Giấc ngủ và hư danh

10:00 SA @ Thứ Hai - 25 Tháng Sáu, 2018

Khi đội bóng U23 nước nhà làm nên kỳ tích ở giải U23 châu Á, dân viết lách mê bóng đá như mình, từ bóng đá hay nghĩ lan man sang chuyện khác, bỗng nhiên thấy chạnh lòng. Nhiều năm nay, văn chương nước nhà đã “thắng” được trận nào đình đám như vậy chưa? Hình như chưa. Hình như làng văn buồn ngủ lâu quá. Có lẽ vì thế mà một câu hỏi quá cũ vẫn cứ được láy đi láy lại: bao giờ chúng ta mới có tác phẩm lớn, tác phẩm đỉnh cao?

Nhà văn Trần Đức Tiến.

Cuối năm nào cũng có những cuộc tổng kết ở những tầm mức, quy mô khác nhau. Các nhà văn thức chờ trao giải. Trao xong, đâu vào đấy, cả làng lại yên ắng… ngủ tiếp. Nhiều tác phẩm được giải hầu như chưa kịp để lại dấu vết gì trong trí nhớ bạn đọc, đã vội vã bị lãng quên. Thỉnh thoảng đâu đó thấy rộ lên dư luận khen chê quyển này quyển kia. Thậm chí ý kiến rất khác nhau. Người thổi lên mây. Người dìm xuống bùn. Nhưng cũng chỉ ồn ào một thời gian rồi tự lắng. Giống như người được gãi đúng chỗ ngứa, hay được uống một hớp nước khi khát. Kể ra thế cũng tốt. Nhưng nếu chỉ có thế lại xem ra chưa ổn. Thứ văn chương đích thực, có giá trị lâu bền - thứ văn chương đỉnh cao như lâu nay mọi người mong đợi, cơn mưa rào thỏa mãn cơn khát lâu ngày của đất đai, chứ không phải vài hớp nước làm dịu cổ họng - dường như vẫn còn giấu mặt ở đâu đó.

Sáng tác đã vậy. Còn nghiên cứu, phê bình văn học thì sao?

Mình, tự nhận thấy không đến nỗi quá bảo thủ. Tuy là dân sáng tác, nhưng không thành kiến khụng khiệng gì với giới phê bình như ai đó. Mình tán thành phát biểu của nhà phê bình văn học Thụy Khuê. Trong cuốn sách mới nhất của bà có đoạn: bạn đọc và nhà văn đều có thể tìm thấy “những điều vô cùng lý thú, đôi khi hấp dẫn” khi nghe các nhà lý luận phê bình phân tích về bản chất văn chương, bản chất người viết và người đọc. Vậy mà theo mình quan sát, hình như các bác lý luận phê bình nhà mình chả mặn mà gì lắm với những sáng tác đương thời. Nghe đâu một dạo, khi có ý kiến thắc mắc chuyện đó, một bác đã nói: có gì đâu mà phê với chả bình? Tức là, theo ý bác, sáng tác chả có thành tựu gì đáng kể, thì cũng chẳng cần nhà phê bình động bút.

Buồn nhỉ? Sao mà cách nghĩ của bác ấy lại… khớp với tâm lý, thói quen lâu nay của dân ta đến thế! Thích nghe khen. Chê khó hơn khen. Đã có tác phẩm phê bình văn chương nào toàn chê, chê công khai trước bàn dân thiên hạ, chê cho ra tấm ra món chưa nhỉ? Chê đúng, chê đích đáng, có khi còn tốt hơn khen. Mình thành thật nghĩ vậy.

* *

Trong yên tĩnh có ồn ào.

Đáng tiếc lại là ồn ào những chuyện ngoài văn chương.

Đầu tiên là chuyện giải thưởng. Như mình đã nói ở phần trên: giải thưởng thường trao vào dịp cuối năm.

Nhớ cái năm Nguyễn Trí được giải Hội Nhà văn, lúc Hội đồng chung khảo chuẩn bị bỏ phiếu, mình phải chạy ra ngoài cầu thang a lô cho ông. Thưa gửi mấy câu thật nhũn nhặn. Lúc ấy mình vẫn chưa biết mặt ngang mũi dọc ông Trí thế nào. Nội dung cuộc trao đổi đại khái: ông có đồng ý tham dự giải thưởng không, nếu đồng ý thì hội đồng mới đưa vào xét. Hỏi đi hỏi lại cho thật chắc ăn, chứ nếu đã quyết định trao mà ông ấy lại từ chối thì… mất vui.

