Không thể đi tắt

Khoa xã hội học, ĐH Mở TP.HCM
04:09 CH @ Chủ Nhật - 28 Tháng Mười Hai, 2008

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng một mình cảnh sát, tòa án hay nhà tù không thể duy trì được đạo lý của xã hội.

Những nghiên cứu tại Anh và Mỹ cho thấy các phương pháp làm việc thông thường của cảnh sát như điều tra, bắt giữ, khởi tố tác động rất ít đến việc giảm tỉ lệ tội phạm xã hội hoặc chỉ giảm trong ngắn hạn, mặc dù đây là cách chúng ta thường làm (chẳng hạn tháng 12 này ngành công an mở đợt cao điểm phòng chống tội phạm và đây không phải là đợt cao điểm đầu tiên). Hoạt động của công an, cảnh sát sẽ có hiệu quả hơn nếu kết hợp với các thiết chế khác như gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Như vậy để có cách làm bền vững hơn, cần thiết phải có thêm các giải pháp can thiệp về mặt xã hội. Chẳng hạn như Hội đồng phát triển xã hội của Canada đã chứng minh qua các nghiên cứu rằng sẽ giảm được tội phạm và bạo lực trong xã hội nếu chúng ta giải quyết được những mầm mống ngay trong thời niên thiếu của con người.

Nghiên cứu của Trung tâm quốc tế ngăn ngừa tội phạm cho thấy mỗi đôla đầu tư cho trẻ em các gia đình “có nguy cơ” để chúng hưởng được nền giáo dục học đường (ít nhất là hết được bậc trung học cơ sở) thì xã hội sẽ nhận lại được 3,5-7 đôla sau này, bởi lúc đó đã có được những cá nhân hội nhập tốt hơn vào xã hội và nguồn nhân lực cũng có trình độ cao hơn, nhận thức cao hơn nên những vấn đề xã hội giảm đi đáng kể.

Giải quyết các vấn đề xã hội không thể đi tắt bằng các chiến dịch hay các đợt vận động, mà phải có những chiến lược dài hơi hơn. Càng không thể giải quyết chỉ bằng phát triển kinh tế mà còn phải phát triển về văn hóa và xã hội. Những chính sách tạo ra phân tầng xã hội (tạo ra những nhóm được ưu đãi và những nhóm bị thiệt thòi) sẽ làm xã hội phải đối mặt với các vấn đề trầm trọng hơn.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Không thể "sống hai cuộc sống"

    27/03/2020Hải DuyCả nước đang vào cuộc chống lạm phát. Cắt giảm các hạng mục, công trình không thật sự cần thiết, tạm dừng hoặc dừng hẳn việc mua sắm các thiết bị đắt tiền, lãng phí là việc phải làm. Nhiều chuyện lẽ ra không cần phải đợi đến lạm phát mới cần "siết lại", ví như xây trụ sở "hoành tráng" và sắm ô tô đắt tiền...
  • Tầm nhìn văn hóa

    22/03/2015TS. Hồ Bá ThâmĐặc trưng chung của đô thị ngày nay không chỉ là văn minh, hiện đại mà phải nhân văn đậm đà bản sắc và phát triển bên vững. Tầm nhìn văn hóa trong phát triển đô thị cần cả tầm nhìn tổng hợp xã hội kỹ thuật, xã hội kinh tế và xã hội chính trị mang tầm thế kỷ.
  • Phương pháp

    11/12/2008Nguyễn Khắc NhoThật ít có lĩnh vực nào đòi hỏi có nhiều sự linh hoạt, sáng tạo, phong phú như phương pháp. Một phương pháp cụ thể để giải quyết thành công một việc cụ thể đòi hỏi một sáng tạo và không bao giờ lặp lại y hệt như cũ. Cách mạng là thay cũ đổi mới theo sự vận động phát triển của quy luật, luôn luôn là sáng tạo. Khi đã xác định được mục đích đúng rồi, có nhiều phương pháp để đạt mục đích đó, làm thế nào để chọn được phương pháp tốt nhất...
  • Không thể tiếp tục "sống lẹm" vào tương lai

    20/11/2008Nguyễn Trung20 người chết, thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng.. những thiệt hại về người và của trong cả nước qua trận mưa kéo dài trên diện rộng lần này còn lớn hơn thế nhiều. Ngoài thiên tai, trong các tổn thất xảy ra hôm nay có nguyên nhân chúng ta hôm qua đã sống lẹm vào hôm nay, quên mất việc sống hôm nay phải nghĩ đến ngày mai.
  • Giải thích

    24/10/2008Linh LinhNghĩa là hành động vô cùng đơn giản: Làm cho hiểu rõ sự việc, có thể trả lời câu hỏi về vấn đề nào đấy chưa rõ ràng, chưa dễ hiểu hoặc 1 vài người nào đó hiểu còn đa số không hiểu, thế là chúng ta cần đến hỏi và giải đáp. Nhưng giải thích cũng cần phương pháp và nghệ thuật hẳn hoi, nếu không sự việc lại càng rối hơn...
  • Vai trò của nhà nước và vấn đề trách nhiệm xã hội

    16/10/2008Nguyễn Văn ThứcBài viết góp phần làm rõ thêm những nội dung cơ bản của khái niệm trách nhiệm xã hội và vai trò của nhà nước trong việc tổ chức và thực thi trách nhiệm xã hội. Theo tác giả, vai trò đó của Nhà nước thể hiện tập trung ở những điểm: 1) Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động của đời sống xã hội, 2) Xây dựng và đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội, 3) Quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
  • Sự thuận lý của hệ thống

    27/08/2008Trần Sỹ ChươngHội nhập không đồng nghĩa với việc nâng cấp tính cạnh tranh của mình. Hội nhập sẽ không bảo đảm được sự đổi đời. Để Việt Nam tiếp tục là một thị trường cung ứng nhân lực với giá rẻ mãi mãi là một nền kinh tế tiềm năng hay sẽ tăng tốc năng lực cạnh tranh của người dân Việt đầy năng khiếu kinh doanh? Đó sẽ là quyết định của người Việt và chỉ người Việt mà thôi...
  • Nông dân cần được đối xử công bằng

    26/07/2008Vũ Ngọc Tiến“Tam nông” là thuật ngữ du nhập từ Trung Quốc, còn “Chính sách về tam nông” là ta đang học tập kinh nghiệm từ nước bạn, song như lời ông Lê Huy Ngọ- Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã nói: “Không phải kinh nghiệm nào của nước ngoài áp dụng vào nông nghiệp Việt Nam đều tốt, nếu như ta không vận dụng nó phù hợp với thực tiễn của nước mình”...
  • xem toàn bộ