Lời tự thú của một kẻ viết tin giả kiếm tiền

06:52 CH @ Thứ Hai - 17 Tháng Mười Hai, 2018

Tiễn vợ đi làm, con đi học, Christopher Blair vội vàng vào mạng. Ở đó, một thế giới hoàn toàn khác đang chờ đón anh ta: thế giới tin giả. Tờ Washington Post mở đầu bài viết về một nhân vật chuyên sản xuất tin giả rồi lan truyền chúng trên mạng như thế...


Bàn làm việc của Christopher Blair, 46 tuổi, ở bang Maine (Mỹ), nơi anh ta “chế” tin giả để kiếm sống. Ảnh: The Washington Post

Viết xong chữ “tin nóng”, anh ngừng lại để cân nhắc: hôm nay nên bịa chuyện gì, có thể là Hillary Clinton đã chết trong một phi vụ bí mật ở nước ngoài nhằm chuyển lậu thêm người nhập cư vào Mỹ, cũng có thể là Tổng thống Trump được trao giải Nobel hòa bình nhờ lòng can đảm phản bác biến đổi khí hậu.

Năm 2016, trong mùa chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, Blair tạo trang riêng cho mình trên Facebook, đặt tên là America’s Last Line of Defense (Hàng phòng thủ cuối cùng của nước Mỹ). Thoạt tiên, anh ta cùng vài người bạn muốn xây dựng một trang châm biếm chính trị, châm chọc những ý tưởng cực đoan của phe cực hữu.

Suốt hai năm qua, anh ta bịa ra đủ tin quái dị nhất: bang California áp dụng luật Hồi giáo, cựu tổng thống Bill Clinton trở thành kẻ giết người hàng loạt, cựu tổng thống Barack Obama trốn lính khi mới 9 tuổi... Rất nhiều người trên Facebook bấm “like”, hay “share” các câu chuyện này mà không hề biết ý định viết châm biếm của Blair.

Washington Post cho hay trang của anh ta trở thành một trong những trang được ưa chuộng nhất trên Facebook đối với những người trên 55 tuổi và ủng hộ Trump.

Mặc dù Blair tuyên bố rõ “Không có gì là thật trên trang này” nhưng các câu chuyện bịa của anh ta vẫn được chia sẻ, được các trang tin chuyên đăng tin giả trích đăng lại. Trang của anh ta thu hút chừng 6 triệu lượt người vào xem mỗi tháng.


Có lần Blair viết trên tài khoản Facebook của mình: “Bất kể chúng tôi có phân biệt chủng tộc, mù quáng, độc địa hay giả đến mức độ nào đi nữa, người ta vẫn quay lại để đọc. Giới hạn là ở đâu? Đâu là điểm dừng để người ta nhận ra họ đang bị nhồi nhét các thứ rác rưởi và quyết định quay về thực tại?”.

Đến đây, Washington Post cung cấp thông tin nền về Christopher Blair: gia đình anh ta trong 10 năm qua đã dọn khắp nước Mỹ để tìm việc làm ổn định, có lúc làm nghề xây dựng, có lúc phục vụ trong nhà hàng, nhiều lúc sống nhờ phiếu thực phẩm.

Blair tạo ra cả chục tài khoản trên mạng, có lần giả làm một phụ nữ tóc vàng xinh đẹp hay một tay bảo thủ đầu buộc khăn dưới cái tên Flagg Eagleton, cố tình khiêu khích để người ta đưa ra những nhận xét phân biệt chủng tộc hay phân biệt giới tính, sau đó dùng chính những nhận xét này để bôi xấu thiên hạ. Dần dần anh ta lôi kéo được một số người cấp tiến theo chân anh ta.

Công việc hằng ngày hiện nay của Blair là lùng sục các diễn đàn bảo thủ trên Facebook xem có ý tưởng nào để viết tin bịa cho trang của mình không. Chẳng hạn, anh ta thấy một tấm hình Tổng thống Trump đứng nghiêm chào cờ trong một buổi lễ tại Nhà Trắng, đằng sau là nhiều quan chức, có một phụ nữ da trắng đứng gần một phụ nữ da đen.

Thế là đủ. Blair chép tấm hình về, khoanh tròn hai người phụ nữ và viết đại ý tưởng nảy ra trong đầu ngay lúc đó: “Tổng thống Trump muốn vinh danh nên mời Michelle Obama và Chelsea Clinton. Thế mà họ cảm ơn ông bằng cách “chĩa tay” nói xấu trong khi làm lễ chào cờ. Phải bắt giam họ lại vì phản quốc!” (Michelle Obama là phu nhân cựu tổng thống Obama, còn Chelsea là con gái của Bill và Hillary Clinton).

