Hội thảo về Vật lý Lượng tử và Triết học Trung đạo (ngày 1)

03:00 CH @ Thứ Tư - 27 Tháng Tư, 2016

Trường Đại học Jawaharlal Nehru, Đê-li, Ấn độ, ngày 12 tháng 11 năm 2015 – khi Đại đức Đạt lai Lạt ma đến sân trường đầy lá rụng của khuôn viên Đại học Jawaharlal Nehru, trải dài lên phía bắc đến tận đồi Aravalli, sáng nay, Ngài đã được vị Hiệu trưởng của trường là Giáo sư Prasenjit Sen và Giáo sư SK Sopory, Phó Thị Trưởng đón tiếp. Các sinh viên Tây Tạng cũng đã nồng hậu đón Ngài theo phong tục Tây Tạng.

Trước khi bước vào lễ đài vị Phó Thị Trưởng đã trao tặng Ngài một huy chương lớn mang biểu tượng của trường Đại học biểu trưng cho sự trao đổi học thuật quốc tế và sự khát khao kiến thức vì sự tốt đẹp cho nhân loại. Ông cũng đã hộ tống Đức Đạt lai Lạt ma lên sân khấu, tại đây Giáo sư Prasenjit Sen đã giới thiệu ngắn gọn về sự kiện.

Đức Đạt lai lạt ma chào đón những người tham dự hội thảo Vật lý Lượng tử và Quan điểm Triết học Trung đạo khi Ngài đến Trung tâm Hội Nghị trường Đại học Jawaharla tại Ấn Độ, ngày 12 tháng 11, năm 2015. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

Sau khi chào hỏi trang trọng Đức Đạt lai Lạt ma và các vị khách đi cùng, Giáo sư Sen đã giải thích rằng những điều sắp xảy ra ở đây là hy hữu, đó là một cuộc thảo luận giữa các chuyên gia về Vật lý Lượng tử và Triết học Trung đạo. Ông nói rằng mọi người hy vọng tạo ra một sự giao thoa giữa hai dòng tư tưởng, là lý do tại sao sự hiện diện của những chuyên gia danh tiếng là rất quan trọng. Ông thu hút sự chú ý của mọi người vào một hàng đĩa sành úp ngược, thường dùng để đựng sữa chua hoặc đồ ăn cho chim. Các bạn sinh viên đã sắp xếp chúng tạo hình một tòa tháp theo truyền thống Phật giáo Ấn độ. Số lượng những cái đĩa là 8 tượng trưng cho tám biểu tượng cát tường (ashtamangala).

Ngài Phó Thị trưởng, Giáo sư SK Sopory cũng lên chào mừng Đức Đạt Lai Lạt Ma và các vị khách khác. Ông nói, ông rất biết ơn Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gợi ý tổ chức một cuộc hội thảo như thế này và lựa chọn khuôn viên trường JNU để thực hiện. Đức Đạt lai Lạt ma đáp từ lời mời của ông về buổi hội thảo như sau:

Ngài Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện mở đầu cuộc Hội thảo về Vật lý Lượng tử và Quan điểm Triết học Trung đạo tại trường Đại học Jawaharla Nehru tại Đê-li, Ấn Độ ngày 12 tháng 11 năm 2015. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

“Các bậc cao niên đáng kính cùng các bạn thanh niên nam nữ thân mến, trước hết tôi muốn nói với các bạn rằng tôi tự cho tôi là một con người hoàn toàn bình thường. Không có gì đặc biệt. Tôi là một con người bình thường bắt đầu sự học bằng cách ghi nhớ/học thuộc các chữ cái ở tuổi lên bảy hoặc tám. Cho đến hôm nay, ở tuổi 80, tôi vẫn đọc và suy ngẫm mỗi ngày về những tư tưởng của các vị bậc thầy của trường đại học Nalanda. Bởi tôi thấy điều này là thực sự hữu ích để giữ một tâm trí rộng mở. Và tôi luôn luôn nhớ đến lời khuyên của Đức Phật Thích Ca rằng sẽ không công nhận lời dạy của Ngài chỉ nhờ vào niềm tin hoặc lòng sùng mộ dành cho Ngài mà chỉ sau khi đã quán xét, tìm hiểu và trải nghiệm chúng.

