Lời phê 'không đụng hàng' của các thầy cô giáo

03:25 CH @ Thứ Hai - 03 Tháng Ba, 2014

Khá nhiều lời phê dí dỏm của giáo viên trong các bài kiểm tra, sổ liên lạc khiến cộng đồng mạng không thể nhịn cười khi xem...

Suốt thời gian qua, hình ảnh những bài kiểm tra đính kèm những lời phê “độc đáo”, ngộ nghĩnh, luôn được dân mạng bấm like khí thế.

Đó có thể là những chia sẻ thâm thúy, hoặc là những lời nói hài hước, đôi khi lời phê là những tâm sự, trải lòng của giáo viên, và có trường hợp cô giáo… làm thơ lục bát để nhận xét. Tất cả đều để lại những ấn tượng đặc biệt trong lòng dân mạng.

Không chỉ học sinh Việt Nam mới có cơ hội nhận được những lời phê hóm hỉnh mà thông qua các mạng xã hội Twitter và Facebook, giới học trò cũng biết đến sự vui tính của thầy cô khắp nơi trên thế giới.

Hãy cùng xem những lời phê thú vị này:


Giáo viên đã “thưởng” cho bài làm điểm số khá cao với những dòng thơ chế tác từ câu tục ngữ quen thuộc: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/ Dù sao em vẫn tuyệt hơn vài người”.

Có lẽ vì bức xúc trước bài kiểm tra của học trò, giáo viên đã không ngần ngại cho điểm kém cùng lời phê “rất vần”: “Em là nỗi nhục của Bộ Giáo dục”.


“Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thật sự thành công rồi đấy. Mong em tiếp tục thành công”, có lẽ học sinh nào cũng mong nhận được điểm số cao và lời phê khen tặng như vậy.


Thêm một lời phê khá xúc động của môn Văn: “Cô đã hơn một lần bị bất ngờ và xúc động khi chấm bài của Hiếu… Rất đáng quý ở sự chân thành và nghị lực của con”.

Quá bất ngờ với việc học sinh trả lời câu hỏi môn sử bằng cách… chỉ ra số trang chứa đựng nội dung trả lời trong sách giáo khoa nên giáo viên nên đã viết: “Em đùa tôi à?”.


“Như thế là chưa ngoan”, một lời phê trong sổ liên lạc.

“Nhân vật Cám của em đáng sợ quá” được đánh giá là một phần nhận xét khá mềm mỏng, không căng thẳng những vẫn khiến học sinh nhận ra được khuyết điểm của mình.


Những chia sẻ vô cùng cảm động của giáo viên dành cho một học sinh khiến dân mạng thổn thức khi xem và ước gì “giáo viên nào cũng được như vậy”.


Trong đời học sinh, chắc hẳn ai cũng mong lời chúc khỏe và thành công như thế này từ giáo viên nhỉ


Học sinh nước ngoài truyền nhau những lời phê khá lạ của giáo viên. Tôi ước gì có thể cho em điểm vì bức vẽ này! Tôi thích nó!


Thói quen ngủ trong giờ học thật khiếm nhã, nó cũng giống như việc em vắng mặt buổi học hôm đó vậy. Vì thế, hãy chấm dứt chuyện này. Đi ngủ sớm, uống một chút cà phê hay làm bất cứ điều gì có hiệu quả. Nếu không, tôi sẽ không cho em đến lớp


Học sinh trả lời: Ung thư phổi và chậm phát triển cho câu hỏi tên 2 loại bệnh gây ra vì hút thuốc lá. Giáo viên tếu táo: "Thật vậy à???".


Cô không thể nhìn thấy bài làm của em nếu không có một cặp kính tàng hình.


Học sinh “lưu ý” giáo viên khi đính kèm: Nếu như bài kiểm tra của em có bất kỳ lỗi gì, có lẽ bức tranh con hươu cao cổ này sẽ thuyết phục được cô. Và kết quả như mong muốn khi giáo viên phê: “Thực vậy (cộng 1 điểm)”

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những bài văn cười ra nước mắt

    26/06/2010Trong khi chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay, các giáo viên lại bắt gặp rất nhiều bài làm văn học sinh viết rất ngây ngô, tréo ngoe. Những bài văn chương “rợn tóc gáy” này cứ tái diễn hằng năm.
  • Từ “Bài văn lạ” đến “Bài văn điểm 10”

    26/10/2005Thanh LanMô phạm, khuôn mẫu là điều quan trọng và cần phải có nhưng đến một giai đoạn nào đó cũng cần phải hạn chế khu vực khuôn mẫu lại, không nên để khuôn mẫu trùm hết cả ý kiến cá nhân, cần mở một “vùng tự do" để học sinh có thể thoải mái bày tỏ chính kiến, thể hiện cái tôi của mình...
  • ĐH Huế công bố bài văn đạt điểm 10

    20/08/2005Chiều 19/8, ĐH Huế đã đồng ý công bố bài văn đạt điểm 10 của thí sinh Nguyễn Thị Thu Trang. Đây là bài văn đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Dưới đây là nội dung nguyên văn bài thi này...
  • Bài văn "lạ" gây xôn xao làng giáo

    01/01/1900Một sự kiện gây xôn xao dư luận làng giáo dục: Tại kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên của Hà Nội, tổ chức giữa tháng 3/2005, có em học sinh thay vì phân tích cái hay, cái đẹp của tác phẩm như đề bài yêu cầu, đã viết rằng mình không thích tác phẩm đó, đồng thời nêu lên nhiều nhận xét rất thẳng thắn về cách dạy văn và học văn trong nhà trường hiện nay.
  • Từ bài văn tả cây hồng...

    11/02/2003Lê Hoàng LanChính vì cái "Công nghệ đào tạo chuẩn" với các cách học tủ, học mẫu nên chúng ta có quá nhiều sinh viên đại học bị hổng kiến thức cơ bản; mới có chuyện các công ty nước ngoài dù rất muốn tuyển người bản địa cũng lắc đầu chán nản trước những ứng viên với vài ba bằng đại học, bằng ngoại ngữ,vi tính nhưng không thể vượt qua được vòng phỏng vấn với những câu hỏi giải quyết tình huống chẳng có gì quá phức tạp nhưng lại không nằm trong các loại "tủ", loại "mẫu" mà họ đã học.