Viết bậy bạ như thế mà vẫn có người tin. Người phụ nữ da trắng trong hình từng là nhà chiến lược cho Nhà Trắng, Hope Hicks, còn người phụ nữ da đen từng là phụ tá cho ông Trump, Omarosa Newman.

Blair biện bạch với Washington Post rằng vẫn có hàng trăm người cấp tiến vào trang America’s Last Line of Defense để chọc quê những người bảo thủ tin và chia sẻ các tin giả do Blair phịa ra, rằng mục đích của anh ta khi lập nên trang này là làm những người chia sẻ tin giả thấy xấu hổ, nên sau này họ sẽ cân nhắc kỹ trước khi lan truyền tin bịa đặt.

Thật không khó để biết mục đích chính của Blair: kiếm tiền. Tháng nào đông “khách”, anh ta dễ dàng thu về chừng 15.000 đôla tiền quảng cáo trên các trang đăng tin anh ta bịa ra, tin càng quái đản càng nhiều người vào xem. Washington Post cho biết hai năm qua, Blair chế ra hàng ngàn tin giả rồi ngồi đếm: phút đầu tiên có 8 “share”, 15 phút sau có 160 “share” và đến cuối giờ đầu tiên đã có hơn 1.000 người bấm “share”...

Nhưng Christopher Blair thực ra không quan trọng trong câu chuyện này, quan trọng là những người tin vào các mẩu tin quái đản của anh ta. Vì sao? Bởi tin rõ ràng là giả vẫn có người chia sẻ tấm hình chào cờ nói trên kèm theo nhận xét: “Phải giam chúng lại”. Quan trọng hơn, đội ngũ “dọn vệ sinh” của Facebook ở đâu khi trang này vẫn đang tồn tại, vẫn lừa được rất nhiều người. Đâu là giới hạn giữa châm biếm với cố tình câu khách bằng tin giả?■

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm thế nào để phân biệt tin giả (fake news)?

    03/02/2020Lê Anh TuấnChúng ta đang sống trong một kỷ nguyên bùng nổ của fake news, khi mà sự sa sút của báo chí truyền thống phải nhường sân chơi cho mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc, vì những mục tiêu hết sức cá nhân (câu Like/view, bán hàng, kiếm fame.v.v…) mà người ta sẵn sàng bịa ra bất cứ chuyện gì có thể.
  • "Cái tôi" dưới sự nhào nặn của truyền thông đại chúng

    04/08/2019Nguyễn Thu GiangTheo quan sát của tôi, hiện nay, hễ đã nói về “cá tính riêng” của giới trẻ thì y như rằng, người ta lại kèm theo một tiếng thở dài - như thể thời cuộc đã xoay vần đến độ chúng ta buộc phải chấp nhận giới trẻ, dẫu biết rằng họ thật là nông cạn. Treen đà ấy, nhận định “cái tôi” (dù để phê phán hay ngợi khen) thường nhanh chóng rơi vào lĩnh vực đạo đức học, vì hầu hết đều đặt “cái tôi” trong thế đối lập với Cái Tập thể hoặc Cái chung.
  • Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng

    28/10/2016Trần Thị Thanh HươngTrên các phương tiện truyền thông, khi mô tả cái nghèo khổ của người dân, nhất là những thảm họa, ta thường thấy những thông tin chi tiết về hoàn cảnh của người nghèo như thu nhập thấp, không đủ ăn, làm những công việc năng nhọc, bẩn thỉu, nguy hiểm, bệnh tật, mất mát, đói, cô đơn, đáng thương... với mong muốn họ được quan tâm hỗ trợ.
  • Tiếng nói người trí thức trong bối cảnh truyền thông hiện đại

    06/05/2016Phạm Trần LêVới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực truyền thông cùng xu hướng phát triển phổ biến của mạng xã hội, lẽ ra tiếng nói của người trí thức dễ dàng lan tỏa hơn. Nhưng trong cảnh vàng thau lẫn lộn, những tiến bộ về kỹ thuật dường như chỉ làm khuếch đại tiếng ồn của đám đông thì tiếng nói của người trí thức càng dễ bị chìm lấp hơn...
  • Lời thú tội của một sát thủ kinh tế

    03/05/201620 năm sau khi viết cuốn "Lương tâm của một sát thủ kinh tế", John Perkins - một cựu sát thủ kinh tế (EHM) - đã phải chứng kiến những sự kiện kinh hoàng trên thế giới. Bản thân tác giả đã có lúc bị níu chân bởi "những lời đe dọa hay những khoản đút lót"...
  • Bốn học thuyết truyền thông

    01/01/2014Bốn học thuyết truyền thông đã xác định các loại hình mà báo chí thế giới phương Tây có: Thuyết Độc đoán hình thành từ các thế kỉ mà chế độ độc tài về chính trị cầm quyền từ thời Plato đến Machiavelli; Thuyết Tự do hình thành từ thời Milton, Locke, Mill và thời kì Phục hưng; Thuyết Trách nhiệm Xã hội hình thành từ thời kì cải cách truyền thông và trong những nghi ngờ của triết lí thời kì Phục hưng; và Thuyết Toàn trị Xô viết hình thành trong thời kì Marx, Lenin, Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô....
  • Phải tổ chức truyền thông mạnh hơn nữa

    09/08/2011Phùng NguyênTôi cho rằng ở Việt Nam truyền thông trong đời sống hàng ngày bộc lộ tình cảm xã hội nhiều hơn là ý chí chính trị. Truyền thông của ta
    chưa mạnh mẽ, thiếu bài bản, chưa tạo thành một cuộc kháng chiến có
    chất lượng, với những mục tiêu rõ rệt trên mặt trận tuyên truyền. Đấy là
    những gì tôi quan sát thấy...
  • “Tội đồ” truyền thông

    19/07/2011H.Long – Phạm Ngọc – Quỳnh HươngBên cạnh kho tàng tri thức quý giá mà Internet mang lại – giới trẻ cũng dễ dàng tiếp cận những thông tin bi quan, lệch lạc, văn hoá phẩm xấu. Truyền thông phản ánh thực tế, nhưng cũng phải thấy rằng truyền thông cũng mang vai trò dẫn dắt sâu sắc, khi mà giới trẻ với nhận thức không – hoặc chưa – đầy đủ không đủ bản lĩnh để “lọc” xem nên hay không nên hấp thụ thông tin nào...
  • Sáu xu hướng truyền thông xã hội năm 2010

    10/12/2009David Armano* - Hoàng Thu Thủy dịchNăm 2009, chúng ta đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân của truyền thông xã hội. Theo Nielson Online, chỉ tính riêng Twitter đã tăng 1,382% vào tháng 2 so với cùng kì năm ngoái, đạt hơn 7 triệu lượt truy cập trên tổng số lượt truy cập trong tháng. Trong khi đó, Facebook cũng tiếp tục vượt xa MySpace.
  • Nhà nước, truyền thông và xã hội dân sự

    22/08/2009TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức“Phải xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh... Trật tự, pháp luật, nhà nước, chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải ngược lại!”
  • Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam

    08/08/2008Bùi Hoài SơnCó thể nói rằng, các phương tiện truyền thông mới như điện thoại di động và Internet đã làm thay đổi thế giới và cách tư duy của con người đến mức bản thân chúng ta cũng không thể hết khả năng vô cùng của nó. Trong một thời gian tương đối ngắn, những tác động của các phương tiện truyền thông mới đã tạo ra những biến đổi về văn hóa - xã hội sâu sắc ở mọi ngõ ngách của trái đất nơi chúng ta đang sống...
  • Truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại

    30/05/2008Trần Hữu QuangKhông gian công cộng đóng vai trò trung gian giữa xã hội công dân và Nhà nước, buộc Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước xã hội do “tính công cộng” của nó. Không gian công cộng tự nó mang tính chất phê phán bởi lẽ nó giả định rằng phải có những thông tin về các hoạt động của Nhà nước để công luận có thể xem xét và phê phán các loại hoạt động này...
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Truyền thông đang “xâm lấn” báo chí

    20/06/2006Lê ThăngTháng 5 vừa qua, Đại học Tự do Bruxelles đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Các nhà báo thời kỳ công nghệ thông tin và truyền thông (ITC): Những thách thức về đạo đức báo chí”. Tham dự hội thảo này có các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí từ châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Á (PV Báo Lao động tham dự và trình bày tham luận tại hội thảo)...
  • Cách mạng truyền thông đi theo hướng 'web hóa'

    17/03/2006P.T. (theo BBC, Forbes)Không gây chấn động như một mảnh thiên thạch lao vào trái đất, nhưng sự "va chạm" của công nghệ nghe nhìn thế hệ mới cũng đã tạo nên những tác động sâu sắc đến thế giới truyền thông hiện đại...
  • xem toàn bộ