Học giả Nguyễn Văn Vĩnh: Ta tắm ao ta

02:43 CH @ Thứ Sáu - 21 Tháng Tám, 2009

Học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã có đóng góp không nhỏ cho nền tân văn nước Việt trong nửa đầu thế kỷ XX. Không ngẫu nhiên mà ở Thành phố Hồ Chí Minh từ không chỉ một năm nay đã có con đường mang tên Nguyễn Văn Vĩnh.

Theo nhận xét của nhà văn Vũ Bằng (người được coi là cơ sở của quân báo ta trong một giai đoạn nhất định), Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà "học nhiều biết rộng, vấn đề gì cũng biết".

Cá nhân tôi nghĩ, thông minh đĩnh ngộ vốn tính trời cho, nếu so với những nhà báo giỏi nhất ở đầu thế kỷ XXI, có lẽ ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng chẳng thua kém gì về khả năng thẩm thấu và tinh lọc thông tin để tìm ra những gì có lợi nhất cho sự phát triển người Việt Nam mình.

Người Việt yêu người Việt

Trước hết phải nói rằng, khi mới tiếp xúc với "văn minh Phú Lãng Sa", đã có lúc Nguyễn Văn Vĩnh dường như hơi bị ngợp. Những bài ông viết "Xét tật mình" thể hiện khá rõ trạng thái tâm lý này. Thế nhưng, càng học sâu và rộng hơn, càng sống và chiêm nghiệm sự đời trên chính thịt da mình hơn, dường như Nguyễn Văn Vĩnh đã "chín đằm" hơn và hiểu rõ cốt cách cao quý của dân tộc mình hơn.

Xin được trích dẫn đoạn viết của ông về cách lập thân mà ông cho là xứng đáng với người con chân chính của đất Việt:

"Dù anh làm nghề gì, nếu anh không phục vụ tốt cho xã hội thì anh không được tôn trọng. Làm quan, một nghề nói chung được trọng vọng, nhưng nếu ông quan lại buôn quyền, bán chức, đàn áp nhân dân để kiếm lợi riêng thì có lợi gì cho ai, làm sao khỏi bị khinh ghét.

Làm thợ mà biết tính toán khéo léo, làm ra những sản phẩm và công cụ có ích cho đời, vừa bền vừa đẹp thì làm sao mà không được yêu quý. Những người làm nghề buôn bán, làm nghề vận chuyển, hàng trăm nghìn nghề mà xã hội cần, không có nghề nào hèn cả.

Mà chỉ cần ai làm nghề gì biết tự hào và lo học tập rút kinh nghiệm để phục vụ xã hội tốt mãi lên. Đó là con đường tiến bộ của cá nhân gắn liền với sự tiến bộ của xã hội, nghề nào cũng dẫn đến giàu có vinh quang. Chớ có giàu rồi lại phụ nghề, đem tiền của do nghề làm ra mà đi mua chức vị nọ kia: ông hàm, ông bát, và coi thường nghề cũ.

Tóm lại cần mẫn phải gắn liền với lòng yêu nghề, với tinh thần vì cộng đồng xã hội, trong đó có bản thân mà hành nghề, không ngừng rèn luyện làm thạo nghề, phục vụ xã hội và làm giàu song song phát triển, thúc đẩy lẫn nhau tiến lên mãi".

Bây giờ thấy những điều này là đơn giản, nhưng trong thời của Nguyễn Văn Vĩnh, nói được rành rẽ như thế về chí làm giai không hề là việc dễ dàng.

Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) nổi bật với quan điểm duy tân cấp tiến. Thuộc nhóm người tân học, làm việc với người Pháp, và được sang Pháp công tác, sớm nhận thấy sự văn minh tiến bộ tây phương, ông hiểu rằng muốn canh tân đất nước, việc giáo dục quần chúng là điều kiện quan trọng trước nhất. Để giáo dục quần chúng, sự cần thiết là phải nhờ vào chữ quốc ngữ, báo chí, và ấn phẩm. Những yếu tố này ở nước ta lúc bấy giờ chưa có...

