Hệ thống Tư bản Chủ nghĩa Toàn cầu

08:55 SA @ Thứ Ba - 13 Tháng Mười Một, 2007

Chương 7. Hệ thống Tư bản Chủ nghĩa Toàn cầu

Bây giờ chúng ta đến điểm then chốt của vấn đề: Khung khổ lí thuyết trừu tượng mà tôi đã trình bày kĩ lưỡng làm sao có thể soi rọi lên thời điểm hiện tại của lịch sử? Luận điểm của tôi là hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu thịnh hành ngày nay là một dạng bị bóp méo của xã hội mở. Nó tin quá nhiều vào động cơ lợi nhuận và cạnh tranh và không bảo vệ lợi ích chung thông qua ra quyết định hợp tác. Đồng thời, nó để quá nhiều quyền lực vào tay các nhà nước có chủ quyền, thường vượt quá sự kiểm soát dân sự. Những thái quá này phải được sửa chữa với ý thức đầy đủ về tính có thể sai của con người, thừa nhận rằng sự hoàn hảo là không thể đạt được.

Chúng ta sống trong một nền kinh tế toàn cầu được đặc trưng không chỉ bởi thương mại tự do về hàng hoá và dịch vụ mà thậm chí nhiều hơn bởi sự luân chuyển tự do của vốn. Lãi suất, tỉ giá hối đoái, và giá cổ phiếu ở các nước khác nhau có quan hệ mật thiết với nhau, và các thị trường tài chính có ảnh hưởng ghê gớm lên tình hình kinh tế. Căn cứ vào vai trò quyết định mà vốn tài chính quốc tế đóng trong vận may của các nước riêng biệt, thích hợp để nói về một “hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu”.

Hệ thống biệt đãi vốn tài chính, vì vốn tự do đến chỗ được thưởng công nhiều nhất. Điều này đến lượt nó lại dẫn đến sự tăng trưởng nhanh của các thị trường tài chính toàn cầu. Kết quả là một hệ thống lưu thông khổng lồ, hút vốn vào các định chế và thị trường tài chính ở trung tâm, sau đó bơm nó đến ngoại vi hoặc trực tiếp, ở dạng tín dụng và đầu tư chứng khoán, hoặc gián tiếp thông qua các công ti siêu quốc gia. Chừng nào hệ thống lưu thông còn cường tráng, nó áp đảo mọi nguồn vốn địa phương. Quả thực, hầu hết vốn địa phương cuối cùng biến thành vốn quốc tế. Vốn mang lại nhiều lợi ích: một sự tăng lên về năng lực sản xuất cũng như cải thiện về phương pháp sản xuất và các đổi mới khác; một sự tăng lên về của cải cũng như cảm giác chung về tiến bộ. Điều này làm cho các nước ganh đua quyết liệt để thu hút và giữ vốn, và nếu họ muốn thành công họ phải đặt các đòi hỏi của vốn quốc tế lên trên các mục tiêu xã hội khác.

Bản thân hệ thống có sai lầm sâu sắc. Những dàn xếp kinh tế và chính trị không có thứ tự. Dự phát triển của nền kinh tế toàn cầu đã không khớp với sự phát triển của một xã hội toàn cầu. Đơn vị cơ bản của đời sống chính trị và xã hội vẫn là nhà nước quốc gia. Nhà nước quốc gia đã có khả năng làm các dịch vụ xã hội nào đó cho công dân; năng lực làm như vậy của nó bị khó khăn đánh thuế vốn và áp lực cạnh tranh trên các thị trường quốc tế làm suy yếu. Nhưng nhà nước đã không lu mờ đi với tư cách là nguồn quyền lực tối thượng; nó chỉ ngưng là nguồn chủ yếu về phúc lợi. Trên nhiều phương diện, đây là một phát triển đáng hoan nghênh: Mức thuế ở các nhà nước phúc lợi đã là quá cao, và thương mại và di chuyển vốn tự do hơn mang lại những lợi ích to lớn; nhưng nhiều nhu cầu xã hội trước kia được nhà nước quốc gia bảo đảm trở nên không thoả mãn.

Quan hệ giữa trung tâm của hệ thống tư bản chủ nghĩa và ngoại vi của nó cũng bất bình đẳng sâu sắc. Các nước ở trung tâm hưởng quá nhiều lợi thế so với ngoại vi. Họ không chỉ giàu có hơn mà cũng ổn định hơn vì họ điều khiển được vận mệnh riêng của mình. Sở hữu nước ngoài về vốn tước mất tính tự trị của các nước ngoại vi và thường cản trở sự phát triển của các định chế dân chủ. Dòng chảy quốc tế về vốn chịu những gián đoạn thảm khốc. Hệ quả là, khó bảo toàn vốn ở ngoại vi hơn ở trung tâm, và các nhà tư bản ở ngoại vi có khuynh hướng tích tụ vốn ở nước ngoài. Đôi khi dòng chảy ngược vượt quá di chuyển ra. Sự cách biệt mang tính tích luỹ, và những bất lợi dồn tích lại cho các nước ngoại vi do là thành viên của hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu có thể đôi khi vượt quá các lợi ích.
Những rắc rối thành ra thậm chí sâu hơn. Các định chế quốc tế để giữ gìn hoà bình giữa các quốc gia và pháp trị trong phạm vi các nước không xứng đáng với nhiệm vụ. Sự thiếu cấu trúc định chế này chắc có thể cuối cùng gây ra sự tan rã của hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu. Nếu có khi nào nền kinh tế toàn cầu vấp ngã, áp lực chính trị có thể xé nó tan tành. Điều đó đã xảy ra trước đây. Kiếp trước của hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu, một thế kỉ trước, đã bị Chiến tranh Thế giới I và các cuộc cách mạng tiếp đó phá huỷ. Mặc dù tôi không tiên đoán chiến tranh thế giới, tôi phải chỉ ra rằng những tiến bộ công nghệ từ khi đó đã tăng khả năng phá huỷ của chúng ta mà không có sự cải thiện tương ứng về các dàn xếp an ninh.

Phê phán của tôi với hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu được liệt vào hai tiêu đề chính. Một liên quan đến các sai sót của cơ chế thị trường, chủ yếu là tính bất ổn định gắn sẵn vào các thị trường tài chính quốc tế. Thứ hai liên quan đến những thiếu sót của khu vực phi thị trường, trước hết là thất bại của chính trị ở mức quốc gia và quốc tế. Những thiếu sót của khu vực phi thị trường có ảnh hưởng nhiều hơn các sai sót của cơ chế thị trường.
Ba chương đầu trong Phần II (các Chương 7-9) dành hết cho các nhược điểm của hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu, ba chương cuối (các Chương 1-12) dành cho tạo lập một xã hội mở toàn cầu. Chương này cung cấp phân tích chung về hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu theo ánh sáng của khung khổ lí thuyết được xác lập trước đây. Chương 8 phân tích khủng hoảng tài chính 1997-1999. Chương 9 khảo sát cách hệ thống tư bản chủ nghĩa đối xử với sự sụp đổ của hệ thống Soviet. Chương 10 đề xuất một kiến trúc tài chính mới có thể làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu ổn định và công bằng hơn. Chương 11 thảo luận một trong những thử thách khắc nghiệt nhất đối mặt với chúng ta ở thời điểm hiện tại của lịch sử- cụ thể là, sự ổn định của vùng Balkan. Nếu chúng ta không thể khắc phục vấn đề đó phù hợp với các nguyên lí của xã hội mở, thì chẳng có mấy ý nghĩa trong thảo luận các nguyên lí như vậy một cách trừu tượng. Chương 12 chuyển từ cái cá biệt sang cái chung và tìm cách phát triển một cấu trúc chính trị phù hợp với xã hội mở toàn cầu.

Điều phiền muộn với thời điểm hiện nay của lịch sử là nó không đứng yên. Chúng ta sống trong một thời kì bất cân bằng động trong đó nhịp độ thay đổi là rất nhanh. Tháng Mười Một 1998, khi cuốn sách đầu của tôi đưa vào nhà in, hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu có vẻ cứ như thể sắp tan rã đến nơi. Hai năm sau khủng hoảng 1997-1999 xem ra hầu như giống một kí ức xa xôi. Không phải không thích đáng, bởi vậy, xem các phần khác nhau được viết khi nào. Chương này có xuất xứ từ một bài báo viết tháng Hai 1997 đăng trong The Atlantic Monthly, nên phần nhiều ở thời điểm trước khủng hoảng; các đoạn sau của chương này và Chương 8 được viết đầu 1998 và được cập nhật đúng khi khủng hoảng đến gần đỉnh điểm vào mùa thu 1998. Tôi đã thử đặt khủng hoảng vào khung cảnh của mô hình boom-bust của tôi, và các sự kiện không dùng những tiên đoán của tôi, thường chứng minh chúng là không có căn cứ. Tuy vậy, nhằm giữ tính xác thật của phân tích ban đầu tôi đã không xét lại các tiên đoán của mình, tuy nhiên tôi cho phép mình đưa ra những xét lại làm sáng tỏ và trau chuốt các lí lẽ ban đầu. Nơi quan điểm của tôi đã thay đổi tôi nói như thế một cách rõ ràng, sao cho độc giả có thể theo dõi sự tiến triển về các ý tưởng của tôi. Tôi đã không cảm thấy bị ràng buộc tương tự ở phần còn lại của cuốn sách; như thế các Chương 9-12 đã được xét lại hoàn toàn hay chứa nội dung hoàn toàn mới.


Một Đế chế Trừu tượng

Câu hỏi đầu tiên cần phải trả lời là liệu có cái như là một hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu hay không. Câu trả lời của tôi là có, nhưng nó không là một thứ. Chúng ta có một xu hướng bẩm sinh để vật hoá hay nhân cách hoá các quan niệm trừu tượng- nó được cấy vào trong ngôn ngữ của chúng ta- và làm như thế có thể có các hậu quả không may. Các khái niệm trừu tượng có cuộc sống riêng của chúng, và thật quá dễ để rời sang đường sai và trở thành rất xa thực tế; thế mà chúng ta không thể tránh nghĩ dưới dạng trừu tượng, vì thực tại đúng là quá phức tạp để có thể hiểu được hoàn toàn. Đó là lí do vì sao các ý tưởng lại đóng vai trò quan trọng như vậy trong lịch sử- quan trọng hơn là chúng ta nhận ra.

Sau khi đã cảnh báo chống đồ vật hoá, bây giờ tôi sẽ tiến hành việc đó. Hệ thống tư bản chủ nghĩa có thể so sánh với một đế chế toàn cầu hơn về tầm phủ của nó so với bất kể đế chế trước đây nào. Nó thống trị toàn bộ một nền văn minh, và những người ở ngoài bức tường của nó được coi là những kẻ man rợ. Nó không phải là một đế chế lãnh thổ, vì nó thiếu chủ quyền và mọi cạm bẫy của nó; quả thực chủ quyền quốc gia là hạn chế chính lên quyền lực và ảnh hưởng của nó. Cho nên đế chế hầu như vô hình, không có cơ cấu hình thức.

Phép tương tự đế chế là thích hợp vì hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu cai trị những người thuộc về nó – và không dễ không tham gia. Hơn nữa, nó có một trung tâm và ngoại vi giống mọi đế chế khác, trung tâm được lợi với phí tổ của ngoại vi. Quan trọng nhất, chủ nghĩa tư bản toàn cầu biểu lộ các xu hướng bành trướng. Còn xa mới tìm kiếm cân bằng, nó khăng khăng xâm chiếm. Nó không thể ngồi yên chừng nào còn có các thị trường và nguồn lực chưa được hợp nhất vào hệ thống. Khi tôi nói về “bành trướng”, tôi không chỉ muốn nói về mặt địa lí mà cả ở phạm vi và ảnh hưởng của nó. Đây là một cách nói khác rằng các giá trị thị trường đang mở rộng thế lực của nó sang các lĩnh vực hoạt động mà trước đây được các giá trị phi thị trường cai trị.

Mặc dù phép tương tự đế chế là phù hợp, nó cũng nguy hiểm. Thế thống trị của các giá trị thị trường đã gây ra sự phản đối mãnh liệt từ các giới khác nhau- dân tộc chủ nghĩa, tôn giáo, văn hoá, và trí thức. Người ta nói về vài loại chủ nghĩa đế quốc. Đối với tai người Mĩ và Châu Âu có thể nghe như phá hoại, nhưng quan trọng là phải hiểu được xúc cảm đằng sau nó. Chủ nghĩa tư bản toàn cầu trông và cảm thấy có vẻ rất khác ở ngoại vi so với ở trung tâm.

Ngược với thế kỉ thứ mười chín, khi chủ nghĩa đế quốc đã bành trướng lãnh thổ theo nghĩa đen ở dạng các thuộc địa, hệ thống tư bản toàn cầu đương thời hầu như hoàn toàn mang tính phi lãnh thổ- thận chí ngoài lãnh thổ. Các lãnh thổ được các nhà nước cai trị, và nhà nước thường gây trở ngại cho sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản. Điều này đúng ngay cả với Hoa Kì, nước tư bản nhất trong các nước tư bản. Hệ quả là, sở hữu vốn có xu hướng ra hải ngoại.

