“Giáo dục nhồi nhét thì dẫn đến “vô văn hóa”

01:17 SA @ Chủ Nhật - 26 Tháng Mười, 2008

Bằng kinh nghiệm của nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy tại trường Đại học Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) và Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc), GS Vật lý Vũ Văn Hùng chia sẻ những quan sát của ông về tính chủ động trong các giảng đường đại học tại các quốc gia nói trên.

PV: Bằng kinh nghiệm của những năm tháng nghiên cứu và giảng dạy tại Hàn Quốc và Nhật Bản, ông có nhận xét gì về tinh thần chủ động trong giảng dạy và học tập ở các nước này?

GS Vũ Văn Hùng:Điều mà tôi cảm nhận được rõ nhất là thái độ say mê làm việc và môi trường khoa học cởi mở trong các trường đại học tại nước bạn. Cách làm việc của những giáo sư và sinh viên ở đó rất khác chúng ta. Khi người thầy làm việc, họ luôn làm với một tinh thần say mê và hoàn toàn chủ động. Hơn nữa, với họ, làm việc không có nghĩa đơn thuần chỉ là giảng dạy mà phần lớn thời gian họ dành cho thí nghiệm.

Thông qua các nghiên cứu đó, họ sẽ tổ chức triển khai các hệ thống đề tài được thực hiện qua các nghiên cứu sinh của mình. Đây là cách thức rất hay, thể hiện rõ tinh thần bình đẳng, cùng nhau tiếp cận tri thức của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

PV: Không khí học tập và nghiên cứu đó khiến tôi nghĩ đến một triết lý giáo dục. Đó là, điều quan trọng ở người thầy không chỉ là “tháp ngà” trí thức, mà quan trọng hơn người thầy phải là người truyền cảm hứng, người đem lại cho sinh viên một sự hứng khởi học tập. Bởi lẽ, bản chất của giáo dục là một quá trình dân chủ giữa thầy và trò cùng bước vào lâu đài trí thức, cùng hỗ trợ, khích lệ, tác động lên nhau chứ không phải người này áp đặt kiến thức lên người kia.

GS VVH:Đúng vậy. Về phía khác, bản thân sinh viên cũng học tập với một ý thức tự giác rất cao. Trên ba lô của họ, tôi thấy hầu như lúc nào cũng đầy ắp những cuốn sách mượn ở thư viện. Họ luôn luôn ở trong tư thế đọc, nghiền ngẫm và nghiên cứu.

Điều đặc biệt nhất, những lúc mệt mỏi, sinh viên nước ngoài luôn tìm đến sách. Hình như với những con người trẻ tuổi ấy, trên những trang sách ấy có rất nhiều điều thú vị, cần thiết cho cuộc sống và tương lai sắp tới? Tri thức đã thực sự đem lại cho họ niềm vui và tinh thần hứng khởi học hành

PV: Vậy theo ông, tinh thần chủ động học tập và nghiên cứu trong các trường Đại học ở Hàn Quốc và Nhật Bản có nguồn gốc từ đâu?

GS VVH:Theo tôi, nguồn gốc của tinh thần chủ động nói trên trước hết nằm ở chỗ họ đã tạo ra được một môi trường làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp mà đến đó, người thầy muốn giảng dạy, nghiên cứu. Bởi họ được đánh giá cao, được tôn vinh và có cơ hội thăng tiến mà không phải lo toan gì về cuộc sống. Chính điều này đã ràng buộc trực tiếp tới trách nhiệm của giảng viên với sinh viên, buộc họ cũng phải toàn tâm toàn ý với tương lai của mình.

Có một lý do nữa khiến tinh thần chủ động tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức của sinh viên các nền giáo dục tiên tiến đáng trân trọng là họ phải “trả giá” rất cao cho những gì mình lĩnh hội. Họ học để có thể làm việc thực sự, đáp ứng đủ cho nhu cầu xã hội. Họ tự xác định, học là cách thức nhanh nhất khiến mình có thể gia nhập hàng ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, để sống sung túc bằng chính những gì mình có.

PV: Có ý kiến cho rằng, những cách đổi mới về phương pháp dạy trong các trường Đại học hiện nay đa số theo kiểu “bình cũ rượu mới”? Học thảo thuận thì sinh viên ít phát biểu, máy chiếu thì thay thế cho việc đọc chép thuận lợi hơn… Những thay đổi đó hầu như đều là thay đổi về mặt kỹ thuật. Còn vấn đền quan trọng nhất, là thay đổi một triết lý giáo dục nhằm đào tạo ra những con người tự do, chủ động, sáng tạo, có trách nhiệm, từ đó dẫn đến một loạt thay đổi khác về phương pháp, chương trình học… lại chưa được bộ Giáo dục chú trọng. Ông nghĩ gì về quan điểm này?