>>Trang tác giả:Nguyễn Văn Vĩnh

Không thể phủ nhận rằng Nguyễn Văn Vĩnh từng có lúc ảo tưởng về bản chất của chế độ thực dân. Ông đã định cho ra tờ báo của người Việt bằng tiếng Pháp "L'Annam Nouveau" để tạo thế xứng đáng cho người mình trước chính quyền thực dân luôn có xu hướng lộng hành và dã man. Ông nêu ra mục đích cần đạt được khi xuất bản một tờ báo tiếng Pháp như thế:

"1. Để tự mình làm cho dân chúng Pháp hiểu rõ mình hơn.

2. Để nói lên những điều mình suy nghĩ và những điều mình được phép mong muốn.

3. Để đảm bảo những quyền lợi của mình.

4. Để tạo ra mối quan hệ bạn bè và đoàn kết giữa tất cả những người nói và viết tiếng Pháp.

5. Để đem lại sự giúp đỡ thẳng thắn, nhưng xứng đáng với công lao của nước Pháp, đồng thời làm việc để giành lại độc lập cho nhân dân An Nam.

6. Để đấu tranh chống lạm quyền bất cứ từ đâu đến.

7. Để làm sáng tỏ dư luận Pháp biết về những thực tế ở nước An Nam mà vì chính trị và quyền lợi của một số người lúc nào cũng bị làm sai lệch đi...".

Ông cũng không phải là người "vọng ngoại", dù cái "ngoại" đó xuất phát từ phương Tây hay phương Đông... Theo ông, học tiếng Pháp chỉ là để tranh luận với người Pháp chứ không phải để nhất nhất họ nói gì mình cũng nghe.

Cũng phải nói rằng, những tên quan thực dân cáo già đã không ít dịp muốn mua chuộc ông Nguyễn Văn Vĩnh để ông chỉ nói những gì có lợi cho chúng.

Tuy nhiên, lụy đời không phải là phong cách của học giả người Việt này. Ông có thể phạm sai lầm nhưng đó là những sai lầm xuất phát từ nhận thức còn hữu hạn trong những điều kiện của cá nhân ông và thời đại ông sống, chứ dứt khoát không phải vì lụy chế độ thực dân để tìm bổng lộc (đây cũng là nét khác cơ bản của Nguyễn Văn Vĩnh so với một số trí thức khác cùng thời).--PageBreak--

Chính Nguyễn Văn Vĩnh đã đả phá kịch liệt chủ trương "trực trị" mà thực dân Pháp muốn quảng bá. Ông đã viết đơn phản đối gửi lên chính quyền Đông Dương khi thực dân Pháp cho bắt giữ cụ Phan Chu Trinh... Nguyễn Văn Vĩnh cũng nhìn "bằng nửa con mắt" đối với bộ máy phong kiến hình thức của triều đình Huế vì hiểu rằng đó chỉ là công cụ áp bức dân ta của thực dân Pháp mà thôi...

Cũng chính học giả Nguyễn Văn Vĩnh từng hai lần từ chối Huân chương Bắc đẩu bội tinh mà Paris muốn trao tặng cho ông. Ông không cần những cái danh mỹ miều mà bọn thực dân muốn dùng để xoa dịu tinh thần phản kháng chúng của một trí thức Việt như ông.

Ông đã sớm nhìn ra sự trái ngược của một nền văn minh châu Âu giàu truyền thống với những trò tác oai tác quái của các nhà cai trị thực dân ở Đông Dương và linh cảm thấy sự yếu thế tất dẫn tới lụi tàn không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân cũ. Và ông đã đặt cho cậu con trai sinh năm 1914 của mình cái tên là Nhược Pháp, tức là nước Pháp yếu. Một linh cảm anh minh và rất gần với tương lai!

Ta tắm ao ta

Học giả Nguyễn Văn Vĩnh là con người của hành động. Ông đã sống một cuộc đời phong phú, lắm thăng trầm và lúc nào cũng sôi lên sùng sục. Ông đã sớm hiểu "tự do tuyệt đối chỉ là một huyền thoại" và lúc nào cũng cố gắng đấu tranh cho việc thiết lập một ý thức đúng đắn về tự do:

"Và đạo đức cá nhân là ở chỗ thực hiện tự do của mình tránh không phạm đến tự do của người khác, không làm cản trở họ bất cứ điều gì, không tạo ra một lý do gì làm cho họ phản đối việc thi hành tự do của mình. Một cách để cho tự do của mình có giới hạn trong thực hành sẽ tự động ngừng lại ở chỗ bắt đầu tự do của người khác".

