Khi người ta nhu nhược với cái xấu

03:33 CH @ Thứ Tư - 13 Tháng Tám, 2014

TP - PGS.TS Đỗ Đức Định, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Đông&Châu Phi (thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) từng giảng dạy ở các trường danh tiếng của Mỹ, Canada và các nước Phi, Trung Cận Đông,... PGS Định tâm sự về giá trị sống dưới một góc nhìn của một con người có nhiều trải nghiệm.

Là một nhà kinh tế, với ông, giá trị sống là gì?

Mỗi người có một cách quan niệm khác nhau về giá trị sống, nhưng đối với một người vừa học hành, vừa đi giảng dạy, vừa nghiên cứu, tức là vừa làm trò rồi làm thầy, rồi lại làm một nhà khoa học như tôi, cái giá trị sống trước tiên là phải có một nền kiến thức sâu và rộng.

Điều đó đặc biệt có ý nghĩa trong thời đại mà người ta đang gọi bằng một thuật ngữ mĩ miều nhưng thực tế: kinh tế tri thức. Trong thời đại kinh tế tri thức, kiến thức lại càng phải cần thiết. Nếu không có tri thức thì năng lực, sự đóng góp và hiến dâng nó sẽ rất hạn chế.

Thêm nữa, khi anh có kiến thức rồi thì cái kiến thức đó phải được thể hiện trong cái bản lĩnh của con người. Anh phải có cái chính kiến, phải có cái nhìn nhận xem xã hội hiện nay người ta sống như thế nào. Tư cách của anh cũng thể hiện ở chính kiến của anh về những vấn đề xảy ra xung quanh đời sống của mình.

Với không ít người, giá trị được định chuẩn ở khía cạnh khác?

Ý bạn là người ta đang xem tiền là giá trị đúng không? Người ta có thể sống bằng mọi giá để đi kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên, cần phân biệt hai cách kiếm tiền. Kiếm được nhiều tiền mà có thể vi phạm mặt này mặt khác thì cũng là một cách.

Nhưng kiếm được nhiều tiền bằng kiến thức của mình tích lũy được, bằng năng lực của chính mình thì lại là một cái GIÁ TRỊ. Tôi tin nhiều người sẽ ủng hộ cách kiếm tiền thứ hai, nhưng nhiều người lại nghĩ đa số đang làm theo cách thứ nhất (cười).

Ý ông là người ta đang bất chấp mọi thứ, chụp giật để sống, để kiếm tiền?

Cái này nó liên quan tới tính trung thực. Cũng có người sống theo kiểu nay tìm cách này, mai tìm cách kia để kiếm tiền. Gần đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội nói rằng chuẩn bị bầu cử, có những đồng chí né tránh nói điều này, điều khác, hay không dám làm cái gì mạnh. Đấy cũng là một cái giá trị sống. Người ta sống để lên chức lên quyền. Người ta né tránh, không muốn va chạm.

Giá trị sống đang bị chi phối bởi đồng tiền nhiều quá, khiến đạo đức cũng đang lệch chuẩn.

Tôi từ chối các bữa tiệc quyền lực

Giả sử có một trắc nghiệm như sau với PGS: Nếu ở tuổi 40, bạn sẽ chọn mình là ai trong số những người sau: 1) Một học giả có tiếng nhưng nghèo; 2) Một người giàu nhất Việt Nam; 3) Một người có đầy quyền lực. Hỏi, trong phút thật lòng nhất, ông sẽ chọn đáp án nào?

Nhiều người cứ thích vượt lên trên thiên hạ nhưng thực ra không vượt được đâu. Thực tế tôi chọn cách ở mức trung bình khá với thiên hạ. Bây giờ tôi cũng hay nói với con cái mình là nếu trung bình thì người ta bảo là trung bình chủ nghĩa; dưới mức trung bình thì hóa ra mình kém (trong tiếng Việt chữ kém đi đôi chữ hèn - hèn kém). Không thể trung bình chủ nghĩa, không thể kém và cũng chẳng muốn đứng đầu thiên hạ. Tôi chọn cho mình ở mức trung bình khá.

Năng nhặt chặt bị. Nhiều anh cứ vỗ ngực tự hào đứng đầu thiên hạ nhưng, cộng tất cả lại, có thể không bằng những cái mà tôi có.

