Hạnh phúc và bất hạnh

09:29 CH @ Thứ Năm - 07 Tháng Tư, 2016

Đâu là nơi đất lành chim đậu? Còn đâu là nơi có tỉ lệ người dân cảm thấy bất hạnh cao hơn cả? Theo kết quả nghiên cứu toàn cầu World Happiness Report 2016 vừa được công bố tại Roma ngày 16-3 vừa qua tại Roma, trong số 157 quốc gia được khảo sát, Đan Mạch là đất nước hạnh phúc nhất thế giới. Quốc gia bị coi là bất hạnh hơn cả là Burundi…

Năm nay là lần thứ tư bản báo cáo này được các chuyên gia độc lập xây dựng dưới danh nghĩa Liên hợp quốc trong khuôn khổ dự án của Viện Trái đất, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận. Bản báo cáo World Happiness Report đầu tiên được công bố tháng 4- 2012. Trong bảng xếp hạng tương tự, công bố năm 2015, vị trí đứng đầu đã thuộc về Thụy Sỹ.

Bản đồ chỉ số hạnh phúc của 10 nước hạnh phúc nhất
và 10 nước kém hạnh phúc nhất năm 2015. (Đồ họa: telegraph.co.uk).

Bản đồ hạnh phúc

Tư liệu được sử dụng để xây dựng bản báo cáo này trên quy mô toàn cầu được thu thập tại 157 quốc gia trong giai đoạn từ năm 2013 tới năm 2015. Thứ tự xếp hạng được thực hiện trên cơ sở các cuộc thăm dò xã hội từ mỗi một nước. Họ tự đánh giá chất lượng cuộc sống của mình từ 10 (tốt nhất) tới 0 (tồi nhất) điểm.

Theo kết quả thu thập được, hạnh phúc lớn nhất trên thế giới tụ hội chủ yếu về những quốc gia châu Âu với nền công nghiệp phát triển, dân số không đông và diện tích không lớn. Top – ten trong bảng xếp hạng này bao gồm Đan Mạch; Thụy Sĩ; Iceland; Na Uy; Phần Lan; Canada; Hà Lan; New Zealand; Australia; Thụy Điển (7 trong số 10 nước này nằm ở Tây Âu).

Trong nhóm 10 nước tiếp theo, hạnh phúc xem ra được phân bố đa dạng và rộng rãi hơn. Đó là các nước và các vùng lãnh thổ Israel; Áo; Hoa Kỳ; Costa Rica; Puerto Rico; CHLB Đức; Brazil; Bỉ; Ireland và Luxembourg. So với năm ngoái, năm nay Đức đã vượt lên trên được 10 vị trí (năm 2015, Berlin chỉ được xếp ở vị trí 26). LB Nga được xếp ở vị trí 56, trước Ba Lan (57), nhưng lại sau Moldova (55)… Israel (vị trí 11) và Singapore (22) là hai quốc gia châu Á có những vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng hạnh phúc năm nay. Thái Lan năm nay đứng ở vị trí 33. Đài Loan (Trung Quốc) được xếp ở vị trí 35, trong khi bản thân Trung Quốc chỉ được xếp ở vị trí 83 (Hồng Kông được xếp ở vị trí 75) . Nhật Bản giữ vị trí 53, Hàn Quốc – 58… Nước ta năm nay ở vị trí 96, trong khi Lào ở vị trí 102; Myanmar – 119 và Campuchia – 140. Ấn Độ ở vị trí 118, sau Sri Lanca (117)…

Trong nhóm đội sổ của bản báo cáo World Happiness Report 2016 là những quốc gia phần nhiều đang bị nhấn chìm trong nội chiến. Đó là Congo -Brazzaville (127); Senegal; Bulgaria; Mauritania; Zimbabwe; Malawi; Sudan; Gabon; Nali; Haiti; Botswana; Comoros; Ivory Coast; Campuchia; Angola; Niger ; Nam Sudan; Chad; Burkina Faso; Uganda; Yemen; Madagascar; Tanzania; Liberia; Guinea; Rwanda; Benin; Afghanistan; Togo; Syria và Burundi (157). Trong 30 vị trí cuối bảng có tới 25 quốc gia nằm ở “lục địa Đen”, còn lại là Afghanistan (154, châu Á) và bốn nước Đông Âu: Bulgaria (129); Gruzia, (126); Ukraina (123) và Armenia (121).

