Kinh kỳ cây cối diễn ca

07:15 CH @ Thứ Sáu - 20 Tháng Ba, 2015

Trăm năm ở đất kinh kỳ
Nghiệp trồng cây cối lâm li thôi rồi

Đầu thế kỷ 20 xa lắc
Quy hoạch do người Pháp lập nên
Xây dựng cả Bách Thảo Viên
Lựa giống thích hợp trồng trên phố phường

Xà cừ vượt đại dương vào tới
Không giống như mong đợi buổi đầu
Tưởng rằng tán rộng sống lâu
Nào ngờ dễ đổ chẳng sâu chẳng bền

Quay về những cái tên quốc nội
Lát, sưa, sao, chẹo, nhội.. để thay
Phân khu chia loại thật hay
Kiến trúc phong cảnh rõ tay thạo nghề

Đại lộ chính bốn bề rặt sấu
Sếu, me, bàng, long não xếp cùng
Sanh, si, đa, gạo oai hùng
Ven hồ vông với lộc vừng đỏ tươi

54 bỗng thay trời đổi đất
Giống xà cừ trồng khắp nơi nơi
Cơm nguội bị đốn tơi bời
Muồng, phượng thay thế chẳng lời thanh minh

Trải năm tháng điêu linh khói lửa
Đến ngày ta mở cửa đi lên
Đường xá nhà cửa đua chen
Cây xanh lại được một phen kinh hoàng:
Vườn truyền thống phải nhường dự án
Cây lão niên không chắn công trình
Hoa sữa lãng mạn trữ tình
Xuất hiện thình lình sàn sạt khắp nơi
Nồng nàn hương hóa lời ta thán
Trách Hồng Đăng – thủ phạm gây nên
Rồi chuyện chùa miếu đình đền
Cổ thụ nghìn tuổi vẫn lên đoạn đài

.

Nếu kể lể chắc dài dặc lắm…
Đền Ngọc Sơn gạo thắm nay đâu?
Long não Âm Phủ thảm sầu
Xà cừ giờ cũng bể dâu khốn cùng

Chủ trương quyết giao thông phát triển
Cây dẫu to cũng tiện lăn quay
Hàng cây thân thuộc xưa nay
Ngang lưng chịu chém để xây đường tàu

Dân choáng váng hồi lâu chưa tỉnh
Lại cắt cưa lịch kịch khắp nơi
Tưởng xén tỉa chống bão thôi
Thấy quyết liệt quá, đánh lời hỏi han
- Cây nguy hiểm, hỏng, cong, dễ đổ
Cần “di dời” khỏi phố tức thì
Chuyện bình thường, có cái chi
“Xã hội hóa” chẳng mất gì của công

Sáu nghìn bảy cây trồng năm cũ
Trăm chín mươi tuyến phố Hà thành
Sở Xây dựng với liên ngành
Quyết tâm thực hiện thật nhanh việc này

.

Mới ra Tết mưa bay u ám
Ngước lên cao mây xám lưng trời
Phố xá thoáng đãng lạ đời
Nhìn kỹ. Giật nảy. Người người kêu ca
Bao kỷ niệm cùng ta khôn lớn
Bao lứa đôi là chốn hẹn hò
Cảm hứng nhạc họa văn thơ
Bia xong lắm cuộc “đi nhờ” gốc cây

Chàng nhà báo đong đầy bức xúc
Rút tâm can gửi bức ngỏ thư:
Người dân đang rất tâm tư
Hỏi lý do chặt là dư thế lào?
Nếu hợp lý ai nào muốn nói
Cây hại, hư phải loại – đương nhiên
Giao thông tất được ưu tiên
Chỉ xin làm rõ đặng yên lòng người

Hãy ngưng chặt trong thời gian ngắn
Để dân coi dài vắn ra sao
Các nhà khoa học cùng vào
Đóng góp ý kiến: cây nào, loại chi
Chính quyền chắc sẽ ghi điểm tốt
Quan với dân cùng một hướng nhìn
Công khai, minh bạch thông tin
Chân kính bộ máy sẽ lên mấy hàng

Câu chuyện “hot” lan tràn khắp chốn
Bắc Trung Nam nhỏ lớn trẻ già
Ai ai cũng xót cũng xa
Vạn ngàn tâm sự – dân ta vốn vầy

.

