Hồ Quý Ly và chuyện tình duyên kỳ lạ

10:08 SA @ Thứ Tư - 27 Tháng Năm, 2015

Chỉ nhờ một câu thơ trên bãi biển năm xưa, Hồ Qu‎ý Ly đã bất ngờ lấy được "người tình trăm năm" thuộc dòng dõi hoàng tộc...

Hồ Qu‎ý Ly, trước có tên là L‎ý Qu‎ý Ly, tự là L‎ý Nguyên, sinh năm 1335. Theo gia phả họ Hồ, Qu‎ý Ly vốn dòng dõi xa của Hồ Hưng Dật, vốn người Chiết Giang, Trung Quốc, sang làm Thái thú Diễn Châu (Nghệ An) thời Hậu Hán.

Ông có 2 người cô được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ của hai vua Trần. Vì vậy, khi Trần Nghệ Tông lên ngôi, vua đã rất tín nhiệm và cất nhắc ông từ chức Chi hậu Tức cục Chánh chưởng lên Khu mật Đại sứ rồi lên Tiểu tư không, tiến phong Đồng bình chương sự, gia phong đến Phụ chính Thái sư nhiếp chính, Khâm Đức Hưng Liệt Đại Vương, Quốc tổ Chương hoàng. Sau đó ông cướp ngôi nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, truyền ngôi cho con là Hán Thương.

Trong thời gian Hồ Quý Ly lên nắm quyền làm vua, ông có rất nhiều thê, thiếp. Ngoài những người vợ sống cùng ông trong hậu cung, một số người vợ còn lại ở các địa phương khác. Hai trong số những người vợ dưới đây của Hồ Quý Ly cho đến ngày nay vẫn được người đời truyền tụng.

Câu chuyện “được vợ” lạ lùng

Có thể nói, nếu không có 2 người cô lấy vua, không được Trần Nghệ Tông tín nhiệm đến mê mẩn, trao đại quyền thì sợi dây tơ hồng của Hồ Qu‎ý Ly có lẽ đã không len lỏi được vào dòng họ Đông A.

Giai thoại kể rằng lúc Qu‎ý Ly còn trai trẻ hàn vi thường theo đường biển đi buôn. Một hôm thuyền chở hàng của ông ghé vào bờ, thấy trên bãi biển có ai vạch lên cát câu thơ: “Quảng Hàn cung l‎ý nhất chi mai” (tức trong cung Quảng Hàn có một cành mai). Qu‎ý Ly liền nhẩm thuộc lòng câu ấy.

Sau này, đến khi được làm quan, một hôm ông hộ giá vua Trần đi chơi, nửa chừng ghé vào tránh nắng ở điện Thanh Thử, nơi trước điện có hàng ngàn cây quế. Nhà vua nhân hứng, liền ra một vế đối: “Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế”. Các quan đi theo đang lúng túng chưa biết đối lại vua ra sao thì Hồ Qu‎ý Ly đã nhanhh chóng nhớ lại câu thơ trên bãi biển năm xưa, bèn buông lời đối: “Quảng Hàn cung l‎ý nhất chi mai”. Cả 2 câu ghép lại thành đôi vế đối nhau rất chỉnh, tạm dịch là: Trước điện Thanh Thử ngàn gốc quế/Trong cung Quảng Hàn một cành mai.

Nghe xong, các quan đều bái phục tài văn chương của Hồ Qu‎ý Ly. Vua Trần vừa phục, vừa thấy lạ lùng bởi nhà vua có một nàng công chúa đặt tên là Nhất Chi Mai. Nàng ở trong cung cấm kín không ra ngoài nên kể cả các quan gần gũi cũng rất ít người biết.

Vua hỏi Hồ Qu‎ý Ly tại sao lại biết được việc kín trong cung, rồi chuyện tòa lầu của công chúa ở là cung Quảng Hàn do chính vua đặt tên? Hồ Qu‎ý Ly cứ thật tình tâu bày chuyện câu thơ năm xưa trên bãi biển.


Người đời vẫn cho rằng nhân duyên kỳ lạ của Hồ Quý Ly với công chúa Huy Ninh là thiên tình sử đáng ngưỡng mộ (Ảnh: Internet).

Nhà vua ngẫm rồi nói đó quả thật là duyên trời run rủi định trước. Bởi vua có một người em gái tên Nhất Chi Mai (công chúa Huy Ninh) dựng cung Quảng Hàn riêng để ở. Hoàng đế cho rằng đây là chuyện lạ, duyên số bèn gả Nhất Chi Mai cho Hồ Qu‎ý Ly. Về sau họ sinh ra 2 người con là Hồ Thánh Ngẫu và Hồ Hán Thương.

Trước lúc lấy Hồ Qu‎ý Ly, công chúa Huy Ninh đang để tang chồng là Phó kỳ lang Trần Nhân Vinh mới bị giết. Tuy nhiên, cuộc “lấy lại” kỳ lạ này đều được cả chính sử và dã sử cho rằng đó là mối tình lạ, một thiên tình sử mà người đời rất ngưỡng mộ. Bởi lẽ, ngoài duyên cớ như là trời định sẵn kia thì cuộc hôn nhân này đã bất chấp cả quy chế đặt ra từ đời Trần Thủ Độ đó là người trong hoàng tộc nhà Trần không được lấy người họ khác.