Hệ thống tư bản toàn cầu có bản chất tài chính thuần tuý, và không ngạc nhiên chức năng mà nó phục vụ là kinh tế: sản xuất, tiêu thụ, và trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Quan trọng để lưu ý rằng trao đổi bao hàm không chỉ hàng hoá và dịch vụ mà cả các yếu tố sản xuất nữa. Như Marx và Engels đã chỉ ra khoảng 150 năm trước, hệ thống tư bản chủ nghĩa biến đất đai, lao động, và vốn thành hàng hoá. Khi hệ thống bành trướng, chức năng kinh tế trở nên chế ngự cuộc sống của người dân và các xã hội. Nó thâm nhập các lĩnh vực trước kia không được coi là kinh tế- văn hoá, chính trị, y học, giáo dục, và luật học. Tất nhiên, ảnh hưởng quá mức của tiền chẳng có gì mới cả. Có lẽ thí dụ đầu tiên đã là khi Moses trở về từ Núi Sinai và đập tan các tấm bia lề luật vào lúc phát hiện ra rằng người dân bắt đầu tôn sùng Moloch* khi ông vắng.

Bất chấp bản chất phi lãnh thổ của nó, hệ thống có một trung tâm và ngoại vi. Mặc dù vị trí chính xác của trung tâm là mơ hồ, vì mục đích thực tiễn nó được đồng nhất với Hoa Kì và ở mức độ ít hơn với Châu Âu, và Nhật Bản điềm tĩnh ở đâu đó giữa trung tâm và ngoại vi. Trung tâm là nhà cung cấp vốn; ngoại vi là người sử dụng vốn. Trung tâm cũng là người định hướng, nhà đổi mới, và phòng thanh toán bù trừ cho thông tin. Đặc điểm quan trọng nhất của trung tâm là nó điều khiển các chính sách kinh tế của riêng mình và nắm trong tay vận mệnh kinh tế của các nước ngoại vi. Điều này có thể đúng ngay cả nếu giả như không có những khác biệt lớn về của cải và phát triển giữa trung tâm và ngoại vi. Thí dụ, trong Hệ thống Tiền tệ Châu Âu, Đức đã là trung tâm; sau thống nhất nước Đức, Bundesbank đã tăng lãi suất vì các lí do trong nước và đẩy nhào các nước ngoại vi vào suy thoái. Nhưng tất nhiên trong nội bộ hệ thống tư bản toàn cầu có những khác biệt khổng lồ về của cải và phát triển.


Chế độ Hiện thời

Hệ thống tư bản quốc tế không phải mới hay thậm chí mới lạ. Tiền sử của nó truy về đến tận các quốc gia đô thị Ý và Liên minh Hanseatic, trong đó các thực thể chính trị khác nhau được liên kết với nhau bởi các ràng buộc thương mại và tài chính. Chủ nghĩa tư bản trở nên lấn át trong thế kỉ thứ mười chín và duy trì như thế đến khi nó bị phá vỡ bởi Chiến tranh Thế giới I. Chế độ thịnh hành hiện nay có thể có vài đặc điểm mới lạ làm cho nó khác các tiền kiếp trước đây. Tốc độ truyền thông là một nét, song đáng ngờ là nó mới lạ đến đâu: Sự xuất hiện của đường sắt, điện tín, và điện thoại biểu hiện một sự tăng tốc lớn ở thế kỉ mười chín như truyền thông máy tính ngày nay. Đúng là cách mạng thông tin có những nét đặc sắc vô song, nhưng cách mạng giao thông ở thế kỉ mười chín cũng vậy. Nhìn tổng thể, thì, chế độ hiện thời là khá giống chế độ đã thịnh hành một trăm năm trước đây, mặc dù nó khác cơ bản chế độ thịnh hành đúng năm mươi năm trước đây.
Nét khu biệt của hệ thống tư bản toàn cầu là di chuyển vốn tự do. Trao đổi hàng hoá và dịch vụ là chưa đủ để tạo ra một nền kinh tế toàn cầu; các yếu tố sản xuất cũng phải có thể trao đổi được. Đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác không dịch chuyển được, và di chuyển dân số là khó; như thế tính di động của vốn, thông tin, và tài kinh doanh (entrepreneurship) chịu trách nhiệm về hội nhập kinh tế.

Vì vốn tài chính còn di động hơn đầu tư vật chất, nó chiếm một vị trí đặc ân: Nó có thể tránh xa các nước mà nó phải chịu các loại thuế và qui chế phiền hà. Một khi một nhà máy được xây dựng, khó để di chuyển. Đúng là, các công ti xuyên quốc gia có sự linh hoạt về định giá nội bộ và có thể sử dụng áp lực ở thời điểm họ quyết định đầu tư, nhưng tính linh hoạt của họ không so được với quyền tự do lựa chọn mà các nhà đầu tư chứng khoán quốc tế được hưởng. Dải các cơ hội đầu tư sẵn có cũng được nâng cao do ở trung tâm của nền kinh tế toàn cầu hơn là ở ngoại vi. Tất cả các yếu tố này kết hợp lại để thu hút vốn vào các trung tâm tài chính và phân bổ nó thông qua các thị trường tài chính. Đó là lí do vì sao ngày nay các thị trường tài chính đóng một vai trò thống trị đến vậy trên thế giới và vì sao ảnh hưởng của chúng đã tăng nhanh đến vậy.

Thực ra, luân chuyển vốn tự do là một hiện tượng tương đối mới. Vào cuối Chiến tranh Thế giới II, các nền kinh tế chủ yếu vẫn mang tính chất quốc gia, thương mại quốc tế ở trong thời kì suy sụp, và cả đầu tư trực tiếp và các giao dịch tài chính trên thực tế ngưng trệ. Các định chế Bretton Woods – Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) – được dự kiến để làm cho thương mại quốc tế có thể trong một thế giới không có luân chuyển vốn quốc tế. Ngân hàng Thế giới được dự kiến để bù cho thiếu đầu tư trực tiếp, IMF bù cho thiếu tín dụng tài chính để bù cho mất cân đối thương mại. Vốn quốc tế trong các nước chậm phát triển chủ yếu đã tham gia vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, và các nước, không khuyến khích đầu tư quốc tế, có nhiều khả năng chiếm đoạt nó. Thí dụ, công ti Anglo-Iranian Oil bị quốc hữu hoá năm 1951 (tiếp theo là các làn sóng quốc hữu hoá khác và thiết lập Tổ chức các Nước Xuất Dầu [OPEC] năm 1973). Quốc hữu hoá các ngành chiến lược đã là vấn đề trọng tâm ở cả Châu Âu nữa. Hầu hết đầu tư ở các nước chậm phát triển đã là các thương vụ giữa chính phủ và chính phủ, giống như sơ đồ đậu phộng [lạc] xấu số của Anh ở Châu Phi.
Sau chiến tranh, đầu tiên thương mại quốc tế phục hồi, tiếp đến là đầu tư trực tiếp. Các hãng Mĩ di sang Châu Âu, rồi sang phần còn lại của thế giới. Các công ti có xuất xứ ở các nước khác bắt kịp muộn hơn. Nhiều ngành- ôtô, hoá chất, máy tính - bị thống trị bởi các công ti đa quốc gia. Các thị trường tài chính quốc tế phát triển chậm hơn vì nhiều đồng tiền đã không chuyển đổi được hoàn toàn và nhiều nước duy trì kiểm soát giao dịch vốn. Kiểm soát vốn chỉ được tháo dỡ dần dần; ở Vương quốc Anh nó được chính thức xoá bỏ chỉ vào 1979.

Khi tôi bắt đầu kinh doanh ở London 1953, các thị trường tài chính và các ngân hàng bị điều tiết ngặt nghèo trên cơ sở quốc gia, và hệ thống tỉ giá hối đoái cố định thịnh hành với nhiều hạn chế về luân chuyển vốn. Đã có một thị trường về đồng “bảng chuyển loại” và “đôla tiền cược”- tỉ giá hối đoái đặc biệt áp dụng cho các tài khoản vốn. Sau khi tôi di sang Hoa Kì năm 1956, buôn bán quốc tế về chứng khoán được tự do hoá dần dần. Với sự hình thành Thị trường Chung, các nhà đầu tư Hoa Kì bắt đầu mua các chứng khoán Châu Âu, nhưng công việc kế toán của các công ti liên quan và các dàn xếp thanh toán còn nhiều thiếu sót, tình hình không khác mấy một số thị trường mới nổi hiện nay, trừ các nhà phân tích và những người mua bán đã có kĩ năng kém hơn. Đó là khởi đầu của sự nghiệp tài chính của tôi: Tôi đã là một ông vua chột ở xứ mù. Và mãi đến 1963 Tổng thống Mĩ John F. Kennedy đề xuất cái gọi là thuế làm ngang bằng đối với các nhà đầu tư Mĩ mua các cổ phiếu nước ngoài; kí ban hành thành luật năm 1964, trên thực tiễn nó đã đuổi tôi ra khỏi kinh doanh.

Các thị trường tài chính toàn cầu bắt đầu nổi lên vào các năm 1970. Các nước sản xuất dầu tập hợp lại với nhau dưới OPEC và tăng giá dầu, lần đầu vào 1973 từ 1,90 $ lên 9,76 $ một thùng, sau đó vào 1979 (đáp lại các sự kiện chính trị ở Iran và Irắc) từ 12,70 $ lên 28,76 $ một thùng. Các nước xuất khẩu dầu đột ngột có thặng dư lớn, còn các nước nhập khẩu phải tài trợ các khoản thâm hụt lớn. Người ta đã để các ngân hàng thương mại, với sự cổ vũ của các chính phủ Phương Tây ở hậu trường, quay vòng tiền đó. Eurodollar được nghĩ ra, và các thị trường hải ngoại lớn đã phát triển. Các chính phủ bắt đầu giảm thuế và đưa ra các nhượng bộ khác để lôi kéo vốn quay về nước. Trớ trêu thay các biện pháp này lại cho vốn hải ngoại khả năng vận động lớn hơn. Boom cho vay quốc tế chấp dứt với một bust năm 1982, nhưng đến lúc đó quyền tự do luân chuyển vốn tài chính đã được xác lập chắc.

Sự phát triển của các thị trường tài chính quốc tế được đẩy mạnh nhiều khoảng 1980 khi Margaret Thatcher và Ronald Reagan lên nắm quyền với một chương trình loại nhà nước ra khỏi nền kinh tế và cho phép cơ chế thị trường làm công việc của mình. Điều này có nghĩa là áp đặt kỉ luật tiền tệ khắt khe, đã có tác động ban đầu nhấn chìm thế giới vào suy thoái và đẩy nhanh khủng hoảng nợ quốc tế 1982. Nền kinh tế thế giới đã mất dăm ba năm để phục hồi- ở Mĩ Latin họ nói về “một thập niên bị mất”- nhưng nó đã phục hồi. Từ đó nền kinh tế toàn cầu đã có một thời kì dài bành trướng hầu như liên tục. Bất chấp các cuộc khủng hoảng có chu kì, sự phát triển của các thị trường vốn quốc tế đã được tăng tốc đến một điểm mà chúng có thể được mô tả là thật sự toàn cầu. Biến động về tỉ giá hối đoái, lãi suất, và giá cổ phiếu ở các nước khác nhau có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ở khía cạnh này, đặc điểm của các thị trường tài chính đã thay đổi khiến không còn nhận ra được nữa suốt bốn mươi lăm năm mà tôi dính dáng với chúng.
Chế độ tư bản chủ nghĩa hiện thời bắt đầu từ khi nào? Đó là các năm 1970, khi thị trường hải ngoại về Eurodollar được thiết lập? Đó là khoảng 1980, khi Thatcher và Reagan lên nắm quyền? Hay là năm 1989, khi đế chế Soviet tan rã và chủ nghĩa tư bản trở nên thật sự toàn cầu? Tôi chọn 1980, vì đó là khi thuyết thị trường chính thống trở thành tín điều thống trị ở trung tâm.

Ngày nay năng lực của nhà nước cung cấp phúc lợi cho các công dân của mình bị suy yếu nghiêm trọng bởi tính di động của vốn. Các nước đã tu chỉnh chế độ an sinh xã hội và việc làm của mình – Hoa Kì và Vương quốc Anh đứng đầu trong số họ- đã phồn thịnh về kinh tế, còn các nước khác tìm cách duy trì chúng – minh hoạ bởi Pháp và Đức- đã tụt hậu.

Triệt phá nhà nước phúc lợi là một hiện tượng tương đối mới, và ảnh hưởng đầy đủ của nó vẫn còn chưa cảm thấy. Từ cuối Chiến tranh Thế giới II, phần của nhà nước trong GNP ở các nước công nghiệp tính như một nhóm đã hầu như tăng gấp đôi. Chỉ sau 1980 xu thế mới đổi hướng. Lí thú là, phần nhà nước trong GNP đã không giảm một cách cảm nhận được. Cái đã xảy ra thay vào đó là thuế trên vốn và việc làm đã giảm xuống còn các dạng khác của thuế (đặc biệt lên tiêu dùng) đã tiếp tục nhảy cóc lên. Nói cách khác, gánh nặng thuế đã được chuyển từ những người chủ vốn sang người tiêu dùng, từ các người giàu sang người nghèo và tầng lớp trung lưu. Đó hoàn toàn không phải là cái được hứa hẹn, nhưng không thể nói chúng là các hậu quả không chủ ý vì đó chính xác là cái những người theo thuyết thị trường chính thống dự định.