“Khi tôi vào khoảng 19 hoặc 20 tuổi, tôi đã phát triển tính tò mò về khoa học, bắt nguồn từ một mối quan tâm đến các đồ vật cơ khí và cách hoạt động của chúng. Ở Trung Quốc năm 1954/55 tôi đã gặp được Mao Trạch Đông vài lần. Một lần ông đã khen ngợi tôi rằng có một bộ óc khoa học, còn nói thêm rằng tôn giáo là thuốc độc, có thể cho rằng điều này là hấp dẫn khi ai đó là một người “tư duy khoa học”. Sau khi đến được Ấn Độ như một người tị nạn tôi đã có nhiều cơ hội gặp gỡ mọi người từ mọi nẻo cuộc sống, trong đó có cả các nhà khoa học. Cách đây 30 năm, tôi bắt đầu có một loạt các cuộc đối thoại tập trung vào các vấn đề vũ trụ học, sinh học thần kinh, vật lý, bao gồm cả Vật lý Lượng tử và tâm lý học. Những cuộc thảo luận này đều là các thảo luận đa phương cùng có lợi. Các nhà khoa học đã học hỏi thêm về trí tuệ và các loại cảm xúc, trong khi chúng tôi nhận được lời giải thích vi tế hơn về vật chất. Một mất mát về niềm tin của tôi ở núi Meru, được mô tả như là trục của vũ trụ trong Ấn Đô cổ đại.

“Nhờ có lòng từ bi của học giả Shantarakshita ở thế kỷ thứ 8, trong số các Phật tử ngày nay, chỉ có những Phật tử người Tây Tạng đã gìn giữ truyền thống Nalanda qua việc học tập và thực hành nghiêm ngặt.”

“Vào khoảng thời gian cách đây 15-20 năm, tại một cuộc họp, nhà vật lý người Ấn là Raja Ramanna đã nói với tôi rằng ông đã đọc về Đức Long Thọ và ông đã ngạc nhiên khi hiểu ra rằng hầu hết những điều ông cần phải nói đều tương ứng với những điều ông hiểu về vật lý lượng tử. Cách đây một năm tại Trường Cao đẳng Presidency tại Cal-cút-ta Ngài Phó Thị trưởng là Giáo sư S. Bhattacharya đã đề cập rằng theo vật lý lượng tử không có gì tồn tại một cách khách quan, là điều lại một lần nữa thức tỉnh tôi tương ứng với quan điểm Chittamatrin và Trung đạo, đặc biệt là luận điểm của Ngài Long Thọ rằng mọi vật chỉ tồn tại như nó là.”

Ngài Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện mở đầu Hội thảo về Vật lý Lượng tử và Quan điểm Triết học Trung đạo tại JNU, Đê-li, Ấn độ ngày 12 tháng 11 năm 2015. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

"Tôi muốn nói thêm rằng tôi thực sự đánh giá cao những người có đóng góp để cuộc đối thoại hôm nay được xảy ra.”

“Thời tuổi trẻ của tôi, khoa học đã được vận dụng để đẩy mạnh phát triển kinh tế và vật chất. Sau đó trong thế kỷ 20, các nhà khoa học đã bắt đầu thấy rằng sự tĩnh tại trong tâm mới là quan trọng cho sức khỏe thể chất và cơ thể. Trên thực tế, rất nhiều vấn đề chúng ta đang phải đối mặt ngày nay đều bắt nguồn từ tâm và xúc cảm của chính chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể thiên về cầu Chúa hay Phật giúp chúng ta giải quyết các vấn đề của mình, các Ngài ấy có thể trả lời chúng ta rằng, vì chính chúng ta là những người tạo ra các vấn đề này cho mình nên chúng ta sẽ phải tự mình giải quyết chúng. Đây là lý do tôi thường khuyên rằng chính chúng ta là những người phải xây dựng một thế giới yêu thương hơn nữa. Chúng ta cần một cách tiếp cận thế tục để truyền bá những giá trị nhân bản toàn cầu.”

