Lời nguyện cầu nhỏ khi đọc báo

10:06 SA @ Thứ Bảy - 19 Tháng Sáu, 2010

Thú thật, sáng sáng khi giở báo, nhiều khi thấy chán vì các trang thời sự quốc tế sao cứ na ná nhau, cho dù dưới mỗi bài tác giả ký tên rõ to.

Máy bay rơi, động đất ầm ầm, bắn nhau ở đây, núi lửa ở kia, tổng thống này đi thăm, tướng tá nọ đảo chính…, báo nào cũng chừng đó chi tiết. Tối hôm trước, thậm chí từ trưa chiều, xem truyền hình đã chán chê hình ảnh.

Sáng hôm sau, mua báo lại đọc phải chừng ấy chi tiết, nhơi lại chuyện đã biết ngày hôm qua: What? Who? Where? When? (Cái gì, ai, ở đâu, khi nào) Chấm hết! Reuters, AP, AFP… viết mấy chữ, dịch lại bấy nhiêu, thậm chí giản lược hơn cho đủ đất đăng. Còn cái Why? How? (tại sao, như thế nào), mà người đọc muốn biết và cần biết, thì chẳng thấy!

Có tác giả giữa những ngày Bangkok khói lửa, ngồi Sài Gòn dịch mà quên dẫn nguồn, tả cảnh đi chợ giữa lòng khu phe áo đỏ “cắm dùi”: thiên hạ tỉnh queo buôn bán, hàng hóa ê hề, các túi xách Louis Vuitton đầy đường giá chỉ có 50 baht!

Dịch mà quên phân tích: giỏ Louis Vuitton nào mà giá không đầy ba chục ngàn đồng? Trừ phi giỏ “Hồng Kông bên hông Chợ Lớn”! Nên “bài viết” cứ như của một “bà đầm mũi lõ, mắt xanh” lần đầu tiên lớ ngớ đến Bangkok!

Ngày càng chẳng buồn ghi nguồn, hoặc có ghi thì ghi ở một chỗ “khiêm tốn”. Khéo léo hơn nữa thì tổng hợp: lấy nửa bài báo này hay hai phần ba, ráp một chút bài báo kia lại, rồi ký tên, mở ngoặc đơn (tổng hợp từ…). Cứ như thể cái ý to đùng của bài ấy là của tôi, “Nguyễn Văn Mỗ”… Cứ như thể, dịch giả mới chính là tác giả và là tác giả nguyên thủy.

Học làm báo cho đã để chỉ dịch và dịch thôi sao? Khi chưa tự ấn định được cho mình góc nhìn trong một sự kiện, tự mình đặt câu hỏi về những cái gì “behind the scene” (chuyện hậu trường, chuyện đằng sau) của sự kiện đó, chưa thoát ly được với cái “bài báo văn mẫu” kia, thì vẫn cứ là dịch giả. Và là dịch giả thì hãy nêu tên tác giả, vì chỉ tên tác giả đó mới bảo chứng độ xác thực của thông tin, tính vững chắc của lý luận, chứ không phải tên dịch giả! Tác giả thì chỉ có một, còn dịch giả thì xỏ xâu.

Trên thế giới thiên hạ có dịch báo không? Có. Nhưng chỉ đề tên tác giả và tờ báo nguồn. Tờ Courrier International là một tờ “đặc san” định kỳ cùa Pháp, chuyên dịch lại các bài báo hay trong tuần của các nước. Các bài dịch, trịnh trọng ghi nguyên tên tác giả cùng tờ báo gốc, tuyệt đối không đề tên dịch giả, thậm chí trịnh trọng giới thiệu tờ báo nguồn đó là gì, ở đâu, số lượng phát hành bao nhiêu… Và nghiêm chỉnh trả bản quyền.

Các trang thể thao quốc tế cũng thế. Khi xưa, có một vị đồng nhất hóa mình với tờ L’Equipe, bê nguyên quyển báo mà dịch: nay “khối vuông huyền ảo”, mai “hàng không mẫu hạm”...

Chẳng qua, “khối vuông huyền ảo” đó vốn từ chữ “le carré magique”, mà tờ L’Equipe chế ra từ từ ngữ le carré trong mệnh lệnh “Formez le carré” mà trong sơ đồ chiến trận thời xưa, từ thời La Mã đến Napoléon, chính là “hãy xếp thành hình khối vuông để phòng thủ” hàng hàng, lớp lớp.

Tờ L’Equipe thêm tính từ magique (huyền ảo) để gọi cho kêu hàng tiền vệ 5 người thời Michel Platini còn xỏ giày đá World Cup 1982 với Alain Giresse, Jean Tigana và Bernard Genghini dưới thời huấn luyện viên Michel Hidalgo, đem về giải tư cho đội Pháp và chức vô địch EURO hai năm sau. Còn danh từ “hàng không mẫu hạm” để gọi đội Dynamo Kiev, là do hải quân Liên Xô thời đó còn sử dụng chiếc hàng không mẫu hạm tên “Kiev”.

Từ “văn mẫu” đó, cứ thế mà sau này, bài này thì nhà báo ở giữa MU, bài kia thì bên cạnh Bayern Munich. Cứ như là đằng vân, giá vũ, phân thân như Tề thiên đại thánh, nay Nam Phi, mai Nam Mỹ, mốt Bắc cực… Truyện tiếu lâm quốc tế, dịch xong, ký tên rõ to, mở ngoặc đơn (sưu tầm từ Internet). Tại sao động từ “sưu tầm” của tiếng Việt lại có thể trở thành đồng nghĩa ngoài ý muốn của động từ “cầm nhầm”?“

Làm báo với Internet” ngày nay sướng hơn “làm báo” cách đây hai ba mươi năm nhiều lắm. Khi ấy, báo ngoại quốc hàng tuần chỉ đến “chui” một ngày thứ Năm với chuyến bay Air France độc nhất! Những “nhà báo tự do” thông thạo ngoại ngữ, muốn có báo, phải ra sạp báo quốc tế (chui), bỏ tiền túi mua. Trước khi mua, phải đếm xem có bao nhiêu tin, bài dịch đăng được, thậm chí có bao nhiêu tấm hình sử dụng được, để… cho đáng số tiền bỏ ra mua tờ báo. Thời nay, tất cả dọn sẵn, miễn phí trên màn hình, chỉ cần “cắt”, “dán”.

Viết báo cũng giống như làm luận văn. Đề tài tự chọn, chủ ý tự nghĩ ra: Tôi muốn đưa ra giả thuyết này, giả thuyết kia... Lập luận của tôi là… Tài liệu tự tìm cho đến khi đủ chứng liệu lý giải cho ý kiến của mình. Bảo vệ đến kỳ cùng. Người làm luận văn để có được học lực thật của một “ThS”, “TS”, chỉ có thể đọc và đọc, tham khảo đối chiếu, nghiền ngẫm cho đến khi những gì đã đọc biến thành một “hệ thống” chính kiến trong đầu, chứ không phải cho đầy bộ nhớ - bộ nhớ máy tính lớn hơn triệu lần.

Hãy là mình! Lời nguyện cầu nho nhỏ nhân ngày nhà báo Việt Nam của năm thứ 10, thế kỷ 21.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà báo là ai?

    21/06/2015Nguyễn Hoàng LinhNhà báo là người chuyên làm nghề viết báo (Từ điển tiếng Việt). Không biết như thế đã đầy đủ chưa nhưng tôi rất tâm đắc với một nhà báo nổi tiếng mà tôi đã ngấm nó vào từng tế bào của đời làm báo: Nhà báo là những người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại
  • Báo chí hiện đại ngày càng lá cải

    09/01/2018Alex S. Jones - Hoàng Thư (biên dịch)Nhà khoa học chính trị Robert M. Entman đã tìm ra một số cách vừa sâu sắc vừa thú vị để chỉ ra sự khác biệt giữa các thể loại báo chí Mỹ. Theo ông, truyền thông có thể được chia thành 4 loại: báo chí truyền thống, báo chí lá cải, báo chí cổ súy, và giải trí. Cách đầu tiên mà Entman đưa ra để phân biệt 4 loại báo này với nhau là dựa vào mức độ chúng tuân thủ 5 tiêu chuẩn căn bản của báo chí.
  • Một số quan điểm về tính khách quan, chân thật trên báo chí hiện nay

    21/06/2017Trần Thị Cẩm ThúyVề lý thuyết, uy tín và hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào tính khách quan, chân thật của những thông tin mà nó đem đến cho công chúng. Một tờ báo đưa tin sai, dù sau đó đính chính, sẽ tự hạ thắp vị trí của mình trong lòng độc giả.
  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Internet sẽ tiêu diệt văn hóa đọc?

