Khổ vì, thầy chẳng ra thầy…

07:56 CH @ Thứ Hai - 06 Tháng Mười Một, 2006

Theo quan niệm của cổ nhân, trường học là chốn tôn nghiêm, nơi mà thầy và trò đều phải giữ mình thanh sạch, có như thế mới học được "chữ Thánh hiển", sôi kinh nấu sử để thành tài. Ngày nay, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa khiến quan niệm về thầy và trò không còn khắt khe như trước, nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì nhà trường vẫn là nơi cần sự tập trung cao độ cho việc học hành lĩnh hội kiến thức.

Trong sự nghiệp trồng người, dẫu còn không ít việc phải làm, nhưng không thể không quan tâm đến việc tạo dựng một môi trường pháp lý lành mạnh ở chốn học đường.

Nỗi lo về sự xuống cấp đạo đức

Chuyện nữ sinh V.A bị thầy giáo Đỗ Tư Đông, Phó trưởng khoa Báo chí Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình gạ gẫm sex để đổi lấy điểm đã trở thành tâm điểm của dư luận trong thời gian qua. Đây không phải là lần đầu tiên ông Đỗ Tư Đông bị tố cáo về những việc làmtương tự. Theo nữ sinh Vũ Thị V A, cách đây vài tháng, sau nhiều lần bị ông Đông gạ gẫm "quan hệ", V.A đã trực tiếp gặp cô giáo Hiệu phó và thầy Hiệu trưởng để báo cáo sự việc. Lãnh đạo nhà trường đã gọi ông Đông đến gặp gỡ mục đích làm sáng tỏ sự việc trên và nhắc nhở ông. Tuy nhiên, vì khi giao tiếp thường chỉ có hai người, không lưu được bằng chứng cụ thể nên "chưa đủ cơ sở kết luận," nội dung tố cáo trên đã chìm vào quên lãng. Những hành vi gạ gẫm "quan hệ" do thầy Đông thực hiện tiếp diễn với áp lực ngày càng lớnkhiến V.A không còn cách lựa chọn nào khác là đưa vụ việc ra trước công luận...

Chuyện dùng điểm để mặc cả đổi lấy tình của ông Đông ở Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình TWI khiến người ta liên tưởng đến trường học không chỉ là nơi để học hành mà còn là nơi để mua bán, kể cả sex. Ngay sau khi sự kiện này được công khai trên báo chí, không ít nữ sinh đã lên tiếng bởi đây không phải là hiện tượng duy nhất hay tiếng sét giữa trời quang mây tạnh mà chỉ là một trong chuỗi những hiện tượng được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đó sự e ngại của lứa tuổi học trò và quan niệm sợ hãi của phụ nữ Á Đông khi bị tai tiếng, nên dẫu sụ lạm dụng tình dục diễn ra khá thường xuyên, nhưng không ai dám lên tiếng tố cáo công khai.

Không ít bậc phụ huynh có con gái đang theo học ở các trường tỏ ra lo lắng khi những hành vi lạm dụng tương tự có nguy cơ tái diễn mà chưa hề có một chế tài nào bảo vệ. Nữ sinh vốn là những người non nớt, sức yếu, thế cô đặc biệt với những em xuất phát từ nông thôn lại càng dễ bị bắt nạt. Nắm được điểm yếu ấy, khi những người thầy nếu không có cái tâm trong sạch thì chuyện lạm dụng là hoàn toàn có thể.

Khung khổ pháp lý nào cho quan hệ thầy trò

Một nguyên tắc của nền dân chủ là bất cứ quyền lực nào cũng cần được giám sát. Nếu không được giám sát thì quyền lực nào cũng dễ dàng bị lạm dụng. Đó là lý do mà 9 trường Đại học thuộc hệ thống các trường Đại học thuộc bang Califomia - Hoa Kỳ(University of Califomia) từ năm 2003 đã chính thức ra nội quy "cấm quan hệ tình dục đồng thuận” giữa các giảng viên với bất kỳ sinh viên nào mà họ đang giảng dạy trực tiếp hoặc có trách nhiệm hướng dẫn trong tương lai.

Không chỉ ở Mỹ, các trường Đại học khác ở các nước cũng đang có hướng sẽ cấm mọi quan hệ tình cảm giữa bất kỳ Giảng viên nào với bất kỳ Sinh viên nào. Lý do mà họ đưa ra là, để bảo vệ các Sinh viên có thể trở thành con mồi trước các ông thầy giầu kinh nghiệm và có quyền lực đối với học trò, mặc dù đó có thể là quan hệ tình dục đồng thuận, thậm chí có yêu đương thực sự và muốn gắn bó lâu dài.

Trong hệ thống hành vi, "quan hệ sex" không đồng thuận đương nhiên là một yếu tố cấu thành tội phạm. Nặng thì bị truy tố tội hiếp dâm, nhẹ thì tội quấy nhiễu tình dục (nếu chưa có sex)… Đối với Canada, bảo vệ SV còn là vấn đề nhân quyền. Cách đây vài năm, một số tờ báo ở Canada đã đưa tin về việc Tòa án nhân quyền tiểu bang British Columbia xét sử về hồ sơ nữ SV Fariba Mahmoodi tố cáo Giáo sư Donald Dutton của cô về tội quấy nhiễu tình dục. GSDutton dạy tại Universi ty of British Columbia. Tòa này đã đã đồng ý cho bồi thường cô nữ SV tổng cộng 13.000 $CAN, trong đó 4.000$ bồi thường cô về mặt phẩm giá, cảm xúc và tự trọng và 5.200$ về chi phí cho cố vấn tâm lý...

