Làm bổn phận của mình

07:57 CH @ Thứ Ba - 10 Tháng Mười Một, 2015

Thưa tiến sĩ Adler,

Bổn phận là đức hạnh cao nhất của người chiến sĩ. Nhưng cũng có những bổn phận về chính trị, đạo đức, và tôn giáo, như chúng ta vẫn thường được nhắc nhở. Các triết gia phải nói gì về bản chất của bổn phận và vai trò của nó trong cách cư xử của con người.

J.D.

J.D. thân mến,

Có lẽ không có vấn đề nào thiết yếu trong luân lý hơn là vấn đề giữa đạo đức học về bổn phận và đạo đức học về khoái lạc hay hạnh phúc. Theo nguyên lý đạo đức về bổn phận , mỗi hành vi sẽ được phán đoán tùy theo nó tuân thủ hay bất tuân luật lệ, và sự phân biệt đạo đức cơ bản là giữa cái đúng và cái sai. Nhưng ở đâu sự khoái lạc hay hạnh phúc là chủ yếu, thì sự phân biệt cơ bản sẽ là giữa thiện và ác, và sự thèm muốn chứ không phải luật lệ thiết lập chuẩn mực đánh giá. Tất nhiên, bất kỳ nền Đạo đức học về bổn phận nào cũng phải ít nhiều tính đến hạnh phúc, cũng như bất kỳ nền Đạo đức học về hạnh phúc và khoái lạc nào cũng có điều để nói về bổn phận. Nhưng có những khác biệt lớn trong vai trò được giao cho bổn phận.

Có một lập trường cực đoan hoàn toàn loại trừ khái niệm bổn phận. Thái độ này, hơn bất kỳ thái độ nào khác, là đặc trưng cho trường phái Khoái lạc(1) của Lucretius(2).

Trong Đạo đức học về hạnh phúc của Aristotle, bổn phận không hoàn toàn bị loại trừ, nhưng cũng không được trao cho một ý nghĩa độc lập nào. Nó đơn thuần là một phương diện của đức công bằng, và chẳng khác gì hơn sự thừa nhận của một người công chính về những món nợ với người khác: hoặc sự nhìn nhận của người ấy rằng người ấy có nghĩa vụ tránh xúc phạm người khác và phụng sự lợi ích chung. Tương tự, đối với Plato, đức công bằng làm rõ thêm bổn phận hay nghĩa vụ. Nhưng đối với ông, công bằng, mặc dù chỉ là một trong nhiều đức hạnh, không thể tách rời với ba đức hạnh khác – ôn hòa, dũng cảm, và khôn ngoan. Do vậy, không đáng quan tâm chuyện ai đó cho rằng nghĩa vụ đạo đức là do cảm thức về công bằng của chúng ta hoặc do đức hạnh nói chung.

Một lập trường cực đoan khác đồng nhất ý thức bổn phận với ý thức đạo đức. Theo trường phái Khắc kỷ(3) của Marcus Aurelius(4)Epictetus(5), hành động đúng là làm bổn phận của mình và gạt qua một bên mọi ham muốn đi ngược lại.

Triết học về đạo đức của Kanttinh vi hơn nhiều trình bày một học thuyết nền tảng tương tự. Không có gì được xem là “tốt hoàn toàn”, ngoại trừ thiện chí. Hạnh phúc không phải là điều tốt tuyệt đối. Nó là ý thức của con người thuần lý về sự dễ chịu của cuộc sống không ngừng gắn liền với toàn bộ cuộc hiện hữu của người đó” và nền tảng của nó là “nguyên tắc của tự ái”. Cả nền luân lý dựa trên hạnh phúc lẫn nền luân lý dựa trên khoái lạc đều phạm cùng một sai lầm. Cả hai đều “làm xói mòn đạo đức và phá hủy sự cao cả của nó, bởi vì chúng gán những động cơ cho đức hạnh và tật xấu ở cùng một cấp độ, và chỉ dạy chúng ta biết tính toán tốt hơn.” Cả hai đều thừa nhận sự khao khát là một chuẩn mực đạo đức về điều tốt và điều xấu. Cả hai đều đo lường hành vi đạo đức bằng cách xem xét cứu cánh mà nó hướng tới.

