Lập pháp hướng tới pháp quyền

05:22 CH @ Thứ Tư - 16 Tháng Mười Một, 2005

Chưa bao giờ người ta lo lắng cho nềngiáo dục Việt Nam như bây giờ, dù Luật Giáo dục đã ra đời gần chục năm nay. Luật Giao thông đường bộ cũng đã ban hành, nhưng vấnđề tai nạngiao thông vẫn trầm trọng. Rồi Luật Đất đai, Luật Xây dựng... cũng trong những tình thế tương tự. Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho luật, mà chỉ muốn nói rằng ban hành luật không phải là cách duy nhất để giải quyết những vấn đề bức thiết của cuộc đời. Có người còn hài hước cho rằng, mặc dù có cả một "rừng luật"nhưng người dân vẫn hành xử theo "luậtrừng"? Việc luật một đàng, đời một nẻo phải tìm nguyên do từ nơi sinh ra luật - ngành lập pháp.

Hàng loạt cố gắng hiện nay như: "nâng cao chất lượng đại biểu Quốchội", "đổi mới quy trình lập pháp", "tăng cường năng lực lập pháp'?..là những việc cầnlàm để ngành lập pháp có thể cho ra những sản phẩm tốt hơn. Nhưng, một chiếc cày bằng đồng cũng không hiệu quả nhiều hơn một chiếc cày bằng gỗ là bao. Vấn đề là, cần thay đổi hẳn sang dùng máy cày- thay đổi nguyên lý mới là quan trọng. Muốn hướng tới một nềnpháp quyền, vì dân giầu, nước giầu, tư duy về lập pháp phải có những thay đổi.

1.Luật pháp trong nềnpháp quyền

Tư duy về lập pháp trong nền pháp quyền bắt đầu từ nhận thức luật pháp được hiểu là gì theo pháp quyền?

Luật là khuôn mẫu cho hành vi của chúng ta. Danh từ "Luật"theo tiếng La tinh "Lex"có gốc từ nguyên là "ligare"(buộc lại, cột lại). Luật, như vậy, là những quy tắc ràng buộc hành vi của con người. Nhưng hành vi của con người được hướng dẫn bởi lý trí. Mà theo Thomas d'Aquin1 lý trí lại hướng đếnmục đích cuối cùng của đời sống con người là hạnh phúc. Bởi vậy, ông đã viết: "Luật phải liên quan chủ yếu tới trật tự có trong hạnh phúc"2.Luật pháp, với nghĩa là các quy tắc được chính quyền thiết lập hoặc chấp nhận để điều tiết xã hội, không thể nằm ngoài ý nghĩa đó: luật phải khởi nguồn từ ước muốn chung của dân chúng về một đời sống hạnh phúc.

Dẫnlại lời của Augustine3 “điều gì không công bằng thì hoàn toàn không phải là luật”,D'aquin nói thêm rằng: “Do đó, sức mạnh của luật tuỳ thuộc vào sự công bằng. Vậy, trong các vấn đề của con người, điều gì được coi là đúng và công bằng là tuỳ thuộc vào quy luật củalý trí. Nhưng quy luật thừ nhất của lý trí là luật tự nhiên... Dođó, mọi luật của con người cũng có cùng bảnchất với luật tự nhiênvì nó xuất phát từ luật tự nhiên. Nhưng nếuở điểm nào đó nó rời xa luật tự nhiên,nó không còn là luật mà là một ‘sự xuyên tạc luật."4.

Với nghĩa như vậy, gắn kết với luật tự nhiên - hệ thống các quyền lợi chung của con người, không chỉ là một yêu cầu đối với pháp luật mà là bản chất của pháp luật. Một quy tắc được gọi là luật khi quy tắc đó được xây dựng để mưu cầu hạnh phúc cho con người, không trái với luật tự nhiên. Đây chính là cơ sở đạo đức của pháp luật. Do đó, đạo đức gắn với bản chất của pháp luật.

