng, nếu từ đó mà rêu rao chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời lại là một sai lầmcực đoan. Phải thấy một thực tế là, có lúc, có nơi, nhiều Đảng Cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa đã chịu ảnh hưởng khá nặng nề của chủ nghĩa giáo điều, nên khi ai đó đặt vấn đề xem xét lại quan điểm này hay tư tưởng nọ của các nhà kinh điển đều coi là hiện tượng "kinh thiên động địa" và dễ bị quy chụp là chủ nghĩa xét lại. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một khoa học nó không chỉ đối lập với chủ nghĩa xét lại, mà còn đối lập với cả chủ nghĩa giáo điều. Trong quá trình sáng lập học thuyết của mình, các nhà kinh điển luôn công khai phản đối việc "dựng lên bất cứ ngọn cờ chủ nghĩa giáo điều nào" và ra sức phản đối việc giáo điều hoá tư tưởng của các ông. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ có ý nghĩa trong lịch sử đã qua, đại diện cho một giai đoạn lịch sử đã qua. Không có cái gì trường tồn cả, nhưng cũng phải thấy rằng, các nhà kinh điển đã giải quyết được những vấn đề mà người xưa chưa giải quyết được và mở ra con đường hướng tới chân lý, phát triển lý luận cho đời sau. Khẳng định điều đó, Ph.Ăngghen đã viết: "Toàn bộ thế giới quan của Mác không phải là một học thuyết, mà là một phương pháp. Nó không đem lạinhững giáo điều có sẵn, mà đem lại những điểm xuất phát cho việc tiếp tục nghiên cứu và phương pháp cho sự nghiên cứu đó”. Chủ nghĩa Mác - Lênin được xây đựng trên một nền móng lý luận và cơ sở thực tiễn vững chắc, với những quan điểm và tư tượng mang tính vạch thời đại. Đó là nền tảng, là cái khung cơ bản, là "nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phảiphát triển hơn nữa về mọi mặt". Vả lại, chủ đề nghiên cứu của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề giải phóng giai cấp vô sản và nhân loại, đối tượng nghiên cứu của nó là chủ nghĩa tư bản với tư cách một hình thái kinh tế - xã hội, chứ không phải một giai đoạn nào đó của chủ nghĩa tư bản. Tầm kết luận có tính quy luật của các nhà kinh điển là về hình thái của cả xã hội tư bản và cả sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân loại. Do vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin vừa làcon đẻ của thời đại, vừa là kim chỉ nam cho thời đại và lịch sử tiến bộ.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết mở, là một cơ thể sống đã và đang không ngừng được sửa đổi, bổ sung và phát triển theo tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.Đứng vững trên nguyên tắc lịch sử - cụ thể sẽ là không hợp lý, không khoa học, nếu ai đó lại đòi hỏi các tác phẩm kinh điển phải cung cấp cho họ những đáp án có sẵn để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống mai sau. Là những nhà khoa học chân chính, những người theo chủ nghĩa hiện thực, C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin không giống như các nhà triết học tư biện khác dùng sự suy diễn một cách tư biện, sự tưởng tượng và hư cấu để bù đắp cho những thiếu hụt về tư liệu khoa học, về tình huống mà họ chưa được trải nghiệm. Các ông để những tình tiết nhỏ cho người đời sau giải quyết, bổ sung và từng bước hoàn thiện.

Tách các tác phẩm kinh điển ra khỏi hoàn cảnh ra đời của chúng, coi chúng như những cuốn từ điển bách khoa cung cấp những đáp án sẵn có, dù là có dụng ý hay bị chi phối bởi chủ nghĩa giáo điều, đều dẫn đến sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin. Nói về chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, khi chỉ ra hai loại chủ nghĩa cơ hội: chủ nghĩa cơ hội có dụng ý và chủ nghĩa cơ hội "ngay thật",Ph.Ăngghen đã cho rằng, chủ nghĩa cơ hội "ngay thật" (tán dương, cường điệu hoá chủ nghĩa Mác, biến chủ nghĩa Mác thành những giáo điều bất đi, bất dịch) nguy hiểm hơn.