Trao và nhận giải lại quan trọng, phức tạp đến thế sao?

Không. Theo mình thì không.

Tác phẩm của nhà văn được xuất bản và lưu hành rộng rãi trong công chúng, thì cũng giống như bất cứ một thứ hàng hóa nào khác. Bạn đọc - người dùng (cá nhân hoặc tổ chức) có quyền bình phẩm, khen chê, biểu dương hoặc tẩy chay. Tặng giải thưởng là một hình thức của biểu dương. Tuy nhiên, tác giả của tác phẩm được tặng giải cũng có quyền nhận hay từ chối giải. Chuyện ấy nên coi là bình thường. Chỉ có những ai sĩ diện hão, thiếu tự tin, mới sợ “uy tín, danh dự” của mình bị tổn thương khi trao giải cho người ta mà người ta không nhận. J.P.Sartre, nhà văn lớn như thế, tiếng tăm lừng lẫy như thế, từ chối nhận giải Nobel, nhưng Nobel có vì thế mà “kém cạnh” đi đâu?

Khốn nỗi ở ta lại có những chuyện không bình thường.

Lẽ ra không muốn nhận giải, không thích cái giải ấy thì nên dẹp ngay từ lúc biết mình được đề cử. Như thế mới là người đàng hoàng, tự trọng. Đằng này lại im ỉm im ỉm, có nghĩa là đồng ý tham dự (cũng giống như đồng ý dự thi), chấp nhận “luật chơi”, nhưng khi kết quả không như mong đợi thì hùng hồn tuyên bố từ chối. Thậm chí có trường hợp còn lu loa lên như bị trấn lột. Mấy năm trước, trả lời phỏng vấn về trường hợp một chị nhà văn từ chối giải kiểu đó, mình đã kể câu chuyện về cô cháu gái 5 tuổi: cháu thích vẽ, bà nịnh cháu, toàn cho điểm 10. Một lần chẳng hiểu sao bà lại chặt chẽ, chỉ cho cháu 9,5. Thế là cháu lăn đùng ra, giãy đành đạch. Báo hại ông dỗ mỏi mồm, nhưng nhân đấy ông cũng cảnh báo: cháu 5 tuổi, ở nhà còn giãy được, chứ sang năm vào lớp một, cô giáo cho điểm 9 mà giãy thế thì… chết đòn!

Một chuyện khác cũng rõ là oái oăm: Ông nọ có cuốn tiểu thuyết tham dự giải thưởng 5 năm của thành phố X. Thể lệ của giải quy định: tác phẩm tham gia phải đã từng ít nhất một lần được giải ở đâu đó. Khoan hãy bàn về cái quy định này. Chỉ biết cuốn tiểu thuyết của ông, mấy năm trước đã được hội Z trao tặng thưởng. Khốn nỗi, năm ấy ông lại từ chối, và đã lên mạng tuyên bố này nọ rất hùng hồn. Thành thử bây giờ không đủ điều kiện tham dự giải của thành phố X (ngoài tặng thưởng của hội Z, ông chưa được giải ở đâu khác). Tiếc quá. Ông đành muối mặt xin lại cái chứng nhận “đã từng được tặng thưởng” của hội Z! May, người ta cũng thể tất và cấp lại cho ông giấy chứng nhận. Vậy là đủ điều kiện. Chung khảo chấm ông giải Nhì!

Tưởng thế đã “mồ yên mả đẹp” mọi nhẽ. Nào ngờ ông ứ thích Nhì. Ông nhắm giải Nhất cơ. Thèm vào Nhì! Nhì… bỉ mặt ông quá. Rõ ràng có Nhất hẳn hoi, mà người khác lại lượm mất. Vậy là ông vùng vằng, giãy lên như đỉa phải vôi.

Vậy cho nên mới có cái màn chạy vội ra cầu thang, thẽ thọt thưa gửi đàng hoàng với ông Nguyễn Trí.