Không phải thời đại nào cũng sản sinh ra được những con người tài cao, học rộng và lao động đến phi thường như Nguyễn Văn Vĩnh. Con nhà nghèo, lúc nhỏ phải đi ở đợ cho người nhưng bằng trí lự thiên bẩm và lao động cần cù, ông đã gây dựng được cho mình một vốn hiểu biết "thông kim bác cổ" vào hàng bậc nhất thời đó. Số lượng tác phẩm khảo cứu, dịch thuật, sáng tác văn học và báo chí của ông nếu được thu thập đầy đủ, hẳn sẽ rất khổng lồ.

Thế nhưng, di sản lớn nhất mà học giả Nguyễn Văn Vĩnh để lại cho mai hậu không chỉ là trước tác của ông. Đó còn là những người con của ông. Một Nguyễn Giang từng kết thân với Pablo Picasso và từng có những vần thơ được Hoài Thanh và Hoài Chân tuyển vào "Thi nhân Việt Nam" với những dòng giới thiệu đầy trân trọng.

Một Nguyễn Nhược Pháp để đời "Hôm qua đi chùa Hương, Hoa cỏ mờ hơi sương...". Một Nguyễn Dực nồng nhiệt đi theo cách mạng và là người phụ trách âm thanh trong lễ Độc lập ngày 2/9/1945... Một người con khác của ông được đặt tên ở Paris xa xôi...

Hiếm có người tự cầm tóc mình nâng mình lên cao hơn thời đại mà mình đã sống. Nguyễn Văn Vĩnh cũng nằm trong thói thông thường này. Có điều, những việc mà ông đã làm được vì dân, vì nước, dẫu không phải lúc nào cũng "mười phân vẹn mười" nhưng rất đáng trân trọng.

Ông đã tạo được những cú hích để thúc đẩy thời đại của mình tiến lên, hướng tới văn minh nhân loại mà vẫn giữ vững cốt cách nước Nam "ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn". Lớp hậu sinh như kẻ viết bài này kính trọng ông cũng nhiều phần bởi thế.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cách đây một thế kỷ, những người khổng lồ

    12/05/2009Nguyên NgọcQuả thực, hồi đầu thế kỷ XX, chúng ta từng có được một thế hệ vàng. Quả thật đấy là thời kỳ của những người khổng lồ. Để có được ngày hôm nay của đất nước, không phải chỉ có cách mạng và chiến tranh. Hoặc nói cho đúng hơn, chính những con người như vậy, vào một thời điểm chuyển động quan trọng của lịch sử, đã góp phần không hề nhỏ chuẩn bị tinh thần, trí tuệ, cả chí khí nữa cho dân tộc để có được cách mạng thành công và chiến tranh giải phóng thắng lợi.
  • Tật huyền hồ lý tưởng

    05/02/2021Nguyễn Văn VĩnhXét trong văn chương nước Nam, điều gì cũng toàn huyền hồ giả dối hết cả, không có cái gì là thực tình. Người làm thơ thì ngâm những cảnh núi Thái Sơn, sông Hoàng Hà, giời cao, bể rộng. Núi Tản Viên, sông Nhị Hà sờ sờ trước mắt, thì cảnh không ứng bao giờ. Có cao hứng mà vịnh đến thì cũng phải viện đến cái gì ở đâu xa, chưa biết, chưa trông thấy.
  • Chân dung thật của học giả Nguyễn Văn Vĩnh

    06/06/2017Anh VũBộ phim tài liệu- dài gần bốn tiếng đồng hồ chiếu liền một mạch -“Mạn đàm về người man di hiện đại”, cố gắng xây dựng một chân dung thật minh oan cho học giả Nguyễn Văn Vĩnh, người từng bị cho là tay sai, bồi bút cho thực dân Pháp hơn nửa thế kỷ qua.
  • Chí tiên phong