“Tôi hy vọng rằng những hội thảo như thế này có thể xử lý hai mục đích: mở rộng kiến thức của chúng ta và nâng cao cách nhìn của chúng ta vào thực tế để chúng ta có đối trị với những cảm xúc nhiễu loạn của chúng ta tốt hơn. Kết quả đó là việc kết hợp giữa sự nhân hậu của trái tim và trí thông minh, tôi hi vọng rằng chúng ta sẽ được trang bị tốt hơn nữa để đóng góp cho sự thịnh vượng của nhân loại.”

Buổi đầu tiên do Giáo sư N. Mukunda chủ trì đã đưa ra một bài nghiên cứu của nhà nghiên cứu người Pháp về triết học của khoa học, và Giáo sư Bitbol với tựa “Vật lý Lượng tử: sự phụ thuộc lẫn nhau và ‘lập trường không quan điểm’. Trong đó, ông đã tìm kiếm so sánh hai trong số những phê phán cấp tiến nhất về những quan điểm siêu hình và chủ nghĩa bản thể đã từng được đề xuất. Ông gợi ý rằng một đặc điểm cá tính của vật lý lượng tử, ‘sự hỗn loạn’ hoặc ‘không tách rời’, là một sự gợi nhớ lại khái niệm của Đức Phật về duyên sinh. Giống như những bài giảng cổ xưa đã cảnh báo rằng sự giải thích về tánh không có thể gây sốc đối với những người chưa được chuẩn bị, Bitbol trích dẫn lời của Niels Bohr cho rằng những ai không bị sốc bởi thuyết lượng tử thì chưa hiểu về nó.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xen vào để khẳng định rằng sự vật không chỉ tỏ ra như thể chúng tồn tại độc lập, mà chúng ta có xu hướng tự cho rằng chúng vốn đã tồn tại. Ngài nói rằng Ngài thực sự thích thú xem xét cách các ý tưởng từ vật lý lượng tử có thể thách thức điều này ảnh hưởng đến những người hiểu chúng trong cuộc sống hàng ngày.


Giáo sư Michel Bitbol trình bày bài tham luận của mình về vật lý lượng tử trong cuộc hội thảo tại Đại học Jawaharla Nehru ở Ấn Độ, ngày 12 tháng 11 năm 2015. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

Trong các quan sát của Giáo sư Mukunda, ông đã báo cáo rằng nhà vật lý người Anh là Dirac đã từ chối tham gia vào các tranh luận triết học. Ông cũng trích dẫn lời của Feynman gợi ý rằng triết học hữu ích với khoa học cũng như môn điểu cầm học với loài chim.

Các câu hỏi từ khán giả đã chạm đến một số các khái niệm liên quan đến vật lý lượng tử như “tính duy nhất”, “sự bất khả phân” và “sự hỗn loạn”.

Geshe Ngawang Samten chủ trì phần hai. Trong phần giới thiệu của mình ông nhận xét rằng lòng vị tha là điều mà Đức Phật đã dạy và chưa từng được nghe đến trước đó. Tất cả bốn trường phái chính của tư tưởng Phật giáo đều chứng thực lý tưởng này, mặc dù hai trường phái thấp hơn chỉ xem xét lòng vị tha của con người. Hai trường phái cao hơn, Phái Trung Đạo hoặc Con đường Trung dung, và phái Chittamatriin hoặc phái Tâm Chỉ, đều nói về lòng vị tha của hiện tượng.