    02/07/2016Minh TuấnInternet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Song, nó cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đọc truyền thống. Liệu sách, báo in sẽ tồn tại?
  • Nhà báo - nhà văn, viết văn - viết báo

    21/06/2016Văn GiáMấy năm gần đây, thỉnh thoảng trong báo giới và văn giới của ta lại thấy vẩn lên câu chuyện: Nhà báo viết văn và nhà văn viết báo. Vế thứ nhất gần như mặc nhiên và được xem là thuận chiều, không có gì cần bàn lắm. Chủ yếu là ở về thứ hai. Có một số nhà văn tuyên bố ra miệng rằng: viết báo đối với họ chẳng qua là nghề tay trái, là “lấy ngắn nuôi dài”, là lo cái chuyện độ nhật... mà thôi.
  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân dân

    01/07/2015Hữu ThọNgày 25/5/1987 là ngày mở đầu chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân Dân của tác giả N.V.L. Nghiên cứu bối cảnh ra đời của chuyên mục nổi tiếng này, để hiểu rõ hơn ý định của tác giả...
  • Sự kỳ diệu của một bài báo

    02/04/2014Huyền DiệuBài báo được viết cách đây hơn 100 năm. Đầu tiên nó chỉ là một bài báo đơn giản, những bài báo này đã trở thành chất xúc tác lan tràn rất nhanh trong nhiều giới. Khi bài báo được in ra lần đầu tiên tại Mỹ, nó đã thu hút hàng trăm ngàn độc giả, nhiều độc giả đã mua hàng trăm tờ báo chỉ vì tờ báo có bài “A message to Garcia”.
  • Phản biện để hoàn chỉnh tư duy

    11/09/2009Chu Thanh Tâm (thực hiện)Tham vấn- Phản biện: Khó và rất nhạy cảm, tuy nhiên sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận nếu chúng ta có những cách phản biện tốt. Báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng vì báo chí tạo ra dư luận xã hội, có sức mạnh cổ vũ nhân dân. “Người hay cãi”- Nhà báo Hữu Thọ đã “mách nước” như vậy với báo Đại Đoàn kết sau khi theo dõi nhiều bài viết ở chuyên mục này.
  • Báo chí cần làm gì cho nền kinh tế?

    08/09/2009Nguyễn Trần BạtTrong những năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng khá cao, vào khoảng 7% trong vòng 15 năm, giúp Việt Nam tăng gấp đôi thu nhập bình quân. Nhưng chúng ta cần phải phân biệt giữa những thành tích của nền kinh tế với những thành tích của các doanh nghiệp, giữa những thành tích về lượng và những thành tích về chất...
  • Kỳ vọng ở báo chí: Báo chí phải nhìn lại mình

    15/08/2009Dương Bình Nguyên thực hiệnGiáo sư Tương Lai có thể làm chuyên gia trong nhiều lĩnh vực bởi ông là một kho tri thức sống quý giá. Hơn thế, ông là người luôn nóng lòng phản biện trên báo chí trước những vấn đề lớn của xã hội. Và từ đó, góc nhìn của Giáo sư Tương Lai với báo chí cũng là góc nhìn đầy thực tế và mang tính xây dựng cao...
  • Mối quan hệ báo chí- kinh tế: Nhìn từ lịch sử

    27/07/2009Về lịch sử báo chí buổi sơ khai, có quan điểm cho rằng, nó bắt nguồn từ nhu cầu thông tin kinh tế mà các nhà buôn thông qua một mạng lưới rất nhiều những người trong giới thuơng nhân, các nhà thám hiểm hay các tăng lữ cung cấp qua thư tín rồi tổng hợp lại thành những bản tin tức để cung cấp phục vụ việc buôn bán, tìm kiếm sản phẩm, thị trường và giao thương.
  • Tản mạn về nhà báo và doanh nhân

