Làm cách nào để thành công trong khoa học?

Nguyễn Văn Tuấn dịch
09:35 SA @ Thứ Năm - 05 Tháng Tám, 2010

Đây là bản dịch của một bài luận văn về cách thức làm việc của các nhà khoa học “dỏm”. Bài luận văn có tựa đề là “How to succeed in science” của Tiến sĩ K. A. Crutcher đăng trên tập san Perspectives in Biology and Medicine 1991;34(2):213-8. Bài luận văn được trao giải thưởng “Bài báo hay nhất trong năm”. Có lẽ qua bài viết, người ta muốn cảnh cáo những ai nuôi ảo vọng làm khoa học theo hiểu mà tác giả nêu lên dưới đây. Cố nhiên, ý của tác giả là nếu các bạn muốn trở thành một nhà khoa học chân chính thì phải làm tránh hay thậm chí làm ngược lại những “lời khuyên” trong bài này.

Dường như phần đông các nhà khoa học trẻ chưa được huấn luyện về những phương cách để thành công trong hoạt động khoa học, như xin tài trợ, được giới đồng nghiệp ghi nhận, hay có một bản lí lịch dài hơn danh sách các bài báo đã công bố, v.v... Để khắc phục sự thiếu sót này, tôi xin trình bày một số chỉ dẫn cụ thể sau đây. Cố nhiên, thỉnh thoảng cũng có vài chú cừu đen, những chú cừu nhất định theo đuổi một lí tưởng khoa học, bất chấp thành công hay được ghi nhận hay không, và trong trường hợp đó, những chỉ dẫn sau đây sẽ không áp dụng cho họ. Tuy nhiên, chú ý rằng những nguyên lí được trình bày sau đây sẽ giúp cho các bạn một cái khung để xây dựng và vun đấp thêm.

1. Thoải mái!Chúng ta chỉ ở giữa cái gọi là “mô thức” (paradigm) và cách mạng mà thôi. Phần lớn những lo lắng, phiền muộn gắn liền với việc nghiên cứu khoa học ngày nay đã được Thomas Kuhn giải tỏa từ lâu lắm rồi. Đại đa số các nhà khoa học ngày nay chỉ làm nghiên cứu khoa học bình thường, làm khoa học trong mô thức, chẳng hạn như phân tích các phân tử trong nước. Những tiến bộ thực sự phải chờ đến một cuộc thay đổi về mô thức và chỉ xảy ra trong tương lai.

Do vậy, các bạn nên thoải mái, vì những nghiên cứu của các bạn sẽ chẳng có tác dụng gì lâu dài cả. Dĩ nhiên, có người có thể sẽ tham gia vào việc làm thay đổi mô thức, và chẳng ai có thể ngăn cản họ. Tuy nhiên, phần lớn các nhà khoa học khác cần nhận thức rằng việc làm sáng tỏ mô thức đương đại là cần thiết cho những cuộc cách mạng khoa học trong tương lai. Thử tưởng tượng xem: muốn đưa ra những cống hiến cơ bản làm thay đổi lối suy nghĩ của mọi người, làm cho mọi người phải xem xét lại những giả định mà họ dùng trong nghiên cứu hàng ngày thì nó khó biết là dường nào. Chẳng phải là một việc đội đá vá trời ư!

2. Chiến lược để trở thành nổi tiếng.Một khi đã có một thái độ thoải mái về tầm quan trọng của nghiên cứu của chính mình, các bạn sẽ cảm thấy rất dễ dàng tập trung vào công việc của một nhà khoa học. Trong chiều hướng này, trở thành nổi tiếng là một ưu tiên thứ hai. Khổ một nỗi là rất nhiều người trong các bạn quá coi thường việc trở thành nổi tiếng, nhất là trong lĩnh vực xin tài trợ và … đi du lịch. Nhưng để trở nên nổi tiếng là một việc làm dễ hơn nhiều người tưởng. Có nhiều lựa chọn lắm. Một trong những cách chắc ăn nhất và nhanh chóng nhất để trở nên nổi tiếng là làm việc với những người đã nổi tiếng. Điều này sẽ bảo đảm thanh danh hạng hai, rất cần thiết để tự mình xây dựng sự nghiệp và tên tuổi của chính mình.