GS VVH:Về vấn đề này, theo tôi có lẽ chúng ta cần phải nhìn nhận, xem xét lại. Bởi kiến thức được truyền lại cho thế hệ sau bởi những người thầy thông qua một quá trình giao tiếp trực tiếp chứ không phải chủ yếu qua các kênh hình hay các bài giảng online.

Tại nước ngoài, thực tế các giảng đường luôn tồn tại song song tất cả các hình thức giảng dạy. Nghĩa là giáo sư vẫn sẽ thuyết trình, ghi phấn và đối thoại trực tiếp với học trò; đồng thời cho chiếu các project tóm tắt nội dung cơ bản bài học.


Đặc biệt hơn, họ tiến hành ghi hình lại các giờ lên lớp đó, tạo điều kiện cho người học được xem lại các bài giảng đó một cách chi tiết hơn nếu muốn. Nhưng, cách làm này chỉ là một kênh chứ không phải là điều chủ yếu. Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn hết sức chú trọng đến sự truyền đạt trực tiếp.

PV: Truyền đạt trực tiếp ở đây có giống như việc giảng viên đọc cho sinh viên chép đang diễn ra phổ biến trong các giảng đường đại học của Việt Nam?

GS VVH:Truyền đạt trực tiếp thật ra đồng nghĩa với một quá trình giao tiếp hai chiều. Ở đó, người thầy truyền đạt toàn bộ kinh nghiệm làm việc của mình, ý tưởng nghiên cứu của mình cho học viên. Trên cơ sở đó sẽ tổ chức các semina. Hoạt động này được thực hiện một cách thường xuyên nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ lĩnh hội của sinh viên.

Đây được coi là những bài tập đầu tiên giúp sinh viên làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học về lâu dài. Một lợi ích nữa của phương pháp này là sinh viên được quyền nói, được quyền phản biện một cách tích cực trong một nhóm cụ thể. Cách thức làm việc ấy rõ ràng tốt hơn rất nhiều so với chuyện chúng ta chỉ dùng công nghệ thông tin thuần túy, một chiều và đầy bị động.

So sánh vui thì có thể nói rằng, đứng cạnh giảng dạy trực tiếp, powerpoint, video hay nhiều thứ khác nữa chỉ là những “kĩ nghệ” không hơn kém. Tất nhiên, để đạt được điều đó đòi hỏi cao trách nhiệm của người thầy. Thầy phải là người thắp lửa say mê, thổi bùng lên đam mê trong sáng tạo, trong nhận thức của trò. Chân kiềng thứ ba không kém phần quan trọng trong mối quan hệ biện chứng nói trên chính là chất lượng của giáo trình, sách vở.

Sinh viên được quyền nói, được quyền phản biện một cách tích cực trong một nhóm cụ thể

Đối với các giảng viên đại học ở Việt Nam, điều chúng ta phải lưu ý là giảng dạy phải đi đôi với nghiên cứu. Vì thiếu vế sau, kiến thức sẽ không được cập nhật, mà trở nên rất ngán ngẩm, kinh viện do thiếu đi những cái mới. Thầy có say mê thì trò mới có thể nhiệt tình học tập được. Nghiên cứu của người đứng lớp nhiều khi lại là viên nam châm thu hút thêm lòng khát khao chân lý của sinh viên, nhất là những sinh viên trẻ tuổi.

PV: Theo ông có những giải pháp nào để tăng tính chủ động của sinh viên và giáo viên trong cách dạy và học?

GS VVH:Để giải quyết vấn đề giáo dục đại học, trước hết chúng ta nên nhận thức rõ những vấn đề chính có quan hệ biện chứng với nhau cần phải giải quyết một cách trọn vẹn: thứ nhất là thầy, thứ hai là trò và cuối cùng là giáo trình. Nếu như trò không phải là những người được “chọn lọc” tốt, không chủ động trong việc tiếp cận và kiến giải chân lý thì chúng ta cũng không thể đào tạo ra những sản phẩm tốt.

Bàn về vai trò của người thầy, tôi lại nhớ đến một câu nói của Anhxtanh: “Bục giảng thì nhiều nhưng thầy giáo giỏi và cao quý thì hiếm. Các giảng đường thì nhiều và rộng nhưng số người trẻ tuổi thành thật, khao khát chân lý và lẽ công bằng thì cũng hiếm”.