    23/03/2016Dương Trung QuốcCuối thế kỉ XX, người ta mới bắt đầu nói đến “ Nền kinh tế tri thức”, nhưng trên thực tế, cách đây hàng thế kỉ nước ta đã có một nhân vật danh tiếng cả trong đời sống kinh tế và văn hóa, ông xứng đáng được gọi là người tiên phong đi vào “nền kinh tế tri thức”, đó là Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: cần mẫn bất đắc dĩ, không thiết gì, trống rỗng

    05/11/2015Vương Trí NhànDân An Nam ta có nhiều tật xấu, duy có một tật làm biếng là không ai trách được(1). Chỉ hiềm một điều làm ăn thì cần mẫn, nhưng lại không coi cái cần mẫn ấy là vinh hiển, tựa hồ như một điều bất đắc dĩ phải làm thì làm, chớ không có gì vẻ vang...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • Nguyễn Văn Vĩnh, một người Nam mới đầu tiên

    17/09/2014Đỗ Lai ThúyBạn tôi nói, làm một người Việt Nam mới bây giờ đã khó thì làm một người Nam mới (Tân Nam tử) như Nguyễn Văn Vĩnh hồi đầu thế kỷ XX hẳn khó hơn nhiều. Đúng vậy. Vào những năm đầu thế kỷ trước, Việt Nam chủ yếu vẫn là một xã hội quân chủ nông nghiệp Nho giáo. Người Việt Nam, kể cả tầng lớp có học bấy giờ, vẫn phải sống thân phận thần dân nhiều trói buộc. Đâu có được như ngày nay: đất nước thì đổi mới và mở cửa; thế giới thì ngày một trở nên phẳng; con người thì đang dần là công dân trái đất! Nhưng, có lẽ, thời ấy bộ phận trí thức hình như có quyết tâm đổi mới xã hội cao lắm thì phải. Và, một điều nữa cũng quan trọng không kém: họ là những cá nhân có tài năng.
  • Tiếng An-nam

    20/08/2009Nguyễn Văn VĩnhLại còn một điều khẩn–yếu, là muốn cho văn quốc–ngữ thành văn–chương hay, khỏi mang tiếng nôm na mách qué, cách đặt câu, cách viết, phép chấm câu, phải dần dần đặt cho thành có lệ có phép; mà lệ phép thì phải theo ý nhiều người đã thuận, chớ đừng ai tự đắc lối của mình là phải, đem ý riêng ra sửa đổi thói quen. Phải nhớ câu: phàm ngôn–ngữ nước nào cũng vậy, dầu tài thánh trạng một người cũng chẳng làm ra được.
  • Nguyễn Văn Vĩnh- Một trong những người tiên phong hoàn thiện chữ Quốc ngữ

    06/08/2009Nguyễn Lân BìnhCông bằng với Lịch sử là việc cần làm, điều này ai cũng hiểu. Tôi xin mạnh dạn nêu những hiểu biết của mình thông qua những ký ức bằng chữ của nhà Văn, nhà Báo, nhà Tình báo Cách mạng lão thành Vũ Bằng; người được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2006, tác giả cuốn sách “Bốn mươi năm nói láo” do Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2001.
  • Thiếu gạo ăn thừa giấy đốt

    04/08/2009Nguyễn Văn VĩnhThờ một ông Thánh, nghĩa là làm để cho lưu cái danh ông ấy lại, chứ không phải chiệu hồn ông ấy về, ăn miếng thịt quay, uống ba chén riệu, rồi khấn ông ấy điều gì cũng được đâu.
  • Ma to dỗ nhớn

    30/07/2009Nguyễn Văn VĩnhPhong tục An–nam mình, nhiều điều thật không có nghĩa lý gì. Như có bố mẹ lên lão, hoặc mình đi thi đỗ, cưới vợ, làm nhà, được làm quan, thăng hàm, mà ăn mừng thì còn có nhẽ; nhưng bố mẹ chết, mà mổ trâu mổ bò, mời làng mời nước, biếu–sén hàng sóm láng giềng, thì còn có nghĩa gì nữa ?
  • Dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh - chiếc cầu nối văn hóa Đông Tây

