Làm cho trọn chức trách của chúng ta

09:03 SA @ Thứ Sáu - 21 Tháng Mười, 2016

Nghề dạy học luôn là một trong những nghề cao quý nhất. Đồng thời cũng là một nghề mang trọng trách lớn đối với xã hội. Trong lịch sử nền giáo dục nước ta, nhiều người thầy đã có những cống hiến lớn lao cho nghề dạy học. Một trong những người hầy như thế là thầy Hoàng Đạo Thuý (1900-1994). Từ những năm 30 của thế kỷ trước, thầy đã tham gia dạy học và cùng với Trần Duy Hưng, Tạ Quang Bửu, Trần Văn Khắc, Ngô Thế Tân là những người đi tiên phong trong các hoạt động của hội hướng đạo sinh.

Từ năm 1938 đến 1945, thầy tham gia dạy học ở hội truyền bá chữ Quốc ngữ, khi đó do cụ Nguyễn Văn Tố làm chủ tục hội, Ngày 26-5-1946, trường võ bị Trần Quốc Tuấn ( nay là học viện Lục Quân) được thành lập và thầy Hoàng Đạo Thuý được Hồ Chủ Tịch bổ nhiệm làm Hiệu trưởng với nhiệm vụ vô cùng quan trongh trước hoàn cảnh nước nhà lúc bấy giờ. Đó là khẩn cấp đào tạo ra lớp sĩ quan đầu tiên cho Quân Đội Nhân Dân Vi Nam để sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp khi chúng quay lại xâm lược nước ta một lần nữa.

Nhân dịp kỉ niệm 110 năm ngày sinh thầy Hoàng Đạo Thuý, chúng tôi xin trích đăng giới thiệu một bài viết của thầy cách đây 67 năm. Qua bài viết này, chúng ta thấy được những tâm huyết cháy bỏng của một người thầy đối với nền giáo dục của nước nhà còn đang trong vòng nô lệ của chế độ thuộc địa.

Bài viết này có nhan đề “Làm cho trọn chức trách của chúng ta” được thầy Hoàng Đạo Thuý đọc vào chủ nhật ngày 30-5-1943 tại trụ sở Hội truyền bá chữ quốc ngữ, số 59 Phố EVENTAILS( nay là phố Hàng Quạt, Hà Nội ).

Bài viết được đánh máy trên giấy Pơ Luya khổ A4 với 17 Trang được chúng ta tìm thấy trong hồ sơ số 2865 có tiêu đề Hội truyền bá chữ quốc ngữ, 1938-1945 (Associa-Tion Pour La Diffusion Du Quốc Ngữ, 1938-1945) thuộc phông toà Đốc lý Hà Nội hiện đang được bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Quốc Gia I .

Thưa các anh đồng sự!

Người nói chuyện với các anh hôm nay là một thầy giáo, xin các anh cho phép người ấy gọi các anh là bạn đồng sự. Đó là việc người ấy muốn nói trước nhất, các anh là những người hướng đạo, các anh là “ thầy giáo”. Các anh có nhận cho như thế thì các anh thấy ngay rằng việc của tôi nói được dễ dàng, vì cùng lúc ấy các anh thấy chức trách của các anh nặng bậc nào.

Vì yêu trẻ, các anh vẫn muốn cho học trò của các anh dùng tiếng “ anh”, khi nói với người đã hi sinh cả các nghỉ ngơi cần để lại sức, sau những ngày lo lắng và vất cả, vì thế và ví nhiều nỗi khó khăn các anh thốt nhiên gặp phải, không có lúc suy xét trước để định hạn cách làm việc cho đến nơi, làm cho các anh có thể nhãng được cái mục đích chúng ta nên có.

Các anh thật là những ông thầy, xứng đáng với tên gọi cao thượng ấy, hơn nữa những người đã coi việc dạy trẻ như một nghề nghiệp.

Nhưng, có phải không các anh đã gặp những nỗi khó khăn nhiều lắm, làm cho có lúc chán nản, không biết rằng công việc mình rồi ra nó thế nào. Chán mà các anh vẫn làm, không phải là đâm lao thì đành theo lao, nhưng các anh nhất định đem hơi sức để phấn đấu, có lúc như người chiến sĩ, liệu cho đến cùng, dẫu kết quả là việc trời nhưng cũng muốn làm cho hết sức người, để có thể yên ủi được lòng, thoả được tấm yêu.