Một cách khác để trở thành nổi tiếng là đứng ra tổ chức một hội thảo về một đề tài “nóng” nào đó và mời tất cả những người nổi tiếng trong lĩnh vực đó, kể cả người mà bạn đang làm chung, tham gia. Rồi liệt kê tên mình trong danh sách của chương trình hội nghị. Kĩ thuật này có hiệu quả diệu kì, và đã là con đường đưa vô số các nhà khoa học vô danh trở nên nổi tiếng trong một thời gian rất ngắn.

Một cách có hiệu quả khác là công bố những bài báo hay những bài tóm lược (abstract) mỗi tuần trong lĩnh vực mà các bạn chọn. Phương pháp này cần chút nỗ lực nhưng nếu thực thi cẩn thận (kèm theo những chỉ dẫn dưới đây) sẽ đem lại kết quả rất mĩ mãn.

3. Công bố những bài báo thường xuyên dưới dạng tóm lược. Các nhà khoa học hiện đại không có thì giờ để đọc hết tài liệu chuyên môn. Như nói trên, phần lớn nghiên cứu không có ảnh hưởng gì lâu dài, và cũng chẳng có bao nhiêu người chú ý. Thành ra, việc đọc tài liệu chuyên môn là một sự phung phí thời gian! Do đó, cần phải lợi dụng vào một thực tế là các bạn chỉ có thể ảnh hưởng các đồng nghiệp qua các công trình nghiên cứu của các bạn qua … tên tuổi. Lenin từng nói một lời nói dối được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ thành chân lí. Áp dụng nguyên lí đó, các nhà quảng cáo hay lặp đi lặp lại những gì đơn giản, dễ hiểu, và phương pháp này cũng rất có hiệu quả trong khoa học. Tên tuổi các bạn càng hiện ra trên mặt giấy càng nhiều, mức độ ảnh hưởng của các bạn càng cao và càng nổi tiếng.

Cố nhiên, việc chọn lựa phương tiện cũng rất quan trọng; nói chung, các bạn nên công bố càng thường xuyên càng tốt trên các báo chí và tạp chí khoa học phổ thông, nhưng các tập san khoa học cũng có thể dùng đến. Các bạn nên cố gắng công bố khoảng một trang cho mỗi tuần, và tên bạn nên xuất hiện tác giả đầu hay tác giả sau cùng. Càng nhiều đồng tác giả càng tốt, bởi vì ai cũng biết chỉ có tác giả sau cùng mới thật sự là người điều hành mọi chuyện, và nó cũng cho thấy bạn chắc phải là người đã có tiếng tăm nên mới có nhiều nhà khoa học làm việc cho bạn như thế.

Một số người sẽ cãi lại rằng mỗi bài báo nên chứa những thông tin mới, nhưng những người này không biết đến những bài học từ Đại lộ Madison. Trong thực tế, khi các bạn càng nói nhiều về một điều nào đó, thì người ta càng nhớ đến tên tuổi của các bạn. Một khi các bạn công bố một dữ kiện nhiều lần, và mỗi lần với vài thay đổi nho nhỏ, bạn sẽ càng có thêm uy tín trong đồng nghiệp và trong tâm trí của chính bạn. Thêm nữa, ngay cả lĩnh vực chuyên môn mà bạn làm việc từng bị xem là ngành hẹp hay thiếu hấp dẫn, cũng có thể trở nên quan trọng khi mỗi lần chúng xuất hiện trên giấy in.

Dĩ nhiên, hình thức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thành công. Công bố những bài tóm lược (abstracts) có nhiều lợi điểm mà người ta thường hay không để ý đến. Thứ nhất, nó cho bạn cơ hội đi du lịch. Thứ hai, bài tóm lược ít khi nào được bình duyệt (và các bạn đã quá biết những câu chuyện khủng khiếp về việc bình duyệt bài báo khoa học. Những kẻ bất tài ganh tị bạn không cho bạn công bố công trình tuyệt vời mà bạn theo đuổi cả … vài tháng). Thứ ba, và quan trọng nhất, những bài tóm lược cung cấp một tài liệu để các bạn có thể đề cập đến sau này, và nếu những dữ kiện trong bài tóm lược đúng thì bạn sẽ có tiếng, còn sai thì bạn chẳng cần phải đề cập đến nó. Cả hai trường hợp đều rất tiện lợi. Bài tóm lược cũng làm cho lí lịch khoa học các bạn dày hơn và oai hơn, vì có nhiều người không phân biệt được abstract và paper.

Trong vài trường hợp, nhất là một khi bạn đã có kinh nghiệm, bạn có thể công bố nhiều bài tóm lược cùng một lúc, mỗi bài viết về cùng một vấn đề với vài thay đổi nhỏ về chi tiết. Một số hiệp hội khoa học chỉ cho phép mỗi tác giả đệ trình một bài tóm lược, nhưng giới hạn này cũng rất dễ vượt qua. Phần lớn các nhà khoa học nhận thức rằng nghiên cứu sinh, cộng sự viên đều có thể trở thành tác giả, nhưng ít ai để ý đến các nhân viên hành chính, những người sẽ hoàn toàn vui vẻ để có tên xuất hiện trên báo! Với một kế hoạch soạn sẵn, bạn có thể có nhiều abstracts cùng công bố một lượt, một abstract với tên bạn đứng đầu, còn lại thì tên bạn đứng sau cùng. Có một huyền thoại rất nổi tiếng về một nhà khoa học nọ có tên trong tất cả các abstracts trong một buổi hội thảo! Bạn vẫn có thể làm nên huyền thoại đó.

4. Công bố những gì không thể phản biện hay phản nghiệm được. Nhiều nhà khoa học trẻ hiểu lầm rằng nên công bố các bài báo với những phân tích cẩn thận, và suy nghĩ sâu xa. Không hẳn thế: bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách công bố những kết quả chẳng có ý nghĩa gì cả. Rất ít người đọc báo cáo khoa học. Thành ra, không nên tốn thì giờ vô ích để phân tích kết quả. Quan trọng hơn, nên tập trung vào kết quả mà bạn ghi nhận được, với vài khác biệt về phương pháp so với các công trình trước, thì sự khác biệt về kết quả đều có thể giải thích được, nếu cần. Bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy lỗi lầm, nhất là bạn không thèm bàn luận đến ý nghĩa và tầm quan trọng của kết quả nghiên cứu.

Một cách đơn giản nhất để tránh khỏi những phiền phức, xấu hổ, là chỉ công bố những kĩ thuật được cải tiến. Công bố những phương pháp mới ít khi nào dẫn đến những tranh cãi mang tính lí thuyết với đồng nghiệp mà vẫn cho phép một thảo luận hào hứng về độ pH. Tốt hơn nữa, phát triển một reagent mà đồng nghiệp có thể sử dụng được và phân phối cho các đồng nghiệp khác với một yêu cầu khiêm tốn là cho tên bạn vào các bài báo nào dùng đến cái reagent. Với phương pháp này, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bản lí lịch của bạn sẽ kéo dài ra một cách đáng kể hồi nào mà bạn không hay! Nếu vì một lí do nào đó, bạn cần phải thảo luận hay suy luận về kết quả nghiên cứu trên mặt báo, thì bạn cần phải giới hạn những suy luận về những ý tưởng mà sẽ chẳng thể nào thử nghiệm trong khi bạn còn sống.

5. Trình bày công trình nghiên cứu trong mọi diễn đàn. Một trong những lợi ích của việc làm khoa học là cơ hội đi du lịch. Dĩ nhiên, càng có tiếng, cơ hội càng nhiều. Tương tự, càng xuất hiện trong công chúng càng nhiều, bạn càng dễ trở nên nổi tiếng. Thêm vào đó, phần lớn hội nghị cho bạn cơ hội để công bố ít nhất là một abstract. Khi trình bày abstract, cần chú ý đến những hình ảnh (slides) hấp dẫn, nhưng không quá chú ý đến phần chi tiết. Một lời khuyên quan trọng: bỏ đi những thông tin thống kê, đặc biệt là biểu đồ, bởi vì chúng thường làm cho người xem bị cuốn hút khỏi cái điểm chính của slide. Trái lại với trường hợp công bố bài báo trên tạp chí, trong các hội nghị, bạn cứ tự do suy luận. Thực ra, không cần phải để cho dữ kiện gò bó bạn. Nên nhớ rằng ảnh hưởng của bạn sẽ lớn hơn nếu bạn tuyên bố những kết luận vượt ra giới hạn của kết quả nghiên cứu. Nếu có ai chất vấn một cách nghiêm túc những phát biểu của bạn, thì bạn có thể tránh phiền hà bằng cách nói rằng đối phương chưa dùng đúng đúng độ pH.

Trình bày kết quả nghiên cứu trong các hội nghi khoa học là một điều cần nhưng chưa đủ để thành công. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Khi bạn được mời tham dự một hội nghị, nhớ ghi xuống ai mời bạn, để sau này khi bạn tổ chức hội nghị bạn mời lại họ. Sau nhiều lần như thế bạn sẽ thấy tổ chức một hội nghị sẽ rất dễ dàng, và bạn sẽ đi dự nhiều hội nghị như thế. Và nếu bạn đã thành công, bạn có thể nghĩ đến việc thành lập một hiệp hội gồm những người cùng cảnh ngộ hay hoạt động trong cùng một ngành nghiên cứu.

6. Viết đơn xin tài trợ cho những công trình mình đã làm xong. Thực ra, điều này không cần nói thì ai cũng biết. Có ai lại cho chúng ta tiền nếu chúng ta chưa chứng minh đã/sẽ làm được. Nhưng rất tiếc là vẫn còn nhiều nhà khoa học trẻ chưa nắm vững vấn đề, nên dám viết đơn đề nghị làm những nghiên cứu mà họ chưa từng làm. Phần đông những người duyệt đơn xin tài trợ loại bỏ những đơn đề nghị những ý tưởng mới, những công trình nghiên cứu táo bạo, họ chỉ thích yểm trợ những công trình nào mà họ nghĩ là chắc chắn sẽ thực hiện được.

Đương nhiên, trong bối cảnh như thế, bạn cần phải cẩn thận trong vấn đề thời điểm công bố những bài báo khoa học của mình sao cho những bài báo này chưa in khi đơn xin tài trợ đang được cứu xét. Những nhà khoa học loại “nai tơ” có thể sẽ lâm vào tình thế là không có khả năng làm thí nghiệm trước khi nộp đơn xin tài trợ. Cách hay nhất để giải quyết vấn đề này là để nghị công trình nghiên cứu tương tự như những gì mà mình đang làm với một nhân vật nổi tiếng nào đó. Nếu cách này không khả dĩ, thì bắt buộc bạn phải đưa ra những đề nghị mới. Nếu như thế, nhớ làm cho công trình nghiên cứu khác đi một chút so với công trình mà người khác đã làm trước đây. Điều này làm cho những người duyệt đơn nghĩ rằng công trình nghiên cứu của bạn nằm trong đường hướng nghiên cứu đương đại.

7. Không nên phí phạm thì giờ cho giảng dạy. Nên nhớ rằng mục tiêu tối hậu của bạn là thành công trên trường nghiên cứu khoa học. Dù một số giảng dạy có thể đem lại vài lợi ích, nhất là bạn có cơ hội tiếp xúc và có thể thu nhận những học sinh có khả năng làm việc cho bạn (và là nguồn tác giả cho các bài báo sau này), nhưng giảng dạy là một khía cạnh chiếm nhiều thì giờ. Chẳng ai đề bạt bạn lên chức danh giáo sư vì thành tích giảng dạy, vì thế đừng phí thì giờ với đám sinh viên gà mờ!

Có thể cấp trên sẽ làm áp lực bạn để bạn phải nhận lãnh trách nhiệm giảng dạy, nhất là trước khi bạn được vào biên chế chính thức, nhưng áp lực này có thể hóa giải một cách dễ dàng. Chẳng hạn như luôn luôn trình bày các công trình nghiên cứu của bạn một cách mà không đám sinh viên nào có thể hiểu được. Trong các khoa y, đây là một thói quen mà giới khoa bảng bên y đã dùng và khá thành công. Bác sĩ đang làm nghiên cứu sinh thì làm gì hiểu được các vấn đề chuyên sâu, nên các giáo sư y khoa tha hồ nói mà chính họ cũng chẳng biết họ nói cái gì!

Một cách khác cũng có hiệu quả là cung cấp những chi tiết về phương pháp mà bạn sử dụng trong phòng thí nghiệm, đặc biệt nhấn mạnh đến mức độ pH. Thông thường, nghiên cứu sinh bị dội một lượng bom thông tin rất nhiều, nên họ không có khả năng và thì giờ suy nghĩ để đặt những câu hỏi thông minh. Cái lợi điểm của cách này rất hiển nhiên: dần dần bạn sẽ thấy giảng dạy không tốn thì giờ nhiều, và trong khi đó bạn có thì giờ viết abstracts cho các hội nghị chuyên môn!

8. Thương mại hóa.Có tiếng tăm là một điều tốt, nhưng càng thoải mái hơn nếu tiếng tăm được kèm theo tài chính. Vai trò truyền thống của nhà khoa học không hẳn là hấp dẫn so với các ngành nghề khác. Nhưng tình trạng này đang thay đổi nhanh chóng. Một trong những lựa chọn hấp dẫn với khoa học hiện nay là khả năng ứng dụng và thương mại hóa những công trình nghiên cứu của giới khoa học. Nhiều nhà khoa học phát hiện rằng thành lập những công ti để thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình cũng đem lại nhiều lợi ích tài chính. Cái “đẹp” của hệ thống này là không có một sự rủi ro nào cả. Nếu ứng dụng vào thương trường mà không đem lại lợi tức, thì bạn vẫn có thể xin tài trợ thêm để nghiên cứu tiếp. Còn nếu công trình nghiên cứu của bạn thương mại hóa thành công, đem lại lời cho công ti, thì bạn vẫn có thể dùng các chức vụ khoa bảng của mình, dùng quan hệ chuyên môn trong ngành của mình để nắm vững thông tin về các đề tài khoa học “nóng” và đem những thông tin này cho công ti của mình. Do đó, thương mại hóa đem lại khá nhiều lợi ích về tinh thần lẫn vật chất.

Tóm lại, tuân thủ theo những nguyên lí trên đây sẽ không chắc chắn đem lại thành công, nhưng kinh nghiệm của nhiều nhà khoa học trong quá khứ rất nhất quán với giả thiết rằng các chỉ dẫn trên đây rất thực tế (p nhỏ hơn 0.05 dùng cách thử nghiệm Wilcoxon X-test với pH 5.5) và có thể nâng cao cơ hội bạn được kính trọng trong đồng nghiệp, giàu có, và sau cùng là được biết đến như là một nhà khoa học thành công. Nếu không hiệu quả như mong muốn, thì các chỉ dẫn trên đây cũng tối thiểu bảo vệ bạn không phải xa rời hay sa ngã quá xa những biên giới của khoa học bình thường, những lằn ranh mà bạn có thể bị chụp mũ là những người gây rối hay những con cừu đen.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm khoa học

    27/08/2017Hồ Ngọc ĐạiKhi đã có hàng chục tiến sĩ, hàng nghìn phó tiến sĩ, hàng chục vạn người có trình độ Đại học, thì đất nước đã có cái lót ở dưới cùng nền văn minh, làm móng vững chắc cho ngôi nhà khoa học được xây dựng trên nền tảng ấy. Chúng ta đã qua thời kỳ đổ móng ồ ạt và bây giờ đã đến lúc xây dựng có lớp lang, nghĩa là phải có cách tổ chức thích hợp. Trong bài này, tôi chỉ bàn tới cách tổ chức thích hợp với những người làm khoa học.
  • Việc học & việc đời

    05/09/2016Bùi Trọng LiễuDĩ nhiên, cần có học để có thể vào đời đó là một sự hiển nhiên, như tôi có dịp nhắc đi nhắc lại nhiều lần, trong đó có đề cập đến mục tiêu của việc học như sau: Mục tiêu thứ nhất là tạo lập một cơ sở tri thức văn hoá cho con người và xã hội...
  • Sai lầm, rủi ro trong khoa học phương Tây và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam

    14/08/2016Lê Ngọc HùngTrong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải: 1) Vấn đề phán xét các sai lầm trong khoa học; 2) Việc phân loại các sai lầm trong khoa học; 3) Bản chất của các sai lầm thuần túy khoa học; 4) Vấn đề dân chủ hóa trong khoa học và trách nhiệm công dân của nhà khoa học; 5) Sai lầm thuần tuý khoa học và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam.
  • Một góc nhìn khác về bằng cấp

    22/03/2016Tạ Thị Ngọc ThảoCó nhiều nguyên nhân khiến người ta không thể tìm đến trường để học: không trang trải nổi chi phí học tập, bận nuôi sống bản thân mình và lo cho nhiều người khác... Nhưng cũng có những người sau khi làm bài toán so sánh họ chọn con đường tự học, tự đào tạo. Theo họ, lợi ích thu được từ việc đến trường không bằng cơ hội, thời gian, tiền bạc… mà họ phải mất đi....
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Bốn lời khuyên cho các nhà khoa học trẻ