Phải đứng trên nguyên tắc thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để đánh giá chân lý.

Một đóng góp mang tính cách mạng của C. Mác trong sự phát triển triết học hiện đại là đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức. Và, việc xác định thực tiễn là cơ sở là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn đánh giá chân lý đã được quán xuyến trong suốt quá trình hình thành và phát triển hệ thống lý luận của các nhà kinh điển. Mỗi quan điểm, tư tưởng, nguyên lý, quy luật, kể cả những dự báo mà các nhà kinh điển đề xuất, khám phá, đều không phải là kết quả của những suy luận logic thuần tuý, mà là kết quả của sự trừu tượng hoá, khái quát hoá từ những thành tựu khoa học, những kinh nghiệm của những sự biến, của lịch sử, của thực tiễn cuộc sống. Nhưng, điều đó không có nghĩa là tất cả di sản trong các tác phẩm kinh điển đều là đúng đắn và đều giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay. Nói như vậy bởi ba lẽ:

1) Trừu tượng hoá, khái quát hóa là sức mạnh của tư duy sáng tạo, nhưng nó vẫn tiềm ẩn cả những sai lầmcó thể có.

2) Thực tiễn của những sự biến, cũng như cuộc sống vốn đa dạng, phong phú và với một phạm vi rộng lớn, do những hạn chế vềmặt không gian và thời gian mà có thể không thể bao quát hết.

3) Thực tiễn không bất biến, nó luôn luôn ở trong trạng thái biến đổi và phát triển không ngừng theo tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.

Xác định những di sản không chính xác, không hợp thời (các nhà kinh điển vì lý do nào đó không bao quát hết được "thực tiễn" thời đó) và những di sản đã bị thực tiễn ngày nay vượt qua là điều không mấy phức tạp. Nhưng, đánh giá những đi sản mà thực tiễn ngày nay chưa khẳng định được, cũng chưa bác bỏ được thì phức tạp hơn nhiều. Kiểm nghiệm qua thực tiễn là quá trình phức tạp, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Một nhận thức phải trải qua nhiều lần kiểm nghiệm mới có thể khẳng định là đúng hay sai. Ngay bản thân việc kiểm nghiệm như thế nào cũng còn là cả vấn đề. Kiểm nghiệm thực tiễn không đơn giản là lấy một nhận thức nào đó đem áp đụng vào thực tiễn và nếu thu được kết quả mong muốn thì nhận thức đó là chân lý, ngược lại là sai lầm. Hiệu quả như thế nào của thực tiễn, dĩ nhiên, có tác đụng rất quan trọng, nhưng không phải là nhân tố quan trọng duy nhất. Khi thu được hiệu quả mong muốn, còn phải phân tích hiệu quả đó, chứng minh sự nhất trí giữa nhận thức với thực tế khách quan, tìm xem còn có chỗ nào không nhất trí. Nếu không thu được hiệu quả mong muốn, cũng không thể ngay lập tức bác bỏ một cách hoàn toàn, mà phải tiếp tục kiểm nghiệm lần nữa. Vả lại, vận dụng lý luận vào thực tiễn còn tuỳ thuộc vào khả năng cụ thể hoá, cá biệt hoá lý luận cho phù hợp với thực tế, cũng như khả năng tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của chủ thể. Vận dụng lý luận một cách rập khuôn, giáo điều, giản đơn hoá lý luận thành những "đơn thuốc", những công thức cứng nhắc hoặc năng lực tổ chức thực tiễn hạn chế... không bao giờ đem lại kết quả mong muốn. Từ đó mà phủ nhận, bác bỏ một đi sản nào đó thì thật là sai lầm.Không ít những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội của các nhà kinh điển chưa được thực hiện thành công trong thực tiễn có nguyên nhân từ sai lầm, yếu kém của chủ thể vận dụng. Kiểm nghiệm qua thực tiễn để đánh giá, nhận thức một đi sản nào đó là điều cần thiết. Tuy nhiên, cần phải thấy được tính phức tạp của cả quá trình kiểm nghiệm, nếu không sẽ có những đánh giá không khoa học.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mô hình cổ điển về văn hóa trong quan niệm của các nhà triết học trước Mác