Tiếng hát se duyên vợ chồng

Một trong những người vợ khác của Hồ Quý Ly vẫn được người đời truyền tụng đó là bà Nguyễn Thị Dầm.

Tương truyền ngày ấy Hồ Quý Ly chọn nơi thao lược binh mã quần hùng, quân lính tập trận ngay tại thôn Ô Cách, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam lúc bấy giờ). Thanh niên trai tráng ngày đêm luyện võ, con gái đi chợ bán hàng.

Tình cờ, một hôm người thiếu nữ xinh đẹp là Nguyễn Thị Dầm đi cắt cỏ ven sông Đáy và cất tiếng hát: "Tay cầm bán nguyệt đưa ngang/Em là phận gái sửa sang cõi bờ/Nửa vành trăng sáng đơn sơ/Trăm ngàn ngọn cỏ ngẩn ngơ quy hàng". Không ngờ tiếng hát trong trẻo, thánh thót như chim hót của người con gái ấy cất lên đúng lúc Hồ Quý Ly đang ngự thuyền trên dòng sông Đáy. Ông cho thuyền dừng lại, cầm tay thôn nữ hỏi rằng: "Nàng là ai mà lời ca như tiên giáng thế, ta cảm kích cả cõi lòng. Biết đâu người này sau sẽ giúp ta làm nên sự nghiệp...".

Cô gái bất chợt ngỡ ngàng, bẽn lẽn: "Cũng chưa biết người xa lạ ấy đi đâu. Nhưng đã hỏi xin được thưa rằng: Hữu danh là Nguyễn Thị Dầm, người thôn Ô Cách, con nhà điền nông lam lũ, quanh năm cắt cỏ chăn trâu, buồn vắng riêng tư thì đọc lời dân dã cho khuây chứ đâu dám khiến người ngoài cảm kích… Xin ai đừng cầm tay phận gái". Ông càng chột dạ bàng hoàng. Cứ thế một gánh cỏ non tơ chưa đầy đặn, một lưỡi liềm sáng chói, một cô gái trắng ngần, trong trẻo, được rước lên thuyền rồng cùng vua xuôi dòng. Rồi Hồ Quý Ly xin cha mẹ, làng xóm cưới nàng làm vợ lẽ.

Kết hôn với người vợ này, Hồ Quý Ly sinh được hai người con gái. Sau bà Nguyễn Thị Dầm được phong 2 sắc phong là Bảo Long Thánh Mẫu và Hoàng hậu đệ tam trinh tiết.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy nghĩ đôi điều về văn hóa Việt Nam

    23/06/2016Trần Quốc VượngVăn hóa Việt Nam khác văn hóa Trung Quốc, từ trong cội nguồn của nó, tuy cả hai nền văn hóa cổ truyền này đều thuộc phạm trù văn minh nông nghiệp.
  • Với láng giềng Trung Quốc phải cương kết hợp với nhu, nhưng không nhược!

    27/05/2015Trần Ngọc Kha thực hiệnTrong bối cảnh quan hệ Việt – Trung có nhiều nổi cộm hiện nay, nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ Bão táp triều Trần và Tám triều Vua Lý có cuộc trò truyện với phóng viên Báo Người cao tuổi...
  • Vấn đề chính thống của nhà Triệu?

    18/05/2015Hồ HuyTừ khi giành lại quyền tự chủ, nhiều triều đại Việt đề cao vai trò lịch sử của Triệu Đà. Các bộ quốc sử Việt Nam suốt thời phong kiến đều chép nhà Triệu là một triều đại chính thống. Nhà Trần phong ông là Khai thiên Thế đạo Thánh vũ Thần triết Hoàng đế...
  • Bài học canh tân từ tiểu thuyết Hồ Quý Ly

    05/06/2014Hà Thủy NguyênGiữa lúc tình trạng văn học nước nhà vào những năm 90 đang rơi vào cảnh èo uột, không có tác phẩm nào đáng kể thì “Hồ Qúy Ly” như một cơn địa chấn lớn khiến độc giả bừng tỉnh. “Hồ Qúy Ly” không đơn thuần kể lại câu chuyện của thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15 mà nhà văn đang “ôn cố tri tân”...
  • Bài học canh tân trong tiểu thuyết “Hồ Qúy Ly” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

    02/02/2014Thái Sơn“Hồ Qúy Ly” không đơn thuần kể lại câu chuyện của thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15 mà nhà văn đang “ôn cố tri tân”. Cuốn sách không viết về nhân vật lịch sử Hồ Qúy Ly mà viết về thời đại của Hồ Qúy Ly-thời đại của những cách tân qua góc nhìn của chính những con người sống trong thời đại ấy…
  • Khi U80 đội gạo lên chùa

    08/02/2012Toan ToanNhà văn Nguyễn Xuân Khánh lại vừa nhận Giải thưởng văn học 2011 với cuốn tiểu thuyết dày hơn 800 trang - 'Đội gạo lên chùa'.
  • xem toàn bộ