    03/01/2014Nếu đã đọc 'Ba phút đầu tiên - Một cách nhìn hiện đại về nguồn gốc vũ trụ', bạn sẽ nhớ ngay ra ông: Steven Weinberg, nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng người Mỹ, tác giả cuốn sách được yêu thích này. Dưới đây là bài nói chuyện của ông trong một buổi phát bằng tại ĐH McGill, Montreal, Canada, đúc rút kinh nghiệm làm khoa học cả đời mình.
  • Giáo dục không phải chỗ "thuận mua vừa bán"

    11/01/2010Linh Thủy"Tôi không đồng ý với quan niệm "thị trường hóa" giáo dục, đúng hơn là "thương mại hóa" giáo dục, thuận mua vừa bán, với những loại trường "vị lợi", có cổ đông kiếm lời qua những chiêu bài mị người học." - GS Bùi Trọng Liễu
  • Ngôi nhà khoa học đang... không có móng

    06/01/2010Linh An - Thanh Hùng“Nếu chúng ta không có cơ sở khoa học vững chắc thì tất cả những công trình nghiên cứu về công nghệ đều không bền vững hoặc không đạt kết quả cao”. GS-VS Nguyễn Văn Hiệu đã mở đầu cuộc trao đổi với phóng viên Báo SGGP như vậy trong cuộc trao đổi khá sâu và cởi mở về đầu tư cho khoa học cơ bản, trong đó có chính sách của nhà nước còn bất cập hiện nay.
  • Muốn có mỹ hiệu "tiến sĩ", cứ nộp đơn thi Hội, thi Đình

    29/12/2009Linh ThủyNhững nhà khoa học nào muốn nhảy sang làm cán bộ quản lý hành chính, để có những mỹ hiệu “tiến sĩ”, thì cũng có thể nộp đơn xin dự thi Hội, thi Đình kiểu mới, nhưng đừng về làm nhiễu các trường đại học và viện nghiên cứu nữa. - GS Bùi Trọng Liễu
  • “Khám phá vũ trụ giúp con người khiêm tốn hơn”

    28/12/2009Kim YếnLà Tiến sĩ khoa học vật lý, đại học Sorbonne, Paris, năng lực tổng hợp, tư duy trừu tượng cùng khả năng nghiên cứu độc lập đã giúp ông chinh phục những đỉnh cao khoa học, mang đến những khám phá mới mẻ về hệ mặt trời và các giải ngân hà, giải đáp được nhiều câu hỏi liên quan trực tiếp đến tương lai của con người trên trái đất,
  • GS Ngô Bảo Châu và Bổ đề cơ bản Langlands

    14/12/2009Hàm ChâuTháng 12/2009, tạp chí Time (Mỹ), một tạp chí có uy tín quốc tế, đã xếp công trình toán học Bổ đề cơ bản của GS Ngô Bảo Châu thứ 7 trong số 10 khám phá khoa học nổi bật trên thế giới năm 2009. Công trình ấy được công bố năm 2007, sau đó, được giới toán học thế giới kiểm tra, phản biện, rồi công nhận vào năm 2009.
  • Bằng cấp và năng lực

    09/11/2009Diệp Văn SơnÐể xem xét việc đòi hỏi công chức lãnh đạo có bằng cấp tiến sĩ có hợp lý hay không, nên tìm hiểu thêm về phương thức quản lý công chức trên thế giới và cũng đang được tiến tới áp dụng ở nước ta. Đó là, hệ thống chức nghiệp và hệ thống theo việc làm hay còn gọi là theo vị trí.
  • Năng lực và bằng cấp - Chuyện của ông thợ mộc và thợ cơ khí

    13/09/2009Xuân AnNhân dịp khai giảng năm học mới 2009 - 2010, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã có cuộc trả lời trực tuyến về các vấn đề liên quan đến giáo dục nước ta hiện nay. Một trong những câu nói của ông được báo chí khai thác nhiều: "Năng lực thực sự bước vào đời mới là vốn quý...". Nhân câu nói của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tôi xin đưa ra một số dẫn chứng thực tế mà tôi đã trải qua liên quan đến vấn đề năng lực & bằng cấp ở nước ta.
  • Khoa học "rởm" và căn bệnh hiếu danh