Đối với Kant, “một hành vi được thực hiện bởi bổn phận có nguồn gốc giá trị đạo đức của nó, không phải từ mục đích mà nó đạt được, mà từ châm ngôn qua đó nó được quyết định…”Và vì thế ông tiếp tục nói rằng “bổn phận là điều tất yếu của hành vi xuất phát từ sự tôn trọng qui luật.” Từ đây ông biện luận rằng bổn phận, và sau đó là mọi hành vi đạo đức, phải được thực hiện vì nó đúng, vì qui luật ra lệnh như thế, và không vì lý do gì khác. Kant viết:

“Một hành vi được thực hiện bởi bổn phận,” “phải hoàn toàn loại trừ ảnh hưởng của khuynh hướng, và cùng với nó mọi mục tiêu của ý chí, để cho không còn gì có thể quyết định ý chí ngoại trừ, một cách khách quan, qui luật, và sự tôn trọng thuần túy chủ quan đối với luật thực hành…”

Qui luật, nguồn gốc của bổn phận và của mọi hành vi đạo đức, là “mệnh lệnh tuyệt đối” (categorical imperative)thời danh của Kant. Theo mệnh lệnh này, Kanttuyên bố, “Tôi sẽ không bao giờ hành động theo một cách khác đi để cho tôi có thể ước muốn rằng châm ngôn của tôi sẽ trở thành qui luật phổ quát.” Bằng cách tuân theo mệnh lệnh phổ quát, chúng ta có thể thi hành bổn phận của mình và cảm thấy chắc chắc rằng ý chí của chúng ta là tốt về mặt đạo đức.

Do đó, đối với Kant, bổn phận là khách quan. Nó cốt ở việc làm theo những chỉ dẫn của mệnh lệnh tuyệt đối, độc lập với những khuynh hướng, những ước muốn, và nhu cầu chủ quan. Trong khi làm bổn phận của mình, chúng ta chỉ nghe theo tiếng gọi của lý trí.

(1)Trường phái Khoái lạc(Epicureanism):một trường phái triết học do triết gia cổ đại Hy Lạp Epicurus sáng lập, theo đó họ chủ trương một lối sống hướng về hạnh phúc trần gian và sự giải thích bản tính vật chất theo thuyết nguyên tử.

(2)Lucretius( khoảng 95 – 52 tr. CN): nhà thơ La Mã với tác phẩm De Rerum Natura(Bàn về Bản tính Sự vật) vừa là một nguồn lý luận quan trọng cho họcthuyết của Epicurus, vừa là một tuyệt tác về văn chương La tinh.

(3)Trường phái Khắc kỷ(Stoicism): một trường phái triết học do triết gia cổ đại Hy Lạp Zeno sáng lập, chủ trương nhẫn nhục chấp nhận các nỗi bất hạnh mà không phàn nàn kêu ca.

(4)Marcus Aurelius(121 – 180): hoàng đế và triết gia La Mã.

(5)Epictetus(55? – 135?): triết gia Hy Lạp.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay

    27/09/2016Nguyễn Thế KiệtĐạo đức quan hệ với kinh tế là điều không ai nghi ngờ. Nhưng, trong quá trình chuyển đổi cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế, đạo đức biến động theo xu hướng tiến bộ hay thoái hóa, thăng hoa hay sa đọa? Phải chăng kinh tế phát triển thì trình độ đạo đức xã hội tự nhiên sẽ được nâng cao? Phải chăng quan niệm hiệu quả đồng nghĩa với chủ nghĩa sùng bái đồng tiền?
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay

    25/06/2006PTS. Nguyễn Văn PhúcSự hình thành nhân cách nói chung, nhân cách đạo đức nói riêng, bị quy định bởi tổng thể những điều kiện kinh tế xã hội và bởimột hệ thống giáo dục do chính những điều kiện kinh tế - xã hội đó quy định. Tuy vậy, để xây dựng nhân cách đạo đức, trước hết cần phải tính đến những nhân tố cơ bản quy định sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức để từ đó, rút ra những giải pháp khả thi...
  • Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    11/04/2006Phó TS. Nguyễn Văn PhúcVới tính cách là phương thức và trình độ của sự phát triển xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa có quan hệ với đạo đức trên nhiều bình diện và mức độ khác nhau.
  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • Giá đúng lúc thì hay hơn

    06/01/2006Nguyễn Quang ThânQua vụ ồn ã của công luận về bóng đá , tôi nhớ lại một câu trong 5000 chữ ấy: "Lúc công thành rồi thì hãy ra đi. Vì đã đi rồi thì không ai còn đuổi mình được nữa!”. Khôn ngoan, minh triết bao nhiêu...
  • Tư tưởng nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay

    21/12/2005Minh Anh...kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc làm cần thiết...
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