    28/07/2009Hoàng TiếnNền văn hóa phương Tây, ta chỉ mới làm quen độ hơn trăm năm nay. Những người có công bắc chiếc cầu nối để ta hiểu phần nào nền văn hóa phương Tây, cũng như để người phương Tây phần nào hiểu nền văn hóa Việt Nam, là lớp trí thức hồi đầu thế kỷ, mà ông Nguyễn Văn Vĩnh là người đáng được ghi công đầu.
  • Nguyễn Văn Vĩnh, người đi tìm giá trị văn hoá

    21/07/2009Nhà văn Nguyễn Quang ThânCon người suốt đời săn tìm những giá trị văn hoá đã vỡ nợ và chết như một lữ khách không nhà ở xứ người. Ông đi tìm vàng một cách vô vọng trong chuyến viễn du cuối cùng của cuộc đời 54 năm ngắn ngủi. Ông biết đâu rằng, tài năng, trí thông minh bẩm sinh và tâm huyết nâng cao văn hoá dân tộc, cả sự nghiệp của ông để lại còn quý giá hơn vàng bạc và kim cương, những thứ đã “ trói chân bó tay “ ông một đời ?
  • Duy tân

    18/07/2009Nguyễn Văn Vĩnh (Trích tạp chí Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo, số 812, ngày 8–8–1907)Làm người muốn ở đời phải khôn, phải xét thế lực mình mới được, xét việc gì phải xét đầu xét đuôi, rồi hãng nói, chớ đừng có nằm đáy giếng trông lên tưởng giời bằng cái vung; duy–tân không phải là cứ dận xằng dận xịt hết đổ ra lũ này lại đổ ra bọn kia. Mình tiến cứ việc mà tiến, dậy cứ việc mà dậy, không có ai nghe cũng là tại mình, chớ nhời hay mà phải nhẽ thì ai cũng phải lọt tai.
  • Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936)

    16/07/2009Nguyễn Văn Vĩnh thuộc nhóm người tân học, làm việc với người Pháp, sớm nhận thấy sự văn minh tiến bộ tây phương. Ông hiểu rằng muốn canh tân đất nước, việc giáo dục quần chúng là điều kiện quan trọng trước nhất. Để giáo dục quần chúng, sự cần thiết là phải nhờ vào chữ quốc ngữ, báo chí, và ấn phẩm...
  • Truyện ăn mày

    16/07/2009Nguyễn Văn VĩnhPhải làm thế nào cho kẻ nghèo đói khỏi phải đi lũ lượt từng nhà, nằn nì phơi bộ xương còm áo rách ra, để cho những người có lòng tâm đức trông mãi cái cực khổ, rồi hóa quen mắt đi, không biết cái gì là cái thương nữa...
  • Phố cổ Hà Nội

    13/07/2009Nguyễn Văn VĩnhBài viết này được trích từ cuốn Lịch sử, sự thật và sử học (Tạp chí Xưa&Nay, Nhà xuất bản Trẻ, 12/1999) tập hợp một số bài viết trên tạp chí Xưa&Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bài viết nguyên bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Annam Nouveau số 140 ngày 2/6/1932 của nhà báo-chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, đã được một bạn đọc dịch và gửi đến tòa soạn Xưa&Nay, góp phần giải thích về việc tìm hiểu khái niệm "Ba mươi sáu phố phường".
  • Mỗi người có cách yêu nước riêng

    27/05/2009Hàm ĐanVượt qua mục đích ban đầu là bộ phim tài liệu độc lập của gia tộc, Mạn đàm về “người man di hiện đại” đã dựng chân dung một người “khổng lồ” đầu thế kỉ XX: Học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Gì cũng cười

    11/11/2003Nguyễn Văn VĩnhDân tộc nào cũng có những thói xấu riêng. Người Việt ta có nhiều phẩm chất đẹp nhưng cũng không ít tật dở. Mời các bạn cùng xem những bài khảo luận của các học giả Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 về những tật xấu của dân tộc mình. Chỉ có điều, người Việt trẻ ngày nay hẳn sẽ khác với bà con làng xóm của anh Chí ngày xưa: “Nói vậy chắc nó trừ mình ra !”
  • xem toàn bộ