Một Chế độ Chưa Đầy đủ

Mặc dù chúng ta có thể mô tả chủ nghĩa tư bản toàn cầu như một chế độ, nó là một chế độ chưa đầy đủ: Nó chỉ cai trị hoạt động kinh tế, cho dù hoạt động này đã chiếm địa vị cao hơn những thứ khác; các chức năng chính trị và xã hội vẫn dựa vào nhà nước chủ quyền.

Cán cân lợi thế cho đến nay đã nghiêng về phía vốn tài chính đến mức thường nói rằng các công ti đa quốc gia và các thị trường tài chính quốc tế bằng cách nào đấy đã thay thế chủ quyền quốc gia. Không phải vậy. Các quốc gia vẫn giữ chủ quyền của mình và sử dụng quyền lực pháp lí và thực thi mà chẳng cá nhân hay công ti nào có thể hi vọng có. Những ngày của Công ti Đông Ấn và Công ti Vịnh Hudson đã vĩnh viễn qua đi. Có một sự xâm lấn chủ quyền, tuy vậy, tế nhị hơn.

Mặc dù các chính phủ vẫn giữ quyền để can thiệp vào nền kinh tế, chúng ngày càng tuỳ thuộc vào các lực lượng cạnh tranh toàn cầu. Nếu một chính phủ áp đặt các điều kiện bất lợi cho vốn, thì vốn sẽ đi nơi khác. Ngược lại nếu một chính phủ giữ lương thấp và cung cấp những khuyến khích cho các doanh nghiệp ưu đãi nó có thể nuôi dưỡng sự tích tụ vốn. Như thế hệ thống tư bản toàn cầu gồm nhiều quốc gia có chủ quyền, mỗi quốc gia có chính sách riêng của mình, nhưng đều lệ thuộc vào cạnh tranh quốc tế không chỉ vì thương mại mà cả vì vốn. Đây là một trong các đặc điểm làm cho hệ thống phức tạp đến vậy: Mặc dù chúng ta có thể nhận diện một chế độ toàn cầu về các vấn đề kinh tế và tài chính, không có chế độ toàn cầu về chính trị; mỗi quốc gia duy trì chế độ riêng của mình. Trong các nền dân chủ chín muồi, quyền thực thi nằm dưới sự kiểm soát thường dân, nhưng ở các phần khác của thế giới thì không phải vậy.

Chẳng có gì mới trong sự kết hợp của một nền kinh tế toàn cầu với những dàn xếp chính trị dựa trên chủ quyền quốc gia. Hệt vậy đã được áp dụng một trăm năm trước. Sự khác biệt là một thế kỉ đã trôi qua và cả các quốc gia lẫn các thị trường đã thay đổi. Thí dụ, một thế kỉ trước nhà nước đã chỉ cung cấp các dịch vụ xã hội sơ đẳng; sau Chiến tranh Thế giới II tư tưởng nhà nước phúc lợi đã bén rễ khắp Phương Tây, và một số nước thấy khó để bỏ nó. Một thế kỉ trước các thuộc địa đã gia tăng nhanh chóng; ngày nay chủ nghĩa thực dân là không thể chấp nhận được. Hơn nữa, chúng ta có một trăm năm để nhìn lại. Chúng ta có thể thấy chế độ tư bản chủ nghĩa toàn cầu trước đây đã kết thúc trong chiến tranh thế giới, tiếp theo là các cuộc cách mạng, các chế độ độc tài, và một cuộc chiến tranh thế giới nữa. Liệu chúng ta có thể làm tốt hơn?

Luận đề trung tâm của cuốn sách này là phiên bản hiện thời của chủ nghĩa tư bản toàn cầu là một dạng chưa hoàn chỉnh và bị méo mó của xã hội mở toàn cầu. Những thiếu sót đa phần là ở những dàn xếp chính trị và xã hội hơn là ở phía kinh tế. Thực vậy, thiếu sót chủ yếu của chủ nghĩa tư bản toàn cầu là nó quá thiên về một bên: Nó quá nhấn mạnh đến theo đuổi lợi nhuận và thành công kinh tế và sao nhãng những cân nhắc xã hội và chính trị. Điều này đặc biệt đúng trong vũ đài quốc tế.

Có một niềm tin rộng rãi là chủ nghĩa tư bản được liên kết ra sao đó với dân chủ trong chính trị. Sự thực là các nước ở trung tâm hiện nay là dân chủ, nhưng không đúng vậy cho mọi nước ở ngoại vi. Thực ra, nhiều người cho rằng một loại độc tài nào đó là cần thiết để tạo phát triển kinh tế. Phát triển đòi hỏi tích tụ vốn, tích tụ tư bản đến lượt nó cần đến lương thấp và tỉ lệ tiết kiệm cao. Một chế độ chuyên quyền có khả năng áp đặt ý muốn của nó lên người dân có thể thuận lợi cho tư bản hơn là một chế độ dân chủ dễ bị cử tri sai khiến.

Lấy Châu Á, quê hương của các trường hợp phát triển kinh tế thành công nhất gần đây, làm thí dụ. Dưới mô hình Á châu, bản thân nhà nước đã liên minh với giới kinh doanh địa phương và giúp họ tích tụ tư bản. Chiến lược cần đến sự lãnh đạo của chính phủ về chính sách công nghiệp, đến một mức cao về đòn bẩy tài chính, và mức độ bảo hộ nào đó cho nền kinh tế nội địa, cũng như khả năng kiểm soát lương. Nhật Bản đã đi tiên phong với chiến lược này, chiến lược đã được lợi của các định chế dân chủ do sự chiếm đóng hậu chiến của Hoa Kì đưa vào. Hàn Quốc đã cố bắt chước Nhật Bản một cách mù quáng nhưng không có các định chế dân chủ. Chính sách được thực hiện bởi độc tài quân sự thống trị một nhóm nhỏ các conglomerate (chaebol). Sự kiểm tra và cân đối, cái thịnh hành ở Nhật Bản, như thế đã thiếu (ở Hàn Quốc). Tại Indonesia, đã có liên minh tương tự giữa quân đội và tầng lớp kinh doanh chủ yếu là người Hoa. Ở Singapore, bản thân nhà nước trở thành một nhà tư bản bằng cách lập nên các quĩ đầu tư được quản lí tốt và rất thành công. Tại Malaysia, đảng cầm quyền đã cân nhắc ủng hộ các giới kinh doanh với lợi ích cho sắc tộc người Malay đa số. Ở Thái Lan những dàn xếp chính trị là quá khó để cho người ngoài có thể hiểu: Quân đội đan xen vào kinh doanh và tài chính dính vào bầu cử đã là hai yếu điểm rành rành. Riêng Hồng Kông là không có mối quan hệ loạn luân giữa chính phủ và kinh doanh nhờ địa vị thuộc địa của nó và do có pháp trị nghiêm ngặt. Đài Loan cũng nổi bật do đã hoàn tất thành công quá độ từ một chế độ áp bức sang một chế độ dân chủ chính trị.

Người ta thường lí lẽ rằng các chế độ chuyên quyền cuối cùng dẫn đến sự phát triển của các định chế dân chủ. Lí lẽ có giá trị nào đó: Một tầng lớp trung lưu là rất có ích để tạo ra các chế độ dân chủ. Nhưng các cuộc khủng hoảng tài chính định kì làm khổ các nước ngoại vi thường làm chậm sự phát triển của tầng lớp trung lưu. Đó là cái đã diễn ra ở Đông Nam Á và ở Nga như hậu quả của khủng hoảng 1997-1999. Hơn nữa, không đúng rằng sự thịnh vượng kinh tế nhất thiết dẫn đến sự tiến hoá của các quyền tự do dân chủ. Các nhà cầm quyền miễn cưỡng buông khỏi quyền lực của mình- họ thường phải bị thúc ép. Thí dụ, Lee Kwan Yu của Singapore trở nên càng lớn tiếng hơn trong đề xuất các giá trị của “con đường Á châu” sau các thập kỉ thịnh vượng.

Có một khó khăn căn bản hơn nữa với lí lẽ rằng chủ nghĩa tư bản dẫn tới nền dân chủ. Các lực lượng trong nội bộ hệ thống tư bản toàn cầu có thể đẩy các nước đến dân chủ là khá yếu. Các ngân hàng quốc tế và các công ti đa quốc gia thường cảm thấy thoải mái hơn với một chế độ chuyên quyền mạnh hơn là một chế độ dân chủ yếu. Vốn nước ngoài đã trở thành một nguồn tham nhũng và rường cột chính của chế độ độc tài, đặc biệt ở những nơi dính dáng đến tài nguyên thiên nhiên như dầu hay kim cương.
Có lẽ lực hiệu nghiệm nhất cho dân chủ là tự do lưu chuyển thông tin, làm cho việc chính phủ đưa thông tin sai cho người dân trở nên khó khăn. Nhưng tự do thông tin không được đánh giá quá cao. Ở Malaysia, thí dụ, chế độ thống trị các phương tiện thông tin đại chúng đủ mức để cho phép Thủ tướng Mahathir Mohammed đưa cá tính đặc biệt riêng của mình lên các sự kiện mà không bị trừng phạt. Thông tin còn bị hạn chế hơn ở Trung Quốc, nơi chính phủ kiểm soát thậm chí cả Internet. Trong bất cứ trường hợp nào, lưu chuyển thông tin tự do sẽ không nhất thiết đẩy người dân đến dân chủ, đặc biệt khi người dân sống trong các nền dân chủ không tin vào dân chủ như một nguyên lí phổ quát.

Nói thật, mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản và dân chủ giỏi nhất là rất mong manh. Thế mà, chủ nghĩa tư bản lại cần đến các định chế dân chủ để kiềm chế và hiệu chỉnh những thái quá của nó. Ở Châu Âu thế kỉ thứ mười chín, những tiên đoán khốc liệt của Tuyên ngôn Cộng sản thực ra đã bị sự mở rộng quyền bầu cử chính trị làm cho vô hiệu. Và ngày nay cả các chế độ chuyên quyền và các nhà nước đang tan rã tạo thành các mối đe doạ mạnh đối với hoà bình và thịnh vượng, cả về mặt nội bộ lẫn quốc tế.


Vai trò của Tiền

Một hệ thống kinh tế toàn cầu không khớp với một hệ thống chính trị toàn cầu là khó để phân tích, đặc biệt dưới ánh sáng của mối quan hệ quanh co giữa chủ nghĩa tư bản và dân chủ. Nhiệm vụ được đơn giản hoá bởi sự thực rằng có một nguyên lí thống nhất trong hệ thống tư bản toàn cầu: tiền. Tiền không phải là một nguyên lí được đưa vào vì mục đích đơn giản hoá; nó thật sự chi phối. Nói về các nguyên lí thị trường tự do có thể làm lẫn lộn vấn đề, vì tiền có thể được cóp nhặt bằng các cách khác cạnh tranh; nhưng cuối cùng tất cả đều qui lại về lợi nhuận và của cải được đo bằng tiền.
Bất kể sự tìm hiểu nào về hệ thống tư bản toàn cầu phải bắt đầu với vai trò mà tiền đóng trong đó. Các sách giáo khoa nói rằng tiền có ba chức năng chính: đơn vị thanh toán, phương tiện trao đổi, và lưu trữ giá trị. Hai chức năng đầu được hiểu rõ; có sự nghi ngờ nào đó về chức năng thứ ba. Theo diễn giải cổ điển, tiền là công cụ cho mục đích, không phải là bản thân mục đích; nó đại diện cho giá trị trao đổi, không cho giá trị nội tại. Tức là, giá trị của tiền phụ thuộc vào giá trị của hàng hoá và dịch vụ mà vì đó nó có thể được trao đổi.

