Kỹ sư phần mềm, tác giả của cái phi vật chất

05:13 CH @ Thứ Tư - 25 Tháng Mười, 2006

Kỹ sư về sự phát triển phần mềm hay kỹ sư về kỹ thuật phần mềm là người thiết kế, viết, thử nghiệm, biến đổi và tập hợp các phần mềm khác nhau, cơ sở của hệ thống tin học. Hình ảnh xã hội của nhà tin học chính là dựa vào họ mà xây dựng nên.

Là người thừa kế của nhà phân tích - lập chương trình, người làm tăng thêm các dòng mã, trong khi tìm cách khắc phục tính rắn chắc của chất liệu, người kỹ sư đó là sản phẩm của những đòi hỏi nghiệp và kinh tế của sự phát triển tin học. Thật vậy, phần mềm đặt trưng bởi một tính phi vật chất làm cho sự phát triển của nó thành phức tạp và khó khăn. Điều đó giải thích tính chất đặc thù của hoạt động của kỹ sư phần mềm, người phải làm ra không những các chương trình của anh ta với thời gian và ngân sách đã định mà còn cả những thông tin cần thiết cho sự kiểm soát, sự đánh giá và sự sử dụng sản phẩm của anh ta.

Thêm vào đó là những câu thúc riêng của cuộc cạnh tranh: tính linh hoạt của các dự án, sự nhanh chóng của các chu kỳ phát triển, sự lỗi thời tăng nhanh của các tri thức và dụng cụ, những cái đó tạo ra môi trường của sức ép, của cuộc chạy đua đổi mới và của sự bất ổn định gây mệt mỏi, đặc trưng của các dự án phần mềm. Kỹ thuật phần mềm chính là để trả lời cho tính phức tạp đó, tính linh hoạt đó tính cấp bách đó, bằng việc tìm cách làm chủ các quá trình phát triển và triển khai một tổ chức tập thể có thể sản xuất theo nhịp độ của thị trường. Vấn đề thành bại ở tập thể: đối với tính chất cá nhân có sự tự chủ về mặt xã hội và trí tuệ đó, người ta đòi hỏi một sự hợp tác, sự truyền thông và lao động thành êkíp. Sự thành bại cũng là ở tính phức tạp, với nghịch lý là: muốn chế ngự tính phức tạp của các phần mềm mà ngày nay người ta muốn thiết kế, người ta bắt buộc phải đưa vào những mức độ phức tạp khác (những quá trình phát triển, những thiết bị kiểm soát ) mà cũng cần phải chế ngự.

Trong nội bộ thế giới của sự phát triển phần mềm theo truyền thống, người ta đối lập bộ mặt tay chơi của người kỵ mã, tài hoa trong việc lập chương trình, một thứ cao bồi tách biệt và cô đơn, khai thác, thúc đẩy hoạt động và nối các mạng, với bó mặt cổ điển hơn của người kỹ sư thiết kế và lập mô hình các hệ thống, phối hợp và hội nhập các tập hợp nhỏ và áp dụng kỹ năng chuyên ngành vào việc chế ngự các quá trình. Nhưng từ nay, không còn có sự đối lập giữa thực hành và thiết kế, kỹ sư phần mềm phải làm cả hai việc.

Bị cuốn hút mạnh vào trong hoạt động của mình cả về mặt trí tuệ và tình cảm, anh ta có xu hướng chuyên tâm hoàn toàn vào đó, đôi khi hy sinh cả đời tư. Điều đó cũng liên quan đến một sự đào lạo, giành ưu tiên cho những chủ nghĩa công thức, sự thành thạo, đầu óc logic, việc làm chủ các trình độ trìu tượng khác nhau, việc tiết kiệm trong giải quyết vấn đề đặt ra, sự diễn đạt rõ ràng và chặt chẽ. Tập trung vẫn những đòi hỏi của sự vận hành bên trong của phần mềm, anh ta có xu hướng không quan tâm đến việc sử dụng những điều đó mà có, chú tâm vào các công nghệ các dự án và các mạng mà anh ta gắn bó hơn là vào xí nghiệp mà anh ta làm việc.

Thường tách biệt với xã hói, đôi khi mê mẩn vì công việc, anh ta phản ứng mạnh với tính phi lý và tính quan liêu, bằng cách đổi chủ chẳng hạn, hay đôi khi còn chế ra các virus. Lý tưởng của anh ta là có thể tiếp cận tự do với các máy móc hay các mạng mạnh để tổ chức một xã hội của thông tin, tự do và trong sáng, xung quanh sẽ là những cá nhân, sáng tạo và tự chủ giống như anh ta.