Thực hư tiêu chí

Các nhà nghiên cứu đã gắn những khác biệt dân tộc trong bốn lĩnh vực giữa các nước hạnh phúc nhất và bất hạnh nhất với chênh lệch trong 6 tiêu chí chủ chốt thể hiện các khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Các tiêu chí đó là: thu nhập vật chất (trên cơ sở GDP tính theo đầu người), thực trạng sức khỏe (tuổi thọ ước tính cho đoạn đời sống không bệnh tật), an sinh xã hội (chỗ dựa thực tế khi gặp khó khăn), niềm tin (mức độ hối lộ, tham nhũng của chính quyền và doanh nghiệp), tự do cá nhân và mức độ hoạt động từ thiện trong xã hội…

Các tác giả của công trình nghiên cứu World Happiness Report 2016 cũng đã phân tích cường độ phân bổ hạnh phúc trong 10 năm gần đây và đi tới kết luận rằng, đã có khá nhiều thay đổi quan trọng. 55 quốc gia đã cải thiện một cách đáng kể chỉ số hạnh phúc của mình. Ngược lại, có tới 45 quốc gia trở nên “suy đồi” mạnh mẽ hơn về khía cạnh này. Số “những nước chiến thắng” đông hơn “thất bại” là ở khu vực Nam Mỹ, trong cộng đồng Liên hiệp Anh, Đông và Trung Âu. Số “những nước thất bại” đông hơn “chiến thắng” ở Tây Ây, châu Phi và Trung Á…

Các tác giả cũng nghiên cứu mức độ phân bổ hạnh phúc dựa theo tình trạng xuất hiện bất công trong xã hội. Những vị trí phía trên là thuộc về các nước, trong đó có các nước Tây Âu, nơi vốn đã có truyền thống phân bổ phúc lợi khá đồng đều. Còn những vị trí thấp nhất trong bảng xếp hạng là thuộc về các nước mà tại đó ngày càng hiện hình rõ hơn khoảng cách giàu nghèo giữa những tầng lớp trên được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi với tầng lớp dưới đang không ngừng bị bần cùng hóa. Đó là những nước thuộc các khu vực như Trung Á và Bắc Phi, châu Mỹ la tinh và các nước vùng biên Caribbe. Tại những nơi này khoảng cách giữa giới thượng lưu gặp nhiều may mắn với những người thất bát đang rất công phẫn với thể hiện hiện tại cao hơn so với chỉ số trung bình toàn cầu. Chỉ số bất công thấp hơn chút ít so với ở quy mô toàn cầu hiện cũng đang tồn tại ở các nước Trung Âu và Đông Âu…

Trong công trình nghiên cứu World Happiness Report 2016 cũng đưa ra nhận định rằng, 10 nước với chỉ số bất công cao nhất trong đánh giá phúc lợi của mình đều từng phải hoặc đang phải trải qua những cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội và kinh tế nghiêm trọng. Các tác giả cho rằng, những số liệu mà họ đã thu thập được không cho phép đánh giá tình trạng bất công đó xuất hiện ở mức độ nào là do các thay đổi trong thu nhập, mức độ an sinh xã hội và các yếu tố then chốt khác của hạnh phúc. Tuy nhiên, cũng theo các nhà nghiên cứu, các lận đận về kinh tế cũng như thiên tai dịch họa có thể ảnh hưởng theo những cách khác nhau tới cảm giác hạnh phúc của cư dân ở những nước đã xảy ra các hiện tượng không tích cực này. Tại những nơi mà hạ tầng cơ sở yếu kém thì chúng có thể gây nên sự thù địch và làm bùng nổ mâu thuẫn dẫn tới đụng độ, khiến cảm nhận hạnh phúc bị kém đi giữa những thành phần nhất định của xã hội. Ngược lại, tại những nơi vốn có hạ tầng cơ sở pháp lý và kỷ cương vững chắc, các cuộc khủng hoảng lại góp phần củng cố và gia tăng cảm giác hạnh phúc vì người dân đánh giá cao sự liên đới của mình với mô hình xã hội được tổ chức có hiệu quả và quan tâm tới từng thành viên.