    17/03/2008Trần Ngọc TrungChức danh giáo sư là một danh hiệu cao quý, do nhà nước phong tặng, thể hiện sự ghi nhận những thành quả và cống hiến to lớn đối với nhà khoa học nào đó trên từng lĩnh vực cụ thể. Người được phong chức danh giáo sư cũng thường được xã hội đề cao, coi trọng. Trong các hội thảo, trên giảng đường..., sự xuất hiện của một giáo sư luôn được đón nhận với niềm hứng khởi và lòng kính trọng...
  • Thật và giả

    15/03/2007Thu LêTết vừa qua tôi đến chơi nhà một người bạn, nhìn giò phong lan treo bên cửa sổ rất khó nhận ra thật hay giả. Người ta tạo ra những bông hoa giống như hoa giả và làm ra nhiều thứ hoa giả giống như hoa thật...
  • PhD hay DBA?

    10/11/2006Trương Thu HàSau khi hoàn thành chương trình MBA, có thể bạn sẽ cảm thấy như mình không bao giờ muốn học nữa! Điều này là dễ hiểu bởi vì bạn đã phải vất vả để vượt qua nó. Tuy nhiên đôí với những ai quan tâm tới vấn đề theo đuổi việc học hành ở trình độ cao hơn, có hai văn bằng có thể hợp với những ai đã tốt nghiệp MBA. Đó là chương trình PhD và DBA....
  • Để tạo nhân tài hay đào tạo người biết việc?

    25/09/2006Bùi Trọng LiễuMới đây, tôi thấy một số người dùng cụm từ “đào tạo nhân tài". Đằng sau từ ngừ còn có khái niệm, quyết tâm va cách tiến hành. Vì thế nên tôi đã tìm tra từ điển, rồi lại hỏi thăm đồng nghiệp trong và ngoài nước về ý nghĩa của cụm từ đó, rốt cục cũng chẳng ai giải thích được cho thỏa đáng. Tôi đành thử "đoán" và viết mấy dòng này như những câu hỏi cần được nêu.
  • Hiện trạng khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta

    31/08/2006Trần Ngọc VươngTrên cơ sở mô tả tổng trạng và dựa vào những mốc lớn của lịch sử trong một thế kỷ vừa qua, tuy không quên ghi nhận những thành tựu mà đội ngũ những người lao động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta đã đạt được, bài viết được xây dựng chủ yếu trên cảm hứng phê phán và tự phê phán, tự xác định mục tiêu chủ yếu là chỉ ra một số phương diện yếu kém, bất cập từ trong lịch sử và cả ở hiện trạng của lĩnh vực lao động mà tác giả là một người trong cuộc...
  • Có nên sưu tầm bằng cấp?

    14/07/2006Lê Ngân (Careers)Nhiều người mới tốt nghiệp đã nhanh chóng vỡ mộng vì cuộc sống đi làm, họ thấy mình không đi đến đâu, chán ngán với công việc, buồn chán với những quy định cơ quan, và nghĩ rằng cách duy nhất để cải thiện hoàn cảnh đó là đi học...
  • Thế kỷ XXI - thế kỷ sửa sai

    05/05/2006Lê SơnCuộc trao đổi giữa nhà bác học Nga lỗi lạc, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga Nikolai Antonovieh Dolezjam (sinh năm 1900), hai lần Anh hùng lao động, giải thưởng Lênin và 5 giải thưởng Quốc tế, và phóng viên báo Thế Kỷ về tương lai của nhân loại trong thế kỷ XXI...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Những ngộ nhận danh xưng tốn kém

    25/08/2005Nguyễn Văn TuấnTrong vòng vài năm trở lại đây, có nhiều nhà khoa học hoặc được kết nạp vào New York Academy of Science (Viện hàn lâm khoa học New York), hoặc đề cử có tên trong các từ điển danh nhân loại “Who is Who”. Cố nhiên các nhà khoa học này có ít nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học, nhưng việc họ có tên trong các từ điển danh nhân hay được phong tặng những danh hiệu to lớn như thế có thực sự là một vinh dự, hay phản ánh tầm cỡ vĩ đại của nhà khoa học, hay là nạn nhân của những chiêu thức tiếp thị tinh vi của các công ti chuyên kinh doanh tiểu sử? Đây là một vấn đề cần xem lại cẩn thận. Trong bài viết này, tôi sẽ trình bày một số thông tin liên quan để bạn đọc lượng xét.
  • Các giáo sư vẫn “bán” mình!