    11/04/2007Nguyễn Huy HoàngKhôngphải ngẫu nhiên mà vào vài thập kỷ gần đây, những vấn đề triết học của văn hóa càng nhận được sự quan tâm và thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu. Điều đó được lý giải do những đòi hỏi cấp bách của cả lý luận lẫn thực tiễn cuộc sống hôm nay. Song, thực ra, ngay từ thời cận đại, một truyền thống nghiên cứu và lý giải hiện tượng văn hoá trên nền tảng của triết học đã được hình thành. Truyền thống đó đã tạo nên mô hình cổ điển của văn hoá và sự lý giải nó trong triết học trước Mác.
  • Quan điểm của C.Mác về sự phát triển của hệ thống máy móc và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế tri thức

    30/09/2006Đỗ Thế TùngVào thời đại của C.Mác, mới chỉ cómột vài nước đang xây dựng nền kinh tế công nghiệp, chưa xuất hiện kinh tế tri thức. Nhưng những điểm mà C.Mác rút ra từ việc phân tích sự phát triển của hệ thống máy móc rất phù hợp với những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức hiện nay...
  • Một cách “truyền bá” triết học Mác - Lênin

    05/09/2006Nguyễn Tiến LượngBài viết "Làm mềm" sách triếtcủa tác giả Lam Điền trên báo "Tuổi trẻ" đã thu hút tôi. Cùng với dòng tít là những bức ảnh “đen trắng" minh hoạ nhưng cuốn sách triết học, mà theo tác giả Lam Điền, đã dược "làm mềm”. Tôi đã đọc bài viết rất kỹ và tự hỏi tại sao lại có thể làm như vậy được?!
  • C. Mác với sách

    07/08/2006Hữu Giới... Đọc sách chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc đời hoạt động của C.Mác - nhà tư tưởng, nhà bác học và nhà cách mạng thiên tài, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới. Mác đã dành nhiều thời gian đọc sách và chính sách báo đã giúp Mác rất nhiều trong suốt cuộc đời lao động sáng tạo của mình. Ông đã từng nói: "Sách là nô lệ của tôi nhưng cũng là người thầy của tôi"...
  • Về cái gọi là hai thế giới - một của tôn giáo và một của triết học mácxit

    12/07/2006Đỗ Lan HiềnHiện nay có những nhà thần học và tôn giáo học cho rằng “có thể tồn tại đồng thời hai chân lý, với hai phương pháp nhận thức. Một phương pháp của khoa học duy vật, một phương pháp nhận thức phi lý tính, nhận thức nhờ có lòng tin, cái chân lý mà tiêu chuẩn của nó không phải thông qua thực tiễn, mà là niềm tin do trực giác đưa lại với tất cả những yếu tố chủ quan của con người....
  • Đổi mới trước hết là tôn trọng và cũng là bổ sung các nguyên lý của triết học Mác

    08/12/2005GS. Dương Phú Hiệp... chúng ta cần đánh giá, nhận thức về các nguyên lý của triết học Mác để xem chúng ta đã "trung thành" với các nguyên lý đó như thế nào. Có thể nói rằng trong những năm qua đã xảy ra nghịch lý: một mặt chúng ta nói rất hay về CNDV, về phép biện chứng của Mác, nhưng mặt khác trong tư tưởng và trong hành động lại biếu hiện rất rõ CNDT và phép siêu hình....
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • Khởi đầu xây dựng một Thế giới quan mới

    26/04/2003Bùi Quang Minh ([email protected])Khoa học công nghệ đương đại sẽ cung cấp tư liệu mới, phương pháp tư duy mới làm cơ sở cho việc xây dựng “lâu đài” triết học của thế kỷ 21 định hướng cho con người hiện đại rõ ràng và đúng đắn hơn...
  • Vấn đề xây dựng 1 thế giới quan mới

    26/04/2003Minh BùiSuy nghĩ vững chắc những vấn đề Triết lý sẽ đóng góp một vai trò quan trọng với chúng ta...
  • xem toàn bộ