Giáo dục Việt Nam khoác gánh nặng lên vai trẻ thơ

11:22 SA @ Thứ Bảy - 06 Tháng Mười Hai, 2008

Cách đây không lâu báo chí đưa một cuộc khảo sát ngẫu nhiên những chiếc cặp sách của học sinh do bộ GH – ĐT tiến hành ở ba trường tiểu học tại Hà Nội. Chiếc cặp nặng nhất là của một học sinh lớp 4 ( 4,8kg). Trong khi đó , quy định của sở GD – ĐT Hà Nội là 2,7 – 3 kg. Chiếc cặp sách không chỉ là một vật vô tri vô giác nữa . Nó đã trở thành câu chuyện của cả một nền giáo dục.

Thời tiểu học, tôi đã rất thích bài thơ đã được phổ nhạc của nhà thơ Minh Chính:

"Hôm qua em tới trường

Mẹ dắt tay từng bước

Hôm nay mẹ lên nương

Một mình em tới lớp

Hương rừng thơm đồi vắng

Nước suối trong thâm thì

Cọ xòe ô che nắng

Râm mát đường em đi”

Niềm vui đến trường của đứa trẻ vùng núi sao mà sáng trong, ngân nga và dịu dàng đến vậy. Cái niềm hạnh phúc nhỏ tưởng giản dị như là lẽ tự nhiên giờ đã trở thành giấc mơ không có thật của những đứa trẻ thành phố.

Nhiều năm nay, Bộ GD - ĐT trăn trở, cặm cụi tổ chức lên xuống bao cuộc hội thảo bàn về một triết lý cho nền giáo dục. Nhà văn Nguyên Ngọc, một người vốn tâm huyết với vấn đề này, không ngần ngại bày tỏ: "Bàn tới bàn lùi, tôi vẫn không sao hiểu được vậy thì cái gọi là triết lý giáo dục là gì, thậm chí càng thấy rối mù thêm". Theo quan điểm của ông, một nền giáo dục lành mạnh là nền giáo dục giúp cho con người có khả năng lựa chọn, mạnh mẽ ý chí tự mình lựa chọn, dám hành động theo lựa chọn của mình và chịu trách nhiệm sâu sắc về lựa chọn đó, một lý do nào đó, mà những người có trách nhiệm né tránh vấn đề gốc này, thì mọi bàn cãi về cái gọi là triết lý giáo dục và từ đó là những việc cụ thể khác, dù có được diễn tả bằng những ngôn từ cao sang đến đâu đều là vô nghĩa.

Giáo sư Hồ Ngọc Đại, định nghĩa về một triết lý giáo dục, đơn giản và gọn gàng hơn, đó là niềm hạnh phúc được đến trường của những đứa trẻ. Mọi mục đích, biện pháp, chương trình, tổ chức, điều hành, học phí... của giáo dục đều phải phục vụ mục đích tối thượng này. Quan điểm này có nét tương đồng với suy nghĩ của bộ óc lớn nhất thế kỷ XX, Albert Einstein: Động cơ quan trọng nhất trong học tập và trong đời sống chính là niềm vui có được qua công việc, sự hạnh phúc khi gặt hái thành quả và khi nhận thức được giá trị của thành quả đối với cộng đồng. Khơi dậy và củng cố sức mạnh tâm lý này trong thanh niên là nhiệm vụ quan trọng nhất của học đường.

Hiện nay, trẻ em chúng ta có còn niềm hạnh phúc khi được đến trường?