Không hẹn mà gặp, nếu người phương Tây có câu châm ngôn "điều gì mình muốn thì hãy làm cho ngườikhác”, thì người phương Đông, từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên, cũng đã có lời khuyên: "Điều gì mình không muốn thìđừng làmcho ngườikhác”.Đó là tiếng nói của lương tâm nhân loại. Đó là luật tự nhiên của con người. Luật sống vĩnh cửu ở đời là cầu phúc tránh hoạ, mưu cầu hạnh phúc, tránh làm hại người khác. Tất cả các quy tắc do con người đặt ra để ràng buộc hành vi của con người đều không được đi chệch luật tự nhiên đó.

Pháp quyền là một mô thức giới hạn công quyền bằng pháp luật. "Phápquyền có nghĩa là không một cá nhân nào,dù là tổng thống hay công dân, đượcđứng trên luật pháp. Các chính phủ dânchủ thực thi quyền lực bằng luật pháp bản thânhọ cũng phảichịu sự hạnchế của luật phá”6. Pháp quyền, như vậy, không phải là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mà là nhà nước bị pháp luật quản lý. Để giải thích tại sao pháp luật do nhà nước đặt ra lại có công năng ràng buộc nhà nước có thể tìm trong bản chất phù hợp với luật tự nhiên của pháp luật và do đó được mọi người tôn trọng; vì hạnh phúc của mọi người chính là điều đem lại cho pháp luật sức mạnh kiểm soát công quyền.

Luật tự nhiên sẽ được phản chiếu vào luật nhân định như thế nào? Hạnh phúc của con người sẽ được bảo đảm bởi luật pháp như thế nào? Lời nhận định sau đây là một gợi mở: "Công lý đạt được mộtcách hoàn thiện nhấtkhi luật pháp được xâydựng từ chính ngườidân, những người phải tuân thủ luật pháp”7. Luật pháp chỉ mang lại hạnh phúc cho mọi người, hợp với luật tự nhiên khi luật pháp phản ánh được ý chí của dân chúng. Thực ra, việc công quyền chịu sự cương toả của luật pháp chính là công quyền phải tuân thủ ý dán.

2. Lập pháp trong nền pháp quyền

Trong một nền pháp quyền, chính quyền và pháp luật phải tồn tại vì hạnh phúc của dân; điều này đòi hỏi tư duy về lập pháp trong nềnpháp quyền phải nênnhư sau:

Việc làmluật bắt nguồn từ hành pháp

Hành pháp là trung tâm của bộ máy chính quyền. Hành pháp là ngành quyền lực hàng ngày hàng giờ điều tiết xã hội. Do đó, hành pháp ở vị trí tất yếu để nhận biết ra các quy tắc tự nhiên trong xã hội. Sâu sát với đời sống, các quan chức của ngành hành pháp là người hiểu rõ nhất dân đang muốn gì và cần sinh hoạt theo quy tắc nào. Do đó, tìm ra quy tắc sát hợp với luật tự nhiên, hợp với dân nguyện, mưu lợi hạnh phúc cho dân là trách nhiệm của hành pháp. Nói một cách khác, hành pháp có trách nhiệm tìm ra chính sách thích hợp; việc làm luật phải bắt đầu từ việc nhận biết và phân tích chính sách như Tiến sĩ Nguyên Sĩ Dũng đã đề nghị. Từ đó, hành pháp sẽ có chức năng thiết kế mô hình hành xử cho xã hội. Đây là khâu quan trọng nhất của quy định lập pháp, và thuộc chức năng của hành pháp.

Bản thân hành vi lập pháp là hành vi giám sát hành pháp

Quyền lập pháp được Hiến pháp trao duy nhất cho Quốc hội. Lập pháp không đồng nghĩa với làm luật. Quốc hội lập pháp không đồng nghĩa với Quốc hội làm luật. Chính sự đồng nhất giữa lập pháp và làm luật đã làm cho Quốc hội trở thành diễn đàn tranh cãi về câu chữ, nhất là thời gian trước đây.