Ở cơ quan (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - PV) không bao giờ tôi tham gia các cuộc chiến đấu cho chức quyền. Bất kỳ lúc nào, cứ chuẩn bị bầu bán chức quyền là mình đứng bên ngoài. Chỉ có những lúc có cái sáng kiến, mình đề nghị làm cái này hay cái khác, người ta bảo mình làm thì là mình làm.

Thí dụ, cách đây năm năm, mình bảo nên làm một trung tâm nghiên cứu về Châu Phi và Trung Đông. Người ta thấy hay bảo thôi thì ông lập luôn cái Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông. Chứ còn bây giờ bảo có sẵn một cái viện rồi, sắp sửa bầu viện trưởng, viện phó, “ông chiến đấu đi” thì mình không chiến đấu.

Thực tế, nhiều người thích lao vào các bữa tiệc quyền lực?

Quyền lực cũng là một dạng ma túy. Đã say thì say lắm, có khi gần chết vẫn say.

Nếu bây giờ chạy đua thì mình có thể được cái này nhưng lại mất cái khác. Ví dụ chạy để được làm lãnh đạo, viện trưởng chẳng hạn, phải bán một hai cái nhà, phải mất đi phẩm giá. Thế thì mình không cần cái chức ấy. Tôi chả cần. Giờ đây tôi chẳng lấy gì làm giàu lắm nhưng, như có người nói: “Thiên hạ hơn ta cái giàu sang - Ta hơn thiên hạ cái đàng hoàng, thế thôi”. Tôi chủ đích sống lấy an vui làm trọng.

Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết. Không tham gia bữa tiệc quyền lực, chắc gì yên thân?

Cũng có lúc cái việc đó xảy ra. Mình cũng chứng kiến có những người bị xước xát vì chuyện đó. Tuy nhiên tôi từng làm thế này, kéo các bên chạy đua vào phòng tôi và tuyên bố “Các cậu chạy marathon thì cứ chạy. Định chỉ đứng một bên. Lúc nào đuổi nhau cứ yên tâm đuổi nhau”. Quyền lực, tiền tài và gái đẹp là thứ dễ làm mê lú con người ta. Nhưng mình phải biết mình.

Nhu nhược với cái xấu

Bây giờ không ít người lùi bước trước cái xấu, mặc cho cái xấu hoành hành. Ông có thể chia sẻ gì về điều này?

Thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng tổ quốc, lúc kinh tế thị trường chưa phát triển, người ta nói nhiều đến đấu tranh vì lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết. Thời bình, tình hình lại khác.

Có hiện tượng những người có quyền lực dùng quyền lực của mình để trấn áp người khác. Người ta phải suy nghĩ nếu đấu tranh mà nó có lợi cho người ta thì họ mới làm.

Nếu đấu tranh có lợi cho đất nước nhưng bất lợi cho người ta, không tránh được thì người ta cũng cân nhắc (mặc dù cũng có những người đấu tranh đến cùng). Nói là khuyến khích đấu tranh chống tham nhũng, nhưng khi đấu tranh thì lại bị chính anh tham nhũng ấy đánh lại.

Nhưng khi nhu nhược và sợ hãi là một bệnh dịch thì nguy hiểm quá?

Trước đây chúng ta có chế độ bao cấp, trợ cấp cho cán bộ, nhân dân. Một tháng được 13 kg gạo và vài lạng thịt, một năm được 4m vải, v.v. Nhiều năm như thế tạo thành nếp sống chờ bao cấp, ỷ lại, thụ động.

Sau giải phóng miền Nam năm 1975, người miền Nam kinh doanh rất tốt nhờ có thói quen trước đó. Người miền Bắc phải mất nhiều năm mới có thói quen kinh doanh, thói quen xây dựng cuộc sống thông qua sự phấn đấu của mình.

Cũng giống như chuyện ở miền Nam, thích đọc cuốn sách, người ta ra hiệu sách mua; còn ở miền Bắc người ta đến thư viện photocopy về đọc nó đỡ tiền, mặc dù họ chẳng phải không có tiền.

Thế thì hiện tượng né tránh trước cái xấu cũng thành nếp. Người ta nghĩ rằng thôi thì tránh đi cho nó khỏi phiền. Thêm nữa, nhiều người né tránh được lên chức, lên quyền, kiếm được hơn. Thế nên né tránh, về nghĩa nào đấy, lại thành tốt. Điều này cũng dần thành nếp, tiêu cực cũng trở thành một nếp, và dần dà tạo thành những giá trị sống khác với thông lệ.