Hãy nhìn chúng mỗi sáng bước ra khỏi nhà với những chiếc cặp nặng trĩu vai. Trên đường đến trường mỗi sáng và trở về nhà mỗi chiều, trẻ em thành phố mệt mỏi vì kẹt xe, tắc đường, khói bụi; Trẻ em nông thôn rủi ro vì thiên tai, bão lũ, tai nạn giao thông... ở trường là những chuỗi ngày mệt nhọc triền miên hết học thật lại học thêm nhằm kiếm một bảng điểm đẹp với những danh hiệu tiên tiến, xuất sắc rạng danh người lớn. Việc học vì điểm bức bách đến nỗi có hiện tượng trẻ em mẫu giáo lớn dã phải vào những lò "luyện chữ" suốt ba tháng hè để không bị tụt hậu khi bước vào lớp 1. Ở nhà, quanh mâm cơm với cha mẹ là câu chuyện về bạn này đạt giải cấp quận, bạn kia đạt giải cấp thành phố. Ngay cạnh nhà tôi, có một cô bé là học sinh trường Chuyên đang ôn thi đội tuyển quốc gia. Em học ngày học đêm, hăng say đến nỗi phải cho cơm vào một bát loa riêng để tranh thủ vừa ăn vừa đọc sách. Sự việc này đã được mẹ cô bé đem đi kể khắp xóm với một niềm tự hào sung sướng vì sự chăm học của con gái mình. Trong rất nhiều lần gặp gỡ của các bậc phụ huynh khách bạn thử để ý mà xem bao giờ chuyện con cái thành đạt, đoạt giải này giải kia, thi vào bộ này bộ nọ, sắm ô tô, trúng chứng khoán, xây nhà to, lên chức lên quyền... cũng được "khoe" ra như là niềm hạnh phúc lớn lao của cha mẹ. Niềm hạnh phúc đó hoàn toàn chính đáng, bồi là cha mẹ nào chẳng muốn cho con cái được sung túc, no đủ. Nhưng họ không ngờ rằng, những mong mỏi được cho là chính đáng đó lại đang là gánh nặng khủng khiếp đè lên đôi vai nhỏ nhoi của những đứa trẻ. Cộng thêm tâm lý hư danh, trọng hình thức, sính bằng cấp của số đông xã hội, dù muốn hay không muốn, xuất sắc, giỏi, khá phải là thang giá trị tuyệt đối để học sinh hướng tới, nếu không thì ra bán rơm hót rác, quét đường "ê mặt”.

Để trẻ em phải đeo cặp quá nặng, vô trách nhiệm của cha mẹ và xã hội. Nhưng cái trực tiếp và trước tiên tạo nên gánh nặng này, là bộ sách giáo khoa hết thêm vào rồi lại bỏ bớt; là khối kiến thức khổng lồ được nhồi nhét, là những giá trị bất biến, những chân lý tuyệt đối được định sẵn. Tiêu chí kiểm tra đánh giá xếp loạn thi cử cứ nhằm theo chương trình và khối lượng kiến thức đồ sộ này, nên học sinh không còn lựa chọn nào khác bằng cách ra sức học thuộc lòng, nhồi nhét, đối phó để hôm nay được điểm chín, điểm mười rồi ngày mai quên sạch. Và vài chục năm trở lại đây, giáo dục Việt Nam đã cho ra lò hàng vạn học sinh "giỏi giết rồng" nhưng không thể tìm được rồng mà giết . Còn ờ không ít các giảng đường đại học, sinh viên ngày càng trở nên thụ động với lối học "thầy đọc, trò chép" với những cuốn giáo trình cổ lỗ cập nhập kiến thức từ 40 năm trước.

Hậu quả nhãn tiền của những vấn nạn này là những cái giật mình khi biết rằng chỉ có 40/2000 sinh viên học tại các trường Đại học hàng đầu của Việt Nam đủ tiêu chuẩn làm việc cho Intel. Và nếu nhìn vào sản phẩm đào tạo thì khoảng phân nửa sinh viên ra trường ở Việt Nam không được làm đúng ngành đào tạo. (Theo điều tra của Hội Sinh Viên Việt Nam). Trước nghịch lý mỉa mai của một quốc gia được biết đến với lực lượng lao động trẻ đông đảo, thông minh nhưng lại thiếu đến trầm trọng những nhân lực có chuyên môn cao. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã "mổ xẻ": Một trong những "nút cổ chai" thắt buộc tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của nước ta hiện nay và trong tương lai chính là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo. Câu trả lời dứt khoát là giáo dục Việt Nam phải hội nhập quốc tế theo những tiêu chí và chuẩn mực mà các nước khác đã chấp nhận .

