Giai cấp công nhân không được tụt hậu

05:46 SA @ Thứ Sáu - 20 Tháng Giêng, 2006

Xuất thân từ một gia đình công nhân,từng đảm đương nhiều trọng trách trong công tác Đảng: Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Trường ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và nay giữ cương vị Trợ lý Tổng Bí thư, nhà báo lão thành Hữu Thọ luôn tâm huyết với các vấn đề của giai cấp công nhân. Câu chuyện của ông với phóng viên Báo Lao Động về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân hiện nay trong nấc thang xã hội, có nhiều điều khiến chúng ta suy nghĩ.


“Tìm hiểu một số doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tôi thấy khi người chủ - người lãnh đạo quản lý nghĩ đến tương lai lâu dài thì họ lại rất quan tâm đến người công nhân, bởi vì đây chính là lực lượng làm ra của cải, thực hiện những hợp đồng của họ ký kết. Đó là những xí nghiệp biết nhìn xa trông rộng. Chỉ có những người “bóc ngắn cắn dài’ thí mới cắt xén những điều kiện của công nhân. Tôi cho rằng, chăm lo đến người công nhân là xu thế tất yếu ở các xí nghiệp làm ăn lớn của chúng ta’.

Thưaông, một điều tra mới đây ở Trung quốc cho thấy trong bậc thang giá trị xã hội, giai cấp công nhân nước này đã tụ xuống vị trí thứ 8/10- chỉ đứng trênnông dânvà người thất nghiệp. Ở nướcta dùchưa có xếp hạng, nhưngrõ rànglà vị thế của giai cấp công nhân đang trong tình trạngsuy giảm đánh báo động?

Quanđiểm của Đảng ta với giai cấp công nhân rất rõ, Đảng ta coi khối liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là nền táng của khối đại đoàn kết dân tộc, giai cấp công nhân là một trong những lực lượng tiên phong trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Nhưng trong thực tế, người ta coi trọng giai cấp công nhân đến đâu thì cần phải đánh giá. Những bậc thang giá trị xã hội không phải chỉ xuất phát từ quan điểm của Đảng mà được. Bây giờ, người ta thường lấy quyền uy và giá trị đồng tiền để so sánh thì tôi có cảm giác giai cấp công nhân không còn giữ được bậc thang giá trị trong xã hội như trước đây, nghĩa là không còn được kính trọng như mong muốn của Đảng. Đây là điều tôi rất quan tâm, thậm chí lo lắng. Tôi đọc một số tài liệu của nước bạn tổng kết công cuộc cải cách, thì vấn đề vai trò của giai cấp công nhân trong thực tế cũng là nỗi lo lắng của họ. Tôi mong rằng chúng ta cũng nên có những điều tra khách quan để đánh giá đúng thực trạng giai cấp công nhân, bởi vì có những thực tế không giống mong muốn của chúng ta, mà chúng ta cứ lấy mong muốn để gò thực trạng vào thì sợ là chúng ta chỉ nhìn thấy màu hồng. Khi mà một hệ thống chính trị không có cơ sở xã hội từ những người lao động, lúc bình thì không sao, nhưng lúc biến thì thế nào?

Quan điểm nhất quán trướcsau như mệt của Đảng ta: Xác định giai cấp công nhân là lực lượng nòngcốt, vậy vấnđề ở đây là phải làm sao để giai cấp công nhân có được vaitrò đích thực mà Đảng uỷ thác?

Trong các văn kiện của Đảng và ngay trong dự thảovăn kiện trình Đại hội Đảng Xhiện nay đều chỉ đạo dành sự quan tâm đặc biệt cho việc bồi dương giai cấp công nhân trên các mặt: Nâng cao giác ngộ chính trị và bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp theo hướng trí thức hoá công nhân, bảo đảm thực thi luật pháp liên quan đến đời sống của giai cấp công nhân,chăm lo bồi dưỡng người công nhân trở thành nhà lãnh đạo và nhà quản lý, bồi dương giai cấp công nhân trở thành giai cấp công nhân hiện đại trong thời kỳ hội nhập quốc tế và tiếp cận nền kinh tế trí thức... Chỉ đạo của Đảng là như vậy, vấn đề là tổ chức thực hiện. Điều này phải được thấm nhuần trong từng doanh nghiệp, trong từng địa phương. Chúng ta phát triển kinh tế mà không nghĩ đến cơ sở xã hội của sự phát triển kinh tế bền vững, mà không xây dựng một nền tảng vững mạnh của khốitoàn dân thì sẽ khó phát triển theo định hướng.chúng ta phải đổi mới, mà trọng tâm là phát triển kinh tế. Khi kinh tế kém phát triển thì người lao động là người khổ đầu tiên. Nhưng khi kinh tế mở ra mà không quan tâm đến chính sách xã hội, không quan tâm đấy đủ tới việc xây dựng lực lượng chính trị thì sẽ khó phát triển bền vững. Tất nhiên, khi xã hội phát triển, nguồn nhân lựccho sự phát triển bền vững, đúng định hường của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá bao gồm các nhà lãnh đạo,quản lý tài năng, các nhà khoa học, văn hoá sáng tạo, đội ngũ người lao động lành nghề, các doanh nhân thành đạt, hết lòng vì đất nước. Phải bồi dưỡng toàn bộ nguồn nhân lực đó chứ không phải chỉ riêng giai cấp công nhân.Nhưng ở đây, ta đang nói về giai cấp công nhân...