Cảm ơn PGS.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị cá nhân có thể thay đổi xã hội

    08/06/2019Chung NhiBên cạnh tính đồng thuận, ngày nay, xã hội ta nên tạo ra môi trường để sự khác biệt được tôn trọng và phát triển. Nhất là trong tình hình hiện nay, các lối tư duy cũ đang dẫn cả thế giới đến cuộc khủng hoảng toàn cầu. Con người, muốn đạt được sự khác biệt cần có tự do cá nhân...
  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Sự an tâm

    01/01/2015Nguyễn Văn TrungThái độ an tâm cho mình là phải là một thái độ rất thông thường, vì ai cũng thường cho mình là đúng, ít người có lương tâm áy náy, sợ đã lầm lỗi. Thái độ an tâm là thái độ của một người cảm thấy mình không có điều gì đáng trách trong những việc mình làm, những lý tưởng theo đuổi hay những quan niệm mình chủ trương. Những quan niệm mình chủ trương là đúng, những lý tưởng theo mình theo đuổi là cao cả, những việc mình làm là tốt...
  • Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội

    25/10/2014Mai Xuân Hợi...sự tiến bộ của đạo đức là do những giá trị đạo đức trong lịch sứ phát triển của nó tạo thành. Trong các học thuyết về đạo đức, có học thuyết chỉ có giá trị thúc đẩy tiến bộ xã hội ở một thời điểm nhất định nào đó, nhưng cũng có những học thuyết đạo đức có thể có giá trị lâu dài đối với sự phát triển xã hội...
  • "Tôi muốn là liều thuốc kháng sinh!"

    30/09/2014Bùi Dũng - Xuân Anh (thực hiện)Vài năm nay, nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn tiến hành công việc khá đặc biệt là sưu tầm, tuyển chọn và thể hiện những bài viết về "Thói hư tật xấu của người Việt". Đây là ý định đã có người theo đuổi nhưng sớm phải từ bỏ, đứt gánh giữa đường hoặc có người khác đang "ẩn mình" thực hiện.
  • Về cái Tích cực và Tiêu cực

    04/10/2013Nhà văn Nguyên NgọcĐã bao nhiêu lần chúng ta nói về cái khái niệm đẹp đẽ "nhân dân làm chủ". Nhưng làm chủ bằng cách nào vậy? Cái số đông và vì là số đông nên lại trừu tượng ấy có thể thực sự làm chủ bằng cách nào?
  • Cội nguồn cảm hứng

    17/06/2009Bùi Quang MinhĐến nay, còn rất nhiều người chưa đạt tới trình độ nhận thức rằng tự do là nền móng để họ trở thành Con Người, là trình độ làm người ở mức cao nhất. Do truyền thống, do mức muộn mằn tiếp cận khái niệm tự do, do tư duy ấu trĩ chưa được tự do soi rọi vào cuộc đời mình, mà số đông chúng ta không tự trau dồi về tự do, không phát hiện ra hiện tượng nào quanh ta tự do không được coi trọng, thiếu tự do. Cũng không thiếu người bị chà đạp lên tự do, mất quyền cơ bản của mình mà không mảy may nhận ra, phản ứng lại...
  • Những giá trị sống cho tuổi trẻ

    07/05/2009Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ - học sinh, sinh viên và các đối tượng thanh niên khác - bằng cách trang bị cho họ những giá trị tích cực và kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trình vào đời, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quyển sách Những Giá trị Sống cho Tuổi trẻ.
  • Không vô cảm

    03/12/2008Đỗ Chí NghĩaMột lần nữa cái tên Đỗ Việt Khoa lại nóng lên trên các trang báo. Một câu chuyện có vẻ lặt vặt, chỉ là những xử sự của con người cụ thể với nhau, mà nhuốm nỗi buồn. Một bên là "người đương thời" Đỗ Việt Khoa, với lời tố cáo bị đe dọa hành hung bị cướp máy tính chỉ vì - như mọi lần- đã dám lên tiếng về những khoản thu không đúng quy định ở một trường THPT...
  • Giá trị luận

    30/01/2008Nguyễn Huy HoàngGiá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người...
  • Vấn đề về các Giá trị Xã hội

    13/11/2008SorosTrong chương này tôi sẽ khảo sát vấn đề về các giá trị xã hội sâu hơn. Điều này sẽ đặt nền móng cho xem xét phê phán hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu như nó thịnh hành ngày nay...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ

    04/08/2006TS. Đặng Hữu ToànToàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà thang giá trị và chuẩn giátrị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấnđề cấp bách cho mọiquốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thông nói riêng...
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • xem toàn bộ