Lịch sử tự nhiên chân chính

08:25 CH @ Thứ Bảy - 17 Tháng Sáu, 2006

Chỉ mới cách đây không lâu lắm, nói đến lịchsử là người ta chỉ biết đến lịch sử xã hội, lịch sử của con người, chứ chẳng ai buồn đả động gì đến lịch sử của tự nhiên. Bởi vì người ta, cho rằng tự nhiên làm gì có lịchsử, chẳng phải quan niệm quá quen thuộc rằng "dưới ánh mặt trời không có cái gì mới" đã làm cho người ta không thể nghĩ gì khác hơn ngoài điều đó. Nhưng rồi thiên hạ lại bắt đầu, nói đúng hơnlà tiếp tục bàn về tự nhiên, nhưng làtự nhiên động, tự nhiêncó lịch sử cũng như con người có lịchsử vậy.

Lịch sử tự nhiên đương nhiên là khác với lịch sử của con người. Lịch sử tự nhiên chẳng cần gì đến sự có mặt hay không có mặt của con người, nhưng lịch sử con ngườithì chẳng bao giờ có thể thiếu vắng tự nhiên được.Con người cũng là một loài như bao nhiêu loài khác trên đất. Bản thân con người cũng chính là tự nhiên và tự nhiên cũng là "thân thể vô cơ” của con người (Mác, Hệtư tưởng Đức). Xã hội chẳng qua cũng chỉ là biểu hiện đặc thù của tự nhiên. Xét về bản thể luận thì con người là tính thứ hai (thực ra đó cũng chỉ là tương đối), còn xét về nhận thức luận hay thực tiễn luận thì con người là tính thứ nhất. Tuy nhiên, cho dầu như thế nào đi nữa thì một nửa không thể chia cắt của con người vẫn là tự nhiên. Cơn người mai sau dẫu có văn minh đến đâu đi nữa cũng không thể sống ngoài vũ trụ được .

Thông thường, đối tượng nhận thức càng xa bao nhiêu càng khó bấy nhiêu, nhưng khó nhất có lẽ không phải ở xa nhất mà ở gần nhất, ở ngay tại chính bản thân mình. Ai dám bảo rằng nhận thức quan hệ giữa một nửa là tự nhiên và một nửa là xã hội của con người là dễ? Cái hay của những nhà tư tưởng lừng danh của Pháp ở thế kỷ XVIII, thế kỷ mà người ta gọi là thế kỷ của nước Pháp, là đã "đòi" lại con người từ bàn tay của thượng đế để trả về cho con người tự nhiên.Con người là do hoàn cảnh và do giáo dục tạo ra chứ không cần đến sự ban phát nào của Thượng đế cả. Như vậy có nghĩa là đứng trước thượng đế thì họ cần đến hoàn cảnh tự nhiên, còn đứng trước con người thì họ lại "quên" mất tính năng động, tính thứ nhất của chính con người.Cho nên Mác mới nhắc họ để họ khỏi "quên rằng cần phải có những con người để làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần được giáo dục (Luận cương Feuerbach,III).

So với các nhà tư tưởng nói trên, J.J.Rousseau có lẽ là một người Pháp "yêu” tự nhiên hơn ai hết. Thậm chí người ta còn cho rằng ông đã khuyên con người hãy tránh xa cái xã hội, hãy "chạy trốn vào tự nhiên". Voltaire còn mỉa mai rằng Rousseau muốn quay ngược bánh xe lịch sử trở về với thời kỳ con người còn đi bốn chân. Ấy vậy mà lý luận của Rousseau lại là cơ sở cho cuộc cách mạng xã hội ở phương Tây. Văn nghệ Phục hưng thế kỷ XV là thời kỳ mà cái "tự nhiên" bị cái “siêu nhiên" đè bẹp suốt nghìn năm, bổng chuyển mình đứng dậy, đã tạo ra trang sử mới chưa từng có của nhân loại, trang sử "chiến thắng" của cái tự nhiên. Nhưng "chiến thắng cũng làchiến bại" (Hérachte), chiến thắng của dục vọng tự nhiên "bên trong” mở đường cho khoa học kỹ thuật càng ngày càng lao vào phá hoại tự nhiên "bên ngoài" để rồi không biết lịch sử sẽ kết thúc ở đâu, để rồi "nhận thức biến nó thành một tấm gương phản chiếu vũ trụ, kỹ thuật biến nó thành một kẻ sáng tạo ngạo mạn và sự điên rồ" biến nó thành “một sinh vật đau khổ và cô đơn” (André Bourglngnon, Con người không thể đoán trước).

Tuy rằng tính hai mặt của nó càng ngày càng bộc lộ, nhưng công lao trả con người về với tự nhiên của nó vẫn là công lao bất diệt, một cột mốc chưa từng có của nhân loại.Cho nên không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh đã bắt đầu Tuyên ngôn độc lậpbằng cái tất nhiêncủa cái tự nhiênđã được thừa nhận từ thế kỷ XVIII ở phương Tây:

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi"

Hồ Chí Minh kết luận:

"Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được". "Tạo hóa" hay "Tự nhiên" là điểm tựa của nhân quyền, một lần nữa được tái khẳng định ở phương Đông, nơi mà chính những người đã từng tuyên bố nó ở thế kỷ XVIII đã làm ngược lại.

Không phải chỉ ở thế kỷ XVIII, sangthế kỷ XIX, Feuerbach ở Đức cũng được xem là nhà nhân loại học (anthropology) có một không hai. Ông vốn nổi danh là nhà triết học tự nhiên, bởi vì tự nhiên được ông xem như là chìa khóa để tháo gỡ mọi vấn đề của con người. Nếu muốn hiểu con người mà không đặt nó trong quan hệ với tự nhiên thì không thể nào hiểu được con người, cũng như muốn hiểu tự nhiên mà không đặt nó trong quan hệ với con người thì không thể hiểu tự nhiên.Feuerbach rất xem trọng dấu ngang ngắn giữa người và tự nhiên.Theo ông, bản chất của con người hay của bất cứ động vật nào trên đời đều do cái ăn và cách ăn của nó quy định. Đúng là ông đã giải thích tự nhiên từ tự nhiên. Cái hay của ông ở đó và cái dở của ông cũng chính là ở đó. Ông không hề thấy cái "xã hội" của lịch sử chút nào cả. Cho nên Mác vừa khen vừa chê ông rằng: "Khi Feuerbach là nhà duy vật thì ông không bao giờ vận dụng đến lịch sử, còn khi ông có tính đến lịch sử thì ông không phải là nhà duy vật”.

Sở dĩ khi nói về lịch sử, Feuerbach không phải là nhà duy vật bởi vì ông chỉ thấy quan hệ giữa người và tự nhiên chứ ông không thấy quan hệ giữa người với người trong đời sống hiện thực của họ. Con người đã tạo ra lịch sử của mình trong quan hệ hiện thực đó. "Hiện thực" ở đây không phải hoàn toàn chỉ có tính xã hội mà còn bao hàm cả tính tự nhiên, tự nhiên - xã hội. Nhưng đừng tưởng rằng Mác chỉ xem xét bản chất con người ở "quan hệ xã hội" mà thôi, cho dù quan hệ đó là quan hệ sản xuất, mà quên đi cái tự nhiên nơi con người. Bởi vì "con người không chỉ là thực thể tự nhiên, nó là thực thể tự nhiên có tính chất người , nghĩa là thực thể tồn tại cho bản thân và do đó là thực thể loài”.Cho nên Mác đã đánh giá rất cao về "chủ nghĩa tự nhiên” của Feuerbach:

"Chúng ta đồng thời cũng thấy rằng chỉ có chủ nghĩa tự nhiên mới có khả năng hiểu được hành vi của lịch sử toàn thế giới”.

Sở dĩ Mác đánh giá cao chủ nghĩa tự nhiên như vậy là bởi "Giống như mọi cáitự nhiên đều phải nảy sinh, con người cũng có hành vi phát sinh của mình, có lịch sử, nhưng lịch sử được phản ánh trong ý thức của con người và do đó với tính cách là hành vi phát sinh, nó là hành vi phát sinh tự tước bỏ mình một cách có ý thức .Lịch sử là lịch sử tự nhiên chân chính của con người”.