Trong bài tham luận của mình, “Xem xét quan điểm về Tánh không của Chittamatrin”, Geshe Ngawang Sangye của Trường Tu viện Loseling Drepung đã tìm kiếm lời giải thích lý do bác bỏ sự tồn tại bên ngoài như một nhánh của quan điểm sau cùng của Chittamatrin về thực tại; lý luận xây dựng quan điểm sau cùng của họ và những vấn đề khác phát sinh từ những khẳng định này. Ông đã thảo luận những dấu ấn mà những người ủng hộ phái Tâm chỉ nói về khi họ khẳng định rằng tất cả các hiện tượng được tạo ra qua việc chín muồi của các dấu ấn. Ông đã chạm vào nhận thức có liên quan khi họ cho rằng tất cả các hiện tượng là một thực thể có nhận thức. Ngoài ra ông cũng thảo luận lý do nhiều cá nhân có thể nhìn thấy một vật duy nhất một cách đồng thời và liệu cùng một vật thể có thể được thể hiện với các đối tượng khác nhau.


Geshe Ngawang Samten đang giới thiệu phần 2 của Hội thảo về Vật lý Lượng tử và Quan điểm Triết học Trung đạo tại Đại học Jawaharla Nehru University tại Đe-li, Ấn độ ngày 12 tháng 11 năm 2015. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL

Có vài câu hỏi từ khán giả trước khi Ngài kết thúc để dùng cơm trưa.

Trong suốt buổi chiều đầu tiên do Giáo sư Rajaram Nityananda chủ trì, Giáo sư Matthew Chandrankunnel đọc một tham luận về “Bản thể học và Nhận thức luận của Thực tại theo Vật lý Lượng tử và Phật giáo Trung đạo”. Ông đề xuất rằng vật lý truyền thống tạo ra một đối tượng và một nhà quan sát độc lập, thực tiễn đối với người quan sát.

Tuy nhiên, trong Cơ học Lượng tử, thực tiễn chỉ tồn tại khi môt việc đo đạc được thực hiện để đảm bảo rằng người quan sát trên thực tế gây ảnh hưởng đến quá trình quan sát. Ông cho rằng tính toàn vẹn-không toàn vẹn của cuộc tranh luận về Cơ học-Lượng tử và sự chối bỏ nó qua định lý bất khả đào sâu vào cuộc tranh luận giữa bản thể học – nhận thức luận về thực tại vật lý. Điều này cũng liên quan đến khả năng biểu đạt thực tiễn thông qua các lý thuyết toán học.

Giáo sư Chandrankunnel đã nói đến tính tương đối và hình học, cũng như giải thích Copenhagen (giải thích về cơ học lượng tử), sự sụp đổ của tính năng sóng và cơ học Bohmian. Ông cũng đưa ra quan điểm Trung đạo và Yogachara (việc thực hành yoga) trong thảo luận của ông trước khi trả lời câu khỏi từ khán phòng.

Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời đi vào giữa giờ chiều, đã có những bài tham luận được trình bày bởi Geshe Lobsang Tenpe Gyaltsen về “Quan điểm Phật giáo về thế giới và hiện sinh của nó” và bài của Geshe Chisa Drungchen Tulku về “Hai Sự Thật: một Quan điểm Trung đạo Prasangika (Prasangika: một truyền thống nhánh của Triết học Trung đạo). Hội thảo sẽ tiếp tục vào ngày mai.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mười đặc điểm của Phật giáo

    13/05/2015Tỳ kheo Trí QuangPhật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo...
  • Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và trong học thuyết siêu nghiệm của Kant

    10/08/2018Thái Kim LanBài viết vừa được hoàn tất khi tin trận động đất và sóng thần tại vùng Fukushima Nhật Bản cùng với những thảm hoạ liên quan đến lò nguyên tử Fukushima được loan báo trên thế giới. Cảnh tàn phá và nỗi lo sợ mồn một xót xa trên màn hình. Liên cảm về khổ nạn làm nhói tim bởi kinh hoàng và bàng hoàng...
  • Giá trị của Phật giáo trong thế giới tân tiến hiện đại

    04/12/2017Ðại Ðức Kodo Matsunami, Hoà Thượng Thích Trí Chơn chuyển ngữChúng ta thấy rằng những tiện nghi tân tiến không giải quyết được những vấn đề thiết yếu cho đời sống chúng ta. Một số đông người đang đau khổ vì những lo nghĩ vật chất cũng như tinh thần đã làm lay chuyển căn bản cuộc sống của họ. Ðời sống chúng ta còn luôn bị đe dọa không dứt bởi những làn sóng bất an và sợ hãi...
  • Vũ Trụ, Thượng Đế và thuyết Lượng tử