Vậy thì những tiêu chí và chuẩn mực mà các quốc gia khác đã chấp nhận là gì? Xung quanh vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến, giải pháp của các chuyên gia và trí thức lớn đóng góp cho Bộ GD-ĐT qua những hội thảo, văn bản kiến nghị. Nhưng dường như, những thay đổi gần đây của Bộ GD-ĐT vẫn chỉ mang tính chất kỹ thuật với những mục tiêu định lượng như phổ cập internet trong các trường học, tăng số trường đào tạo liên kết quốc tế, đạt bao nhiêu thạc sĩ/ tiến sĩ vào năm X, Y...

Giáo dục là tấm gương phản chiếu của bộ mặt xã hội, điều này đã được thực tiễn khẳng định. Nhưng chừng nào, giáo dục không tác động đến sự thay đổi của những con người tạo nên xã hội đó và ngược lại, thì mọi cuộc bàn luận, cải cách, chống rồi xây đều là vô nghĩa. Và nỗi thất bại đau đớn, chua xót nhất, chính là không thể tạo nên niềm hạnh phúc đến trường nhỏ nhoi cho con em mình.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục Việt Nam: Cuộc thảo luận còn tiếp diễn

    26/03/2008Huỳnh Như PhươngNếu năm 2006, ngành giáo dục Việt Nam phải chịu đựng những sự kiện gây sốc làm tổn thương đến uy tín của mình, thì năm 2007 diễn đàn giáo dục đã mở rộng và thu hút sự chú ý của dư luận vào những vấn đề thực sự quan yếu...
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Chất lượng giáo dục của Việt Nam "có vấn đề"?

    06/09/2005Huỳnh DuyTheo những gì mà tôi quan sát và tìm hiểu được thì câu trả lời là: người bảo có và cũng có người bảo không. Những người bảo chất lượng giáo dục VN có vấn đề ở đây là các đại biểu quốc hội, những vị đại biểu của nhân dân mà kỳ họp nào cũng lên tiếng phàn nàn về chất lượng giáo dục yếu kém của nước nhà. Vậy có thực là có vấn đề hay chỉ là lo lắng thái quá ở một số người.
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • Suy nghĩ về giáo dục Việt Nam của một học sinh

    12/01/2004Bây giờ, hầu như ai cũng có những thắc mắc, băn khoăn về giáo dục. Tại sao phần lớn học sinh chúng tôi tốn nhiều thời gian, công sức học tập hơn bạn bè các nước, mà kết quả thường là kém hơn?
  • Giáo dục Việt Nam phải học lại cách học và cách dạy

    11/11/2003Việt Nam muốn phát triển nhanh thì phải học lại cách học và cách dạy theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo từ người học và người dạy. Chúng ta hết sức tránh khuynh hướng học thụ động, "tầm chương, trích cú" theo kiểu "thầy đồ nho"...
  • Giáo dục Việt Nam: ngôi nhà cần đổ lại móng

    11/11/2003Ông lão 79 tuổi gầy nhom, tóc điểm bạc, ngày ngày còng lưng trước chiếc máy tính đời cũ để vào mạng kiếm thông tin. Lúc nào học trò ông cũng nườm nượp đến xin thụ giáo. Nhiều người vẫn ngạc nhiên hỏi đi hỏi lại: "Từ lúc nghỉ hưu thầy dạy 20 năm nữa mà sao chưa hết vốn?". Vị giáo sư già tủm tỉm cười: "Tôi học nhờ Internet cả đấy". Vị giáo sư ấy là tiến sĩ khoa học Dương Thiệu Tống.
  • Chỉ số chất lượng giáo dục Việt Nam đạt 3,79/10 điểm

    10/11/2003Thông số trên được Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa ra tại hội nghị về chất lượng giáo dục và kỹ năng sống do Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội. Chỉ số này của Việt Nam cao hơn Indonesia nhưng thấp hơn Thái Lan....
  • xem toàn bộ