Chỉ có bốn từ "tự nhiên chân chính" mà lịch sử của con người vòng vo đến như vậy. Trong khi ở phương Tây, Feuerbach "thích" tự nhiên bao nhiêu thì ở phương Đông, xã hội phong kiến càng về sau càng “ghét” tự nhiên bấy nhiêu. Thực ra ở phương Đông, người đầu tiên cảnh cáo với thiên hạ rằng đừng bao giờ đánh mất cái "tự nhiên" của mình, đó là Lão Tử với tác phẩm Đạođức kinh, chỉ vẻn vẹn có 5 nghìn chữ mà ai cũng biết. Người ta cho rằng giữa ông và Rousseau có nhiều điểm tương đồng tuy một người ở phía Đông, một người ở phía Tây, một người ở đầu vào một người lại ở đầu ra của xã hội phong kiến. Cái mà Lão Tử lo đã trở thành sự thực.Thuyết "vô vi" của ông đến triều đại nhà Tống, nghĩa là hơn một nghìn năm sau, quả nhiên bản thân nó đã được "vô vi". Giai cấp thống trị phong kiến không thích thú dấu gạch nơi giữa tự nhiên và con người, có lẽ bởi vì sự tồn tại của họ tỷ lệ ngược với điều đó. Lịch sử mà họ tạo ra đương nhiên được xem làlịch sử "chân chính", nhưng thực ra đó chỉ là lịch sử của bộ máy nhà nước do những "bọn nho học” đã đậu được cái bằng cử nhân, tấn sĩ, ngày nay bọn tây học đã được cái chức ký lục thông ngôn, có khi bồi bếp dựa vào thân thế của chủ cũng ra làm quan nữa.Những bọn quan lại đã nói trên đây chỉ còn một tiếng, chỉ đúng hơn là lũăn cướp có giấy phép vậy". Đó là nhận xét của Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX.

Cái "tự nhiên" ở phương Đông không phải nhường chỗ cho cái "siêu nhiên” như ở phương Tây mà là nhường chỗ cho cái "phản tự nhiên".Đáng lẽ “lịch sử tự nhiên chân chính" phải "tự tước bỏ mình” thì nó chỉ "tước bỏ" cái tự nhiên mà thôi. Nó không biết rằng chính cái Nhà nước phong kiến của nó là sự thú nhận xã hội đó bị lúng túng trong một mối mâu thuẫn với bản thân mà không sao giải quyết được, rằng xã hộiđó đã bị phân thành những mặt đối lập không thể điều hòa mà xã hội đó bất lực không sao loại bỏ được...cần phải có một lực lượng cần thiết, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng "trật tự” và lực lượng đó nảy sinh ra tư xã hội, nhưng lại đứng lên trên xã hội và ngày càng xa rời xã hội chính là Nhà nước.

Như vậy, thay vì phải "tự tước bỏ mình một cách có ý thức", thì nó lại "khẳng định mình một cách kém ý thức". F.Ăngghen nhận xét chí lý về tai hại của những thời kỳ lịch sử mà cái tự nhiên bị đánh mất này:

"Lòng tôn kính không ép buộc mà trước kia người ta tự nguyện biểu thị với các cơ quan của xã hội thị tộc, là không đủ đối với bọn quan lại nữa, ngay trong trường hợp họ có thể có được sự tôn kính đó, họ là đại biểu cho một quyền lực đã trở nên xa lạ với xã hội, nên phải bảo đảm quyền này của họ bằng những đạo luật đặc biệt, những đạo luật khiến cho họ trở thành đặc biệt thần thánh và đặc biệt bất khả xâm phạm. Viên cảnh sát tồi nhất của một Nhà nước văn minh vẫn có "quyền uy” hơn tất cả những cơ quan của xã hội thị tộc cộng lại, nhưng một vương công có thếlực nhất, một chính khách hoặc một chỉ huy quân sự lớn nhất của thời đại văn minh vẫn có thể ghen vớivị thủ lĩnh nhỏ nhất trong thị tộc về sự tôn kính tự nguyện và không thể tranh cãi được mà vị thủ lĩnh ấy được hưởng. Đó là vì vị thủ lĩnh thị tộc nằm ngay trong lòng xã hội, còn những người kia thì bắt buộc phải mong muốn đại biểu cho một cái gì ở bên ngoài và đứng trên xã hội".

Sựxa rờitự nhiên có tính "bắt buộc" đó làm cho nó càng ngày càng khó gần gũitrở lại được. Tuy nhiên, lịch sử là lịch sử tự nhiên, sự tồn tại tự nhiên đòi hỏi hoạt động có tính người viết thành lịch sử xã hội. Để lưu ý đến tầm quan trọng của lịch sử - tự nhiên nên F.Ăngghen đã đúc kết thành nguyên lý phổ biến: "Những cái gì là đứng với giới tự nhiên thì cũng đúng với xã hội".

Đầu thế kỷ XX, Phan Châu Trinh, ngay tại Sài Gòn trong bài diễn thuyết "Đạo đức và luân lý Đông Tây" cũng đã lưu ý:

"Xem đó thì cũng đủ biết rằng sự gì xây dựng ra không theo tính tự nhiên của loài người thì dâu có quyền chuyên chế mạnh đến đâu cũng không buộc người ta theo được”.

Ông kêu gọi người Việt Nam phải yêu nước Việt Nam."Yêu nước” vừa thuộc lĩnh vực chính trị lại vừa thuộc lĩnh vực đạo đức. Đạo đức có trước và gần với tự nhiên hơn chính trị. Theo Phan Châu Trinh, cái trước bị mất thì cái sau cũng khó tồn tại:

"Đạo đức mất trước nước mất sau thật không phải là lời nói ngoa vậy".

Mất đạo đức có hai xu hướng, xu hướng "tự nhiên" thiếu tính người và xu hướng "phản tự nhiên" hình thức, giả dối.Hai xu hướng hình như trái ngược nhau nhưng lại thường xuất hiện cùng một lúc.Chính trị xa tự nhiên hơn đạo đức, chính trị cao hơn tự nhiên nhưng ở trong chứ không phải ở ngoài tự nhiên. Giai cấp, nhà nước, chính quyền, chính trị...chỉ là một thời kỳ ngắn ngủi của lịch sử nhân loại. Cho nên nếu “chính trị hóa” cuộc sống tự nhiên thì lịch sử chỉ còn lại là "lịch sử chân chính”, thiếu mất tự nhiên.Nếu như cho rằng văn học, nghệ thuật phục vụ chính trịthì chi bằng nên quan niệm rằng cả văn học, nghệ thuật lẫn chính trị đều phải phục vụ cho cuộc sống tự nhiên của con người.Những bông hoa văn học, nghệ thuật thực sự chỉ có thể nảy nở trên mảnh đất tự nhiên mà thôi.

Kinh tếcủa nhiều nước phương Đông đang có chiều khởi sắc, dục vọng tự nhiên của con người càng được thoả mãn bao nhiêu thì điều kiện"thắng lợi" của cái tự nhiên càng nhiều bấy nhiêu. Chẳng biết bước sang thế kỷ XXI, 500 năm của thời kỳ Cinq Cento, liệu cái "tự nhiên” ở phương Tây có lặp lại ở phương Đông hay không? Lịch sử thường hay trùng lặp nhưng bao giờ cũng dưới hình thức khác. Bản Tuyên ngôn độc lập vì quyền tự nhiên chân chính của con người được Hồ Chí Minh tuyên bố giữa thế kỷ XX, thế kỷ đầy sóng gió, đã và sẽ mãi mãi trở thành lịch sử tự nhiên chân chính nhất không ai có thể phủ nhận được của dân tộc Việt Nam cũng như toàn nhân loại.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái tâm đời thường

    20/10/2005Phan Chí ThànhCái Tâm con người gắn với đời sống con người. Đời sống dù là của một vĩ nhân hay của một người thường thì cũng cần phải có cái đế sống, tức là phải ăn, mặc, duy trì nòi giống. Vòng đi trở lại, chả thiếu gì những kẻ cao siêu rút cuộc cũng phải thừa nhận cái đời thường thế mà hoá ra to lắm. Có người còn cho là hơn cả sự to: Sống cho trọn một cái đời thường là khó nhất...
  • Thế nào là đổi mới?

    19/05/2018Trường GiangĐổi mới là trào lưu tư tưởng tiến bộ, là xu thế thời đại. Những ai không có tư duy đổi mới, hành động đổi mới thường dễ bị sa vào bảo thủ, duy trì những cái đã lỗi thời. Thậm chí có nhà văn đã phát biểu: "Trong thời đại này, không đổi mới tư duy coi như mù chữ”.
  • Vài cảm nhận về thời đại

    09/11/2010Giang AnhNhững đặc trưng lớn của thời đại này là gì? Dòng chảy của lịch sử sẽ đi về đâu và vị trí của trí thức trẻ Việt Nam trong dòng chảy chung ấy thế nào?
  • Cần đổi mới công tác lý luận

    01/06/2006Tuấn GiangMột số nhà lý luận phát hiện ra sự bảo thủ, già cỗi, không thực tiễn của lý luận mỹ học nghệ thuật quy chiều vào nền nghệ thuật kinh tế thị trường, nhưng họ lại không đề ra được mô hình định hướng lý luận mỹ học mới và phát triển lâu dài. Đây là những biến động khủng hoảng, diễn biến phức tạp về nhận thức lý luận giữa bảo thủ và đổi mới...
  • Về vai trò của triết học trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta

    05/05/2006PTS. Phạm Văn ĐứcCũng như mọi lí luận, triết học không chỉ làm nhiệm vụ lý giải những vấn đề của thế giới nói chung và của xã hội loài người nói riêng, mà còn trên cơ sở của sự lí giải ấy, nó trở thành cái định hướng đúng đắn cho con người trong hành động...
  • Hệ sinh thái che chở chúng ta

    08/04/2006Sự vận hành của các hệ sinh thái và vai trò của tính đa dạng sinh học trong những hệ này vẫn còn là điêu bí ẩn. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng chúng cung cấp miễn phí cho loài người những dịch vụ vô giá.
  • Tồn tại và phát triển

    05/04/2006Hồ Ngọc ĐạiChính trị là gì? Cách nói của Tôn Trung Sơn có lẽ dễ hiểu hơn cả: “Về ý nghĩa của hai chữ “chính trị”, nói giản đơn thì “chính” là việc của dân chúng, “trị” là quản lý, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị...
  • Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học

    20/03/2006Phạm Văn ĐứcKế thừa và phát triển là quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Quy luật đó cùng tồn tại một cách khách quan trong lịch sử triết học. Nhưng cũng như mọi quy luật không phải ngay từ đầu mà phải đến một giai đoạn nhất định của lịch sử quy luật đó mới được phát hiện.
  • Chân lý là cụ thể

    17/02/2006Tương LaiTa hiểu được những ai đã sai và có thể còn sai .Và chất người trong ta cộng sản thêm chút nữa Trút vỏ thần tượng đi càng lồng lộng con người...”. Những câu này trong tập thơ ra đời từ 1969 đã khiến cho tác giả lao đao một dạo. Thế rồi ba mươi sáu năm sau, tình cờ trong một lần chỉ hai anh em trên đường công tác, tác giả kể với tôi một chuyện xúc động về câu thơ ấy...
  • Khoa học và thực tiễn

    01/01/2006Phan Hồng Giang (Hội đồng lý luận T.Ư)Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay đang tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành với phát triển văn hoá? Làm sao đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng?... Trách nhiệm giải đáp các câu hỏi đó trước hết của các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quản lý...
  • Các hệ tư tưởng và môi trường văn hóa, xã hội

    01/01/2006Nguyễn Đức ĐànMôi trường lịch sử, văn hóa và xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX và trong nhũng thập kỷ đầu của thế kỷ XX là một môi trường đặc biệt, nóng bỏng những đổi mới về mọi mặt, báo hiệu một thời kỳ đang chuyển hướng mạnh mẽ. Có thể khẳng định đây là thời kỳ bản lề của lịch sử văn hóa dân tộc sau bao nhiêu thế kỷ êm ả, tĩnh tại...
  • Triết lý môi trường

    01/11/2005Trần Quốc Vượng, Trần Thúy AnhĐịnh nghĩa hay nhất về con người xưa nay vẫn là câu nói của cổ nhân: Nhân thân: tiểu vũ trụ. Không gian Euclide là không gia ba chiều. A.Einstein đã “cắm” thêm vào không gian Euclide một chiều nữa là “chiều thời gian” (cũng là chiều lịch sử) và hình thành nên quan niệm triết học - khoa học “không gian - thời gian liên tục”. Quan niệm “Vũ trụ”, “Không gian thời gian liên tục” như thế thì con người là một “Tiểu vũ trụ” đã thống nhất, hòa đồng với “Đại vũ trụ”, thống nhất hòa đồng thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Đấy chính là tiền đề để ta triết lý về môi trường thời hiện đại...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • xem toàn bộ