    16/02/2016Nguyễn Tất ThịnhNhân sinh quan của con người phát triển đến đâu tùy vào trình độ tri thức về Vũ trụ học. Có những kết luận nói một câu có vẻ xong, một quan điểm sống phát ra có vẻ dễ….nhưng phải bằng rất nhiều hành trình tri thức mới ngộ được. Tiên đoán đúng điều sẽ đến là bởi lý giải được những điều đã qua!
  • Tư duy hướng nội của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt

    09/03/2014Hoàng Thị ThơTư duy hướng nội của Phật giáo không chỉ là một sản phẩm đặc thù của lịch sử tư duy Ấn Độ, mà còn là một trong những đặc trưng nổi bật của tư duy phương Đông. Thực chất của tư duy hướng nội là sự nhận thức hướng vào trong, để tâm tĩnh lặng và nhờ đó, “thấy được sự vật như chúng tồn tại”. Đó chính là cơ sở của giáo lý giải thoát của Phật giáo. Đồng thời, bài viết chỉ ra rằng, do Việt Nam tiếp thu Phật giáo khá sớm nên sự ảnh hưởng của tư duy hướng nội tới tư duy người Việt trong lịch sử là khá đậm nét và phổ biến...
  • Vật lý lượng tử chứng minh được "cõi âm" tồn tại?

    18/11/2013Tuấn Anh (Theo Daily Mail)Hầu hết các nhà khoa học có thể cho rằng, khái niệm "thế giới bên kia" hoặc vô nghĩa hoặc không thể chứng minh được. Tuy nhiên, một chuyên gia tuyên bố đang có trong tay bằng chứng vật lý lượng tử xác thực sự tồn tại của "cõi âm"...
  • Cơ Học Lượng Tử : từ quan điểm Einstein đến quan điểm tương quan

    09/10/2008CC. biên dịch và chú thíchTạp chí La Recherche số tháng 4/2008 có đăng bài báo của 3 tác giả Michel Bitbol, Anton Zeilinger, Markus Aspelmeyer, Carlo Rovelli & Matteo Smerlak nêu lên quan điểm sai lầm của Einstein về cơ học lượng tử và đưa ra một quan điểm mới về CHLT: Cơ học lượng tử tương quan (Relational Quantum Mechanics). Nội dung bài báo không chỉ liên quan đến CHLT mà đặt ra một vấn đề quan trọng trong nhận thức luận đối với thế giới khách quan...
  • Thuyết Tương Đối & Thuyết Lượng Tử

    24/01/2006Việc cho ra đời thuyết "tương đối" và thuyết "lượng tử" đã ghi tên Albert Einstein vào danh sách những nhà bác học, khoa học hàng đầu thế kỉ và tạo nên 1 cuộc cách mạng trong khoa học và nó vẫn được áp dụng rộng rãi cho tới tận ngày nay sau gần 100 năm ra đời...
  • Về cuốn sách Lượng tử và Hoa sen

    18/08/2005Tác phẩm viết chung với Matthieu Ricard, mà báo chí Pháp gọi đây là cuộc đối thoại giữa một nhà khoa học trở thành Phật tử (tức tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard) và một phật tử trở thành nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận). Tác phẩm này xuất bản ở Pháp (NXB Nil-Fayard 2000) và ngay lập tức nó được dịch ra 12 thứ tiếng. Bản dịch ở Hoa Kỳ có tên là Lượng tử và hoa sen. Nếu bạn cầm cuốn này trên tay, bạn không thể bỏ xuống được, bởi đó là cuộc đối thoại rất lý thú xung quanh các vấn đề của vũ trụ, sự sống, ý thức hệ... xen lẫn với các triết thuyết nhà Phật...
  • xem toàn bộ