Nhưng cái gì là các giá trị nội tại mà các hoạt động kinh tế được cho là phụng sự? Các nhà kinh tế học thế kỉ mười chín nói về “tính thoả dụng”, nhưng khái niệm không qua được khảo sát phê phán. Rốt cuộc các nhà kinh tế quyết định là không cần giải quyết vấn đề- họ coi giá trị của tác nhân kinh tế là cho trước. Sở thích của họ được biểu diễn ở dạng các “đường bàng quan”, và các đường bàng quan có thể dùng để xác định giá.
Phiền nỗi trong thế giới thực các giá trị không được cho trước. Trong một nền kinh tế, người dân tự do lựa chọn, nhưng họ không nhất thiết biết cái họ muốn. Trong tình hình biến đổi nhanh, khi truyền thống mất ảnh hưởng và người dân được gợi ý từ mọi phía, các giá trị trao đổi rất có thể thay thế cho các giá trị nội tại. Tiền có các đặc tính nào đó mà giá trị nội tại thiếu: Nó có một mẫu số chung, nó có thể lượng hoá, và nó hầu như đều được người khác coi trọng. Các đặc điểm này là cái làm cho tiền đủ tư cách là phương tiện trao đổi- song không nhất thiết như mục tiêu cuối cùng. Hầu hết ích lợi gắn cho tiền sinh ra từ chi tiêu nó; ở khía cạnh này tiền được dùng như một công cụ cho mục đích. Nhưng tiền cũng có thể dùng để cất trữ giá trị. Ở chừng mực mà những người khác muốn có tiền và sẵn sàng làm hầu như mọi thứ để kiếm được nó, tiền là quyền lực, và quyền lực có thể là một mục đích tự thân. Những người kế nghiệp có thể không biết làm gì với tiền của họ, song chí ít họ biết rằng những người khác thèm muốn thành công của họ, và của cải cho họ một ý thức về quyền lực. Điều này có thể là đủ để giữ cho họ tiếp tục mãi mãi ngay cả thiếu bất kể động cơ nào khác. Những người giữ vững nó có quyền lực và ảnh hưởng nhất trong hệ thống tư bản.
Không đời nào tôi coi nhẹ lợi ích của của cải; nhưng làm cho tích luỹ của cải là mục tiêu cuối cùng bỏ qua nhiều khía cạnh khác của sự tồn tại mà chúng cũng đáng xem xét, đặc biệt nếu nhu cầu vật chất cho tồn tại đã được thoả mãn. Tôi không thể nêu rõ các khía cạnh khác là gì; chính do bản chất của các giá trị nội tại mà chúng không thể được qui về một mẫu số chung. Con người có tư duy có quyền quyết định cho chính mình- đó là một đặc ân họ được hưởng một khi họ đã thoả mãn các nhu cầu tồn tại. Nhưng thay cho hưởng thụ xa xỉ chúng ta lại đi trệch đường của mình để làm trầm trọng cuộc đấu tranh vì tồn tại.

Hệ thống tư bản nhấn mạnh cạnh tranh và đo thành công bằng tiền bạc. Các giá trị tiền bạc đã chiếm đoạt vai trò của các giá trị thực chất, và các thị trường trở nên thống trị các lĩnh vực tồn tại mà đúng ra chúng không thuộc về. Luật và y học, chính trị, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thậm chí quan hệ cá nhân – thành tựu hay phẩm chất cần được đánh giá vì mục đích riêng của chúng lại được chuyển đổi ra bằng tiền; chúng được đánh giá bằng tiền chúng kiếm được hơn là bằng công trạng thực chất của chúng.

Không đào sâu vấn đề thêm nữa, tôi sẽ coi nó như một sự thực rằng giá trị áp đảo trong hệ thống tư bản toàn cầu là theo đuổi tiền. Tôi có thể làm vậy vì có các tác nhân kinh tế mà mục đích duy nhất của họ là kiếm tiền, và họ thống trị đời sống kinh tế hiện nay như chưa từng bao giờ có trước đây. Tôi nói về các công ti được công chúng sở hữu. Các công ti này được các nhà chuyên nghiệp quản lí những người áp dụng các kĩ thuật quản lí hiện đại với một mục tiêu duy nhất là tối đa hoá lợi nhuận. Các kĩ thuật này có thể áp dụng phổ biến cho mọi lĩnh vực và thúc ép các nhà quản lí công ti để mua và bán các doanh nghiệp như các nhà quản lí chứng khoán mua và bán cổ phiếu. Các công ti, đến lượt nó, lại chủ yếu do các nhà quản lí chứng khoán sở hữu mà mục đích duy nhất của họ trong sở hữu cổ phiếu là để kiếm tiền.
Trong lí thuyết cạnh tranh hoàn hảo, hãng là một thực thể tối đa hoá lợi nhuận, nhưng trong thực tiễn doanh nghiệp không luôn được quản lí với duy nhất mục đích đó trong đầu. Các chủ tư nhân thường được các mục đích khác hướng dẫn: tự hào về hàng hoá và dịch vụ mà họ sản xuất; công ăn việc làm cho gia đình và bạn bè; các nguyên lí tôn giáo, đạo đức hay trái đạo đức; quyền lực và uy tín. Ngay cả các công ti bán cổ phiếu công khai thường có các nhà quản lí cảm thấy được phòng vệ tốt để có các động cơ khác: bổng lộc, lối sống, quyền lực, có lẽ cả khát vọng vị tha hay dân tộc chủ nghĩa. Các nhà quản lí của các công ti đa quốc gia lớn của Đức theo truyền thống coi mình chịu ơn công nhân, công chúng cũng như các cổ đông. Các nhà quản lí Nhật theo đuổi thị phần, và mối quan hệ thường có ưu tiên hơn lợi nhuận. Hàn Quốc đưa thí dụ Nhật đến thái quá.

Tuy nhiên, trong hệ thống tư bản toàn cầu hiện nay đã có sự dịch chuyển rõ rệt ủng hộ ứng xử tối đa hoá lợi nhuận và sự tăng cường tương ứng của áp lực cạnh tranh. Chủ của các doanh nghiệp tư nhân hưởng quyền rộng rãi hơn các nhà quản lí công ti; nhưng do các thị trường trở nên toàn cầu, các công ti tư nhân ở thế bất lợi về duy trì hay giành được thị phần; các công ti cần huy động vốn từ các cổ đông ngoài để khai thác các cơ hội do toàn cầu hoá mang lại. Kết quả là, các công ti do công chúng nắm giữ trở nên thống trị tình hình, và chúng ngày càng trở nên chuyên tâm theo đuổi lợi nhuận.
Ở Hoa Kì, các cổ đông trở nên quả quyết hơn đối với ban quản lí. Thành công được đo bằng thành tích ngắn hạn, và các nhà quản lí được thưởng bằng quyền chọn cổ phiếu hơn là bằng thù lao. Những người thất bại bị thay thế nhanh chóng hơn. Ở Châu Âu, các công ti thường đã không nhấn mạnh đến lợi nhuận, cả trong hình ảnh lẫn trong lợi ích của họ trước công chúng. Lợi nhuận cao hơn có xu hướng gây ra lương và đòi hỏi thuế cao hơn, và đã được cho là không nên thu hút sự chú ý đến tính sinh lợi của mình. Nhưng áp lực cạnh tranh toàn cầu đã làm nhẹ đòi hỏi về lương và giảm khả năng áp đặt thuế của nhà nước; ngược lại, nhu cầu bành trướng tài chính trở nên thúc bách hơn. Kết quả là, thái độ của các nhà quản lí đã trải qua sự biến đổi phi thường, và các công ti đa quốc gia Châu Âu trở nên giống như các công ti đa quốc gia của Mĩ.

Việc tạo ra Liên minh Châu Âu như một thị trường duy nhất với một đồng tiền duy nhất đã làm tăng cuộc tranh cướp thị phần. Giá cổ phiếu trở nên quan trọng hơn nhiều, cả để huy động vốn lẫn như công cụ để thôn tính (hoặc trong trường hợp giá cổ phiếu thấp, như sự cám dỗ để bị thôn tính). Các mục tiêu xã hội, như tạo công ăn việc làm, phải ngồi chỗ đằng sau. Cạnh tranh đã buộc hợp nhất, giảm qui mô (downsizing), và chuyển sản xuất ra nước ngoài. Đây là những yếu tố quan trọng trong mức thất nghiệp cao kéo dài ở Châu Âu.

Cho nên dấu xác nhận phẩm chất của dạng hiện thời của chủ nghĩa tư bản toàn cầu- đặc điểm làm cho nó khác các phiên bản trước đây- là tính thành công tràn khắp của nó: sự tăng cường của động cơ lợi nhuận và sự ngấm sâu của nó vào các lĩnh vực mà trước đây do các cân nhắc khác chi phối. Các giá trị phi tiền tệ đã thường đóng một vai trò lớn hơn trong cuộc sống con người; đặc biệt, văn hoá và các nghề được cho là bị chi phối bởi các giá trị văn hoá và nghề nghiệp và không tạo thành công việc kinh doanh. Nền móng gia đình và sự sinh sản đã được coi là nhiều hơn của cải; chủ nghĩa yêu nước và tôn giáo đã thường hiện ra to lớn hơn. Để hiểu chế độ tư bản chủ nghĩa hiện thời khác thế nào với các chế độ trước đây ta phải thừa nhận vai trò tăng lên của tiền như thước đo. Không ngoa khi nói rằng tiền chế ngự cuộc sống của con người như chưa từng bao giờ. Xu hướng đã luôn luôn hiện diện, nhưng mới đây theo đuổi lợi nhuận đã đưa đến kết luận logic của nó. Và bất cứ nguyên lí nào trở nên nguy hiểm hơn khi nó không còn được làm dịu bởi những cân nhắc khác.


Tín dụng như một Nguồn Bất Ổn định

Tiền gắn mật thiết với tín dụng, nhưng vai trò của tín dụng không được hiểu thật rõ. Tín dụng là một hiện tượng phản thân trong đó tính sẵn có của tín dụng phụ thuộc vào giá trị thế chấp và giá trị tài sản thế chấp lại bị ảnh hưởng bởi tính sẵn có của tín dụng. Điều này đặc biệt đúng với bất động sản, một dạng thế chấp được ưa chuộng. Các ngân hàng thường sẵn lòng cho vay dựa vào bất động sản mà không trông cậy vào người đi vay, và biến số chính trong giá trị của bất động sản là lượng tiền mà ngân hàng sẵn lòng cho vay dựa vào nó. Có thể có vẻ lạ, quan hệ phản thân không được nhận ra trong lí thuyết, và thường bị quên đi trong thực tiễn. Ngành xây dựng khét tiếng vì đặc tính boom-bust của nó, và sau mỗi đợt suy sụp (bust) các nhà quản lí ngân hàng trở nên rất thận trọng và quyết tâm không bao giờ tự phơi ra cho rủi ro nữa. Nhưng khi họ đầy khả năng tiền mặt và rất cần đưa tiền vào hoạt động, một chu kì mới lại bắt đầu.

Cùng hình mẫu đó có thể quan sát được trong cho vay quốc tế: Khả năng trả được nợ của các nước đi vay có chủ quyền được đo bằng các tỉ lệ nào đó - nợ như phần trăm của GNP, dịch vụ nợ như phần trăm của xuất khẩu, và các tỉ lệ tương tự. Các số đo này mang tính phản thân vì sự thịnh vượng của nước đi vay phụ thuộc vào khả năng đi vay của nó. Lại một lần nữa, quan hệ phản thân thường bị bỏ qua. Đó là điều đã xảy ra trong boom cho vay quốc tế lớn của các năm 1970: Sau khủng hoảng 1982, có thể nghĩ rằng việc cho vay tràn lan sẽ chẳng bao giờ tái diễn. Thế mà nó vẫn xảy ra, ở Mexico năm 1994 và lần nữa ở Hàn Quốc, Nga, và các nơi khác năm 1997.

Hầu hết các nhà lí thuyết kinh tế không nhận ra tính phản thân. Họ tìm cách xác lập các điều kiện cân bằng, và tính phản thân là một nguồn bất cân bằng. John Maynard Keynes đã ý thức rất nhiều về các hiện tượng phản thân- ông mô tả các thị trường tài chính như một cuộc đua sắc đẹp nơi người ta phải phán đoán xem những người khác phán đoán ra sao về những người khác phán đoán ra sao và bản thân kiếm được bộn tiền như một nhà đầu cơ- nhưng ngay cả ông vẫn trình bày lí thuyết của mình bằng khái niệm cân bằng để làm cho nó có thể chấp nhận được về mặt học thuật.
Cách được ưa thích để tránh tính phản thân cố hữu trong tín dụng là tập trung vào cung tiền. Nó có thể đo được, và được cho là phản ánh các điều kiện tín dụng. Bằng cách này các hiện tượng phản thân gắn với mở rộng và thu hẹp tín dụng có thể bỏ không được tính đến. Tuy nhiên, một cung tiền ổn định không tạo ra một nền kinh tế ổn định. Thái quá có thể tự hiệu chỉnh- nhưng với cái giá nào? Trong thế kỉ mười chín, khi cung tiền được các qui tắc vô tư của bản vị vàng quốc tế điều tiết, sự hoảng loạn tàn phá kéo theo suy thoái kinh tế.

Trong Đại Suy thoái của các năm 1930 Keynes đã không tin chủ nghĩa trọng tiền và thay nó bằng một lí thuyết thừa nhận tầm quan trọng của tín dụng. Đơn thuốc của ông để chữa thiểu phát là chi tiêu của chính phủ dẫn đến sự nổi lên của các khu vực nhà nước phồng lên và các xu hướng lạm phát. Sau cái chết của ông, cách tiếp cận của ông không còn được ưa chuộng. (Giả như Keynes còn sống, chắc có lẽ ông đã thay đơn thuốc của mình). Duy trì tính ổn định tiền tệ lại trở thành mục tiêu hàng đầu. Điều này dẫn đến sự tái phát minh ra lí thuyết trọng tiền bởi Milton Friedman. Nhưng lí thuyết của Friedman có sai sót, vì nó bỏ qua yếu tố phản thân trong mở rộng và thu hẹp tín dụng.