Theo tôi, quan trọng hơn hết, chúng ta phải thay đổi cách thức truyền thụ, để có thể giáo dục cho học trò một tư duy độc lập. Bởi thật ra, chỉ dạy kiến thức chuyên ngành dù sâu rộng đến đâu vẫn là chưa đủ, trước mặt những người trẻ đâu chỉ có đơn thuần những học thuật, con số và những điều trong sách vở.

Về cơ bản, chúng ta nên chuyển đổi từ việc mang cho sinh viên con cá đã chế biến thơm phức, ngon lành bằng cách hướng dẫn họ cách làm ra món ăn chất lượng ấy.

PV: Vậy đổi mới tư duy, hay trao công thức tư duy vào tay sinh viên được thể hiện như thế nào?

GS VVH:Đầu tiên, các thầy cô, trường lớp hãy dạy cho họ - những người trẻ tuổi, trẻ lòng ấy ý thức phấn đấu vươn lên, không nản lòng trước khó khăn, vấp váp. Trên cơ sở này, họ sẽ hình thành được một thế giới quan tích cực, nhận thức được những giá trị chân – thiện – mỹ để bước tới. Cái đích cuối cùng là giúp cho họ luôn có ý nghĩ: Kiến thức là quà tặng chứ không phải là nhiệm vụ ngán ngẩm.

Thứ hai, điều mà sinh viên chúng ta vẫn còn rất thiếu và cần phải khắc phục sớm là họ thiếu đi một tư duy phê phán và phản biện. Giáo dục nhồi nhét thì dẫn đến “vô văn hóa”, không hữu ích, không có hiệu quả. Để tránh điều này, tại sao chúng ta không dạy sinh viên cái nhìn phê phán để tư duy có thể va đập mà ngộ ra chân lý? Có không ít sinh viên Việt Nam thường làm ngơ trước những điều mình chưa hiểu?

Thứ ba, không kém phần quan trọng, chúng ta hãy khuyến khích khả năng sáng tạo độc lập của người học. Xét trên nhiều khía cạnh đây là cách tối ưu để đổi mới phương pháp học theo hướng tích cực hóa người học

PV: Đã nhiều năm nay, giải pháp “sinh viên chấm điểm giảng viên” (một giải pháp quan trọng và rất hiệu quả ở các ĐH Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…đã áp dụng) liên tục được đề nghị áp dụng vào các trường ĐH nhưng vẫn chưa được thực hiện. Ông có nghĩ đó là một giải pháp hay để “chế tài”, khuyến khích giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực hơn nữa?

GS VVH:Chuyện “sinh viên chấm điểm giảng viên” thật ra mới chỉ được làm thử nghiệm thí điểm ở một số trường, và cũng chỉ lấy ý kiến của sinh viên ở một số môn, đối với một số thầy. Những ý kiến này được xem như để tham khảo, chứ chưa phải một cơ chế để đánh giá.

Bởi vậy, nếu chúng ta coi đó là chế tài để kích thích giảng viên đổi mới phương pháp giảng dạy thì không phải. Hơn nữa, trong thời gian tới, chỉ khoảng 1, 2 năm nữa rất nhiều trường đại học sẽ tiến hành giảng dạy theo tín chỉ - một môn có thể có vài ba thầy dạy và sinh viên sẽ được chọn giảng viên theo ý mình. Hy vọng đó là bước đầu tiên để “kích cầu” cả nền giáo dục nước ta hiện nay.

PV: Xin cảm ơn ông!

Nguồn:Vietimes
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho sinh viên

    08/09/2016GS. Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “cái đang thiếu”! Mà nếu thiếu cái gì đó, thì “cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục

    18/09/2013Nguyễn Trần BạtCải cách giáo dục hướng đến sự phát triển con người, chính vì thế những người đi dạy, đi hướng dẫn con người cho tương lai phải có nhận thức, phải có những nguyên lý mang chất lượng dự báo và định hướng. Phải khẳng định, người đi dạy quan trọng nhất là nhà nước...
  • “Emile, hay vấn đề giáo dục”

    22/08/2013Dương Thị Ngọc DungEmile, hay vấn đề giáo dục chính là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển - tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội - tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng...
  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • Edgar Morin và giáo dục trong thế giới biến đổi

    10/06/2010Nhà văn Nguyên NgọcVừa qua, tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội đã có cuộc Hội thảo về giáo dục với chủ đề Adgar Morin và Triết học Giáo dục với sự tham gia của một số nhà văn hóa, giáo dục và nhiều bạn trẻ. Bài viết dưới đây là tham luận của nhà văn Nguyên Ngọc tại Hội thảo...
  • Tôi rất lo lắng cho giáo dục của ta

    23/10/2008Trần NguyễnGiáo sư Hoàng Tụy là cháu nội người em ruột của cụ Hoàng Diệu. Ông sinh năm 1927 tại Quang Nam. Lĩnh vực nghiên cứu: hàm thực, giải tích lồi, lý thuyết tối ưu. Vừa là người mở đường vừa đi đầu trong việc xây dựng lý thuyết, phương pháp và thuật toán cho các bài toán tối ưu toàn cục. Tác giả một phương pháp cắt nổi tiếng mang tên ông. Viện trưởng Viện toán học Việt Nam từ 1980 - 1990.
  • Giáo dục Việt Nam - Đạo đức và thực dụng

    29/09/2008Nguyễn Thành TrungNước ta bước vào nền Kinh tế thị trường đã được hơn 20 năm, nhưng chúng ta vẫn lảng tránh việc Thương mại hóa giáo dục. Ở Việt Nam, hình ảnh “thầy giáo”, “cô giáo” hay “nhà giáo”, là một hình ảnh đẹp, đã là thầy giáo, là trong sạch, đã là giáo viên, là giản dị, là đạo đức...
  • Nền giáo dục Việt Nam: Đang ở tọa độ nào, và định vị ra sao?

    17/07/2008Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Như nhiều lần đăng đàn, Giáo sư Hoàng Tụy tuy trong tư cách của một trí thức hàng đầu, một nhà giáo dục lâu năm này lại tiếp tục có nhiều ý kiến tâm huyết để tiếp tục chấn hưng giáo dục nước nhà…
  • Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá

    09/06/2008GS. Hoàng TuỵBài diễn thuyết của GS Hoàng Tuỵ với chủ đề: "Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá" được trình bày và thảo luận tại Viện IDS ngày 6/6/2008.
  • Cải cách giáo dục

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtAi cũng biết phát triển con người phải thông qua giáo dục, từ ngàn năm trước người ta cũng đã biết như vậy nhưng vấn đề là giáo dục như thế nào? Nếu một nền giáo dục không vì con người mà vì những lợi ích chính trị nhất thời, thiển cận và vụ lợi thì còn tệ hại hơn, nó sẽ làm chậm sự phát triển...
  • Những căn bệnh chung của hệ thống giáo dục ở thế giới thứ ba

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtMột thực tế là tất cả hệ thống giáo dục của các nước thế giới thứ ba đều rất lạc hậu, hiện đang tụt hậu so với các nước phát triển hàng thập kỷ. Vì nhiều nguyên nhân, hệ thống giáo dục ngày càng không tương thích, ngày càng tách khỏi cuộc sống mặc dù các nước này đã tiến hành không ít cuộc cải cách...
  • Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu

    23/07/2007Phạm ThắngHầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và coi giáo dục Đạihọc là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tùy thuộc vào điều kiệnkinh tế- xã hội của mình, mỗi quốc giacó thể nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau trong chiến lược phát triểngiáo dục Đại học...
  • Công bằng xã hội trong giáo dục Đại học

    27/06/2007PVViệt Nam đã vào WTO. Điều này có nghĩa, nguồn nhân lực của Việt Nam và từ đó là nền Giáo dục Đại học cũng như nguồn cung cấp tài chính cho nền giáo dục, nay cũng phải được đặt trên cùng một mặt bằng so sánh với các nước khác trong khu vực và trên thế giới...
  • Lịch sử và giáo dục thời hội nhập

    18/06/2007Hà Văn ThịnhThời đại đang làm biến đổi sâu sắc xã hội loài người, bao gồm cả việc đánh giá đúng các giá trị cơ bản. Lịch sử lẽ ra phải là điều khó thay đổi nhất, bởi vì chẳng ai thay đổi được những gì đã xảy ra. Thế nhưng, cách nhận thức lịch sử, cách để chúng ta vận dụng những bài học kinh nghiệm của lịch sử trong công cuộc giáo dục - trồng người lại đòi hỏi các nhà giáo dục học phải thay đổi thật nhiều…
  • Chất lượng giáo dục từ góc nhìn nhà quản lý

    22/05/2007Nguyễn Văn MinhGần đây BộGiáo dục & Đào tạo đã ban hành Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học gồm 10 tiêu chuẩn và 53 tiêu chí. Có thể thấy, cách làm này là phù hợp xu thế quản lý chất lượng hiện đại.
  • Nghĩ về con đường hội nhập của giáo dục Việt Nam

