Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

05:52 CH @ Thứ Tư - 07 Tháng Ba, 2007

“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình, rất thấu đạt cái địa vị của mình đối với gia đình, đối với xã hội. Cái phương châm giáo dục cho phụ nữ ta là nhằm với cái mục đích ấy mà tới vậy”.

Năm 2006 nước Việt Nam đã gia nhập WTO - tức là nước ta đã được hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, được Tổng thống Mỹ ví như "một con hổ trẻ"... Có nhiều cơ hội để cho Việt Nam tiến lên theo kịp các nước trên thế giới, đồng thời cũng sẽ có nhiều thay đổi về kinh tế, xã hội, con người, giáo dục... Sự thay đổi ấy có ảnh hưởng đến từng gia đình không? Chắc chắn là có? Không phải ngẫu nhiên mà tôi mượn lời mở đầu bài này của nữ nhà báo ĐạmPhương Sử Nữ - Người phụ nữ sinh ra và sống qua hai thế kỷ XIX, XX. Tuy cách hành văn của bà còn cổ xưa nhưng ý nghĩa thì hoàn toàn tân tiến thích hợp với thế kỷ XXI của chúng ta - nhất là thời điểm này khi mà đất nước tưng bừng đón chào năm mới cùng với những hy vọng ở tương lai.

Văn hóa gia đình Việt Nam luôn gắn liền với những người phụ nữ

Nước Việt Nam có hàng nghìn năm phong kiến, tuy nhiên người phụ nữ trong những gia đình dòng tộc lớn luôn là người duy trì nề nếp gia phong, dậy dỗ con cháu... Họ không những sinh ra những đứa con “nối dõi tông đường" mà còn có nhiều ảnh hưởng đến các thế hệ con cháu làmrạng rỡ tổ tông đời sau.

Đọc cuốn "Hồi ký về Giáo sư NguyênVăn Huyên" của tác giả Nguyễn Kim Nữ Hạnh (con gái của ông) chúng ta thấy rõ sự tu nghiệp lẫy lừng của vị Bộ trưởng Bộ giáo dục suốt 29 năm. Ông đã được nhận giải thưởng HồChíMinh, là người đặt nền móng cho ngành nghiên cứu văn hoá Việt Nam bằng cuốn sách “Văn minh Việt Nam" in năm 1944 và nhiều công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng về tinh thần người Việt. Ông sinh ra trong một gia đình công chức. Ông viết về mẹ mình như sau: "Mẹ góa, chồngsớm, cần cù khuya sớm làm ăn, dành dụm cho con đi học. Bảnthân mẹ hiếu học, ghét mê tín và luôn cầu tiến, ít nói, thì không cãi cọvới ai bao giờ nếp sinh hoạt phong kiến thờ chồng, dạy con, chăm sóc mẹ già thayanh".

Nhờ có người mẹ như vậy mà năm 18 tuổi ông được sang Pháp học tập vài năm sau đỗ bằng Cử nhân Văn chương và Cử nhân Luật. Sau đó ông bảo vệ Luận án Tiến sĩ tại Đại học đã Sorbonne - Paris. Người phụ nữ thứ hai rất ảnh hưởng đến cuộc đời ông chính là vợ ông bà Vi Kim Ngọc. Bà chính là con gái của Tổng đốc TháiBình: ViKim Định (cụ thuộc dòng dõi nhiều đời làm tướng trấn giữ biên cương). Theo truyền thống gia đình, bà Ngọc ngay từ nhỏ đã được học “cầm, kỳ, thi, họa", võ tàu, cưỡi ngựa và được đến trường học. Hai ông bà có bốn người con, họ đều thành đạt và nối tiếp theo tấm gương của cha mẹ nuôi dạy con cháu trong gia đình. Trước khi mất bà Ngọc đã dặn dò các con: "Gương người cha kính yêulà mẫu mực của một con người: Nhân, lễ, nghĩa,trí, tín. Những lời tuy cổ xưa, nhưng mẹ nghĩ con người có nhân cách phải thực hiện đạo đức đó…”.

Tài sản cha mẹ để cho các con

Nhà văn nhà cách mạng lớn Đặng Thai Mai sinh ra trong một gia đình "sang" nhất vùng. Vì có ông nội là cử nhân, khai khoa. Bố của ông đỗ phó bảng. Ngôi nhà của ông nội là nơi các sĩ phu yêu nước ngày ấy thường lui tới bàn bạc việc "đánh tây". Khi Đặng Thai Mai lên bẩy tuổi, cha bị bắt đi đầy, đến ở với bà nội - một người phụ nữ trung hậu, đảm đang, yêu nước không kém gì chồng và các con trai của mình. Năm 1925 ông học trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương ở Hà Nói rồi ra làm Giáo sư Trường Quốc học Huế, sau đó kinh qua nhiều hoạt động. Năm 1945 ông được bầu là Đại biểu Quốc hội khoá I, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, 1955 Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1960 Viện trưởng Viện Văn học - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, được Nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Người thầy dậy toán học của Đặng Thai Mai chính là cụ Hồ Phi Thống tác giả nhân đạo quyền hành và Đạm Trai văn tập sau này trở thành bố vợ của ông. Vợ ông là người đã sinh cho ông năm người con và gắn bó với ông cả cuộc đời cho dù sướng hay khổ, buồn hay vui. Con gái đầu lòng của ông - cô Đặng Bích (Vợ của Đại tướng NguyênGiáp) đã viết về cha mẹ mình như sau: "Mấy chị em chúng tôi lớn lên trong tình thương yêu của cha mẹ... Nếu mẹ đã bạn cho các con tình mẹ con sáng đẹp thì cha tôi là một người cha với toàn vẹn ý nghĩa của từ này. Ông đã chăm chút, hướng dẫn chúng tôi trên đường đời không phải chỉ bằng sự răn dạy hay những lời khuyên nhủ ân cần. Ông tạo điều kiện để chúng tôi được học hành đến nơi đến chốn. Ông luôn chỉ cho chúng tôi đâu là thực chất, đâu là phù phiếm và điều quan trọng nhất là ông dạy dỗ các con qua tấm gương lao động, sự hy sinh vì nghĩa lớn và bằng chính cuộc đời cao đẹp của mình… Khi đã lớn tuổi, con người thường hay nghĩ về một thời đã qua. Tôithường nghĩ về tình yêu thương lớn lao mà cha mẹ đã dành cho mấy chị em chúng tôi. Cha mẹ đã không có nhiều tài sản cho con cháu nhung đã để lại cho chúng tôi một tấm gương, một sự nghiệp. Đó là tài sản quý giá mà không mấy dễ ai có được”.

Một quận chúa làm nhà báo và là nhà giáo dục gia đình

Đạm Phương Sử Nữ là bút danh của bà Công Tôn Nữ Đồng Canh sinh năm 1881 tại kinh đô Huế. Thân phụ của bà là hoàng tử thứ 66 của vua Minh Mạng. Thời niên thiếu Quận chúa được học hành nghiêm túc Hán văn, Pháp văn, Quốc ngữ, cầm, kỳ, thi, hoạ, thêu thùa, cắt may, nấu nướng... Đó là những kiến thức cơ bản vốn văn hoá vững chắc cho bà Quận chúa bước vào đời. Năm 16 tuổi bà lấy chồng là ông nghè NguyễnKhoaTùng sinh hạ được ba người con gái và ba người con trai đều được giáo dục trưởng thành. Sau đó cả ba người con trai của ông bà đều lần lượt ngã xuống trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp giải phóng dân tộc. Trong đó có nhà lý luận Macxít xuất sắc Hải Triều (tức Nguyễn Khoa Văn là người đã thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở Sài Gòn Chợ Lớn là cụ thân sinh ra ông Nguyễn Khoa Điềm, nguyên là Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Văn hoá Tư tưởng Trung ương)

Đọc cuốn sách của bà Đạm Phương Sử Nữ mới thấy bà thực sự là một cây bút nữ Việt Nam mở đầu cho lĩnh vực nghiên cứu giáo dục về phụ nữ, gia đình rất có hệ thống. Dưới đầu đề "bàn về vấn đề giáo dục con gái" bà có trích dẫn câu của nhà văn M.Dugard: "Giáo đục phụ nữ là một vấn đề rất quan hệ cho một dân tộc tương lai" đủ thấy tầm nhìn xa trông rộng của một người phụ nữ đang sống trong xã hội Hoàng tộc mà lại có tư tưởng tiến bộ biết chường nào. Bà đã viết "Hiện nay sự học vấn củacon gái, phải làm sao cho đường đức hạnh vẫn cứ noi theo nề nếp cũ, mà đường trí thức cần phải mở mang thêm... Việc giáo dục thiếu nữ bây giờ có hai cáitrường học đều nêncần cả:

1. Là trường nữ học của Nhà nước, để đào luyện tinhthần trínão,muốn chokhôn ngoan thìphải có học.

2. Là trường học gia đình thì ngày thường cha mẹ phải rèn tập lấy phẩm hạnh chocon cái, sự học củacon gáicần phải khai thông,vì người đàn bàcũng chung đúc khí thiêng của núisông mà nên người”.