Trên thực tiễn, chính sách tiền tệ từ giữa các năm 1980 đã hoạt động khá tốt, nhưng chủ yếu bằng cách bỏ qua lí thuyết trọng tiền. Các ngân hàng trung ương không dựa chỉ riêng - hoặc thậm chí chủ yếu – vào các đo lường về cung tiền mà cũng tính đến các yếu tố khác nhau khác (bao gồm tính hồ hởi phi lí của các thị trường) trong quyết định duy trì tính ổn định tiền tệ thế nào. Ngân hàng trung ương Đức đã cố duy trì ảo tưởng được chỉ dẫn bởi các tổng lượng tiền tệ, nhưng những người tham gia thị trường đã học được từ ứng xử của nó rằng điều này phần nhiều là một huyền thoại. Ngược lại, Cục Dự trữ Liên bang đã theo thuyết bất khả tri hơn và công khai thú nhận rằng chính sách tiền tệ là vấn đề về phán xét. Các tuyên bố của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan là các bài tập về tính phản thân và giống như các lời sấm của nhà tiên tri Delphic. Khi chủ tịch của một ban quốc hội cảm ơn ông do đã mô tả tình tình kinh tế rất rõ ràng, Greenspan đã trả lời, “Thế thì tôi e là tôi đã bị hiểu lầm”.

Tín dụng đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Khả năng có thể vay làm tăng rất nhiều tính sinh lời của các khoản đầu tư. Một khoản đầu tư càng có thể dựa vào đòn bẩy (tài chính), thì suất lợi tức càng cao- với điều kiện chi phí tiền tệ như nhau. Chi phí và tính sẵn có của tín dụng như thế trở thành các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức hoạt động kinh tế. Căn cứ vào tính phản thân của nó, tín dụng không biểu lộ xu hướng tới cân bằng; thực vậy nó có lẽ là nhân tố quan trọng nhất quyết định hình thù bất đối xứng của chu kì boom-bust. Có thể có các nhân tố khác tham gia, nhưng chính thu hẹp tín dụng là cái làm cho bust đột ngột hơn nhiều boom đi trước nó. Khi buộc phải thanh lí các khoản nợ, bán tài sản thế chấp đẩy giá trị của tài sản thế chấp xuống, gây ra một quá trình tự tăng cường bị nén lại về mặt thời gian hơn pha mở rộng nhiều. Điều này đúng bất luận tín dụng được các ngân hàng hay các thị trường tài chính cung cấp và bất luận việc vay dựa vào chứng khoán hay các tài sản vật chất.

Tín dụng quốc tế đặc biệt bất ổn định vì nó không được điều tiết tốt như tín dụng nội địa ở các nước kinh tế phát triển. Kể từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, đã từng có các khủng hoảng tài chính có chu kì, thường với các hậu quả tàn khốc. Để ngăn chặn sự tái diễn, các ngân hàng và thị trường tài chính phải bị điều tiết, nhưng các qui chế thường để giải quyết khủng hoảng vừa qua chứ không phải cái kế tiếp, cho nên mỗi cuộc khủng hoảng mới dẫn đến một kết cấu tài chính mới. Đó là cách mà hoạt động ngân hàng trung ương, giám sát hoạt động ngân hàng, và giám sát các thị trường tài chính đã tiến hoá đến trạng thái rất tinh tế hiện thời.

Nhưng những sự phát triển như vậy không mang tính tuyến tính. Sự sụp đổ 1929 và sự thất bại thiếp theo của hệ thống ngân hàng Hoa Kì dẫn đến môi trường điều tiết hạn chế đối với các ngân hàng Mĩ cũng như của thị trường cổ phiếu. Sau Chiến tranh Thế giới II, một quá trình cởi mở hơn bắt đầu, đầu tiên rất chậm nhưng tăng tốc dần dần. Và dù là sự tách biệt giữa các ngân hàng và các định chế tài chính khác được Luật Glass-Streagal áp đặt đã không được bãi bỏ hàng thập kỉ, qui chế của cả các ngân hàng và thị trường tài chính đã ngày càng được nới lỏng.

Phi điều tiết và toàn cầu hoá các thị trường tài chính đã xảy ra một cách phản thân mật thiết với nhau. Hầu hết các qui chế có phạm vi quốc gia, cho nên toàn cầu hoá các thị trường có nghĩa là ít điều tiết hơn và ngược lại. Nhưng đó không phải là con đường một chiều. Ngay khi các qui chế quốc gia được nới lỏng, các qui chế quốc tế được đưa vào. Hai định chế Bretton Wood, IMF và Ngân hàng Thế giới, đã thích ứng với thay đổi và trở nên tích cực hơn như những người kiểm soát toàn cầu. Các nhà chức trách tiền tệ của các quốc gia công nghiệp dẫn đầu thiết lập các kênh để hợp tác, và một số qui chế quốc tế đích thực được đưa ra. Quan trọng nhất là những yêu cầu về vốn đối với các ngân hàng thương mại được xác lập dưới sự bảo hộ của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basle năm 1988.

Thực ra, nếu không có sự can thiệp của các nhà chức trách tiền tệ thì hệ thống tài chính quốc tế đã có thể sụp đổ ít nhất bốn lần: 1982, 1987, 1994, và 1997. Tuy nhiên, sự kiểm soát quốc tế vẫn rất không thoả đáng so với môi trường điều tiết thịnh hành ở các nước tiên tiến. Hơn nữa, các nhà chức trách tiền tệ ở trung tâm chắc có thể phản ứng với các khủng hoảng ảnh hưởng trực tiếp đến họ hơn là với các khủng hoảng mà nạn nhân của chúng ở ngoại vi. Đáng lưu ý là sự sụp đổ 1987 của thị trường cổ phiếu Hoa Kì, có xuất xứ thuần tuý nội địa, đã dẫn đến các thay đổi qui chế, cụ thể là, đưa ra cái gọi là ngắt mạch (tạm dừng giao dịch); những sự nhiễu loạn trong các thị trường tài chính quốc tế đã không gây ra đáp ứng tương tự. Mặc dù việc đưa ra các yêu cầu về vốn theo Thoả ước Basle 1988 đã là một câu trả lời chậm cho khủng hoảng 1982, sự thực vẫn là các qui chế quốc tế đã không theo kịp bước với sự toàn cầu hoá của các thị trường tài chính.
Sự không thoả đáng của các qui chế quốc tế có thể qui một phần cho sự thất bại để hiểu bản chất phản thân của tín dụng và một phần cho tâm trạng thịnh hành về chống điều tiết, nhưng chủ yếu do thiếu các định chế quốc tế thích hợp. Các hệ thống tài chính quốc gia là do các ngân hàng trung ương và các nhà chức trách tài chính khác cai quản. Nhìn chung, họ làm việc tốt, và đã không có sự sụp đổ có hệ thống nào trong các nước công nghiệp chủ chốt hàng thập kỉ nay. Nhưng ai chịu trách nhiệm về hệ thống tài chính quốc tế? Các định chế tài chính quốc tế và các nhà chức trách tài chính quốc gia hợp tác với nhau khi có khủng hoảng, nhưng không có ngân hàng trung ương quốc tế, không có các nhà chức trách điều tiết quốc tế na ná như các định chế ở mức quốc gia. Các định chế Bretton Woods đã thử lấp lỗ trống và đã thành công một lúc. Nhưng cuối cùng khoảng cách giữa nguồn lực của chúng và khối lượng của dịch chuyển vốn quốc tế trở nên quá lớn, và trong khủng hoảng 1997-1999 chúng thất bại một cách ngoạn mục. Sự đáp lại chính trị đã làm giảm thay cho tăng cường quyền lực và ảnh hưởng của IMF. Như tôi sẽ tranh luận ở Chương 10, điều này làm cơ cấu tài chính quốc tế yếu nhiều đi.


Bất Đối xứng, Bất Ổn định, và sự Cố kết

Theo định nghĩa, trung tâm là nhà cung cấp vốn, ngoại vi là người nhận. Sự thay đổi đột ngột về sự sẵn lòng của trung tâm để cấp vốn cho ngoại vi có thể gây ra hỗn loạn nghiêm trọng ở các nước tiếp nhận. Bản chất của hỗn loạn phụ thuộc vào dạng vốn được cung cấp. Các công cụ nợ và tín dụng ngân hàng có thể gây ra phá sản và khủng hoảng ngân hàng; nếu đầu tư ở dạng cổ phiếu, nó có thể đẩy nhanh rối loạn của thị trường cổ phiếu. Đầu tư trực tiếp ít gây hỗn loạn nhất; cái xấu nhất có thể xảy ra là thiếu đầu tư mới. Thường tất cả các hình thức vốn dịch chuyển theo cùng chiều.

Cái gì xảy ra khi một nước không trả được nợ của nó? Câu trả lời bị bao phủ trong sự huyền bí, bởi vì vỡ nợ chính thức thường được tránh. Có cảm tưởng chung rằng nước liên quan sẽ chịu tổn thất không sửa được, nhưng trong thực tế nhiều nước không thoả mãn các nghĩa vụ, và người ta đã tìm ra những cách để dàn xếp chúng. Tiếp theo khủng hoảng nợ quốc tế 1982, Câu Lạc Bộ Paris được thiết lập để giải quyết nợ chính thức, Câu Lạc Bộ London cho nợ thương mại. Khi bụi đã lắng xuống, cái gọi là trái phiếu Brady được phát hành để thay thế các trái phiếu còn tồn đọng.

Cho đến mới đây, các chủ nợ có xu hướng làm ăn tốt hơn nhiều so với con nợ trong khủng hoảng nợ quốc tế. Họ có thể phải gia hạn các khoản vay, kéo dài ngày đáo hạn, hoặc thậm chí cho mức nhượng bộ, song họ không phải từ bỏ quyền đòi của họ. Mặc dù IMF không được cho là thiên vị với người cho vay, sứ mạng hàng đầu của nó là duy trì hệ thống tiền tệ quốc tế, và tìm cách tránh các cú sốc đột ngột đối với khả năng trả được nợ của các ngân hàng chủ yếu. Hơn nữa, nó đã không có đủ nguồn lực để hành động như người cho vay cuối cùng; vì vậy nó cần huy động sự giúp đỡ từ các ngân hàng, và các ngân hàng đã biết lợi dụng thế nào vị thế chiến lược của chúng. Đôi khi thậm chí họ có thể thuyết phục các nước mắc nợ nhận trách nhiệm của các ngân hàng nội địa, các tổ chức nếu khác đi sẽ bị quét sạch (đó là cái đã xẩy ra ở Chile 1982, ở Mexico 1994, và lần nữa, ở mức độ hạn chế, ở Hàn Quốc 1998). Tất nhiên, những người cho vay phải lập các quĩ dự phòng, nhưng rốt cuộc chúng thường thu được một phần đáng kể các khoản nợ xấu. Hơn nữa, các ngân hàng thường dựa vào sự giúp đỡ của các nhà chức trách tiền tệ quốc gia để bù đắp các tổn thất tín dụng. Cục Dự trữ Liên bang đã giữ lãi suất ngắn hạn thấp ở Hoa Kì một cách chủ ý từ 1991 đến 1993 để cho phép các ngân hàng Mĩ chật vật tái lập tính sinh lời; Ngân hàng Nhật Bản đã làm như thế từ 1995. Song các nước mắc nợ không được hưởng sự giảm nhẹ có thể so sánh được. Sự giúp đỡ quốc tế thường được thiết kế để làm cho họ có khả năng thoả mãn nghĩa vụ nợ. Mặc dù họ có thể không có khả năng trả hết nợ, họ buộc phải trả ở mức giới hạn của khả năng của họ. Gánh nặng thường ghìm họ xuống hàng năm trời.

Điều này trái ngược rõ rệt với các khủng hoảng nợ nội địa ở các nước tiên tiến, nơi các thủ tục phá sản hướng tới bảo vệ các con nợ. Thí dụ, các ngân hàng Hoa Kì mất nhiều tiền trong khủng hoảng tiết kiệm-và-vay các năm 1985-1989 hơn trong khủng hoảng nợ quốc tế 1982. Trong trường hợp cho vay quốc tế, kết quả thuần của các chính sách của IMF đã là cứu giúp các chủ nợ, gây ra hiểm hoạ đạo đức nguy hiểm. Tất cả điều này bây giờ đang thay đổi (xem Chương 10).

Bất đối xứng về đối xử với những người cho vay và đi vay là một nguồn bất ổn định chính. Mỗi khủng hoảng tài chính đều xảy ra sau khi mở rộng tín dụng không thể duy trì nổi. Nếu tín dụng có thể kiếm được tự do, thì là quá nhiều đi kì vọng các con nợ tự kiềm chế. Nếu khu vực công đi vay, món nợ phải được chính phủ tương lai trả - tăng nhanh nợ là cửa thoát hiểm tuyệt vời cho các chế độ yếu. Thí dụ, chế độ cộng sản cải cách ở Hungary đã thử mua lòng trung thành của nhân dân bằng tiền đi vay cho đến khủng hoảng 1982 làm chấm dứt tập quán đó. Nhưng không chỉ có khu vực công thiếu kiềm chế, và nếu các món nợ tích tụ bởi khu vực tư nhân các nhà chức trách tiền tệ thậm chí không biết đến nó cho đến khi quá muộn. Đó là trường hợp ở nhiều nước Á Châu năm 1997.