    05/04/2007TS Nguyễn Văn MinhTù khi Việt Nam chính thức trở thành thành viêncủaWTO, tranh luận về conđường hội nhập của giáo dục nướcnhà lại tiếp tục diễn tasôi nổi. Chúngta sẽ chủđộng hội nhập như TrungQuốc, Thái Lan hay bị động nằm chờ như đạiđa số cácnước đang phát triển còn lại? Tương lai của trường Đại học Việt Nam đẳng cấp quốc tếsẽ ra sao? Có nên thươngmại hóa giáo dục? Giáo dục Việt Nam sẽcạnh tranh như thếnào vớigiáo dụcnước ngoài?...
  • Vài góp ý về chất lượng giáo dục Đại học

    01/01/1900Nguyễn Văn TuấnQua theo dõi loạt bài thảo luận và góp ý về giáo dục đại học ở Việt Nam trên các báo trong nước và qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong và ngoài nước tôi nhận thấy một trong những vấn đề lớn nhất về giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay là vấn đề chất lượng: chất lượng đội ngũ giảng dạy, chất lượng đào tạo và chất lượng Sinh viên.
  • Cần thay đổi triết học giáo dục

    05/12/2006Nguyên NgọcTrong một bài viết ngắn gần đây trên Tia sáng, Giáo sư HoàngTụy có nói: "Để khắc phục khó khăn hiện nay, chỉ có một lối thoát duy nhất là hiện đại hóa giáo dục”. Tôi hoàn toàn đồng tình với phương hướng đó. Nhưng thế nào là hiện đại hóa giáo dục, thế nào là một nền giáo dục hiện đại?
  • Cuộc cách mạng giáo dục mới phải bắt đầu từ bậc Đại học - Cao đẳng

    01/11/2006Lê Minh TriếtThực trạng Giáo dục & đào tạo hiện nay ở nước ta là nỗi âu lo sâu sắc của toàn xã hội, vì nó gắn liền với mỗi gia đình và tương lai phát triển của đất nước. Vấn đề này đã được đề cập mọi lúc, mọi nơi và nhiều khi gay gắt trong Hội thảo khoa học, trên mặt báo và tại diễn đàn của Quốc Hội. Các nhà giáo, các nhà khoa học đã đề xuất, kiến nghị các giải pháp đổi mới nền giáo dục nước nhà, nhưng sự chuyển biến rất chậm chạp và đôi khi còn tạo ra các mâu thuẫn mới trong nội bộ hệ thống giáo dục...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững

    09/09/2006Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người vốn có khả năng sáng tạo, song, tiềm lực này có được "thực tế hóa" hay không, lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, giáo dục cộng đồng và ý thức cá nhân...
  • Thế nào là nền giáo dục mạnh?

    05/04/2006Bùi Trọng Liễu (Nguyên giáo sư Đại học (Paris, Pháp))Lấy đâu ra những người thực sự biết việc ở mọi lĩnh vực để bảo đảm tiếp tục được sự phát triển, nếu họ không được “ra lò” từ một nền giáo dục đào tạo lành mạnh?
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • Phải nhìn thẳng vào sự lạc hậu của nền giáo dục

    16/03/2006Giáo sư Nguyễn Văn ĐạoĐiều quan trọng nhất để chấn hưng giáo dục (GD) là phải đổi mới căn bản tư duy về GD, dám nhìn thẳng vào sự lạc hậu của nền GD VN so với thế giới và so với yêu cầu của đất nước và của thời đại mới.
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi ra bằng con đường nào?

    21/12/2005Nguyên NgọcKhi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được. Tôi bây giờ nghĩ khác. Chúng ta có thể thấy rõ điều ta vẫn yên trí là vậy hóa ra không phải là vậy...
  • Thêm đôi suy nghĩ về giáo dục

    30/09/2005Nguyên NgọcGiáo dục động chạm đến hàng chục triệu người, và những vấn đề của nó khiến hàng chục triệu người thấy đã đến lúc không thể ngồi yên. Tương lai của con cháu họ bị thách thức, thậm chí bị “uy hiếp” nghiêm trọng...
  • Cái thực có tính giáo dục cao hơn cái ảo

    06/07/2005Khoa học ngày nay có vẻ càng mất đi tính hấp dẫn của nó đối với mọi người. Liệu ngành bảo tàng có thể làm gì để giảm tiến trình này đi?
  • Người giáo dục phải được giáo dục trước

    11/01/2004Nói đến lĩnh vực giáo dục tức là nói đến nhà trường thì thấy rõ học sinh là tấm gương phản chiếu của thầy giáo, cô giáo. Suy rộng ra chất lượng đào tạo chính là kết quả của một nền giáo dục mà nhân cách, năng lực của các thầy có vai trò quyết định...
  • xem toàn bộ