Thưa ông, nhìn vào đội ngũ cán bộ tham gia cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp có thể thấy những người xuất thân từ giai cấp công nhânngày càng ít.Điều gì khiến giai cấp công nhân bị tụt hậu như vậy?

Tôi có cảm giác anh chị em công nhân lúc này ít được thông tin, ít được giáo dục về chính trị. Với mức lương bổng hiện nay, nhiều anh em phải làm thêm mới đủ sống cho nên không còn nhiều thời gian để sinh hoạt, học tập. Rồi nguồn thông tin lại không có (chủ yếu là nghe loa, làm gì có báo để đọc). Ngay việc sinh hoạt cho công nhân cũng khó có điều kiện. Khi là trưởng ban tư tưởng văn hoá trung ương, chúng tôi từng nhận xét, trong thời kỳ đổi mới, công nhân là một trong những lớp người ít được thông tin và được giáo dục chính trị nhất. Đây là điều tôi hết sức lo lắng. Thế rồi việc thực hiện trí thức hoá giai cấp công nhân thì phải có chính sách đặc biệt như thế nào để bồi dưỡng anh chị em về chuyên môn, về văn hoá. Cứ cho là có số liệu cho thấy trình độ tri thức của anh em mỗi năm một cao hơn, thì cũng đừng nên lấy đó làm phấn khởi vì chúng ta cần phải so sánh nó với yêu cầu của nền công nghiệp phát triển như vũ bão hiện nay. Tôi cho rằng "những việc cần làm ngay" là tạo sự bình đẳng về giáo dục và y tế cho giai cấp công nhân. Làm sao để con cái công nhân có cơ hội học lên cao, nếu không con em họ trở thành tầng lớp có trí tuệ thấp trong xã hội thì rất nguy. Tất nhiên, chăm lo không cứ phải là bao cấp như trước đây mà phải tìm cách xã hội hoá, phải đánh thuế vào những người có thu nhập cao để lấy tiền giúp đỡ người nghèo, người yếu thế về vật chất. Tôi đã đi thăm một số khu công nhân và tôi đặc biệt quan tâm đến công nhân nữ.Đi một số nơi thấy chị em vui vẻ vì mới từ nông thôn nghèo khó ra, nay tiếp cận đời sống công nghiệp thì cũng đã có bước cải thiện, nhưng tương lai của những người nữ công nhân ấy như thế nào là điều tôi hết sức băn khoăn. Không ít chị em không cỏ chổng hoặc không dám lấy chồng vì thu nhập không đủ nuôi con, không đủ cho con ăn học, trong lúc đó sức khoẻ ngày một giảm sút, nhà cửa vẫn ở thuê...

Thấy hết, vạch rahết tình trạng bất cập của giai cấp công nhân hiện nay, cũng có nghĩalà chúngta đã tìm thấy hướng để củng cố địa vị, của lực lượng nòng cốt này. Và đây làđiều chúngta có thểlạc quan, thưa đồng chí?

Về lực lượng giai cấp công nhân hiện nay, có thể thấy số lượng công nhân ngày càng đông đảo và chất lượng cũng được nâng cao. Đáng phấn khởi là có những ngành chúng ta đã theo kịp sự phát triển của thế giới hiện đại, ví dụ như xây dựng nhà cao tầng, đóng tàu trọng tải lớn, làm cầu - đường hiện đại, lắp ráp điện tử. Rõ ràng đội ngũ công nhân của chúng ta đang trưởng thành. Đã xuất hiện những tấm gương, điển hình cho thấy giai cấp công nhân của ta có thể vươn lên lâm chủ khoa học hiện đại, người nghèo có thể vươn lên đạt học vấn cao.

Tất nhiên, khi đi vào nền kinh tế thị trường thì chúng ta cũng phải chấp nhận có giàu, có nghèo. Sự chênh lệch về mức thu nhập do lao động, do quản lý thực ra là động lực kích thích phát triển của xã hội, nhưng chênh lệch giàu nghèo bao nhiêu là vừa, chứ nếu để nó dãn ra quá rộng, quả nhanh thì sẽ ảnh hưởng đến sự đồng thuận xã hội. Đây là một bài toán khó, không chỉ đối với chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực hiện tốt chỉ đạo của Đảng và quản lý của Nhả nước thì chúng ta hoàn toàn có khả năng nâng cao chất lượng đội ngũ giai cấp công nhân, là điều kiện để nâng cao bậc thang giá trị của giai cấp công nhân trong xã hội.

Xin cảm ơn đồng chí!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tham mưu: Kiến thức và trung thực

    16/06/2017Trần Bạch ĐằngGần đây, trong một số sai sót cả về chính sách lẫn điều hành ở tầm mức ảnh hưởng không hay đến xã hội, dư luận có nhắc một tác nhân - những người tham mưu. Tất nhiên, cách đánh giá nào đó sẽ không thực sự công bằng bởi lẽ cũng có những ý kiến tham mưu - ta hiểu, những ý kiến đóng góp cho người ra quyết định cuối cùng - mang lại hiệu quả không nhỏ, thậm chí rất lớn nữa.
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • Xây dựng cộng đồng doanh nhân

    12/10/2015Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc InvestConsult GroupChúng tôi cho rằng vị trí của doanh nhân đã được nâng lên đáng kể nhưng chưa tương xứng với vai trò của họ đối với sự phát triển của đất nước. Hiện nay, trong suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ của xã hội, doanh nhân vẫn không được coi trọng, vẫn bị coi là những kẻ bóc lột, doanh nghiệp tư nhân dường như vẫn còn mặc cảm tự ti trong quan hệ với doanh nghiệp nhà nước, với các cơ quan của nhà nước...
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Cải cách là xoá bỏ các rào cản

    18/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngCải cách gắn với thời đại và với việc phát huy tiềm năng của con người. Vì thời đại chúng ta đang sống là thời đại của toàn cầu hoá nên cải cách chính là việc tìm cách trở thành một khâu không thể thiếu trong quy trình sản xuất hiện đại và toàn cầu hóa của thế giới...
  • Sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    07/12/2005Ngọc LanCông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để về mọi mặt, nhất là trong đời sống tâm lý của người nông dân. Bài viết này góp phần tìm hiểu sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Dân là ai?

    06/12/2005Hà Thúc MinhNgười Việt Nam mới có câu: Quan nhất thời, dân vạn đại
    Nhất thời thì nhất thời, vạn đại thì vạn đại, nhưng làm quan nhất thời vẫn oai hơn là dân vạn đại. Làm quan mới khó chứ làm dân thì ai mà chẳng làm được. Tuy nhiên, chớ có xem thường làm dân, hình như cái gọi là "dân“ này càng ngày càng được ưa chuộng. "Nhà nước của vua” xem ra đã quá lỗi thời rồi, bây giờ phải là "Nhà nước của dân". Nhiều thứ khác cũng thay đổi theo như "Nghệ sĩ nhân dân” , "Nhà giáo nhân dân” “Đại học nhân dân ", “Tư bản nhân dân ". Tại sao lại có chuyện "vật đổi sao dời" như vậy?
  • Để tự phê bình và kiểm điểm không trở thành cái “mốt”

    27/11/2005Hữu KhánhTrên các trang báo hằng ngày, những câu chữ như "trình độ cán bộ bất cập", "quản lý lỏng lẻo", "quy hoạch kém", "thiếu tinh thần trách nhiệm", "tình trạng tham nhũng, tiêu cực lãng phí, quan liêu ngày càng phức tạp, tinh vi", "cấp dưới không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh cấp trên"... xuất hiện với một tần suất khá cao. Thành khẩn nhận khuyết điểm, sai lầm là biểu hiện thái độ nghiêm túc ý thức trách nhiệm đối với quần chúng...
  • Hứa hay thề?

    21/11/2005Tương LaiChuyện thật mà cứ ngỡ như đùa, mà lại đùa dai! Ấy là chuyện đăng trên trang nhất Tuổi trẻ ngày 15-11-2005: “Thế nào là “lời hứa” của bộ trưởng?”.
  • Đã bắt đầu bàn chuyện thiết thực

    17/11/2005100% thành viên Chính phủ tán thành bỏ việc cấp phép lập website, chỉ yêu cầu đăng ký. "Biết là không cản được, nhưng làm như vậy cũng có phần răn đe trong đó"...
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp và doanh nhân

    21/10/2005Ngọc MinhTrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, doanh nghiệp không ra doanh nghiệp, doanh nhân không ra doanh nhân. Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ định, doanh nhân chỉ là người thừa hành, hoạt động không vì lợi nhuận, lỗ lãi do Nhà nước lo, tiêu dùng do Nhà nước phân phối định lượng. Kết quả Nhà nước phải đi vay để nuôi doanh nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp nuôi Nhà nước - một quy trình ngược, quy trình phi kinh tế...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Mấy điều kinh nghiệm

    01/10/2005X.Y.ZMuốn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định. Sau đây là những kinh nghiệm rõ ràng...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Về phương pháp luận và phạm vi của nó

    26/09/2005Lê Hữu TầngTrong những năm gần đây, ở nước ta, những vấn đề phương pháp và phương pháp luận đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Những cuộc thảo luận về phương pháp và phương pháp luận đang được tiến hành trong anh chị em làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học cũng như các khoa học cụ thể chứng tỏ rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề ấy đang trở thành một nhu cầu ngày càng bức thiết...
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • xem toàn bộ