Bên Tuyên giáo có ngay khẳng định
Chặt cây xanh kế hoạch các quan
Không hỏi dân, việc đã bàn
“Anh Tuấn cũng chỉ là dân“, nói gì

Lời vừa dứt tức thì gạch đá
Khắp mọi nơi cả lạ lẫn quen
“Cướp có văn hóa” chính tên
Dư luận chưa ngớt lại thêm vụ này
Cải chính luôn và ngay lập tức
Coi thường dân – oan ức cho tôi
Ngài Thị trưởng cũng có lời
Tiếp thu ý kiến phản hồi của dân
Sở Xây dựng cho quân ngưng lại
Rà soát xem, chớ hại cây lành
Cải tạo, thay thế mảng xanh
Phân tỏ ngọn ngành chớ có quan liêu

Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Chưa kể tới chuyện hồn vong
Trên cây trú ngụ giờ không nẻo về
Xưa bao chuyện gớm ghê truyền mãi
Báo oán cừu đủ loại tai ương
Gia đình vận hạn thảm thương
Tạo nghiệp phải gánh vô phương kêu cầu

.

Kinh kỳ chốn long đầu tế hội
Hà Nội không thể vội được đâu
Làm gì nên ngẫm trước sau…

*)Hí họa trong bài, theo thứ tự, của Farhad Foroutanian, Harry Bliss, Bob-Humphrey, Laurette Duranson A, và Rocio Voumard

Nguồn:Soi
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn minh đô thị vẫn là câu chuyện dài

    18/08/2018Thượng TùngMặc dù không mới nhưng văn minh đô thị cũng chưa bao giờ được xem là câu chuyện cũ. Bởi xây dựng văn minh đô thị là một tiến trình dài, đòi hỏi sự kế thừa và phát huy liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở đâu có đô thị, ở đó có văn minh...
  • Đô thị - thiên đường hay nấm mồ của nhân loại

    31/01/2018Hân HươngDân Đô thị xài năng lượng nhiều hơn nông thôn - các thành phố ngốn tài nguyên hơn bất cứ một loại định cư nào...
  • Công nghiệp hóa = Đô thị hóa?

    30/03/2015Nguyễn Bỉnh QuânMười năm tăng tốc phát triển liên tục. GDP trên đầu người tiến tới sát mức 1000 USD cái ngưỡng mà nhiều chuyên gia dự báo sẽ xuất hiện những vần đề nan giải mới, sẽ bộc lộ các khía cạnh không bền vững do tăng trưởng quá nóng. Một trong các biểu hiện rõ nhất là vấn đề của các đô thị...
  • Thơ về cây xanh

    20/03/2015Khi vui cây nở hoa
    Khi buồn cây héo lá
    Ai bẻ ngọn cây la
    Cây khóc cây đổ nhựa...
  • Cây - Sự sống và tinh thần

    20/03/2015Nguyễn Tất ThịnhXưa nay có câu ‘Cây Gạo có Ma, Cây Đa có Thần’. Ở Nhật Bản, theo đạo Shinto thì trong mỗi cây – thực thể sống – đều ngự bên trong yếu tố tinh thần đáng tôn trọng và bảo vệ, như nhắc nhở, định hướng về cách sống của con người...
  • Hồn đô thị

    02/02/2011Kiến trúc sư Nguyễn Hữu TháiRồi tới Paris- thủ đô của nước Pháp, tôi nghĩ rằng người ta đã thực sự khôn ngoan khi giữ gìn nguyên vẹn một thành phố cổ giàu bản sắc văn hoá lịch sử vào bậc nhất châu Âu. Một việc làm sáng suốt là Paris đã quyết tâm bảo tồn vốn cổ và đẩy xa khu phố cao tầng “ La Défense”...
  • Thời tiết đô thị*