    15/08/2005Mai Minh (thực hiện)Nổi cộm trong đội ngũ giáo sư (GS) hiện nay, vấn đề lương đã trở thành một bức xúc không thể giải toả. Dư luận thì eo xèo GS có sống bằng lương đâu mà phải kêu! Quả thật, theo một kết luận của Hội đồng chức danh GS nhà nước, thu nhập thấp nhất của một GS cũng cao gấp ít nhất 1,5 đến 3 lần mức lương quy định.
  • Học để có kiến thức, không vì bằng cấp

    06/08/2005Tiến sĩ Phan Quốc ViệtQua cách học và cách dạy hiện nay ta có cảm tưởng rằng mục tiêu của sinh viên là học để lấy bằngvà mục tiêu của các trường cũng là dạy để cấp bằng. Thực trạng đào tạo hiện nay phản ánh khá rõ cách hiểu sai về mục tiêu đào tạo. Vì hiểu mục tiêu đào tạo là có bằng nên hiện nay các trường chỉ cố gắng cung cấp một số lượng kiến thức nhất định đủ để cấp được bằng cho sinh viên...
  • Nạn bằng giả đâu khó giải quyết

    09/07/2005Tiến sĩ Nguyễn Quang ANạn bằng giả là một câu chuyện nhức nhối ở nước ta. Từ tháng 10 đến tháng 12. 2004, cục hải quan TPHCM phát hiện 120 văn bằng chng chỉ giả, xử lý kỷ luật trên 100 cán bộ; 73 cán bộ Sở thương mại Hà Nội dùng văn bằng giả; trong số 1,28 triệu trường hợp được Bộ GDĐT kiểm tra phát hiện 7.425 (0,58%) văn bằng chứng chỉ không hợp pháp. Nếu tính chi phí xã hội cho việc kiểm tra văn bằng chắc không nhỏ. Nếu tính cả tác hại do người có bằng giả gây ra thì có thể rất khủng khiếp, đó là chưa nói đến ảnh hưởng băng hoại đạo đức nó gây ra cho toàn xã hội.
  • Lượng đổi chất không đổi

    06/07/2005Ths.Lê Hoàng Tùng“Chào các em, thi cử thế nào?- Chán lắm anh ạ, thất vọng kinh khủng”. Đó là câu mở đầu cho một đoạn họi thoại ngắn mà tôi nghe được vào đầu giờ làm việc sau đợt thi thứ hai của kỳ thi tuyển sinh cao học 2005. Tiếp đó, là những bức xúc về sự lơi lỏng kỷ luật phòng thi, về sự thiếu nghiêm túc của phần đông thí sinh... Lâu nay, báo chí nói nhiều đến sự sụt giảm của chất lượng đào tạo cao học. Bản thân tác giả cũng là một thạc sỹ đã trải nghiệm quá trình đào tạo đó, đúng là có rất nhiều chuyện cần phải xem xét!
  • Cuộc rượt đuổi bằng cấp

    01/06/2005Ra trường thất nghiệp, chưa biết về đâu thì... làm cái cao học (nghe thật sang). Có việc rồi nhưng trốn việc, cao thủ nhất là xin cơ quan cho đi học.
    Bất mãn sếp, đi học! Thấy đứa trẻ hơn ngồi ghế trên mình, ngứa mắt, cũng đi học!
    Tóm lại, cứ bị ức chế thì nên đi học. Một công đôi việc, rất văn minh! Nhưng đi học để làm việc, hay chỉ là rượt đuổi bằng cấp?
  • “Bê tráp theo thầy” và làm khoa học “dỏm”!

    11/11/2003Xưa nay, chuyện học trò tự hào vì được theo học thầy giỏi, thầy tự hào vì đào tạo được học trò tài cao cũng là chuyện thường tình. Nhưng dẫu sao thì không phải học trò yêu nào cũng được thầy trao cho “ấn tín” để có thể nối nghiệp.
  • Lòng ganh tị của các nhà khoa học

    11/11/2003Cao Xuân HạoLòng ganh tị của một nhà khoa học Đức đối với một bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng cách bỏ ra 5 năm học hết lý thuyết của người ấy và bỏ thêm 5 năm nữa để nâng lên thành một lý thuyết cao hơn. Lòng ganh tị của một nhà khoa học Việt Nam đối với bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng việc tìm cách chuyển sang ngạch hành chính tổ chức để ngăn chặn việc công bố và ứng dụng lý thuyết của hắn ta.
  • xem toàn bộ