Cái gan ấy là đáng trọng muôn phần.

Bây giờ tôi muốn mời các anh cùng tôi tìm một con đường, sao cho chúng ta có thể yên được lòng, mỗi lúc một mệt mỏi, chắc được bước những lúc nghi ngờ công việc mình. Con đườnga nò, để học trò chúng ta quen chân đi vào, không đến chậm, không quên buổi, không nhãng chí, bớt đùa nghịch, vui lòng, hởi dạ mà học hành, rồi sau ba tháng đầu, lại theo các anh nữa, để tiến lên mãi mãi, đến chỗ nên người.

Người ta vẫn coi các anh như những bật lương y, mở mắt cho kẻ đui mù từ lúc tấm bé. Thật đúng lắm. Các anh mở cho người dốt, mắt thấy một thế giới tốt đẹp hơn, các giác quan mắt thấy, nếu không biết đọc thật không thấy ích là bao nhiêu nữa. Các anh thật giúp một phần rất lớn cho trí khôn, vì đó mà sẽ mở mang rộng ra: cái này các anh thừa hiểu rồi, chả cần nói thêm nữa.

Các anh dạy chữ, đem lại cho các em nhỏ, một cái mà người ta vẫn gọi một cách rất phải, là một “ lợi khí”, lợi vô cùng.

Cái lợi khí ấy, các anh hết lòng muốn cho, các em hết lòng muốn có được, cho nên trời trông xuống, dưới trông lên, hai đàng cùng cô gắng công phu, phí mất bao nhiêu sức, dù không kì quản nhưng lắm lúc thật cũng phải thấy rằng nó nặng nhọc quá .
Nếu chúng ta chưa tìm ra được một cái sức để đưa dắt kẻ dưới lúc lạc lõng, để mạnh chí người lên lúc họ đang lo lắng, thì công việc của chúng ta có thể rõ ràng vui vẻ hơn.

Mở mắt cho các em, nếu chúng ta thêm cho các em một cách “nhìn”. Tặng các em một cái “ lợi khí”, nếu chúng ta bảo thêm có các em một cách dùng cái lợi khí ấy cho được việc.

Nhìn mà không biết xét, có khi nhìn sai, cái lợi khí tốt đẹp, tiếng “ thầy”. Làm thầy thì làm thế nào mà chẳng phải lo xa, xem mình định đưa trò đến chỗ nào.

Xin các anh cùng tìm cái ấy.

Chúng ta cố công cùng sức dạy cho các em biết đọc, có phải là chỉ để cho các em đọc tiểu thuyết hay là đọc mấy tờ giấy quảng cáo không.

Nếu như thế thì việc chúng ta chỉ là việc “ thợ”.
Làm thầy thì chúng ta nên đặt cho cái việc biết đọc của các em một cái mục đích xứng đáng là cái mục đích “ nên người”.

Một phần người ta hay nói “ người khác loài vật ở chỗ có trí khôn”.

Lại một phần nữa hay nói “ người khác loài vật ở chỗ biết lẽ, biết cách ăn ở ra người”.

Ấy hai cách hiểu biết ấy đã làm cho người ta phải kén chọn, chọn nhầm thì nguy hiểm vô cùng.

Bây giờ chúng ta hãy hỏi những người đồng sự với chúng ta từ xưa đến nay rồi xem nên làm thế nào.
Các bậc làm vua thánh đời xưa, lo cho dân đủ ăn đủ mặc, rồi sợ rằng nếu cho thế thì gần như cầm thú, nên lo đến việc dạy dân.

Việc dạy ngày xưa như thế nào?

Ông Khổng, ông “thầy” mà thường thích nói rằng “ ta học không chán, dạy không mỏi”, ông dạy người ta thế nào, ông dạy những gì?

Coi khắp cả học trò như con, ông dạy con cũng như khắp cả học trò của ông. Ông đang ngồi, thấy con là Lý đi qua dưới sân ông hỏi “ Con học lễ chưa?” Lý thưa rằng chưa. Ông bảo : “ Đi học lễ đi, không học lễ, sao làm người được”.