Giàu không là tội lỗi

Đầu năm 2016, Oxfam, liên minh quốc tế của 17 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia để tìm những giải pháp lâu dài cho nghèo đói và bất công, đã gióng lên hồi chuông báo động về việc hiện nay 62 cự phú nặng ký nhất thế giới đang sở hữu tổng lượng tài sản bằng một nửa phần nhân loại đang phải sống trong cảnh bần hàn (khoảng 3,6 tỉ người). Từ năm 2010 tới nay gia sản của những người giàu nhất thế giới đã tăng thêm 0,5 nghìn tỉ USD, tới mức 1,76 nghìn tỉ. Cũng trong giai đoạn đó, nửa phần nhân loại nghèo đói nhất đã bị giảm thu nhập khoảng 1 nghìn tỉ USD, tức là 41% gia sản của mình. Oxfam cho rằng, khoảng cách giàu nghèo trên thế giới đang không ngừng gia tăng và một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng bất công này là sự lan rộng của những khu vực tài chính hải ngoại cho phép các cự phú trốn thuế một cách hợp pháp. Oxfam cũng cho rằng, tới đầu năm nay đã hình thành thực trạng là 1% dân số thế giới sở hữu gia sản bằng 99% còn lại. Và như vậy thì khoảng cách giàu nghèo lại càng gia tăng, dễ làm nảy sinh cảm giác dường như người giàu thì càng giàu hơn, còn người nghèo thì lại nghèo hơn nữa.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, sự thật không hẳn là như vậy. Bởi lẽ, thực tế cho thấy, không chỉ người giàu trở nên giàu có hơn mà những người nghèo cũng không nghèo đi một cách nhanh chóng như chúng ta tưởng. Trong hai thập niên gần đây, số lượng những người xuất thân từ tầng lớp dưới vươn lên thành trung lưu và hơn nữa, đã gia tăng, thậm chí khá nhộn nhịp. Và tỉ lệ những người nghèo đói hiện nay, như các con số thống kê cho thấy, đang ở mức thấp nhất kể từ thế kỷ XIX. Dù có muốn nói gì thì nói, chỉ nhờ cơ chế thị trường thì mới có thể phát triển được kinh tế, tạo tiền đề cho sự cải thiện đời sống của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Chính cơ chế kinh tế thị trường mới tạo ra những điều kiện thuận lợi để các tầng lớp rộng rãi trong xã hội vươn lên thụ hưởng những mức sống khá hơn trước đây. Định kiến cho rằng các cự phú sinh hoạt hoang toàng làm mất đi nguồn lợi chung của xã hội, nếu nhìn vào thực tế, thì hoàn toàn không chuẩn xác. Thậm chí ngay cả những thú vui xa xỉ của những người giàu rốt cuộc cũng mang lại ích lợi cho phát triển kinh tế vì việc đóng những con tầu du lịch xa hoa hay mua sắm những siêu xe nhiều triệu USD cũng là những hành động góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động. Những mẫu hàng hiệu được tạo ra thoạt tiên chỉ dành riêng cho cự phú dần dà theo dòng thời gian cũng được đưa vào sản xuất công nghiệp, giúp cho đa số dân cũng có thể thụ hưởng những thành quả này với giá cả chấp nhận được. Và bất cứ một hoạt động công nghiệp du lịch tinh hoa hay một nhãn hiệu y phục tinh hoa nào cũng góp phần kích thích hoạt động của nhiều lĩnh vực kinh tế khác.

Ngoài ra, đại đa số các cự phú trên thế giới bây giờ cũng xa lạ với các trò khoe của. Một trong những nguyên nhân là vì chưa bao giờ như hiện nay, của cải lại mất đi ý nghĩa trưng diện của nó đến thế. Những phát triển mạnh mẽ của công nghệ đang dễ dàng cung cấp cho nhiều thành phần xã hội rộng rãi những sản phẩm và dịch vụ sang trọng mà vài thập niên trước chỉ có thể vừa túi tiền của những đại – đại gia…


Những nhà tỷ phú hàng đầu thế giới năm 2016

Nếu quả thực 1% cự phú hàng đầu thế giới đang sở hữu tổng lượng gia sản bằng tất cả phần nhân loại còn lại thì trong những điều kiện như hiện tại, họ cũng không thể hoang phí được bao nhiêu mà lại đầu tư vào sản xuất để làm gia tăng thêm tổng lượng của cải chung của thế giới. Và vì thế, giàu có bây giờ không phải là tội lỗi.. Tất nhiên, loại trừ những cựu phú có được của cải nhờ tội lỗi và tội ác.

Trong một xã hội thực sự văn minh, không phải đằng sau một gia sản lớn nào cũng là tội ác. Bill Gates là một thí dụ… Và trong những xã hội như thế, cảm giác hạnh phúc sẽ là của chung mọi tầng lớp xã hội, chứ không phải hạnh phúc của người giàu làm cho người nghèo bớt cảm thấy hạnh phúc, một khi trong lòng họ không có sự đố kỵ một cách vô cớ…

Nội dung liên quan

  • Vài chia sẻ về hạnh phúc

    01/04/2016Nguyễn Thừa NghiệpNếu bạn hỏi tôi: Mục đích của cuộc đời là gì? Tôi xin thưa: Đó là Hạnh Phúc.
    Bạn lại hỏi: Vấn đề nào là quan trọng nhất trong cuộc sống? Tôi cũng xin thưa: Đó là Hạnh Phúc.
  • Những bài học từ nghiên cứu về hạnh phúc

    01/04/2016Nhà kinh tế học Richard LayardNếu chúng ta thực sự muốn hạnh phúc hơn, chúng ta nên làm gì khác đi - với tư cách một xã hội và trong đời sống tinh thần?
  • Thứ hạnh phúc kỳ lạ

    01/04/2016Người Lang Thang Cuối CùngNăm ngoái, Liên hiệp quốc công bố Việt Nam xếp hạng hạnh phúc thứ 75/158, năm nay đâu như xếp thứ 96. Thế là vô khối bác lên Phây chửi loạn cả lên, “hạnh phúc cái gì dân Việt Nam chứ!” ...
  • "Chỉ số hạnh phúc cao" dẫn tới khó có động lực đổi mới?