Như vậy, kỹ sư phần mềm là cái mẫu đầu tiên của các hình thức mới trong hoạt động của con người, tinh vi và nhân tạo, đó là một sự đột biến. Anh la xuất hiện trong các xí nghiệp hay những nơi tuyển người làm với những tư cách rất khác nhau: nghiên cứu phần mềm, lập phần mềm cơ sở, nghiên cứu và phát triển, kỹ thuật phần mềm, thiết kế các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ kiện, kiến trúc sư các hệ thống hay các mạng. Ở Pháp, theo cuộc điều tra - việc làm của INSEE (Học viện Quốc gia về thống kê và nghiên cứu kinh tế), trên 74.319 kỹ sư và cán bộ tin học làm việc cho các hội dịch vụ, các người sử dụng và các nhà xây dựng, có khoảng chừng 26.000 nhà phân lích - lập chương trình năm 1990.

Mắt xích chiến lược của xã hội thông tin

Là hình ảnh sản xuất hai mặt, kỹ sư phần mềm làm đảo lộn các phân tích cổ điển: không là cán bộ, cũng không là thợ, vừa là người thiết kế vừa là người thực hành, khó mà định nghĩa, đào tạo, lãnh đạo, tổ chức vào công đoàn, anh ta là mắt xích chiến lược và không thể bỏ qua được của xã hội thông tin. Không có anh ta, sẽ chẳng có tin học. Sở thích nổi bật của anh ta đối với các đặc trưng của lao động thủ công (sửa chữa nhỏ, tính sáng tạo chức năng tưởng tượng) có dẫn anh ta đặt việc thừa kế gia sản hai mặt của những người dân Paris "cao cả", những thợ máy tài ba, những người cá nhân chủ nghĩa vô liêm sỉ nhưng cũng là những anh hùng của Công xã, hay là sẽ biến anh ta thành mẫu mực của một chức vụ mới về người viết, người sáng tạo nên những giả tượng?

Trong những năm 90, hai tiến triển quan trọng có nguy cơ tác động đến hoạt động của anh ta. Tiên triển thứ nhất là thuộc loại công nghệ: đó là việc "lập trình nhờ máy”, “Program nation for objects”.

Các máy này chứa những mảnh chỉ dẫn tiêu chuẩn hoá và cho phép có thể sử dụng lại phần mềm, sẽ gây ra một biến đổi căn bản của lao động và của số lượng những kỹ sư đó, cả một bộ phận của lao động chán ngắt viết hoặc viết lại các phần mềm sẽ phải loại bỏ.

Tiến triển thứ hai quan hệ đến thị trường tin học và liên quan đến việc tăng nhiều các tiêu chuẩn (Unix...) và sự suy giảm các phần mềm gắn liền với những người chế tạo. Biến đổi này sẽ chuyển hoạt động của kỹ sư phần mềm đến những nhiệm vụ đánh giá, biến cải và hội nhập những tập hợp nhỏ hay môden, có thể sử dụng ở thị trường...

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về đặc điểm và khả năng của tin học

    04/07/2006Nguyễn Kim YếnTrong thế giới hiện đại, tin học là một lĩnh vực khoa học - công nghệ mũi nhọn đang tác động mạnh đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ở các nước phát triển cao. Ởnước ta, khoảng mươi năm gần đây, chính sách đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần, việc mở rộng giao lưu quốc tế đã bước đầu tạo tiền đề cho việc tiếp nhận, ứng dụng và phát triển tin học...
  • Hàng hoá và tin học

    25/03/2006Phương TâmNền kinh tế theo mô hình "Chủ nghĩa xã hội cũ” cách đây 20 năm của chúng ta vốn không coi hàng hoá là hàng hoá đích thực như trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bởi trong mô hình đó mọi sản vật được làm ra đều nhằm thoả mãn một nhu cầu tiêu dùng xác định...
  • Infobroker - Nghề của tương lai

    06/01/2006Tuyết MaiTrong đại dương mênh mông của thông tin được truyền tải hàng ngày trên mạng, làm thế nào để biết chọn những dữ liệu mà khách hàng hay các doanh nghiệp quan tâm? Đó sẽ là nhiệm vụ của các nhà môi giới thông tin (Infobroker), một công việc ngày càng có vai trò quan trọng ở kỷ nguyên của sự bùng nổ thông tin này.
  • Những sai lầm khi xây dựng nghề nghiệp

    17/06/2005Donald Asher, tác giả quyển sách "Để có việc làm với một số chuyên môn chính", đã phác thảo ra một số sai lầm thường gặp cần phải tránh trong bước đường xây dựng nghề nghiệp của chúng ta...