Lập pháp thực chất là hành vi giám sát hành pháp. Các hành vi lập pháp của Quốc hội từ việc thẩm tra ở các Uỷ ban đến việc chất vấn, tranh luận, thảo luận tại nghị trướng rồi cuối cùng biểu quyết thông qua một đạo luật là một quá trình giám sát hành pháp. Lập pháp không phải là tìm ra các quy tắc xử sự hợp lý của xã hội mà chỉ là hành vi kiểm tra, giám sát xem quy tắc xử sự mà hành pháp đề xuất ra có hợp luật tự nhiên hay không, có hợp với lợi ích, hạnh phúc của dân chúng hay không. Quy trình lập pháp với những công đoạn thuộc Quốc hội là một quy trình giám sát hành pháp.

Từ ý tưởng cho rằng, quyền lập pháp chính là quyền giám sát hành pháp có thể kết luận rằng chức năng chính của Quốc hội trong một nền pháp quyền là giám sát hành pháp, thông qua chính hành vi lập pháp của Quốc hội; chứ không phải được hiểu như lâu nay là một trong những chức năng riêng của Quốc hội8. Chỉ khi nào Quốc hội giám sát chính sách của Chính phủ được hiệu quả thì luật ban hành ra mới được cuộc sống chấp nhận, và khi đó cũng không phải làm khó cho Chính phủ phải ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật. Khi lập pháp không được hiểu là hành vi giám sát hành pháp, thì pháp quyền sẽ khó đi vào cuộc sống. Vị thế khách quan của Quốc hội không cho phép Quốc hội tự mình ban hành ra các đạo luật. Một khi còn hiểu lập pháp là Quốc hội đặt ra luật thì còn có sự khập khiễng giữa luật và cuộc sống, và xã hội sẽ còn ngập tràn các nghị định, thông tư của hành pháp.

Để Quốc hội lập pháp hiệu quả, tức là giám sát hành pháp hiệu quả, Quốc hội phải có những phương cách để kiểm tra sự tương hợp của giải pháp lập pháp của Chính phủ với lòng dân. Rõ ràng, cách tốt nhất để làm điều này là bản thân Quốc hội phải gắn với lòng dân. Tăng cường tính đại diện, tiếp xúc cử tri hiệu quả sẽ giúp ích cho Quốc hội nắm bắt được dân nguyện và từ đó có cơ sở để giám sát các chính sách do hành pháp đệ trình. Lâu nay, chúng ta chưa nói nhiều, và chưa quan tâm nhiều đến tính đại diện của Quốc hội. Khi đã nhìn nhận lập pháp là hành vi giám sát hành pháp thì tính đại diện phải được coi trọng. Đại diện là tiền đề cho giám sát hành pháp. Đại diện và giám sát hành pháp, như vậy, là vấn đề cơ bản nhất của cải cách lập pháp hướng theo chuẩn mực của pháp quyền.

Nơi Quốc hội giám sát hành pháp chính là tại các Uỷ ban và Hội đồng của Quốc hội, là nơi Quốc hội sử dụng tổ chức của mình để kiểm tra xem chính sách do hành pháp đề trình có sát hợp vởi lòng dân hay không. Toàn thể phiên họp Quốc hội chỉ nêncoi là nơi cuối cùng của quy trình giám sát hành pháp.


1. Thomas D/Aquin -triết gia được đánh giá là đại diện cho toàn thể tư tưởng Trung cổ, sinh ở gần thành Naples vào năm 1225 và mất năm 1274.

2. Theo Samuel Enoch Stumpf. Lịch sử triết học và các luận đề. Nxb lao động, H, 2004, tr. 579

3. Augustine, một nhà nhân học, sinh năm 354 tại Tâgste, một tỉnh ở Bắc Phi Châu, mất năm 430.

4. Dẫn theo: Samuel Enoch Stumpf. Lịch sử triết học và các luận đề. Nxb Lao động, H, 2004, tr. 582.

5. “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” – Khổng tử, Luật ngữ.

6,7. Các nguyên lý của nền pháp quyền.

Website: http://vietnam.usembassy.gov/

8. Quốc hội có những thẩm quyền cơ bản là: lập hiếnvà lập pháp, giám sát thành lập ra bộ máy Nhà nước, quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia. Theo đó, giám sát được hiểu là một trong những thẩm quyền của Quốc hội. Chúng ta có một đạo luật về hoạt động giám sát của Quốc hội được ban hành năm 2003, trong đó có giám sát việc Chính phủ thi hành các văn bản của Quốc hội. Cách hiểu về giám sát trong bài này khác với cách hiểu trên đây.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • "Cầm lái" và "bơi chèo"

    15/11/2005Diệp Văn SơnChính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo...
  • Những cái giàu của một nền lập pháp

    02/11/2005Nguyễn Đức LamDịp năm hết Tết đến người ta hay chúc nhau “an khang thịnh vượng”. Nếu thịnh vượng gắn về sự giàu có, thì an khang là cái gì đó thuộc về tinh thần, văn hoá, sự bình an trong lòng xã hội và đất nước, trong tâm hồn mỗi người, an tâm làm ăn, sinh sống. Một nền lập pháp mà hướng đến những cái giàu về tài sản, về văn hoá, về quyền, về lợi ích của người dân, của xã hội, của đất nước thì ắt hẳn sẽ mang đến sự an khang, thịnh vượng ấy...
  • Giò lụa hay xúc-xích: Lại bàn về làm luật

    28/10/2005PGS, TS. Phạm Duy NghĩaChơi chữ theo Bismark, ông Nguyễn Sĩ Dũng khôi hài cho rằng “làm luật khó như làm xúc xích". Cũng như xúc-xích, muốn dùng được, luật pháp phải gần với cuộc đời, phải thoả cơn đói của người dân và từng bước chắp cánh cho họ vươn tới những giá trị ẩm thực ngày một thanh cao. Vốn chỉ quen với giò lụa, nay phải làm luật cho ngôi làng toàn cầu, người nước ta chắc phải nắm bắt lấy những kỹ nghệ tân tiến mà sản xuất ra các quy phạm có giá trị áp dung chung, mang tính khái quát cao, dễ hiểu và tự nhiên đi vào lòng người tới mức chẳng những dân ta mà người ngoại quốc cũng vui lòng cung kính mà tuân thủ. Luật pháp tự thân nó phải sống trong tâm thức và liêm sỉ của con người...
  • Nghĩ về “bàn tay vô hình”

    21/10/2005Phan Tránh DưỡngRõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Bàn về kỹ thuật làm luật

    19/07/2005Phạm Duy NghĩaNhiều người chê luật nước ta phần nhiều là luật khung, chỉ gồm những định nghĩa và qui phạm chung, khó cho việc thi hành. Dựa vào cái khung chồng chềnh đó, vô số văn bản dưới luật được ban hành, từ tài liệu tập huấn, công văn hướng dẫn, thông tư, quyết định của các bộ, ngành cho tới các nghị định của Chính phủ.
  • Cải cách tư pháp: Từ những chuyện nhỏ

    09/07/2005Nguyễn Đức LamGần đây chúng ta hay bàn đến cải cách tư pháp, và các ý kiến cũng chưa hẳn thống nhất. Nói chung, đúng là nhiều người gọi những công việc đã và đang được tiến hành sau khi có chỉ thị 08 của Bộ Chính Trị ra đời là “cải cách tư pháp”. Nhưng cũng có người nói đây đã làm gì phải cải cách, mà chỉ là làm những việc từ lâu cần phải làm mà thôi.
  • "Công ty" tham nhũng...

    09/07/2005Trần Bạch ĐằngBáo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ hai 4-7-2005 đăng bài điều tra của Võ Hương - Như Hằng về "Hệ thống công ty một nhà được thành lập như thế nào?" phản ánh dòng vận chuyển của điện kế điện tử từ cơ quan đặt hàng là Công ty Điện lực TP.HCM đến người tiêu dùng điện. Đó là câu chuyện thời sự đang bức xúc dư luận thành phố.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác