Góp vốn dễ, rút ra khó!

06:47 CH @ Thứ Sáu - 25 Tháng Tám, 2006

Khi cùng hùn hạp mở công ty, không ít người cứ nghĩ rằng nếu mai sau có gì trục trặc hoặc lỡ như “cơm không lành, canh không ngọt” thì lúc đó sẽ... “a-lê-hấp” ra khỏi công ty mấy hồi. Chính cách nghĩ sai lầm này đã khiến cho họ phải trả giá, thậm chí mất hết cả tiền bạc, vốn liếng.

Rút ngang: không cho phép!

Cách đây mấy năm, thấy thị trường nước tinh khiết ngon ăn, chị L cùng với anh bạn K bàn nhau đầu tư vào mặt hàng này. Hai bên thỏa thuận chị L sẽ góp tiền, còn anh K sẽ góp công vì có hiểu biết về kỹ thuật sản xuất nước. Kết quả sau đó là một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất nước tinh khiết ra đời. Mặc dù danh nghĩa là giám đốc nhưng hầu như mọi công việc chị L đều tin tưởng phó mặc cho anh K điều hành, thực hiện. Tổng cộng chị L đã đưa cho anh K hơn 100 triệu đồng để mua máy móc và trang trải một số chi phí cho việc thành lập, hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, “cuộc hôn nhân” kéo dài khoảng hơn một năm thì bắt đầu rạn nứt. Sự việc nghiêm trọng đến mức chị L phải gửi đơn ra tòa yêu cầu được trả lạiphần vốn góp của mình và coi như mình “không còn là thành viên công ty, không còn quyền lợi, nghĩa vụ gì nữa trong công ty”. Sở dĩ có chuyện như trên là vì, theo trình bày của chị L, anh K đã có một số hành vi tùy tiện như: sử dụng con dấu và giả mạo chữ ký giám đốc để mua bán hàng mà không đưa vào sổ sách công ty; tự ý đưa vốn cho người ngoài vay mượn; chiếm giữ giấy tờ, sổ sách của công ty... Nói tóm lại, chị L hầu như không có quyền hành cũng như không biết gì về hoạt động của công ty mặc dù tiền vốn do chị hoàn toàn bỏ ra.

Dù bức xúc và thiệt thòi nhưng yêu cầu của chị L lại trái luật. TAND TPHCM đã bác yêu cầu của chị L vì cho rằng số vốn chị bỏ ra thực chất đã chuyển hóa thành tài sản của công ty. Mà đã là tài sản của công ty thì không thể “rút ngang” như vậy được. Chị L đành ngậm đắng nuốt cay nhìn tài sản của mình bị rứt ra từng ngày mà chịu bó tay.

Một trường hợp khác tương tự. Năm 2002, bà H bỏ ra 42 lượng vàng SJC cùng với người bạn mở một công ty tư vấn. Người kia được bầu làm giám đốc, còn bà H giữ chức chủ tịch hội đồng thành viên. Mặc dù số vốn chiếm tới 52% tổng vốn góp và trên thực tế chỉ có mình bà H bỏ vốn ra nhưng mọi việc quản lý, điều hành bà H hầu như đều không được biết. Đến khi công ty thua lỗ, nợ nần đầm đìa thì bà H mới tá hỏa, xin được rút vốn. Yêu cầu của bà H cũng đã không được được tòa chấp nhận.

Mua lại: không đời nào!

Cách đây bốn năm, ông D cùng với sáu người bạn lập một công ty trách nhiệm hữu hạn về phần mềm tin học. Với số vốn góp khoảng trên nửa tỉ đồng, chiếm 36% trong tổng vốn góp, ông D được các thành viên bầu làm giám đốc công ty. Nhưng chỉ được một thời gian sau thì giữa ông D và các thành viên bắt đầu hục hặc. Thấy khó có thể “đi chung đường”, ông D xin rút khỏi công ty bằng cách chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho các thành viên công ty theo đúng như quy định của pháp luật. Đề nghị này được các thành viên nhất trí. Tuy nhiên, dùng dằng mãi lời đề nghị vẫn không được thực hiện. Vậy là ông D đâm đơn kiện các thành viên công ty ra tòa. Khổ nỗi tại phiên tòa ông D đã không có chứng cứ rõ ràng thể hiện việc các thành viên nhất trí mua lại phần vốn góp của ông. Chẳng những vậy, các bị đơn đều phản tố và không đồng ý việc mua lại đó. Và tại phiên sơ thẩm cách đây không lâu, TAND TPHCM đã bác toàn bộ yêu cầu của ông D.

Ông Nguyễn Công Phú, Phó chánh Tòa Kinh tế, TAND TPHCM, cho biết tranh chấp trong nội bộ công ty, đặc biệt về vốn góp như nói trên là một dạng tranh chấp đang rất phổ biến. Hầu hết các yêu cầu về việc xin rút vốn đều bị tòa bác với lý do việc đó không đúng quy định của pháp luật. “Góp vốn làm ăn cũng giống như một cuộc hôn nhân. Chỉ khác, đến khi trục trặc thì việc chia tay giữa những người hùn hạp khó hơn nhiều so với ly hôn. Nếu vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng thì tòa phải cho ly hôn nhưng với công ty thì khác. Luật không cho phép các thành viên tự ý muốn rút ra khỏi công ty lúc nào cũng được, kể cả khi mâu thuẫn đã trở nên trầm trọng”. Trong trường hợp cơm không lành canh không ngọt, theo ông Phú, chỉ có bốn giải pháp được pháp luật cho phép là: chuyển nhượng vốn; công ty mua lại phần vốn góp; được chia giá trị còn lại sau khi công ty giải thể và giảm vốn điều lệ. Tuy nhiên, các giải pháp này đều rất khó thực hiện vì muốn thực hiện thì phải đạt được sự đồng thuận của các thành viên cũng như thỏa mãn một số điều kiện của pháp luật (ví dụ, phải có kiểm toán để chứng minh rằng ngay sau khi hoàn trả phần vốn góp cho thành viên, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ cho các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác...).

Đó là những điều không thể không nhớ trước khi đặt bút “se duyên”.

Luật không cho phép các thành viên tự ý muốn rút ra khỏi công ty lúc nào cũng được, kể cả khi mâu thuẫn đã trở nên trầm trọng.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quy luật 90/10

    19/12/2017Trần Cao Dũng… Những điều đó xảy ra không chỉ riêng trong kỷ nguyên thông tin. Điều đó đã xảy ra hàng thế kỷ qua. Những ai không có tài sản làm việc cho những ai biết cách tạo ra, sở hữu và quản lý tài sản...
  • Đầu tư chứng khoán: cần biết luật chơi

    12/07/2006Nguyễn Văn ĐôngTrong những tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biếnđộng, lúc nóng, lúc lạnh gây sựchú ý đặc biệt của các nhà đầu tư. Để làm sáng tỏ vấnđề này, Tạpchí Nhà Quản lýđã có cuộc trao đổi với TS.Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh.
  • Tản mạn về tiết kiệm

    13/03/2006Cáng KiềnTiết kiệm, hết sức tiết kiệm không chỉ để làm giàu cho ta mà còn vì sự phồn thịnh của quốc gia và cộng đồng!
  • Tiền bạc

    26/02/2006Dù cho tình hình tài chính hiện tại của bạn như thế nào thì bạn cũng có thể quản lý được nó. Việc quản lý tiền bạc đòi hỏi 2 trong số những nguyên tắc hành động có tính quyết định nhất, đó là tính kiên trì và quyết đoán....
  • Tại sao người giàu nhanh hay bị phá sản?

    26/12/2005Trần Cao DũngTôi thường nghe mọi người nói : ‘Khi nào tôi kiếm được thật nhiều tiền, tất cả các vấn đề khó khăn về tài chính sẽ chấm dứt.’ Trong thực tế những rắc rối chỉ mới bắt đầu. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người mới trở nên giàu có lại phá sản ngay vì họ luôn dùng những công thức, thói quen tài chính cũ để áp dụng vào việc giải quyết những vấn đề tài chính mới...
  • Lượng tiền cần thiết ban đầu để tiến hành kinh doanh

    09/08/2005Nguyễn Thùy TrangTổng mức chi phí cần thiết ban đầu đưa công ty của bạn vào hoạt động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: lĩnh vực kinh doanh mà bạn tham gia, vị trí đặt trụ sở, dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp....
  • Quản lý tiền mặt

    27/07/2005Nguyễn Thùy Trang“Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, các doanh nghiệp phải biết áp dụng các công cụ điện tử hiện đại để thu thập các thông tin tài chính đa dạng và phức tạp, đồng thời phân tích những thông tin ấy và biến chúng thành những bản báo cáo cần thiết để đưa ra các quyết định đúng đắn.” ...
  • VC: Chìa khoá để thành công trong đầu tư

    27/07/2005Nguyễn Thùy TrangViệc điều hành quản lý công ty đóng góp một phần lớn vào tiềm năng thành công của một dự án đầu tư. Nhà đầu tư có thể kiếm được nhiều tiến nếu có được đội ngũ lãnh đạo công ty xuất sắc. ...
  • Tri thức quản lý tài chính – Phần quan trọng nhất trong tri thức cơ bản về đầu tư.

    24/10/2005Trong thực tế cũng có không ít người, họ hoàn toàn không được học hành đến nơi đến chốn, thậm chí không hề biết gì về Marketing, những lý luận về kinh tế nhưng họ vẫn trở thành những nhà doanh nghiệp giỏi, những nhà đầu tư thành công. ...
  • xem toàn bộ