Thứ nữa là chuyện kết nạp hội viên.

Minh họa: Lê Phương

Nghề văn có cao quý không? Thưa có. Rất cao quý. Nhưng những nghề nghiệp lương thiện khác trong xã hội cũng cao quý không kém đâu ạ. Mình rất dị ứng với những bác nhà văn thuộc dòng “trần văn oách”, hoang tưởng, tự vơ vào cho mình những thiên chức cao siêu này nọ. Giá trị thực của nghề nghiệp, và của những gì con người cống hiến cho xã hội, không phải là những cái nhãn mác vớ vẩn, mà là chất lượng công việc của anh ta. Lái xe hàng nghìn cây số an toàn, nấu được bữa cơm ngon cho chồng cho con, hoàn toàn không thua kém việc viết ra những trang văn hay. Tết năm nào mình đã từng kêu lên trong một bài báo: thật bất công, khi có những chiếc bánh chưng ngon lành bị mua bằng tiền nhuận bút của những bài thơ dở.

Quãng thời gian mình đang còn một tí “quyền” là quyền bỏ phiếu kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, một lần vào dịp đó, mình đang ở Hà Nội. Bốn giờ sáng. Chuông điện thoại réo. Choàng dậy nghe. Đầu dây bên kia, giọng phụ nữ não nùng: “Chiều qua em đến khách sạn tìm anh nhưng không gặp. Em biết sáng nay bỏ phiếu. Năm nay mà em không được thì không còn mặt mũi nào nhìn các con các cháu của em nữa. Anh ơi, anh làm ơn làm phúc…”. Mình rất kém khả năng chịu đựng nước mắt phụ nữ (dù chỉ nghe chứ không nhìn), bèn gạt đi: “Thôi thôi thôi thôi! Chị khỏi phải nói thêm nửa câu. Tôi chắc chắn sẽ bỏ cho chị một phiếu”.

Đặt máy xuống. Ngồi thần ra hồi lâu. Tuổi đã cao, “thi” đã trượt nhiều lần, bẽ bàng ê chề quá đủ, giờ phải viện cả con cả cháu ra nữa, thì họa là gỗ đá mình mới có gan từ chối!

Thú thật là cho đến hôm nay, nhiều năm đã qua, mình vẫn chưa biết mặt người mẹ, người bà thi sĩ ấy. Chỉ biết ngoài chuyện làm thơ, bà còn có trình độ chuyên môn rất cao để hành một cái nghề rất đáng kính trọng khác. Cái năm với cú điện thoại đáng nhớ nọ (chắc chắn không chỉ gọi cho riêng mình), bà đã trở thành hội viên hội nhà văn. Nhưng cũng bắt đầu từ đó, tịnh không thấy thơ bà đăng báo hay in sách nữa.

Hỡi ôi!

Danh hão! Danh hão!

Liệu còn bao nhiêu người phải tiếp tục khốn khổ vì mày?

22/1/2018

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Hư danh, kém hợp quần, không hiệp tác, hư hỏng

    06/06/2019Vương Trí NhànTục ta nghề nào lập hội ấy, một là để giữ gìn công việc cho nhau, hai là để liên lạc tình nghĩa với nhau, ba là để binh vực nhau cứu giúp nhau, vậy là cái chủ ý cũng hay... Tiếc thay dân trí ta hẹp hòi, chỉ biết có tiền thì lo ngay đến một mảnh danh giá cúng về dân, để lấy cái tên ghi...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nặng óc hư danh, Sống không lý tưởng

    10/09/2015Vương Trí NhànKhông có lòng danh dự mà có tính hiếu danh thời dễ táng thất lương tâm. Quỵ lụy khúm núm trước mặt người trên, châu tuần(1) nơi quyền quý để cầu sự nọ, khấn việc kia, ví phải đập đầu xuống đất mà lạy cũng cam tâm...
  • Chữa chứng bệnh Đua đuổi hư danh

    14/02/2012Phan Bội Châu (1927)Còn một chứng bệnh nữa là chứng bệnh người ta hay đua đuổi theo cái hư danh vô vị...
  • Không phục vụ dân, đại biểu Quốc hội chỉ là hư danh