Cả quyển sách viết tỉ mỉ về: Cách dạy trẻ con, đạo vợ chồng, người đàn bà muốn giữ quyền lợi cho mình, những thói xấu nên tránh xa, cách trang điểm của người đàn bà thế nào là đẹp, gia đình giáo dục cần phải luyện tâm tính, người mẹ có giáo dục mới giáo dục được con…

Quaba ví dụ trên chứng minh trong những gia đình dòng dõi, có truyền thống, trí thức thành đạt nhiều thế hệ:.. đều phải có một nền văn hoá, giáo dục gia đình rất Á Đông nhưng cũng không kém phần hiện đại mà ơ thế kỷ này chúng ta vẫn rất nên duy trì, bảo vệ và thực hiệnnếu muốn hoà nhập với nền văn minh thế giới mà vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Vai trò vợ & chồng trong gia đình thời @

    20/10/2018Thích Đức ThiệnĐức Thích - ca đề ra 6 nguyên tắc hoà hợp gọi là Lục hoà. Thế nào là hoà hợp? Nghĩa là đoàn kết và hoà thuận nhưng ý nghĩa cao hơn. Đoàn kết sau có thể chia rẽ, hoà thuận có thể lại bất hoà nhưng Phật ví hoà hợp như được pha sữa vĩnh viễn không thể tách rời...
  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • 6 bước để có gia đình bền vững

    25/11/2016Lê NgânMọi vinh quang của cá nhân sẽ không thể được nói là trọn vẹn nếu đằng sau đó không phải là một “hậu phương” vững chắc. Hơn hết thảy, xây dựng một gia đình bền vững vẫn nên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi người.
  • 10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình

    06/03/2007Lê Công10 bí quyết đơn giản được tổng hợp từ các nữ doanh nhân thành công trên thế giới, hy vọng các bà mẹ doanh nhân Việt Nam cũng thành công khi áp dụng chúng...
  • Tâm linh và mỹ học – nền tảng của văn hóa gia đình

    01/03/2007TS. Nguyễn Đình Đặng Lục – Vụ trưởng Vụ Pháp luật Ban Nội chính TWGia đình đã tạo nên xã hội, mối quan hệ tương tác đó đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất của xã hội loài người. Sự phát triển rực rỡ của nền văn minh nhân loại không phải tự có mà nó được bắt đầu từ chính cuộc sống gia đình. Gia đình truyền thống của Việt Nam vẫn được duy trì trên nền tảng của văn hóa gia đình được hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố: tâm linh và mỹ học...
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Gia đình thời @

    16/09/2006Thủy Hương
  • Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

    29/07/2006Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam...
  • Gia đình, họ hàng, một cái nhìn còn bỏ ngỏ

    10/07/2006Nguyễn Quang ThânTrong nhiều nămgần đây, người Việt có khuynh hướng quay trở về với gia đình, họ hàng, mộ tổ tiên, làngxóm và quê hương như để bù lại là năm tháng xao lãng. Nhà văn hóa Phan Ngọc có nhận xét lạc quan: "Đây là một tập quán hay, nó giáo dục con người phải sống xứng đáng với cha ông, từng người một rời khỏi cương vị xã hội, quay trở về với cương vị thành viên của dòng họ”...
  • Bảo vệ gia đình trong thế giới online

    06/07/2006Triệu Tú Vân (tổng hợp)Những đứa trẻ lớn lên trong thời đại Internet đều không xa lạ với những ngôn từ đặc trưng của thế hệ @: Bluetooth, ipods, MSN, lướt web, chat, webcam...
  • Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày

    05/04/2006Lê Thi (GS, Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ)Hạnh phúc gia đình được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi...
  • Vai trò lịch sử của gia đình

    08/03/2006Trong các thời đại và nơi chốn khác nhau thì gia đình conngười rất khác nhau về tổ chức, điều hành, và vai trò xã hội của nó. Nhưng luôn luôn và ở đâu nó cũng thực hiện một chức năng cơ bản – sinh sản và nuôi dưỡng bọn trẻ. Đây là mục đích và nền tảng tự nhiên của gia đình...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • xem toàn bộ