Tuy nhiên, sự bất đối xứng cũng là một nguồn cố kết. Mọi loại áp lực tài chính và chính trị đều chĩa vào các nước mắc nợ, làm khó cho họ để quyết định không tham gia vào hệ thống bằng cách bội ước các nghĩa vụ. Áp lực dùng để giữ hệ thống lại với nhau ngay cho dù nó là đau đớn với các nước để là thành viên. Thí dụ, cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Hungary năm 1990 đã có thể cho một cơ hội tuyệt vời để vạch đường ranh giới giữa nợ nần cũ và các nghĩa vụ mới mà chế độ dân chủ mới ràng buộc vào. Tôi đã cố chuẩn bị một sơ đồ như vậy, nhưng thủ tướng tương lai, Joseph Antal, nuốt lời vì ông ta đã quá chịu ơn nước Đức, chủ nợ lớn nhất của Hungary. Có các thí dụ khác; tôi nhớ mãi Chile năm 1982. Dưới ảnh hưởng của trường phái Chicago, hệ thống ngân hàng Chile đã được tư nhân hoá, và các nhà kinh doanh mua các ngân hàng sử dụng tiền vay từ bản thân ngân hàng. Năm 1982, khi các ngân hàng không thể thoả mãn các nghĩa vụ quốc tế của mình, nhà nước đã gánh trách nhiệm về nợ của các ngân hàng đã được tư nhân hoá vì chế độ Pinochet, thiếu tính hợp pháp trong nước, đã hăm hở duy trì mức tín nhiệm của nó ở nước ngoài. Kết quả là, những người đóng thuế phải thanh toán hoá đơn.

Cần phải nhắc tới bất đối xứng khác nữa. Phát hành tiền là đặc quyền quốc gia, và các quốc gia mà đồng tiền của họ dễ được chấp nhận trong các giao dịch quốc tế có vị thế tốt hơn nhiều so với các nước không thể đi vay bằng đồng tiền của mình. Đây là một trong các lợi thế chính để ở trung tâm đối lại với ngoại vi. Lợi ích kiếm được lãi đúc tiền (tiết kiệm lãi bằng cách phát hành giấy bạc ngân hàng hơn là tín phiếu kho bạc) là tương đối không quan trọng so với tự chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của riêng mình. Các nước ngoại vi phải theo sự ra hiệu từ trung tâm - trước hết là Hoa Kì. Vì chính sách tiền tệ của các nước trung tâm được các cân nhắc nội địa chỉ dẫn, các nước ngoại vi có ít kiểm soát với số phận riêng của mình.

Sự thực các đồng tiền chủ yếu biến động so với nhau cũng là một nguồn bất ổn định. Sự thay đổi lãi suất và tỉ giá hối đoái đánh vào các nước phụ thuộc như các cú sốc bên ngoài, dù cho thực tế nó là nội sinh đối với hệ thống. Khủng hoảng nợ quốc tế 1982 đã được đẩy nhanh bởi sự tăng mạnh lãi suất nội địa ở Hoa Kì; khủng hoảng Á Châu 1997 gắn với sự lên giá đôla Mĩ. Năm 2000, đồng euro yếu gây căng thẳng.

Sự cách biệt giữa trung tâm và ngoại vi không giới hạn ở hệ thống tài chính toàn cầu; nó đã cũng hiện diện trong Cơ chế Tỉ giá hối đoái Âu Châu (ERM). Bundesbank đóng vai trò kép: Theo hiến pháp Đức nó có bổn phận duy trì giá trị đồng mark Đức, và đồng thời nó de facto là trọng tài của chính sách tiền tệ cho hệ thống tiền tệ Âu Châu. Hai vai trò trở nên mâu thuẫn sau khi thống nhất nước Đức. Những cân nhắc nội địa đòi chính sách tiền tệ chặt; tình hình kinh tế của phần còn lại của Châu Âu đòi hỏi điều ngược lại. Không ngạc nhiên các cân nhắc nội địa thắng thế, và ERM sụp đổ năm 1992.

Hai bất đối xứng này - giữa người cho vay và người đi vay và giữa trung tâm và ngoại vi- là các nguồn căn bản –song không duy nhất- của bất ổn định trong hệ thống tài chính quốc tế. Các khoản đầu tư chứng khoán cũng khét tiếng bất ổn định. Về mặt lịch sử, các khoản đầu tư ở nước ngoài thường xuất hiện ở các giai đoạn cao của các thị trường giá lên, khi các cổ phiếu nội địa được đánh giá quá cao và được lợi dụng quá mức, và các nhà đầu tư trở nên phiêu lưu hơn. Sự quan tâm đột ngột đến một thị trường nước ngoài sẽ đẩy giá ở đó lên đến đỉnh, cuối cùng sẽ rớt cũng nhanh thế khi thị trường giá lên nội địa chấm dứt và các nhà đầu tư lo lắng để rút tiền về. Đây là lĩnh vực chuyên môn khởi đầu của tôi, và tôi đã trải qua nhiều tình tiết như vậy. Tình hình từ đó đã thay đổi. Đầu tư ở nước ngoài không còn là hoạt động thi thoảng mà đúng hơn đã trở thành kế sinh nhai của các nhà đầu tư định chế. Mặc dù nhịp độ cá biệt của đầu tư nước ngoài mà tôi đã quen có thể đã lỗi thời, sẽ ngu xuẩn để nghĩ rằng các thị trường cổ phiếu không còn dễ bị tổn thương với bất cân bằng động. Trong thời kì bất trắc, vốn có xu hướng quay về chỗ ban đầu của nó. Đó là lí do khác nữa vì sao các nhiễu loạn thường có ảnh hưởng lớn không cân xứng ở ngoại vi so với trung tâm. Thường một nhiễu loạn nhỏ ở trung tâm bị phóng đại lên thành một khủng hoảng ở ngoại vi. Khủng hoảng tài chính 1997-1999 là khác thường, thậm chí độc nhất, ở khía cạnh này vì xung đã không đến từ trung tâm.

Bất chấp tính bất đối xứng và không ổn định của nó – hay đúng hơn vì nó- hệ thống tư bản toàn cầu biểu hiện sự cố kết đáng kể. Ở ngoại vi có những bất lợi của nó, song không tham gia không phải là một lựa chọn khả dĩ. Sự cô lập có thể tước mất của các nước nghèo không chỉ vốn mà cả đổi mới công nghệ nữa.

Đặt chủ đề vào viễn cảnh, hệ thống tư bản toàn cầu đã mang lại lợi ích vật chất to lớn. Người ta ước lượng rằng toàn cầu hoá làm tăng 1 phần trăm hàng năm cho nền kinh tế thế giới. Mặc dù các quân bài được sắp xếp có lợi cho trung tâm, các nước ngoại vi có khả năng thu hút vốn cũng đã thịnh vượng. Khủng hoảng 1997-1999 giáng xuống Châu Á sau một thời kì tăng trưởng bùng nổ, và sự phục hồi đã nhanh hơn có thể kì vọng. Cho nên cùng với tính cố kết của nó, hệ thống cũng chứng tỏ khả năng hồi phục mau đáng kể, đối trọng lại với mặt tiêu cực của nó về bất đối xứng và bất ổn định.


Tương lai của Hệ thống Tư bản Toàn cầu

Có thể nói gì về tương lai của hệ thống tư bản toàn cầu? Lịch sử cho các manh mối nào đó. Đây không phải là lần đầu vốn (tư bản) chảy tự do. Theo cách nào đó, phiên bản thế kỉ mười chín của chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã ổn định hơn. Nó đã có một đồng tiền duy nhất –vàng- trong khi ngày nay có ba đồng tiền chính – dollar, yen, và euro – xô đẩy nhau như các địa tầng. Lúc đó các cường quốc đế quốc, Anh đứng đầu trong số họ- đã kiếm đủ lợi từ hệ thống để biện minh cho việc phái các pháo hạm đến các vùng xa xôi để duy trì hoà bình và thu nợ; ngày nay Hoa Kì từ chối là cảnh sát thế giới. Quan trọng nhất, người dân đã bắt rễ chắc vào các giá trị căn bản hơn ngày nay. Thực tại vẫn đã được coi là cái gì đó ở bên ngoài, và tư duy vẫn được coi là công cụ thể đạt tới tri thức. Đúng và sai, thật và giả đã được coi là các tiêu chuẩn khách quan mà người dân phụ thuộc vào. Khoa học đã cho các giải thích và tiên đoán tất định. Cứ cho là như vậy, đã có các mâu thuẫn giữa các đơn thuốc của khoa học và tôn giáo, nhưng cùng nhau chúng đã cho một sự chỉ dẫn đáng tin cậy cho thế giới. Chúng đã tạo ra một nền văn minh đã chế ngự thế giới bất chấp các mâu thuẫn nội tại của nó.

Hệ thống tư bản toàn cầu này đã chấm dứt do Chiến tranh Thế giới I. Đã có một số khủng hoảng tài chính trước cuộc chiến đó, vài trong số đó đã rất gay gắt, gây ra trục trặc và suy giảm kinh tế nhiều năm trời. Tuy nhiên, đã không phải các khủng hoảng kinh tế là cái đã huỷ diệt hệ thống mà là chiến tranh và các cuộc cách mạng chính trị sau đó.

Một kiếp khác của chủ nghĩa tư bản quốc tế tiếp theo trong các năm 1920, mặc dù nó không đúng là toàn cầu về qui mô. Nó sụp đổ năm 1929, nhưng tôi nghi ngờ là một tình tiết tương tự sẽ tái diễn, vì để cho hệ thống ngân hàng Hoa Kì sụp đổ đã là một sai lầm chính trị mà chúng ta chắc sẽ không mắc lại. Tuy nhiên, tôi thấy bất ổn định trước mặt.


Boom-Bust

Tôi miễn cưỡng áp dụng mô hình boom-bust với hệ thống tư bản toàn cầu vì tôi coi hệ thống quá bỏ ngỏ và chưa đầy đủ để khớp với hình mẫu. Hầu như chống lại đánh giá tốt hơn của tôi- không nên diễn giải mọi thứ như một hiện tượng boom-bust- tôi có thể nhận ra các yếu tố của hình mẫu boom-bust: một xu thế thịnh hành- cụ thể là, cạnh tranh quốc tế vì vốn; và một thiên kiến thịnh hành- cụ thể là, quá tin vào cơ chế thị trường. Trong boom, cả thiên kiến và xu thế tăng cường lẫn nhau; trong bust, cả hai sẽ tan vỡ. Cái gì gây ra bust? Tôi tin câu trả lời được tìm thấy ở sự căng thẳng giữa phạm vi toàn cầu của các thị trường tài chính và phạm vi quốc gia của chính trị. Trước tôi đã mô tả hệ thống tư bản toàn cầu như một hệ tuần hoàn khổng lồ hút vốn về trung tâm và đẩy nó ra ngoại vi. Các quốc gia có chủ quyền hoạt động như các van trong hệ thống. Khi các thị trường tài chính mở rộng, các van mở, nhưng nếu và khi dòng tiền vốn đảo ngược chúng có thể đóng, gây ra sự đổ vỡ hệ thống. Theo giả thuyết này, tôi sẽ khảo sát hệ tư tưởng thịnh hành đầu tiên, thứ đến là xu thế thịnh hành.


Thuyết Thị trường Chính thống

Hệ thống tư bản toàn cầu được một ý thức hệ bén rễ vào lí thuyết cạnh tranh hoàn hảo ủng hộ. Theo lí thuyết này các thị trường có xu hướng tới cân bằng, vị vị trí cân bằng đại diện cho sự phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất. Bất kể ràng buộc nào lên cạnh tranh tự do đều gây trở ngại cho tính hiệu quả của thị trường; vì vậy phải phản đối chúng. Hệ tư tưởng này đã được gọi là “laissez-faire” ở thế kỉ mười chín, nhưng tôi đã tìm ra thuật ngữ tốt hơn cho nó: “thuyết thị trường chính thống”. Thuyết chính thống hàm ý niềm tin được thực hiện đến cực đoan. Chính là niềm tin vào sự hoàn hảo, niềm tin cung cấp một giải pháp cho mỗi vấn đề. Nó thừa nhận một uy quyền được phú cho tri thức hoàn hảo, cho dù là tri thức như vậy những người bình thường không dễ tiếp cận được. Tôn giáo có thể là một uy quyền như vậy, và trong thời hiện đại khoa học trở thành cái thay thế đáng tin cậy. Chủ nghĩa Marx tự cho là có cơ sở khoa học, và thuyết thị trường chính thống cũng vậy. Cơ sở khoa học cho cả hai ý thức hệ được xác lập ở thế kỉ mười chín, khi khoa học vẫn hứa hẹn cung cấp chân lí cuối cùng. Chúng ta đã học được rất nhiều kể từ đó về các hạn chế của phương pháp khoa học và những bất hoàn hảo của cơ chế thị trường. Các hệ tư tưởng Marxist và laissez-faire đã bị mất uy tín hoàn toàn. Hệ tư tưởng laissez-faire là cái đầu tiên bị gạt bỏ, như hậu quả của Đại Suy thoái và sự nổi lên của kinh tế học Keynes. Chủ nghĩa Marx nấn ná bất chấp thái quá của chủ nghĩa Stalin, nhưng tiếp theo sự sụp đổ của hệ thống Soviet bây giờ nó gần lu mờ hoàn toàn.