    29/03/2016Dương Quốc ViệtVăn hóa người Việt chú trọng sự tồn tại hơn là đổi mới và phát triển. Để thay đổi chúng ta cần một thể chế mạnh hướng mọi nguồn lực xã hội vào cuộc cạnh tranh không ngừng nghỉ, mà ở đó sự tồn tại phải đồng nghĩa với phát triển tiến bộ...
  • Về hai chỉ số quốc gia (hạnh phúc và trung thực)

    22/03/2016Nguyễn Tất ThịnhVừa qua một tổ chức uy tín Quốc tế ( SDSN - Tổ chức mạng lưới các Giải pháp Phát triển ) đã đánh giá xếp hạng các nước về chỉ số hạnh phúc và chỉ số về tính trung thực: trong đó có một số Quốc gia ở thứ hạng rất thấp của bảng điểm! Rất đáng để ý tính 'ngang điểm' của hai chỉ số Quốc gia đó...
  • Hạnh phúc ai bán mà mua

    20/03/2016Bùi Văn Nam SơnCamus lập tức liên tưởng câu chuyện riêng của nhân vật thần thoại Hy Lạp Sysyphe đến thân phận hiện thực của “người công nhân ngày nay, suốt tháng ngày trong cuộc đời của mình, luôn phải làm việc với cùng một nhiệm vụ, và cái số phận ấy cũng chẳng kém phần phi lý”...
  • Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh

    20/03/2016Trong cuộc sống, mọi người đều có thể cùng nhau vun đắp hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cặp nam nữ nào cũng có thể chung sống đến đầu bạc răng long. Hôn nhân trong cuộc sống hiện đại là một thử thách lớn cho hai người trưởng thành...
  • Việt Nam đứng hạng 96 những nước hạnh phúc nhất

    16/03/2016Đ.K.L.Trong danh sách Những quốc gia hạnh phúc nhất do Hệ thống giải pháp phát triển bền vững (SDSN) và Viện trái đất tại Đại học Columbia, Mỹ công bố, Việt Nam đứng thứ 96 trong tổng số 157 nước...
  • Việt Nam và 5 tầng mưu cầu hạnh phúc

    09/03/2016Huỳnh Thế DuMưu cầu hạnh phúc là một quyền cơ bản của con người. Ở Việt Nam, điều này đã được khẳng định ngay trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945. Không may, đa phần người dân đã không thể có được đầy đủ quyền mưu cầu hạnh phúc ngay cả với hai tầng thấp nhất, trong ít nhất 4 thập kỷ. Bởi, làm sao có được chúng trong 30 năm khói lửa trước 1975?
  • Giới trẻ định nghĩa thế nào là Hạnh phúc?

    09/03/2016Dung NhiHẳn đã có lúc bạn thắc mắc rằng Hạnh phúc là gì mà ai cũng mải mê kiếm tìm?
  • Mời bạn đọc tham gia cuộc thi về chủ đề "Hạnh phúc"

    07/03/2016Cuộc thi về đề tài "Hạnh phúc" được tổ chức trên chuyên đề Dinh dưỡng & Sức khỏe gia đình của Báo Khoa Học Phổ Thông. Thể loại các bài dự thi gồm: truyện - ký, thơ và ảnh do cá nhân sáng tác về chủ đề “Hạnh phúc”...
  • 3 thuyết trình sâu sắc về hạnh phúc

    06/03/2016Diễn giả Dennis Prager có các clip về bí mật hạnh phúc hiện đang được lan truyền mạnh mẽ với những thông điệp sâu sắc...
  • Về vấn đề mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta hiện nay

    03/05/2014PGS, PTS. Nguyễn Tấn HùngHạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân là vấn đề luôn được quan tâm trong lịch sử triết học. Bài viết điểm qua các quan niệm trong lịch sử triết học - cả phương Đông và phương Tây - về vấn đề quan trọng này. Thông qua cách nhìn mácxít về hạnh phúc, bài viết xác định một vài vấn đề đang đặt ra trong xã hội ta hiện nay...
  • Hạnh phúc của người Việt

    17/03/2012
  • xem toàn bộ