Trường hợp ông giáo Đỗ Tư Đông đã chẳng có gì gọi là thơ mộng lãng mạn, vì ông giáo chỉ muốn sex thôi, chứ không phải vì yêu thương cô nữ Sinh viên V.A để muốn thành vợ thành chồng và cụ thể là ông đã đòi đổi sex lấy điểm lên lớp.

Nhìn về góc độ pháp lý, ngôn ngữ trong cuộn băng ghi âm, chỉ với một câu ông giáo hỏi "Em có còn là trinh nữ không, sao mập thế, là đủ để ra bất cứ Tòa án Mỹ nào về tội dùng ngôn ngữ tra tấn phụ nữ...Chỉ riêng về hành vi gạ gẫm thôi, ông giáo này ở Canada hay Mỹ là đã có thể bị lôi ra tòa rồi, để phải buộc bồi thường tiền, nếu nhẹ, và buộc lãnh án tù, nếu nặng hơn với các động thái như đưa tay sờ soạng hay ôm ấp sàm sỡ...mà không có sự cho phép.

Cũng may cho ngành giáo dục vừa mới có tân bộ trưởng, một người đang công khai tuyên chiến với những tiêu cực chốn học đường, nên ông đã chỉ thị cho trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình xử lý ngay vụ việc. Ông Đỗ Tư Đông nhận hình thức kỷ luật thôi việc, dư luận đã dịu đi phần nào. Tuy nhiên vẫn còn đó những câu hỏi bao giờ chúng ta chú tâm hơn để bảo vệ các nạn nhân có hoàn cảnh tương tự.

Từ sự việc trên, có nhiều câu hỏi đặt ra. Nếu chúng ta có các tổ chức, đoàn thể hoạt động đúng với thực chất của nó, thì ông cán bộ Phó Trưởng Khoa chưa chắc thúc ép được các em nữ Sinh viên. Tại sao Hiệu trưởng và Hiệu phó im lặng để mặc ông giáo họ Đỗ lạm dụng sex một cách có hệ thống như thế? HộiSinh viên của trường đâu? HộiLiên hiệp Thanh niên ở đâu? Đó là chưa nói đến Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nữa, họ ở đâu rồi hay chỉ là những tổ chức hình thức, hay họ cũng phải đầu hàng trước những hành vi lạmdụng sex của những ông thầy hổ mang?

Sự kiện cô V.A tố cáo ông Đông với bằng chứng xác thực là băng ghi âm được coi là tiếng nổ cảnh tỉnh dư luận. Nếu chỉ tố cáo mà không có bằng chứng thì Sinh viên trường này sẽ vẫn còn bị khủng bố liên tục kiểu như thế. Nếu không có một xã hội dân sự, độc lập nằm bên ngoài hệ thống hàng dọc của chính quyền, thì không bao giờ gỡ được các hồ sơ kiểu tương tự.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những người bay: Thầy dạy bay và bầu trời bay

    16/06/2019Nguyễn Đức LamKhông có lẽ năm này qua năm khác ta cho ra trường đời những "chú gà công nghiệp" mãi sao? Đâu rồi những chú chim ưng dũng cảm, kiêu hãnh, tung cánh vào bầu trời khoáng đạt, bao la? Làm thế nào để có những chú chim ưng biết bay và dám bay?
  • Ông thầy và thời đại

    27/03/2016Phan ĐăngMột trong những nguyên tắc giáo dục đại học ở Singapore là người thầy phải luôn cập nhật và giúp SV nắm bắt những thông tin thời sự mới nhất của lĩnh vực tin mình phụ trách...
  • Trăm tội cũng do học trò?

    04/08/2006Ngô Thị Kim CúcNếu những bài làm kém chỉ ở con số vài trăm, thậm chí vài ngàn, vẫn có thể xem là cá biệt trong tổng số hàng triệu thí sinh. Đằng này, loại bài ấy chiếm tỷ lệ nhiều chục phần trăm, tùy từng môn học, thì rõ ràng không chỉ do học sinh mà đang có những thiếu sót quan trọng trong khâu truyền thụ, dạy dỗ...
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • Phỏng vấn một thầy giáo

    16/12/2003Một cuộc nói chuyện toát lên thực trạng giáo dục Việt Nam là học tập quá tải và máy móc dập khuôn...
  • Bắt đầu từ người thầy

    30/11/2003NGUYỄN THỊ OANHNhắc đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, người ta thường nhắc đến trang thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, học cụ... và thường lại quên điều chính yếu nhất. Đó là sự đổi mới trong tư duy và cách dạy của người thầy cùng sự chủ động hưởng ứng của người học. Từ ngàn xưa Lão Tử đã nói: “Cái gì ta nghe ta quên, cái gì ta thấy ta nhớ, cái gì ta làm ta biết”. Phải tự mình làm mới biết...
  • Tôn vinh thầy cô bằng... tiền bạc?

    20/11/2003Nguyễn Anh DânGần đây, cứ đến tháng 11, nhiều cửa hàng lại tung ra những món quà độc đáo. Có những món quà mà người thu nhập thấp không bao giờ dám mua vì giá của chúng bằng cả tháng lương. Vậy thì ai là người mua những món ấy? Chắc chắn là những phụ huynh hoặc học sinh giàu có. Họ mua để tặng thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo VN 20-11.
  • xem toàn bộ