Vào những ngày sinh viên của tôi đầu các năm 1950, laissez-faire đã thậm chí không được chấp nhận hơn can thiệp của nhà nước vào kinh tế ngày nay. Ý tưởng nó xuất hiện lại đã hình như không thể hình dung nổi. Tôi tin sự hồi sinh của thuyết thị trường chính thống có thể được giải thích chỉ bằng niềm tin vào ma thuật, cái thậm chí còn thuyết phục hơn cơ sở khoa học. Tổng thống Reagan đã nói về “ma thuật của thương trường” – bàn tay vô hình là ma thuật hùng mạnh thật sự.

Nét chủ chốt của bất kể niềm tin chính thống nào đều dựa vào các đánh giá trắng-đen, hoặc-hoặc. Nếu một định đề hay chính sách là sai, cái ngược lại phải đúng. Logic non sequiter* này nằm ở tâm của cả Chủ nghĩa Marx và thuyết thị trường chính thống. Chủ nghĩa Marx cho rằng quyền sở hữu tư nhân về vốn là bất công và không thể dung thứ; nên phải thay bằng sở hữu nhà nước. Thuyết thị trường chính thống cho rằng can thiệp nhà nước là phi hiệu quả và có hại; vì vậy không được để bất kể cái gì can thiệp vào cơ chế thị trường. Đúng là, can thiệp nhà nước vào nền kinh tế đã luôn tạo ra các kết quả tiêu cực nào đó. Điều này đúng không chỉ với kế hoạch hoá tập trung mà cả với nhà nước phúc lợi và quản lí cầu của Keynes. Từ quan sát tầm thường này, các nhà theo thuyết thị trường chính thống vội kết luận rằng thị trường tự do phải hoàn hảo.

Công bằng mà nói, lí lẽ ủng hộ các thị trường không bị điều tiết hiếm khi được trình bày một cách thô tục như vậy. Ngược lại, những người như Milton Friedman đã tích cóp hàng tập số liệu thống kê, và các lí thuyết gia về kì vọng duy lí đã sử dụng toán học bí ẩn mà người thường khó theo nổi. Các mô hình tinh vi đã được phát triển để qui sự thiếu các điều kiện hoàn hảo- cụ thể là, cân bằng tối đa hoá phúc lợi- cho thông tin không hoàn hảo hay bất đối xứng. Hầu hết song không phải tất cả các mô hình này được dùng để xác lập các điều kiện cân bằng. Nó làm tôi nhớ đến các thảo luận thần học thời Trung cổ về số các thần tiên nhảy múa trên đầu một chiếc kim.
Thuyết thị trường chính thống đóng một vai trò mấu chốt trong hệ thống tư bản toàn cầu. Nó cung cấp hệ tư tưởng thúc đẩy nhiều người tham gia thành công và phát động chính sách. Thiếu nó, chúng ta có thể không được biện minh để nói về một hệ thống tư bản toàn cầu. Thuyết thị trường chính thống trở nên chế ngự chính sách vào khoảng 1980, với sự nổi lên của Reagan và Thatcher. Xu thế thịnh hành- cạnh tranh quốc tế vì vốn- đã bắt đầu sớm hơn, với hai khủng hoảng dầu ở các năm 1970 và sự thiết lập các thị trường hải ngoại về các đồng tiền Euro*, nhưng chỉ sau khi những thay đổi chính trị do Thatcher và Reagan đưa ra thì vốn –và tài kinh doanh (entrepreneurship)- mới chiếm ưu thế. Thiên kiến và xu hướng đã tăng cường lẫn nhau kể từ đó.


Chiến thắng của Chủ nghĩa Tư bản

Cạnh tranh toàn cầu vì vốn đã cho vốn tài chính ưu thế. Các nước riêng lẻ phải cạnh tranh để thu hút và giữ nó. Xu hướng được Hoa Kì tăng cường, nó sử dụng áp lực chính trị để mở các thị trường vốn.

Ở Hoa Kì, các công ti có cổ phiếu bán công khai ngày càng tăng về số lượng và qui mô, và lợi ích của cổ đông hiện ra càng lớn hơn. Các ban quản lí cũng quan tâm đến thị trường cho cổ phiếu của họ nhiều như thị trường cho sản phẩm của họ. Nếu phải lựa chọn, các tín hiệu từ các thị trường tài chính có ưu tiên hơn tín hiệu từ các thị trường sản phẩm: Họ sẽ sẵn sàng gạt bỏ các bộ phận hoặc bán cả công ti nếu nó làm tăng giá trị của cổ đông. Các công ti phải hoặc đi thôn tính hoặc bị thôn tính trong một thị trường toàn cầu ngày càng hội nhập hơn; cả hai cách, ban quản lí cần giá cao cho cổ phiếu của họ. Các phần thưởng cá nhân cũng ngày càng gắn với giá cổ phiếu. Sự thay đổi nổi bật nhất trong khu vực ngân hàng, ngành trải qua sự hợp nhất nhanh chóng. Cổ phiếu ngân hàng được bán ở mức nhiều lần giá trị sổ sách, nhưng các nhà quản lí, lưu tâm đến quyền chọn cổ phiếu của mình, tiếp tục mua lại cổ phần, làm giảm số cổ phần chưa đến hạn thanh toán và làm tăng giá trị thị trường của chúng bất kể khi nào có thể.

Sáp nhập và thôn tính đạt mức chưa từng có khi các ngành hợp nhất trên cơ sở toàn cầu. Các giao dịch giữa các nước phổ biến hơn. Việc thiết lập một đồng tiền duy nhất ở Châu Âu đã cho sự hợp nhất khắp Châu Âu sự thúc đẩy to lớn. Và sự sắp xếp lại các công ti xảy ra nhanh hơn ta có thể hình dung. Các độc quyền và độc quyền nhóm toàn cầu đang nổi lên (Microsoft và Intel là các thí dụ sớm). Chỉ còn bốn công ti kiểm toán chính trên thế giới; sự tập trung tương tự nhưng ít rõ rệt hơn đang xảy ra trong các chức năng tài chính khác.

Đồng thời, số các cổ đông tăng lên, và tầm quan trọng tương đối của sở hữu cổ phần trong của cải của hộ gia đình tăng nhanh. Điều này xảy ra dựa trên cơ sở tăng bền vững và nhanh về giá vốn cổ phần. Trước tháng Tám 1998 đợt sụp giá lớn lần cuối trong thị trường giá lên khởi đầu vào đầu các năm 1980 đã xảy ra năm 1987, và chỉ số Standard and Poor (S&P) đã tăng hơn 350 phần trăm kể từ đó. Ở Đức, thị trường đã tăng 300 phần trăm từ tháng Chín 1992. Tăng trưởng về hoạt động kinh tế khiêm tốn hơn nhưng bền vững. Chú tâm vào tính sinh lời đã dẫn đến giảm số người làm và tăng sản lượng đầu ra trên mỗi nhân viên, trong khi tiến bộ nhanh về công nghệ đóng góp vào tăng năng suất. Toàn cầu hoá và lợi dụng các nguồn lao động rẻ đã giữ chi phí sản xuất thấp, và lãi suất, cân đối lại, chứng tỏ một xu hướng giảm từ đầu các năm 1980 góp phần làm tăng giá vốn cổ phần.

Sự phổ biến của sở hữu cổ phiếu qua các quĩ đầu tư tín thác đã gây ra hai nguồn bất ổn định tiềm tàng, đặc biệt ở Hoa Kì. Một là cái gọi là hiệu ứng giàu có (wealth effect). Ba mươi tám phần trăm của cải của hộ gia đình và 56 phần trăm của các quĩ hưu trí được đầu tư vào cổ phiếu. Các chủ cổ phiếu có lợi nhuận trên giấy lớn, họ cảm thấy giàu có, và thiên hướng tiết kiệm của họ giảm đến điểm biến mất. Tiết kiệm cá nhân tính bằng phần trăm của thu nhập khả dụng bây giờ đã giảm xuống còn 0,1 phần trăm từ đỉnh 13 phần trăm năm 1975. Nếu có sự giảm sút kéo dài trong thị trường cổ phiếu, cảm tính của các cổ đông có thể đảo ngược, góp phần vào suy thoái và tăng cường sự sụt giảm thị trường.

Nguồn bất ổn tiềm tàng khác là từ các quĩ đầu tư tín thác (quĩ tương tế). Các nhà quản lí quĩ được đánh giá trên cơ sở thành tích của họ so tương đối với các nhà quản lí quĩ khác, không trên cơ sở thành tích tuyệt đối. Điều này nghe như một điểm bí ẩn, nhưng nó có các hệ luỵ lớn, vì thực tiễn nó buộc các nhà quản lí quĩ ứng xử theo xu hướng. Chừng nào họ còn theo kịp bầy đàn, không có tổn hại nào đến với họ ngay cho dù các nhà đầu tư có mất tiền; nhưng nếu họ thử chống lại xu hướng và thành tích tương đối của họ thiệt hại ngay dù chỉ tạm thời, họ có thể mất việc làm. (Đây chính là cái đã xẩy ra với Jeff Vinik, nhà quản lí của quĩ lớn nhất của Fidelity. Từ đó ông đã rất thành công riêng mình, nhận phí thành công trên cơ sở thành tích tuyệt đối). Đến mùa thu năm 1998, các quĩ đầu tư tín thác, do đã quen với dòng tiền mặt mới chảy vào liên tục, đã giữ dự trữ tiền mặt thấp nhất từ trước đến giờ. Nếu xu thế đổi hướng, họ buộc phải huy động tiền mặt, lại lần nữa làm tăng áp lực theo chiều xuống.

Dù điều này có thể đáng lo đến đâu, các nguồn bất ổn chủ yếu được thấy trong vũ đài quốc tế. Hệ thống tư bản toàn cầu đang trải qua thử thách khắc nghiệt nhất của sự tồn tại của nó: Khủng hoảng Á Châu và hậu quả của nó. Kiểm tra tạo thành giai đoạn thứ ba trong hình mẫu boom-bust. Như trong mọi chuỗi boom-bust, nó không thể được tiên đoán với sự chắc chắn liệu một xu hướng có qua được thử thách thành công hay đảo ngược đột ngột. Hữu ích hơn là đưa ra các kịch bản khả dĩ cho thử thách thành công hay thất bại.

Nếu hệ thống tư bản toàn cầu vượt qua được giai đoạn thử thách hiện thời, tiếp theo giai đoạn này sẽ là một đợt tăng tốc nữa cái sẽ kéo hệ thống vào địa hạt xa cân bằng (thực ra nếu chúng ta chưa ở đó rồi). Một trong các đặc điểm của hình thức mới, và cực đoan hơn của chủ nghĩa tư bản toàn cầu sẽ là sự loại bỏ một lựa chọn khả dĩ hợp lí đối với tư tưởng thị trường tự do mới nổi lên gần đây: cái gọi là mô hình Á Châu, hay Khổng giáo. Như kết quả của khủng hoảng hiện thời, các nhà tư bản Hoa Kiều và Hàn Kiều mà của cải của họ bị tổn hại nghiêm trọng sẽ phải từ bỏ sự kiểm soát gia đình. Những người sẵn lòng làm vậy sẽ sống sót về mặt kinh tế; những người khác chắc sẽ diệt vong. Khủng hoảng cũng làm trầm trọng thêm tình hình của các công ti mắc nợ nhiều ở tất cả các nước Á Châu. Các công ti có nợ nước ngoài thấy các tỉ lệ nợ-trên-vốn cổ phần của mình xấu đi; các công ti có nợ trong nước bị giáng bởi sự kết hợp của lãi suất tăng và thu nhập giảm. Cách thoát duy nhất là chuyển nợ thành vốn cổ phần hoặc huy động thêm vốn cổ phần. Điều này không thể được làm bởi gia đình; thường không thể làm được nội bộ trong nước. Không có lựa chọn khác là bán cho người nước ngoài.

Kết quả thuần sẽ là chấm hết cho mô hình Á Châu và bắt đầu của một thời đại mới trong đó các nước ngoại vi sẽ hội nhập mật thiết hơn vào hệ thống tư bản toàn cầu. Các ngân hàng quốc tế và công ti đa quốc gia sẽ có vị trí vững mạnh. Trong các công ti địa phương, một thế hệ mới của các thành viên gia đình hay nhà quản lí chuyên nghiệp được đào tạo ở nước ngoài sẽ giữ địa vị lãnh đạo. Động cơ lợi nhuận có địa vị cao hơn đạo đức Khổng giáo, và thiên kiến theo thuyết thị trường chính thống sẽ được tăng cường. Một số nước, như Malaysia, có thể vấp ngã nếu cố chấp với các chính sách bài ngoại và phản thị trường, còn các nước khác sẽ thành công.