Nếu chúng ta chỉ hiểu chữ “lễ” một cách tục tằn, lễ là đi học lễ thôi, thì lễ ấy không phải là lễ của thầy Khổng. Các nghĩa chính của lễ là : giữ mình cho nghiêm chỉnh, tồi ăn ở cư xử đối với người cho phải phép.

Thầy Khổng lại đây để ý đến chí, chữ “chí” viết bằng vần ch, chí khí chứ không phải là trí, tr, trí khôn. Ngyười học trò phải lập chí mình cho vững đã.
Dạy người, thầy Khổng cốt ở chữ “ nhân” hiểu người, biết người, yêu người. Do ở nhân mà ra ở với cha mẹ phải” hiếu”, với anh em phải “ đễ”, với người trên phải “ trung”, với mọi người phải “ thứ”, giữ mình phải có “ lễ nghĩa”, có “ liêm sỉ”.

Thầy lại nói rằng “ học trò phải biết hiếu, đễ, biết lau quét, thưa gửi, làm việc mà còn thừa sức rồi mới nói đến văn chương”.

Ấy thầy trọng ở đạo làm người, hơn là làm việc khác như thế.

Mỗi khi nói đến học, mình quen đi mất rồi, mình hỏi ngay đến: “ Học những món gì?”

Thầy Khổng dạy con những món gì?

Thầy dạy con 6 món gọi là 6 nghề: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số.

Những người quen mắt nhìn các thầy đồ nhịn đói, nằm dài rồi ngâm thơ, chắc phải lấy làm quái lạ khi thấy cái chương trình của cụ Khổng như thế.

Cụ Khổng không dạy làm thơ, làm văn sách, làm kinh nghĩa à? Đó chỉ là một lối học thiên lệch và sai lạc trong một thời, của một bọn đó thôi.

Thầy Khổng không dạy lễ cho biết cách xử với mình, ăn ở với người.

Thầy dạy nhạc cho biết nhịp nhàng, trật tự, đức tính rất quý hoá cho xã hội.

Dạy bắn cho chính tâm. Tâm có dự định được ngay thẳng thì bắn mới trúng.

Cưỡi xe ngựa cho biết rong ruổi, biết nên lui,đi ngay thẳng, rẽ sang bên nọ bên kia.

Tập viết cho ngay ngắn.

Tính để biết lo toan công việc.

Trong bậc tiểu học thì thầy dạy 6 nghề đó, dù 6 nghề mà chỉ có một đích: là tạo thành một “ nhân cách” đã, rèn nên một người ngay thẳng, biết cách ăn ở, biết lui tới, lo toan, trọng trật tự, hiếu với cha mẹ, thuận với anh em, trung với vua với nước , rộng rãi với mọi người, biết hết lòng với nghĩa lớn, giữ được phẩm cách mình, biết trong sạch, biết xấu hổ, không chịu nhục.

Đó, mục đích và phương pháp của “ ông thầy muôn đời” như thế.


Vài thế kỉ nay bên phương Tây người ta cũng để tâm nhiều đến tâm lí trẻ con. Người ta lo rằng : ông thầy chỉ nghĩ đến việc dậy một “ người lớn còn nhỏ” mà không xét cái tâm lí của trẻ thế nào.

Người mà đã cúi xuống một cách thân yêu mà hiểu thấu lòng trẻ nhất là Rousseau.

Ông đã nhận thấy rằng trẻ sinh ra có đủ tính tốt, khéo chỉ bảo đều khá được.

Rồi đó, người Anh, người Đức, người Pháp, Bỉ và Mỹ thu xếp được những phương pháp như “ tự trị” như “Đoàn Hướng đạo” để phát triển tất cả các tính tốt của trẻ, rồi đưa đến chỗ trọng nhân cách, làm việc thiện.

Nhà nho có nghĩ đến điều đó không?

Quyển Tam tự kinh đã chẳng bắt đầu câu này ư “ người mới sinh, tính vốn lành, rồi học tập mới sai đi”.

Việc này quan hệ lắm. Vì tin rằng ai cũng có sẵn có tính lành mà trong xã hội không ngờ vực nhau, không sinh ra những chuyện khiêu khích.