    01/07/2009GS. Dương Trung QuốcSự gần gũi, mối liên minh và cả sự cạnh tranh giữa báo chí và doanh nghiệp, giữa nhà báo và doanh nhân hay giữa tất cả hai giới chúng ta là lẽ thường tình như một quy luật mà ta đã đọc thấy trong pho lịch sử báo chí của những cái đã trải qua...
  • Chuyện làm báo ở Sài Gòn trước 1975

    21/06/2009Đoan Trang"Nhiều nhà báo trẻ bây giờ sính dùng tiếng Anh, tiếng Mỹ trong bài quá, mặc dù nhiều từ có tiếng Việt tương ứng. Có khi lại dùng từ nước ngoài kèm theo tiếng Việt, kiểu như: fan hâm mộ, nắp ca-pô…” - ông Y. nói. "Tôi nhớ báo chí Sài Gòn thời trước 75 không ai viết tiếng Việt theo kiểu "ba rọi" như vậy, mà phóng viên có lỡ viết thì biên tập viên cũng sẽ sửa ngay".
  • Báo chí Việt Nam “đêm trước đổi mới”

    12/06/2009Đoan TrangTin tức hết sức lành mạnh, chỉn chu, không “lá cải” giật gân, thiên về quảng bá những điển hình tiên tiến; một số bài báo nổi tiếng góp phần vào sự nghiệp đổi mới sau đó… Đó là vài đặc điểm nổi bật của báo chí Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 tới “đêm trước đổi mới”, năm 1986.
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Những “kỳ biến” trong làng báo đầu thế kỷ XX

    20/06/2009Trần Hòa BìnhVề cơ bản, đến những năm 30 của thế kỷ XX, các thể loại báo chí Việt Nam đã định hình khá rõ nét, có phần được chiếu theo những tiêu chí của báo chí phương Tây. Bên cạnh những thể loại cũ, một số thể loại mới xuất hiện, tạo nên những "kỳ biến" trong làng báo đầu thế kỷ XX.
  • Nghĩa vụ của nhà làm báo

    19/06/2009Phạm QuỳnhNhà báo vừa tiêu biểu mà vừa tạo thành ra dư luận trong một nước. Ai nói đến báo là nói đến dư luận, ai hỏi đến dư luận là tìm đế báo, báo với dư luận, dư luận với báo là lần lót, là hình ảnh cho nhau, là tinh thần là hình thức của nhau vậy.
  • Ai xóa cái "Tôi" của nhà báo?

    18/06/2009Lưu Hoài AnQuá nhiều các bài viết lờ nhờ, nhạt nhẽo trên báo chí mà người viết không đưa ra một quan điểm nào. Họ biện hộ: Đó chính là tính "khách quan" của báo chí. Hay đó chỉ là sự vô trách nhiệm và ngại chịu trách nhiệm của nhà báo?
  • Phê bình nghệ thuật: Viết không có độc giả *

    04/05/2009James Elkins - Như Huy dịchPhê bình nghệ thuật đang gặp khủng hoảng toàn cầu. Giọng điệu của nó trở nên yếu ớt, và bản thân nó đang bị tan loãng vào nền phông lộn xộn của ngành phê bình văn hóa mì ăn liền. Song sự suy tàn của nó không phải là cú thở hắt cuối kết của một thực hành đang đến giờ lâm chung, bởi cũng vào ngay chính lúc này đây, phê bình nghệ thuật đang khỏe mạnh hơn bao giờ hết.
  • Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

    09/04/2009Trần Văn ToànSự ra đời của báo chí, lẽ tự nhiên, làm xuất hiện một chân dung mới: ký giả, hay nhà báo. Những danh xưng này, trong ngôn ngữ đương đại thiên về ý nghĩa nghề nghiệp thuần túy nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có nét nghĩa chỉ một nhóm có vai trò ưu đẳng trong xã hội (status group). Với quốc dân, họ là đại diện cho luân lý và tri thức, có chức phận dẫn dắt, hướng đạo. Trong một xã hội vốn có truyền thống trọng quan tước, ký giả thậm chí được liệt vào tầng lớp “quan lại cao cấp”.
  • Đọc "báo mạng” Việt Nam

    24/06/2007GS. Trần Hữu DũngNhân ngày 21-6, Giáo sư Trần Hữu Dũng có gửi riêng cho TBKTSG bài viết với những nhận xét rất thẳng thắn về các tờ báo điện tử của Việt Nam...
  • Bán nhạc - đạo nhạc: Chuyện con gà - quả trứng?

    03/01/2007Những ngày gần đây, nạn đạo nhạc đã dấy lên những cuộc tranh luận khá gay gắt trong dư luận. VietNamNet tổ chức cuộc bàn tròn trực tuyến xung quanh vấn đề này...
  • Từ nguồn cội văn chương

    06/11/2006PGS, TS Trần Thị TrâmỞ Việt Nam, thời nào cũng vậy, luôn có một đội ngũ rất đông những người từ địa hạt văn chương đi làm báo và tiềm lực văn chương quý báu đã giúp cho nhiều người trong số họ trở thành những nhà báo giỏi. Tác giả PhanThịVàngAnh cũng không nằm ngoài quy luật đó...
  • Mười bí quyết thành công trong phát hành báo chí hiện đại

    20/07/2006Nguyễn Thành LợiPhát hành là chìa khoá vàng để báo chí mở rộng cánh cửa bước vào thị trường, nó là khâu cuối cùng quyết định sinh mệnh của tờ báo... tại sao trong một thị trường báo chí, có tờ báo dần bị suy thoái, có tờ lại không ngừng phát triển lớn mạnh. Bí quyết gì để dẫn đến thành công trong công tác phát hành?
  • Tìm lại chân dung một nhà báo hàng đầu Việt Nam

    20/06/2006Hôm nay, chúng ta ít nói đến nhà báo Phan Khôi - một nhà báo tài năng, một người cổ vũ cho tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới lạ, đa văn hóa từ Hongkong, Trung hoa dân quốc, Nhật bản, Pháp...
  • Truyền thông đang “xâm lấn” báo chí

    20/06/2006Lê ThăngTháng 5 vừa qua, Đại học Tự do Bruxelles đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Các nhà báo thời kỳ công nghệ thông tin và truyền thông (ITC): Những thách thức về đạo đức báo chí”. Tham dự hội thảo này có các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí từ châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Á (PV Báo Lao động tham dự và trình bày tham luận tại hội thảo)...
  • Báo in điện tử sẽ xuất hiện cuối năm nay?

    15/06/2006Ý tưởng về những màn hình số có thể cuộn tròn và nhét vào balô như tờ báo in đã xuất hiện từ ba thập kỷ nay và cuối cùng, chúng cũng đã lộ diện...
  • Những hạt sạn trong báo chí

    27/01/2006Phan ViệtMột số những sai trái trong đời sống văn hoá hiện tại của Việt Nam nguyên nhân là do sự cẩu thả, dễ dãi hoặc ấu trĩ về nhận thức của những người tham gia tạo, phát tán và đánh giá các sản phẩm và hoạt động văn hóa, với mong muốn góp phần làm trong sạch hơn bầu không khí văn hóa nước nhà
  • Khi báo điện tử lên ngôi

    22/12/2005Hoài LinhVới lợi thế nhanh, sức chứa thông tin khổng lồ và khả năng tương tác nhiều chiều giữa toà soạn và bạn đọc, báo điện tử đang ''tiếm ngôi'' của báo giấy. Ghi chép của phóng viên VietNamNet từ chuyến đi khảo sát báo chí Pháp...
  • Vài nét về chủ nghĩa bảo thủ hiện đại ở phương Tây

    03/12/2005Nguyễn Văn DũngTrong những thập kỷ gần đây, trên sách báo chính trị - xã hội của phương Tây thường xuất hiện những khái niệm như "Chủ nghĩa bảo thủ" (Conservatism), “chủ nghĩa bảo thủ mới" (Neoconservatism), "phái hữu mới" (New Right). Các nhà khoa học xã hội ở nhiều nước đã dành nhiều thời gian, công sức để phân tích, lý giải các khái niệm này.
  • xem toàn bộ