    04/08/2010Ngô Bảo ChâuCó đôi lần tôi bị day dứt bởi câu hỏi này. Cuộc sống hiện đại ngày càng giống một dòng sông cuồn cuộn chảy. Chất liệu cho văn học là cái hỉ nộ ái ố của con người cứ ê hề ra như thế, tại sao văn học Việt Nam đương đại lại trung bình đến như vậy.
  • Đi tìm chân dung đô thị Việt

    03/07/2010Kim YếnLà tác giả của nhiều dự án quy hoạch đô thị trong và cả ngoài nước như quy hoạch đảo Phú Quốc, Phố Đông Thượng Hải và hai bờ sông Hoàng Phố – Trung Quốc, cuộc trao đổi giữa TS. KTS Ngô Viết Nam Sơn và đội ngũ kiến trúc sư trong nước diễn ra vào ngày 26.6 tại Càphê Thứ Bảy đã đặt ra nhiều suy nghĩ.
  • Di tích bị sức ép đô thị

    16/06/2010Mai Thi - Minh NgọcPhố cổ từng chịu chung nỗi mất mát, thiệt thòi gắn liền với những biến động của đất nước. Đến nay, tiếp tục "sống" trong lòng đô thị mới, phố cổ đang "vấp" phải muôn vàn khó khăn trước hành trình bảo tồn và phát triển. Đã có không ít nỗ lực cho bài toán này, nhưng từ nỗ lực tới kết quả là một chặng dài cần cùng nhau chia sẻ và nhất là phải kịp thời khắc phục…
  • Tiếng thở dài giữa đô thị

    16/08/2009Phương HoaMỗi ngày mở các trang báo, đều thấy cả nước hầm hập bởi thông tin về ô nhiễm môi trường. Nào là những dòng sông chết, nào là những chất thải hủy hoại môi trường sống... Rồi ao hồ, đồng ruộng bị san lấp dành cho các dự án nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp...
  • Đô thị, con người và văn học

    18/01/2009Huỳnh Như PhươngĐô thị đang mở rộng và phát triển dần đến "đại đô thị" và "siêu đô thị", còn con người thì ngày càng thu nhỏ và khép kín lại. Văn học có thể làm gì để con người hòa giải với đô thị, hay ít nhất, không cảm thấy đối nghịch với nó?
  • Dân đô thị phải biết mình có và không có quyền gì

    13/01/2009Cao Tự ThanhĐô thị là một không gian sống nhân tạo, đường sá, cầu cống, hệ thống thắp sáng trên không, thoát và cấp nước dưới đất chằng chịt, mật độ dân số đặc biệt cao... đòi hỏi không những quy hoạch khoa học từ phía chính quyền, mà còn cần tới ý thức cộng đồng của cư dân, mới có thể đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh cũng như thẩm mỹ của môi trường sống...
  • Cú va đập văn hóa của đô thị

    28/10/2008Minh QuangViệc chuyển từ một xã hội thuần nông, tiền công nghiệp, hay công nghiệp có trình độ thấp sang xã hội công nghiệp đô thị hiện đại, chắc chắn sẽ tạo ra những biến chuyển xã hội nhanh chóng và mạnh mẽ.
  • Chuyện dài đô thị và nông thôn

    21/10/2008GS. Tương LaiLiệu có người dân thành phố nào không có một gốc gác nông thôn? Người Hà Nội cũng vậy thôi. Chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đã có nhiều công trình nghiên cứu Hà Nội miêu tả và phân tích kỹ về những dấu ấn của làng quê trên gương mặt phố phường Hà Nội, tưởng chẳng phải nói thêm...
  • Bàn về các yếu tố thẩm mỹ trong kiến trúc đô thị

    04/05/2007Lương Bửu HoàngKhi đi tìm những bước đầu tiên của kiến trúc, có lẽ trước hết chúng ta thường liên tưởng đến những câu chuyện mang dấu vết của cái hang, cái lều, cái nhà, thành lũy... Những hình thức đó đáp ứng nhu cầu thiết thực của đời sống hàng ngày: nơi cư ngụ, sinh hoạt và mọi hoạt động của đời sống định cư.
  • xem toàn bộ