Vì tin rằng, có sẵn tính lành mà thầy có thể yên tâm dạy dỗ được.

Ông Vương Đương Minh , một học học trò xa đời của thầy Khổng, nói về việc dạy trẻ của bảo rằng” trẻ còn nhỏ, đừng chấp trách những điều nhỏ, cho chơi hát cho chúng dễ nên người”.

Cũng chu chí lắm.

Ngày trước trẻ đi học kính thầy, trọng đạo lắm. Đối với lũ trẻ trường học không khác gì một giáo đường.

Trẻ đi học, không có giờ lịch sử, giờ địa dư, giờ vẽ… Dạy luân lý cho trẻ không phải ở trong một thời hạn một giờ. Người ta không giảng cho trẻ vì sao mà con phải yêu, phải kính cha mẹ, nhất là phải biết ơn cha mẹ, người ta không bảo nó cách mặc cả.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thư của một thầy giáo gửi học trò nhân ngày 20-11

    19/11/2017Lê Thị Liên HoanTuy vẫn tôn trọng những thứ đó, nhưng Tý ơi, thầy nói thật với em nếu mấy chục năm dạy học, thầy chất tất cả các món quà ấy trong phòng thì chắc chắn thầy đã ở trên nóc nhà từ lâu rồi, do nhà thầy rất bé.
  • Nghĩ về người thầy giáo và quan hệ thầy - trò

    16/11/2017Đào Ngọc ĐệCó người bảo: "Thầy giáo là người chở đò qua sông", ý nói: Học trò thường quên ơn thầy, cô; người đời không quan tâm đến các cô giáo, thầy giáo. Lời cảm thán đó phần nào có cơ sở thực tế. Nhưng...
  • Thư gửi thầy giáo

    20/11/2015Lê HoàngĐến giờ phút này em mới dám cầm bút viết thư cho thầy. Không phải vì em bận (em còn bận gì nữa đâu!), không phải vì em lười, mà vì em cần có thời gian tìm ra con đường của mình...
  • Một người thầy giáo trong ký ức của tôi

    16/11/2015Nguyễn Tất ThịnhKhi đó tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi, đang ở nơi sơ tán cùng với mẹ là Quân y sĩ trưởng của một Quân y viện chuyển về đây tá túc từ ngày đầu Mĩ leo thang bắn phá Miền Bắc… Tiếng là được đi cùng mẹ không phải đến nơi trại mẫu giáo tập trung, nhưng mẹ gần như không có thời giờ để quan tâm đến tôi...
  • Thầy giáo - Thầy thuốc

    02/05/2009Nguyễn Thị Thùy Dương

    “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy” Thầy giáo đối với người Việt ta từ ngàn xưa đóng một vai trò rất quan trọng. Truyền thống tôn sư trọng đạo từ lâu đã đi sâu vào đời sống văn hóa Việt Nam. “Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy”, Thầy giáo không chỉ quan trọng với mỗi người mà quan trọng với cả một quốc gia và một nền văn hóa....

  • Người kinh doanh kiểu Ông Thầy Giáo

    16/12/2008Hoài NamĐã đụng vào kinh doanh bất kể kinh doanh món gì, người ta đều phải nghĩ tới trước tiên là cái việc làm sao kinh doanh cho có lời. Phải có lời, thì những mục đích thứ hai, thứ ba, thứ n... (hoạt động từ thiện phúc lợi xã hội, bảo trợ nghệ thuật, nâng cao dân trí v.v... ) mà doanh nhân ôm ấp mới có cơ thực hiện được bằng không là nói suông hoặc mơ mộng hão...
  • Phỏng vấn một thầy giáo

    16/12/2003Một cuộc nói chuyện toát lên thực trạng giáo dục Việt Nam là học tập quá tải và máy móc dập khuôn...
  • Tôi thấy giáo dục chưa thực sự được coi là quốc sách!

    03/11/2003Ý kiến về "Giải pháp cứu ngành giáo dục" của giáo sư Hoàng Tuỵ đăng trên Tạp chí Ngày Nay số 20 được đông đảo bạn đọc quan tâm và phản hồi ý kiến. Sau đây là ý kiến của Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Nguyễn Cảnh Toàn, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học London, nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục...
  • xem toàn bộ