    09/08/2011Cao Nhật thực hiện“Là đại biểu của dân thì phải đặt lợi ích của dân lên trên hết nhưng
    tôi thấy không ít đại biểu suốt nhiệm kỳ 5 năm gần như không có tiếng
    nói gì cả…”- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên ĐBQH khóa 8,9,10 chia
    sẻ với Tiền Phong...
  • Thể chế lạc hậu và căn bệnh thành tích

    24/09/2010Nguyễn Trần BạtChúng ta đều biết rằng, theo logic thông thường, một thể chế tốt sẽ tạo ra thành tích và một thể chế bất hợp lý sẽ không tạo ra thành tích. Tuy nhiên, trên thực tế, một số thể chế bất hợp lý vẫn tạo ra thành tích. Tại sao lại có hiện tượng như vậy?
  • Loạn xạ… bệnh thành tích

    05/11/2008Sâu RómThời gian gần đây, mấy ông bạn của Róm tôi hay bảo nhau rằng thường xuyên bị “nổi da gà” khi ghé vào một số cơ quan mà phía trước có treo một tấm bảng to tướng màu xanh da trời với hàng chữ “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”. À, thì ra từ trước đến giờ cơ quan này… không có văn hóa nên nay “đạt chuẩn” họ mừng ra mặt
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Bệnh thành tích, ỷ lại, thích bắt chước

    07/05/2007Vương Trí NhànCái mà ta gọi là tự trào văn học do chế độ phong kiến và chế độ thực dân để lại chỉ là những hình thái hết sức gầy còm bạc nhược. Nền văn học bình dân chưa được phát triển. Bản sắc của dân tộc luôn luôn bị bóp chẹt dưới tư tưởng bản xứ xưa kia, nghĩa là kẻ học trò của tư tưởng phong kiến Trung Hoa và sau đó là tôi đòi của chủ nghĩa thực dân Pháp.
  • Bệnh thành tích và thi đua: Thâm căn!

    14/11/2006Lê Văn TứKhi nói tới nguyên nhân những khuyết tật của nền giáo dục nước ta hiện nay, ý kiến hầu như thống nhất cho là do bệnh thành tích, hệ qủa của thi đua. Vì vậy nhiều người, trong đó có cả những nhân vật có uy tín trong ngành giáo dục như Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Văn Như Cương, đã đề nghị bãi bỏ việc thi đua trong các trường.
  • Về nguyên nhân của bệnh thành tích trong ngành giáo dục

    17/10/2006Nguyễn Đức DụCứ nhìn vào số người được đi học người có trình độ phổ thông, người được tốt nghiệp Đại học, rối số lượng Giáo sư, Phó Giáo sư... thì đa phần chúng ta sẽ hài lòng. Thế nhưng, nền giáo dục thông qua những gì mà chúng ta thấy, có cả cái nhìn của những người có chuyên môn cao, cho đến cái nhìn của người dân bình thường lại không mấy sáng sủa và đang rất đáng lo ngại...
  • Giáo dục và bệnh thành tích

    19/07/2006Huỳnh Bửu SơnThành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
  • Bệnh thành tích đã lan rộng!

    07/12/2005Ngọc MinhChạy theo thành tích đã trở thành bệnh - bệnh thành tích. Bệnh này không trực tiếp gây chết người, nhưng có thể làm "chết" một phong trào, làm "chết" sự trung thực, làm "chết" lòng tin và làm "chết" sự phát triển, gây ra tính gian dối, kiêu ngạo...
  • Tuyên chiến với bệnh thành tích: Ai cần động viên?

    18/08/2003Một câu chuyện ngoài hành lang lớp học: có một giáo viên lớp 5 đã dặn học sinh của mình: "Nếu vào phòng thi mà không làm bài được thì cứ xin đi tiểu để ra ngoài gặp thầy, thầy sẽ giúp cho...” Bé Dương, con của chị Minh, đã nhớ kỹ lời thầy dặn. Trong một buổi thi tốt nghiệp tiểu học, bé đã xin "đi tiểu” đến ba lần để gặp thầy - đang làm giám thị hành lang tại nơi bé thi. Thầy đã giúp bé ba "chiêu” và bé đã... đường hoàng tốt nghiệp tiểu học!
  • xem toàn bộ