Cho nên nếu hệ thống tư bản toàn cầu nổi lên thắng lợi từ cuộc khủng hoảng hiện thời, có thể dự kiến rằng nền kinh tế thế giới sẽ bị thống trị thậm chí còn hơn nữa bởi các công ti quốc tế do công chúng sở hữu. Cạnh tranh khốc liệt sẽ không cho phép họ để ý nhiều đến những cân nhắc xã hội. Họ sẽ, tất nhiên, ủng hộ suông các sự nghiệp đáng kính trọng như môi trường, đặc biệt nếu họ phải giao thiệp trực tiếp với công chúng, nhưng họ sẽ không có đủ khả năng để duy trì công ăn việc làm nếu tổn hại đến lợi nhuận.
Tuy nhiên, rất có thể là hệ thống tư bản toàn cầu sẽ không qua nổi khủng hoảng hiện thời. Các đám mây bão tố đang tụ tập ở chân trời chính trị, cho dù là tác động ban đầu của khủng hoảng tăng cường dân chủ. Các chế độ tham nhũng và chuyên quyền đã bị lật đổ ở vài nước. Hàn quốc may đã lựa chọn được một tổng thống mới, Kim Dae Jung, người từ lâu đã là một người phê phán thẳng thừng mối quan hệ loạn luân giữa chính phủ và giới kinh doanh. Thủ tướng hiện thời của Thái Lan được mến mộ chung vì tính chân thật của ông, và được vây quanh bởi một nội các được giáo dục ở Phương Tây và ủng hộ thị trường. Ở Indonesia, Suharto bị cách mạng lật đổ. Chỉ Mahathir ở Malaysia là thành công giữ quyền lực cho mình và chiến hữu bằng cách kiểm soát vốn. Nhưng sụt giảm kinh tế vẫn chưa diễn biến hết, và những căng thẳng chính trị tăng lên. Ở Trung Quốc, những người cải cách kinh tế đứng đầu, nhưng có mối hiểm nguy thật là nếu các điều kiện kinh tế tiếp tục xấu đi những người cải cách sẽ thua những người cứng rắn. Sự oán giận chống Mĩ, chống IMF, chống nước ngoài đang tích tụ rồi khắp Châu Á- kể cả Nhật Bản. Bầu cử ở Indonesia có thể tạo ra một chính phủ hồi giáo, dân tộc chủ nghĩa lấy cảm hứng từ các ý tưởng của Mahathir.
Cái diễn ra ở trung tâm sẽ có tính quyết định. Cho đến mới đây rắc rối ở ngoại vi đã mang lợi cho trung tâm. Nó đã làm mất tác dụng của áp lực lạm phát chớm nở, khiến các nhà chức trách tiền tệ không tăng lãi suất, và đã cho phép các thị trường cổ phiếu đạt các đỉnh cao mới. Nhưng các tác động tích cực của khủng hoảng Á Châu bắt đầu mòn đi, và các tác động tiêu cực bắt đầu nổi lên. Biên lợi nhuận chịu áp lực tăng lên. Một số công ti bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giảm cầu hoặc cạnh tranh khốc liệt hơn từ nước ngoài; ngành dịch vụ không bị ảnh hưởng trực tiếp của cạnh tranh quốc tế thấy ảnh hưởng của tăng chi phí nhân công.

Boom thị trường cổ phiếu Hoa Kì cũng đã kết thúc. Nếu thị trường sa sút, hiệu ứng giàu có có thể chuyển sa sút thị trường thành sa sút kinh tế. Điều đó có thể làm tăng chống đối nhập khẩu, cái đến lượt nó kích động sự oán nghét ở ngoại vi.

Kể từ khi nổ ra khủng hoảng Á Châu vốn đã chảy khỏi ngoại vi. Nếu các nước ngoại vi từ bỏ hi vọng rằng dòng chảy sẽ lại tiếp tục, họ có thể bắt đầu dùng chủ quyền để ngăn dòng chảy ra. Điều đó sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài bỏ chạy khỏi các nước khác trong khi họ có thể, và hệ thống sẽ sụp đổ. Hoa Kì cũng ngày càng nhìn hướng nội. Sự từ chối của Quốc hội cấp thêm tiền cho IMF ngày nay có thể đóng cùng vai trò như thuế quan bảo hộ Smoot-Hawley đã đóng trong Đại Suy thoái.

Cái nào trong hai kịch bản chắc sẽ xảy ra? Như một người tham gia thị trường, tôi phải duy trì đầu óc thoáng, mở. Tôi không hề do dự, tuy vậy, trong khẳng định rằng hệ thống tư bản toàn cầu sẽ không chịu nổi các sai sót của nó, nếu không phải dịp này thì ở dịp tiếp theo - trừ phi chúng ta nhận ra rằng nó có sai sót và hành động kịp thời để sửa chữa các thiếu sót.
Tôi có thể thấy rõ rồi những đường nét của cuộc khủng hoảng cuối cùng. Nó mang đặc tính chính trị. Các phong trào chính trị bản xứ chắc sẽ nảy sinh tìm cách tước đoạt các công ti đa quốc gia và đoạt lại của cải quốc gia. Một số trong số đó có thể thành công theo kiểu của Phiến loạn Nghĩa hoà đoàn ở Trung Quốc hay Cách mạng Zapatista ở Mexico. Thành công của họ khi đó có thể làm lung lay sự tin tưởng của các thị trường tài chính, gây ra một quá trình tự tăng cường ở chiều sa sút. Liệu nó có xảy ra dịp này hay dịp tiếp theo còn là một câu hỏi để ngỏ.

Chừng nào một quá trình boom-bust vượt qua thử thách, nó được tăng cường. Thử thách càng nghiêm ngặt, sự tăng cường càng mạnh. Sau mỗi thử thách thành công thì đến giai đoạn tăng tốc; sau một giai đoạn tăng tốc đến giờ phút quyết định. Chính xác chúng ta ở đâu trong chuỗi này là không thể xác định được trừ khi nhìn lại.


Tái bút Phê phán

Văn bản này được viết mùa thu năm 1998. Nền kinh tế toàn cầu đã vượt qua sóng gió tốt hơn nhiều so với tôi dự kiến. Nhìn lại từ khung cảnh của năm 2000, chúng ta thấy khủng hoảng tài chính 1997-1999 như một cú vấp nhỏ trong cuộc hành quân chiến thắng của chủ nghĩa tư bản. Nếu tôi muốn trung thành với cách tiếp cận boom-bust của mình tôi có thể nói rằng hệ thống tư bản toàn cầu đã trải qua một thử thách gay gắt, do đó củng cố thiên kiến theo thuyết thị trường chính thống. Nhưng tôi sẽ lí lẽ ở Chương 10 rằng sự tin cậy được tôn lên vào kỉ luật thị trường đã làm yếu kiến trúc tài chính toàn cầu cho thử thách tiếp theo.

Tôi cảm thấy, tuy vậy, buộc phải chỉ ra một sai sót trong phân tích riêng của tôi. Tôi đã tập trung vào vai trò của vốn, đặc biệt là vốn tài chính, và đã không coi trọng đủ các lợi ích của tài kinh doanh (entrepreneurship). Đây là một sự bỏ sót nghiêm trọng. Tôi đã nhiếc móc lí thuyết kinh tế vì đã bén rễ vào quá khứ, và tôi lại rơi vào đúng bẫy đó.

Tranh luận giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội có xuất xứ của nó ở thế kỉ mười chín, và như vậy nó bị ảnh hưởng của các khái niệm kinh tế thế kỉ mười chín. Chính thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản” được dẫn ra từ sự phân chia các yếu tố sản xuất thành lao động, đất đai, và vốn. Tài kinh doanh là một khái niệm đến muộn hơn đối với sự phân chia này khi được khám phá ra rằng giá trị của đầu ra không thể được dẫn từ các yếu tố sản xuất dùng để sản xuất ra nó; tài kinh doanh được đưa ra để tính đến sự khác biệt này. Cho nên khi ta nói cho vốn “bàn tay tự do”, chúng ta thực ra nói về tài kinh doanh: theo đuổi lợi tức cao hơn cho vốn- lợi nhuận. Lợi nhuận là sản phẩm của tài kinh doanh hơn là của vốn. Thí dụ, với tư cách một nhà quản lí quĩ tự bảo hiểm nhóm của tôi và tôi đầu tư tiền của người khác, và chúng tôi nhận được 20 phần trăm lợi nhuận. Cho nên không có đồng xu nào để khởi động, tôi có thể trở thành một nhà tư bản.

Tài kinh doanh có thể làm tăng hiệu suất của vốn. Toàn cầu hoá, xoá bỏ các hạn chế của chính phủ, và cho động cơ lợi nhuận bàn tay tự do đã dẫn đến sự bùng nổ thực sự về năng suất. Làm sao tôi lại có thể bỏ qua điều đó? Tôi có thể lí lẽ rằng sự gia tốc trong nhịp độ đổi mới công nghệ đã chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng ngay cả khi đó nó vẫn là một sự thực. Trong mọi trường hợp, như một người tin vào tính phản thân tôi không muốn treo cái mũ của tôi vào cái móc đó. Có thể có yếu tố trùng hợp ngẫu nhiên; rốt cuộc, tăng năng suất liên hệ mật thiết với sự phát triển của nền kinh tế mạng, và Internet đã đạt khối lượng tới hạn trong vài năm vừa qua. Nhưng bản thân sự tăng trưởng bùng nổ của Internet là thắng lợi của động cơ lợi nhuận. Internet khởi đầu như một mạng nghiên cứu do chính phủ tài trợ mà người ta mắc vào, giống như những người chiếm đất mắc để lấy trộm điện. Chỉ khi nó bắt đầu được dùng cho thương mại và quảng cáo nó mới trở thành một yếu tố quan trọng nuôi dưỡng năng suất, tăng trưởng kinh tế, và một boom thị trường cổ phiếu. Những đổi mới công nghệ, mà thủ tục Internet chỉ là một trong số đó, cũng liên kết một cách phản thân với xoá bỏ độc quyền trong ngành điện thoại. Và sự thâm nhập của động cơ lợi nhuận vào nghiên cứu sinh học đã làm tăng tốc cách mạng công nghệ sinh học. Phải thừa nhận rằng gỡ bỏ điều tiết và cho động cơ lợi nhuận uy quyền tự do có thể giải phóng các năng lực sáng tạo - giống như thả thần linh ra khỏi cái chai.

Đã là một lỗi nghiêm trọng không cho yếu tố này một trọng lượng lớn hơn. Nó lẽ ra phải là một phần không tách rời của phân tích boom-bust của tôi. Tôi đã lí lẽ rằng sự sụp đổ tài chính ở ngoại vi đã cho các nước trung tâm một chỗ thở từ lúc bắt đầu lạm phát. Có một yếu tố đúng trong lí lẽ đó, và nó có trọng lượng lớn đối với các nhà chức trách tiền tệ. Nhưng nền kinh tế thế giới bây giờ đã phục hồi và lạm phát vẫn chưa ngoi cái đầu xấu xa của nó lên. Cục Dự trữ Liên bang thực tế thấy mình ở cùng vị trí như trước khi bắt đầu khủng hoảng tài chính 1997-1999: Nó cảm thấy buộc phải tăng lãi suất, một phần để ngăn chặn áp lực lạm phát khỏi phát triển, nhưng chủ yếu để chặn trước một bust cuối cùng ở thị trường cổ phiếu.

Như tôi đã chỉ ra trước đây, cái làm cho các thị trường tài chính là không thể tiên đoán được một cách cố hữu là quá trình boom-bust dựa vào cái gì đó thực, và thực tại, cái tương tác với cảm nhận của những người tham gia, có hình thù mỗi lúc một khác. Nếu giả như các thị trường tài chính là một hệ thống khép kín chúng có thể dễ tiên đoán hơn. Trong dịp này ảnh hưởng của những đổi mới công nghệ đã là thực và quan trọng, và tôi đã phạm một sai lầm nghiêm trọng bỏ nó ngoài phân tích của mình. Nó không làm thay đổi quan điểm của tôi là boom thị trường cổ phiếu hẳn có thể kéo theo một bust, và Cục Dự trữ Liên bang đã đúng để cố chặn trước nó. Làm sao để giữ những thái quá về đánh giá tài sản sao cho nằm trong các giới hạn có thể chịu được đã trở thành một phần sứ mạng của nó.

Nhưng tôi phải thay đổi lời tiên tri của tôi liên quan đến cái chết cuối cùng của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Tôi đã tiên đoán các lực lượng dân tộc chủ nghĩa sẽ tiến hành tước đoạt điên cuồng. Điều này ít có khả năng hơn nhiều khi đầu tư nước ngoài mang lại công nghệ tiên tiến so với khi đầu tư đã chỉ hướng chủ yếu tới khai thác tài nguyên thiên nhiên và công nghệ cần thiết cho sản xuất đã xác lập tốt. Dưới tình hình hiện thời đơn giản không có lợi để không tham gia hệ thống. Điều đó không có nghĩa rằng một số nước nào đó sẽ không nỗ lực thử, nhưng nó đúng có nghĩa là xu thế chắc không lan rộng. Có thể có các nhà nước xỏ lá nào đó, nhưng chúng chắc không làm sụp đổ hệ thống tư bản chủ nghĩa. Kết thúc của hệ thống hiện tại không ở trong tầm nhìn. Có những mối nguy hiểm tế nhị hơn hiện ra lù lù, mà tôi sẽ khám phá sâu hơn ở ba chương cuối của cuốn sách.

LinkedInPinterestCập nhật lúc: