Tình trạng tham nhũng khắp nơi và nghiêm trọng

11:09 SA @ Thứ Tư - 01 Tháng Chín, 2010
Xem thêm:

Dưới thời Brezhnev, tình trạng tham nhũng tại Moscow và các nước cộng hòa thuộc Liên bang ngày càng nghiêm trọng.



Năm 1980, nhân viên điều tra tình cờ mua một lô cá trích đóng hộp, sau khi mở nắp mới phát hiện bên trong đựng toàn trứng cá Cavian cực đắt. Cá trích sao lại biến thành trứng cá Cavian được?

Sau một thời gian vất vả điều tra, vụ việc được làm sáng tỏ. Thì ra một số quan chức Bộ Ngư nghiệp Liên Xô bí mật giao dịch với một công ty để họ đóng trứng cá Cavian sản xuất tại Sochi và Astrakhan vào trong những hộp dán nhãn cá trích rồi vận chuyển ra nước ngoài. Công ty phương Tây mua với giá cá trích, sau đó bán chuyển tay.

Những người tham gia từ phía Liên Xô sẽ được hưởng lợi nhuận hậu hĩnh từ khoản doanh lợi kếch xù được gửi vào tài khoản ngân hàng Thuỵ Sĩ. Hành vi buôn lậu này diễn ra trong suốt 10 năm.

Kết quả điều tra cho thấy, vụ án này làm Liên Xô tổn thất hàng triệu USD, hơn 300 người dính líu vụ án. Trong đó, có những quan chức cấp cao như Thứ trưởng Ngư nghiệp, Phó Cục trưởng Sản xuất, Tiêu thụ, Quản lý ngư nghiệp cùng các cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại thương, Bộ Công nghiệp thực phẩm, Hạm đội Thái Bình Dương, rồi nhân viên cửa hàng tại Moscow và các thành phố khác.


Vụ án trứng cá muối có đến 300 người liên quan, làm tổn thất hàng triệu USD được coi như chưa hề xảy ra.

Người chịu trách nhiệm phân phối loại sản phẩm đóng hộp này là thị trưởng thành phố Sochi - Volokov, bí thư thứ nhất Khu ủy Krasnodar trực tiếp quản hạt Sochi là Maidunov. Ông ta là người thân tín của Brezhnev. Khi được lệnh tham gia điều tra vụ án, ông ta ra sức bao che cho Volokov. Sau khi báo Văn học đăng tin Volokov bị bắt, Maidunov rất lo lắng, nhiều lần lên Moscow cầu cứu Brezhnev. Do mức độ nghiêm trọng của vụ án, Chủ tịch KGB là Andropov đích thân báo cáo vụ việc này với Brezhnev. Trước một loạt chứng cớ rõ ràng, Brezhnev hỏi: “Theo đồng chí nên giải quyết thế nào?”. Andropov đáp: Vụ này phải đưa Maidunov ra tòa. Brezhnev bảo: Làm thế không được. Bây giờ chúng ta không có người đáng tin cậy ở Krasondur, liệu có thể tạm thời thuyên chuyển Maidunov đến nơi khác được không? Sau đó Maidunov mặc dù bị cách chức nhưng lại được điều lên Moscow làm Thứ trưởng Bộ Lương thực Thực phẩm, được sống trong một căn hộ sang trọng tại Moscow. Câu chuyện kết thúc một cách “êm đẹp” như thế…

Tầng lớp đặc quyền trong Đảng CS Liên Xô trước hết là xuất phát từ chức tước. Có người cho rằng, chức tước càng cao thì đặc quyền càng nhiều, nếu muốn làm quan hoặc thăng chức thì phải lấy lòng, hối lộ các lãnh đạo liên quan. Chức tước vì thế mà có giá. Tại một số nơi, ngay cả chức bí thư đảng ủy cũng có giá. Năm 1969, chức bí thư thứ nhất của một khu ủy Azerbaijan có giá 200.000 rúp, bí thư thứ hai có giá 100.000 rúp. Hiện tượng mua quan, bán tước cũng tồn tại ở các nước cộng hoà khác trong Liên bang với các hình thức, mức độ khác nhau.

Hội nghị toàn thể tháng 2/1973, TƯ Đảng Gruzia từng chỉ rõ: Trước đây, công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của Chủ nghĩa Lenin. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo không phải căn cứ vào năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của họ, mà dựa vào thao túng đằng sau, dựa vào quan hệ quen thân gia đình, dựa trên nguyên tắc có trung thành với cá nhân cấp trên hay không.


Tranh cổ động sự trung thực, công bằng. Tiếc rằng, đối tượng trong tranh chỉ mới là những nhân viên cửa hàng thực phẩm.

Để bảo vệ những lợi ích hiện có, tầng lớp đặc quyền chống lại bất cứ sự cải cách nào ảnh hưởng đến đặc quyền của mình. Bởi vậy, không thể chủ động ngăn chặn tình trạng tham nhũng đang lan tràn trong toàn Đảng, toàn xã hội. Brezhnev lạnh lùng với từ “cải tổ” rằng: Cải cái gì, cứ làm tốt công việc là được rồi.

Cuối thập niên 1970, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và trợ lý của ông soạn thảo một báo cáo về cải tổ kinh tế gây nên sự bất mãn và tẩy chay của một bộ phận các tầng lớp đặc quyền quan liêu. Kết quả, trợ lý của ông bị cách chức.

Tầng lớp đặc quyền làm tổn hại nghiêm trọng thanh danh của CNXH, tạo ra hố ngăn cách lớn trong xã hội,làm hư hỏng xã hội. Khoảng cách giữa người dân bình thường và tầng lớp đặc quyền ngày càng lớn. Trong xã hội Liên Xô, người dân bình thường tự gọi mình là “chúng ta”, còn gọi những người đặc quyền là “bọn họ”. Thế nhưng, khi nói đến tầng lớp đặc quyền trong Đảng CS Liên Xô, chúng ta phải nhấn mạnh mấy điểm sau đây:

- Thứ nhất: Tầng lớp đặc quyền chỉ là khái niệm đặc chỉ đối với một bộ phận cực nhỏ các phần tử thoái hoá, biến chất lạm dụng chức vụ mưu lợi riêng trong đội ngũ cán bộ Đảng CS Liên Xô khi đó. Việc phương Tây gọi 600.000 - 700.000 cán bộ, đảng viên Đảng CS Liên Xô khi đó là tầng lớp đặc quyền hoàn toàn là sự tuyên truyền rắp tâm nhằm phá hoại Đảng CS Liên Xô. Nhìn chung, đại đa số cán bộ, đảng viên của Đảng CS Liên Xô khi đó đều là những người liêm khiết, chí công, hăng hái cống hiến. Họ kiên định đi theo con đường XHCN.

- Thứ hai:Phải phân biệt sự chênh lệch hợp lý với đặc quyền trong lĩnh vực phân phối. Khi đó, mặc dù trong nội bộ Đảng CS Liên Xô và trong xã hội Liên Xô tồn tại tầng lớp đặc quyền và hiện tượng đặc quyền nghiêm trọng, nhưng đồng thời với nó là chủ nghĩa bình quân theo kiểu “ăn chung nồi” tồn tại nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối của Liên Xô.

- Thứ ba:Không chỉ chú ý đến hiện tượng độc quyền tồn tại trong lĩnh vực phân phối mà phải chú ý đến hơn biểu hiện của hiện tượng này trong lĩnh vực khác như: xây dựng chính sách, bổ nhiệm cán bộ, uốn cong luật pháp để mưu lợi riêng cho bản thân và tập đoàn nhỏ đồng thời né tránh sự giám sát của kỷ luật Đảng và quy định pháp luật. Điều này còn nghiêm trọng hơn vì nó phá hoại mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng, dẫn đến sự thay đổi tính chất của Đảng. Căn bệnh này càng bộc lộ rõ hơn dưới thời Gorbachev.

Tham quan một biệt thự, là nơi ở cũ của của Gorbachev trước khi ông ta lên nắm quyền, chúng ta thấy như sau: Qua cửa chính là một sảnh rộng. Tầng một có ban công bọc kính và phòng chiếu phim, chiếc bàn ăn dài 10m, phòng bếp giống như một xưởng chế biến thức ăn lớn, còn có một tủ lạnh ngầm dưới đất. Trên tầng hai, đi qua sảnh lớn là tới thẳng phòng tắm nắng, văn phòng, phòng ngủ. Mọi thứ bày biện và trang trí trong tòa biệt thự đều hết sức xa xỉ.

Xét về một ý nghĩa nào đó thì cuộc sống cá nhân xa hoa tột đỉnh này còn xa mới bộc lộ được bản chất cuộc sống của tầng lớp đặc quyền. Cái gọi là “cải tổ” của Gorbachev sau khi lên nắm quyền trở thành chất xúc tác để tầng lớp đặc quyền chuyển biến thành giai cấp tư sản mới. Sự cải tổ rùm beng là cơ hội tuyệt vời để tầng lớp đặc quyền tha hồ mưu lợi cá nhân.


Một dacha thứ hai của Gorbachev.

Dưới thời Gorbachev, tầng lớp đặc quyền không còn thỏa mãn với việc theo đuổi hưởng thụ cá nhân, mà còn mong muốn chiếm hữu lâu dài mọi đặc quyền hiện có. Thậm chí còn để lại cho con cháu đời sau. Đồng thời, tầng lớp đặc quyền còn phát hiện ra rằng CNXH, lòng tin vào CNCS thường trực nơi cửa miệng và ánh hào quang đảng viên Đảng CS mà họ mang trên mình không còn giá trị sử dụng.

Họ thấy rằng, những đặc quyền mà họ vốn có phải được thay đổi hình hài và CNTB là chế độ thích hợp nhất để hợp pháp hóa những lợi ích hiện có của họ. Đặc biệt, trong lúc Đảng CS Liên Xô và đất nước đang đứng trước nguy cơ tồn vong. Giữ vững lợi ích đặc biệt của mình và hợp pháp hoá chúng, tầng lớp đặc quyền không ngần ngại lột bỏ mặt nạ, công khai thúc đẩy vứt bỏ CNXH đi theo con đường của CNTB, tư hữu hoá toàn diện.

Trong thời gian này, tầng lớp đặc quyền lợi dụng quyền lực đang nắm trong tay để ra sức vơ vét, làm giàu cho bản thân. Nhất là các vị quan kinh tế trực tiếp quản lý tài sản của doanh nghiệpnhà nước. Họ lợi dụng sự hỗn loạn về thương mại hoá, thị trường hoá,kinh tế tự do hoá do Gorbachev tiến hành để làm một cuộc lật bài kinhtế, trực tiếp chiếm đoạt tài sản nhà nước thành tài sản riêng.


Giải thể được ĐCS và Nhà nước là "cú làm ăn chót" của bộ phận đặc quyền, tiến tới công khai vơ vét tài sản quốc gia của Liên Xô.

Có kẻ thực hiện các cuộc giao dịch giữa quyền - tiền để có những ưu tiên và quota xuất khẩu nguyên liệu và vũ khí, bòn rút tài sản xã hội. Có kẻ thu siêu lợi trong các cuộc giao dịch chứng khoán, hàng hóa trả chậm rồi thành lập ngân hàng và các cơ quan tài chính khác. Một bộ phận thiểu số đó, sau này, trở thành những ông trùm tài chính mới.

Năm 1991, trong số hàng vạn triệu phú ở Moscow, đại bộ phận nguyên là những cán bộ làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền. Kết quả điều tra tiến hàng trong tháng 6 năm đó cho thấy, trong tầng lớp cán bộ cao cấp Liên Xô có tới 76,7 % số người cho rằng nên đi theo con đường tư bản.Chính những kẻ gọi là đảng viên Đảng CS này đã làm cách mạng bằng cách“cách đi cái mạng của Đảng CS Liên Xô”. Bọn họ không chỉ vơ vét cho đầytúi tham mà còn tiếp tục nắm giữ những cương vị cao, kiểm soát quyềnlực của nhà nước.


Khi thấy ĐCS Liên Xô không còn đại diện cho lợi ích của mình, người dân buộc phải đứng ở phía còn lại, dù phần đông trong số họ phải trả cái giá không hề rẻ.

Nước Nga sau khi Liên Xô sụp đổ, ngoại trừ một số ít nhân vật ngự trên đỉnh ngọn kim tự tháp quyền lực, còn lại một phần cán bộ biến thành những “quý nhân” của nước Nga.Họ chiếm 75% số quan chức bên cạnh tân tổng thống; 57,1% trong số lãnhtụ những chính đảng mới và 73,4 % trong số những quan chức của chínhphủ mới.

Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ David Code có một câu nóicó thể gọi là “đúng tim đen”: Đảng CS Liên Xô là chính đảng duy nhấtlàm giàu trong tang lễ của chính mình. Trước khi Đảng CS Liên Xô sụp đổkhông lâu đã có một cuộc điều tra dân ý về chủ đề: “Đảng CS Liên Xô đại diện cho ai?”. Kết quả là, số người cho rằng Đảng CS Liên Xô đại diện cho nhân dân Liên Xô chiếm 7%,đại diện cho công nhân chiếm 4%, đại diện cho toàn thể đảng viên chiếm11%. Trong khi đó, có tới 85% số người được hỏi cho rằng: Đảng CS LiênXô đại diện cho quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước.

Sự hình thành và phát triển của tầng lớp đặc quyền trong Đảng CS Liên Xô trải qua một quá trình lịch sử lâu dài. Trong giai đoạn này, những kẻ tham nhũng lộ liễu hay lén lút đều tham lam chiếm đoạt tài sản nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân. Trong khi đó, đối với tầng lớp đặc quyền, Đảng CS Liên Xô đi từ chỗ ít ngăn chặn đến không tấn công, rồi bao che, thậm chí dung túng, khiến cho khối u ác tính này phát triển và lây lan nhanh chóng trên chính cơ thể của mình.

Khi Đảng CS Liên Xô bị khối u ác tính làm cho thối rữa, biến chất thì bản thân nó bị nhân dân phỉ nhổ.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiền tham nhũng: Của Cesar phải trả về cho Cesar

    10/07/2019Hiệu MinhTheo World Bank (WB) và Liên hợp quốc (UN) ước tính, hàng năm có khoảng từ 20 đến 40 tỷ đô la bị ăn cắp do tham nhũng từ các nước đang phát triển. Số tiền khổng lồ đó gấp đôi nhu cầu của chính các nước này để tồn tại trong khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
  • Tham nhũng dưới góc nhìn tâm lý xã hội

    24/10/2014Nguyễn Đăng TấnTham nhũng, là biểu hiện nguy hiểm nhất của sự tha hoá quyền lực, sự thoái hoá, biến chất của công chức đó là “quốc nạn” của cả dân tộc. Đã hàng chục năm nay nhiều biện pháp đã được vạch ra, nhiều cơ quan đã được thành lập để phòng và chống tham nhũng...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Thử liệt kê những cách tham nhũng

    15/12/2008Nguyễn Tất ThịnhỞ đâu có chính quyền, có quyền lực, ở đó có nguy cơ tham nhũng, lạm quyền vì tư lợi. Đó là thách đố muôn thuở với các xã hội văn minh. Nhưng điều quan trọng là cách mà người ta xử sự với những vấn đề, vụ việc đã và đang xảy ra để xây dựng lòng tin về một xã hội tươi đẹp hơn mà mọi người đều yên tâm, yên ổn, yên vui trong một cuộc sống có nhiều khó khăn...
  • Người có chức, có quyền và tệ tham nhũng

    07/07/2008Nhà báo Hữu ThọChúng ta hay nói "những người có chức có quyền" như một cụm từ gắn liền nhau với lập luận là có chức thì có quyền, mà có quyền thì có thể dùng quyền đó làm điều tốt, lại cũng có thể dùng cái quyền đó làm điều xấu...
  • Thể chế lạc hậu và căn bệnh tham nhũng

    13/04/2008Nguyễn Trần Bạt
  • Đặc điểm Tham nhũng ở Việt Nam

    30/11/2006Nguyễn Ngọc ChíVề khái niệm tham nhũng, cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu làm rõ nội hàm của khái niệm này và đã có nhận thức tương đối thống nhất của giới khoa học cũng như của các chính khách trong nước và thế giới. Liên hợp quốc cũng đưa ra khái niệm tham nhũng với các dấu hiệu đặc trưng của nó...
  • Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực

    28/09/2006Vũ Quốc TuấnNgười có quyền mới có điều kiện để tham nhũng, vì vậy, nguồn gốc của tham nhũng là quyền lực. Cho nên phòng, chống tham nhũng phải có cơ chế thiết kế bộ máy quyền lực phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của bộ máy quyền lực...
  • Tham nhũng - tiếp cận từ phía hệ thống

    17/08/2006Nguyễn TrungChống tham nhũng đang là vấn đề cả nước bức xúc, cả nước đều quyết tâm chống – trừ những kẻ có điều kiện thực hiện tham nhũng. Câu chuyện thời sự hơn là chống như thế nào? Góp phần tìm câu trả lời, bài viết này xin đi vào hai vấn đề chính: Đánh giá tình trạng tham nhũng ở nước ta và chống như thế nào?
  • Tham nhũng: Cái giá của sự thiếu công khai và minh bạch

    29/07/2006Hữu VinhCuộc chiến chống tham nhũng đã khởi động được một thời gian không còn ngắn. Nhưng dường như, càng phát động "chống” nạn tham nhũng ngày càng tinh vi hơn và những vụ tham nhũng càng lớn hơn. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu đã phải nhìn nhận: "Tham nhũng diễn ra với tính chất và quy mô ngày càng lớn, phạm vi xảy ra với diện rộng và mang tính tổ chức giữa nhiều cá nhân và đơn vị"...
  • Chống tham nhũng cần một cách nhìn mới, tư duy mới

    22/07/2006Phạm Quang LêTệ nạntham nhũng từ nhiều năm qualuôn làđiều nhức nhối, lo lắng và bực bội củatoàn xã hội. Bất chấpnhững quyếttâm, những nỗ lực của cáctổ chứccó trách nhiệm, nạn “nội xâm” này vẫn tiếp tục diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Vấn đề cầnđược nhìn nhậnnhư thếnào? Còn cần phải làm gìđể có để sớm chặn đứng tệ nạnnày?
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Tham nhũng - giặc nội xâm nguy hiểm

    18/05/2006Thanh BìnhCó thể nói rằng, đằng sau sự thật thoát trong xây dựng cơ bản, chạy chức, chạy quyền, xuống cấp của y đức, giáo dục - đào tạo, nhiêu khê của thủ tục hành chính... là cái bóng khổng lồ của con bạch tuộc tham nhũng, vì đều được tạo ra bởi những kẻ được Nhà nước, nhân dân giao phó ít nhiều quyền lực và đã lạm dụng để trục lợi cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc. Nói cách khác, tham nhũng là quốc nạn của quốc nạn...
  • xem toàn bộ