Lời từ Cửu Tuyền của người Anh Hùng

03:14 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Mười, 2013
Tôi với tất cả những tình cảm hướng tới Linh Hồn Đại Tướng Võ Nguyên Giáp sự tôn kính của một người Việt , người cựu sĩ quan quân đội Nhân Dân, nhưng luôn suy tư: cái chết của một người làm nên sự sống mới… Còn đây là một vị Anh Hùng…thì chắc phải gửi lại hậu thế những tinh thần sống mới cho những thế hệ đang và sẽ của Đất nước này…

Đi ngược dòng với những gì mọi người đang thể hiện tấm lòng của mình…tôi trầm mình trong cảm giác về Ông với suy tư của một người lính trước cuộc chiến mới ….Điện Biên Phủ trong thời Bình như mong muốn của Ông…để viết những dòng này..

  1. Ta sinh ra trong một xứ nghèo mà cha mẹ vốn thuần mong lớn lên là người cần lao sống hiền lương triên mảnh đất của mình được yên bình no ấm. Mộng làm nhà giáo chỉ truyền dạy Sử yêu nước mà thôi
  2. Lớn lên trong cảnh Đất nước bị đọa đày, phải chọn binh đao làm vũ khí, mang theo bao người dân đi làm chiến sĩ, khoác lên mình lý tưởng vinh quang, thương cho hàng triệu người không thể trở về nơi chốn cũ
  3. Tổ quốc gắn lên vai Ta hàm Đại Tướng để mong có đội quân tôn nghiêm với quân kỉ, khiến những Binh nhì tự hào trong hàng ngũ oai phong, những khuôn ngực Sĩ quan ngời lên Quân công dũng cảm
  4. Đừng cường điệu Ta, nhưng Ta tự hào với đồng đội là những người Anh hùng họ gọi mình là Anh Cả. Ghét kẻ yếu hèn len đứng bên cạnh để mong bỗng nhiên như được thành quốc sĩ
  5. Muốn nghe tiếng Nhân dân ngợi ca sự nghiệp tranh đấu vẻ vang Ta đã tham gia mà đất nước mạnh mẽ hơn để đi lên Cường Quốc, không muốn réo gọi tên về những thất bại hiện chưa thành
  6. Hãy nhắc đến những chiến công mà hôm nay thời bình còn xem là bài học kiến Quốc, và thôi đi sự sướt mướt hay kể lể những kí ức tủn mủn tầm thường làm mọi điều trở nên bé mọn
  7. Tên ta là Văn, của một thời nằm gai nếm mật, thì nhắc Ai là hậu thế đừng nên gọi làm thân tình, mà khiến những Công thần và Anh linh khi xưa phải xấu hổ bị cảm thấy như sàm sỡ
  8. Từ Nhân dân mà ra, chẳng bao giờ dám hai lòng, trung chinh mà nỗi niềm chưa thể báo hết. Nhưng Ta đi nên nói lại đôi điều thức tỉnh : hãy quên đi chiến tranh mà từ nay Dân khí phải độ cường
  9. Ta đã tiêu phí rất nhiều nguồn lực trong trường kỳ chiến tranh. Điều mong mỏi còn lại lập nên Điện Biên Phủ trong dựng xây Đất nước. Đừng đắp tượng hay làm thêm bảo tàng, mà hãy giành cho vì sự sống mai sau .
  10. Hồn bay đi không muốn mang buồn thương, xác ở lại không muốn hổ với non sông nghèo. Hãy để vết tích của chiến trường xưa xanh trở lại, và tên Ta nhẹ vào hư không cho Đất nước không còn nặng chiến thù.

Ta đã sống hết thời gian, đi qua tuổi Trời, đã xong việc của Người , hoàn tất sứ mệnh Đời ủy thác, tỉnh tạ chào Cuộc sống ở giây phút cuối. Cớ sao Ai còn nặng lòng tiếng bi ai thở than tiếc nuối…

Người đi rũ Nhân thế nhẹ lòng, người ở lại lo việc tương lai vui sống…


LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của hòa bình

    05/10/2013Huy ThiêmTiếng chuông điện thoại trong phòng làm việc của tôi bỗng vang lên. Nhấc ống nói, tôi nhận ra ngay Đại tá Trịnh Nguyên Huân, Thư ký riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về công tác đối ngoại...
  • Thời sinh viên sôi nổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    05/10/2013Đoan TrangNăm 2011 này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi. Đã có quá nhiều sách báo cả trong và ngoài nước viết về ông – nhà quân sự tài ba, người xây dựng và dẫn dắt quan đội Việt Nam, vị tướng huyền thoại của Chiến dịch Điện Biên Phủ lừng danh tòan cầu… Nhưng không hẳn ai cũng biết tường tận về tuổi trẻ, về thời học sinh – sinh viên của tướng Giáp. Và đó cũng là những “bí ẩn” hấp dẫn mà rất nhiều người muốn tìm hiểu...
  • Người trí thức - Võ Nguyên Giáp

    05/10/2013Lê Tùng - Phương NguyễnVà trong những năm tháng này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn như ngọn hải đăng của những người trí thức trước những vấn đề trọng đại của đất nước. Ông đã sống trọn cuộc đời bằng nhân cách của một người trí thức biết gánh vác vận mệnh của đất nước trong cả thời chiến lẫn thời bình.
  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua những mốc lịch sử

    05/10/2013Xuất thân là thầy giáo, Võ Nguyên Giáp trở thành chính trị gia, tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng là biểu tượng của nhiều thế hệ người dân về ý chí kiên cường và niềm tự hào dân tộc...
  • Võ Nguyên Giáp - Hào khí trăm năm

    10/12/2010Tường VyNhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước vào tuổi 100, Nhà xuất bản Trẻ vừa chính thức ra mắt bạn đọc cả nước cuốn sách mới nhất về Đại tướng với nhan đề “Võ Nguyên Giáp - Hào khí trăm năm” của tác giả Trần Thái Bình...
  • Mừng sinh nhật lần thứ 100 Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    18/08/2010Người xưa bảo: “Người thọ bảy mươixưa nay hiếm”. Vì thế, niềm vui của gia đình và đồng bào, đồng chí khi
    được mừng sinh nhật lần thứ 100 của vị Đại tướng - từng trải hai cuộc
    chiến lớn và 35 năm tái thiết đất nước - càng nhân lên gấp bội...
  • Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự

    15/07/2010Hồ Ngọc SơnNăm 1992, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong đó có hai vị tướng kiệt xuất của Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đặc biệt, trong số những người được vinh danh, duy nhất Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn sống...
  • Đọc hồi ức Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    25/08/2009Bùi Duy Tâm (California)Bốn tập Hồi ức Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một pho lịch sử chiến tranh rất hấp dẫn và rất thuyết phục với nhiều tài liệu đối chiếu của hai bên. Mọi chiến dịch đều được chuẩn bị và nghiên cứu kỹ càng về địa dư, nhân văn, hậu cần, tâm lý, tinh thần của địch và ta. Đọc Hồi ức Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng say mê như đọc Tam quốc. Cũng như Khổng Minh, Võ Nguyên Giáp rất thận trọng việc bày binh bố trận, đồng thời chăm sóc đến cả việc ăn ở của binh sĩ.
  • xem toàn bộ