Hài hòa trong công sở
Con người của thời hiện đại này thoạt trông thì có vẻ như độc lập, chẳng liên quan gì với nhau cả. Ấy vậy mà cứ xét cho kỹ thì lại thấy hình như càng ngày con người càng có mối liên kết ảnh hưởng tới nhau một cách cực kỳ khăng khít. Đơn cử như trong một tập thể, chỉ cần một biểu hiện nho nho thôi cũng sẽ thấy rằng chúng ta ảnh hưởng tới nhau như thế nào.
Thái độ của ta chẳng hạn. Nếu ta đến cơ quan mà vui vẻ thì đồng nghiệp, bạn bè cũng thấy nhẹ nhõm hơn. Nếu ta vác cái mặt nặng như chì đến thì y như rằng hôm ấy không khí trong phòng làm việc khác hẳn, u ám, nặng nề và bải hoải. Đấy, đấy thái độ của một người ảnh hưởng tới nhiều người là như thế. Không ai có thể thanh thản, sáng suốt làm việc khi bên cạnh có một người cứ tý lại thở dài, tý lại ca cẩm vì sức khỏe của mình, tý lại kêu ca là dạo này túng quá, dạo này nhiều việc rắc rối quá… Thế nhưng không phải ai ai cũng ý thức được điều đó.
Nhiều người, do vô ý cho nên cứ sống theo kiểu bản năng, coi như các hành động của mình chẳng dính dáng, chẳng ảnh hưởng tới ai cả. Những người ấy sống “hồn nhiên”, có gì cũng làm toáng lên, ngay cả bị xước móng tay cũng làm như đứt rời cả ngón khiến cho tâm thần đồng nghiệp trở nên nặng nề, bồn chồn. Nhiều người lại làm ô nhiễm môi trường xung quanh bằng cách đi lại vung vít, ầm ĩ như chỉ có mỗi mình mình tồn tại trên thế giới này. Ngồi xuống ghế cũng rầm một cái, mở trang sách cũng roạt một cái, sau đó ưỡn người ra sau vươn vai và ngáp dài, mồm miệng phơi mở hết cỡ. Nhiều người lại làm ô nhiễm bằng cách ăn nói, giọng cứ chì chiết, chỏn lỏn tựa như mẹ Đốp của phường chèo. Cái kiểu lầm lì cũng làm cho không khí xung quanh bị tổn thương, dù đó là sự lầm lì chẳng có nguyên do bực tức nào. Cứ tưởng tượng trong khi mọi người vui vẻ nghỉ giải lao, nói chuyện bên bàn trà mà có một người cứ lầm lì ngồi làm việc hoặc lầm lì đi lại thì quả là nó cũng thế nào ấy, cuộc giải lao không trọn vẹn và dẫn tới không khí trong phòng làm việc cũng không trọn vẹn nốt. Chi bằng khi người xung quanh vui vẻ thì bạn cũng nên tìm cách nào đó để biểu lộ rằng mọi người không việc gì phải gờn gợn vì sự lầm lì của bạn, mà bạn không tham gia chỉ vì bạn còn bận, hoặc bạn không thú lắm nhưng cũng chẳng phản đối.
Đừng có tưởng thời hiện đại con người độc lập được đâu, càng hiện đại thì các mối liên kế giằng díu càng mạnh mẽ. Và để xử lý được những mối liên kết này một cách hài hòa mà vẫn giữ được tính “độc lập, tự do” quý báu cho cuộc sống của mình là cả một vấn đề, nó đòi hỏi ở bạn những nấc thang văn hóa, mà ở đây là văn hóa công sở.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá