Lúc nào chúng ta cũng viện lý do, cho rằng viện lý do mới có thể bảo vệ chúng ta, kỳ thực viện lý do sẽ nuốt chửng chúng ta

07:01 SA @ Thứ Hai - 05 Tháng Bảy, 2010

Vận động viên xuất sắc nhất hai mùa bóng 1994 và 1995 Rookie Jenin Kidd của hiệp hội bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) đã từng nói rằng biểu tượng người anh hùng trong mắt anh chính là bố anh. Bố anh đã dạy anh rất nhiều những phẩm chất tốt đẹp như cần cù, chịu khó, nhẫn nại… Những điều này nghe có vẻ cũ rích tuy nhiên Jenin Kidd lại dựa theo những lời giáo huấn này để thực hiện luyện tập.

“Lúc còn nhỏ bố tôi dẫn tôi đi chơi bowling. Tôi chơi rất tồi nhưng luôn vịn cớ tìm cách giải thích vì sao mình chơi tồi mà không tìm hiểu nguyên nhân thực sự của nó. Bố tôi nói với tôi: “Đừng có biện minh, đó không phải lý do, con chơi bóng bowling không tốt, nguyên nhân là do không chịu luyện tập”. Ông nói đúng, bây giờ tôi mới phát hiện ra nhược điểm của mình, tôi càng cố gắng sửa chữa, quyết không tìm cớ biện minh.

Đội bóng Dallas Mavericks sau mỗi buổi luyện tập xong, mọi người thường thấy một cầu thủ vẫn chạy tập trên sân bóng, tiếp tục luyện ném rổ, đó chính là Rookie Jenin Kidd, bởi vì anh là người không kiếm lý do cho bản thân.

*
Trong giới doanh nghiệp có một câu rất được hoan nghênh: Tôi có thể tìm cớ viện lý do, cũng có thể kiếm số tiền lớn nhưng tôi không có cách nào có cả hai thứ đó.

Trên thực tế, không tìm cớ viện lý do là một cách tốt nhất để giảm bớt ưu phiền, cũng là công cụ có hiệu quả của thành công. Nghĩ kỹ một chút, “tìm cớ viện lý do” thông thường chỉ là một sự thể hiện lo sợ, ví dụ như: “Tôi lo không có thời gian”, “Tôi rất lo sợ bước ra ngoài khu vực của mình”, “Tôi không biết mọi người sẽ nghĩ như thế nào”, “Tôi sợ tôi làm không được”, “Tôi cho rằng đây không phải là bản tính của tôi”… Khi chúng ta xóa bỏ nỗi sợ hãi đằng sau những cái cớ này, khi không còn do dự nữa thì sẽ tràn ngập niềm tin trong lòng tiép tục tiến về phía trước.

Một người có thói quen chuyên tìm cớ thoái thác thì không thể nào phát huy được khả năng tiềm ẩn của anh ta. Khi cái cớ này nổi lên hàng đầu, anh ta sẽ túm chặt lấy không buông ra, coi nó là rất nghiêm trọng, suy nghĩ xem cái cớ nên lập ra như thế nào. Sau đó dùng nó làm viên đạn đối phó với mình. Tất cả những điều này đều xảy ra quá nhanh chóng, thông thường ngay cả bản thân mình cũng không cảm thấy, đây là một thói quen tự áp chế. Chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ một chút thì có thể phá vỡ thói quen xấu đó.

Trên thực tế, mỗi người thành công đều thừa nhận, họ cũng từng đối diện với viện lý do cho bản thân, ví dụ như “Tôi mệt rồi, sau này tiếp tục làm cũng được”, “Tôi rất lo sợ”, hoặc là “Tôi không muốn làm việc này”. Có điều, những người này lại có thể biến nỗi sợ hãi và cái cớ kia thành khắc phục được, ít nhất không cần coi nó quá nghiêm trọng, quá đáng sợ hoặc chỉ là cách nghĩ ỷ lại mà thôi. Do vậy, họ không những khôngbị nhấn chìm mà còn có thể lấy tiêu điểm tập trung tại nơi mà họ theo đuổi và những nhiệm vụ họ đang thử nghiệm hoàn thành.

Muốn làm một người thành công, trước tiên cần chịu trách nhiệm đối với bản thân, không tìm kiếm lý do cho bản thân. Chỉ cần bạn bước đi vững chắc từng bước một, nắm chặt từng ngày trôi qua thật nhanh, toàn tâm toàn ý tập trung vào việc bạn muốn làm, vậy là bạn đã thành công một nửa. Sức mạnh tích cực giảm đi một điểm, sức mạnh tiêu cực lại tăng thêm một điểm, nếu như gặp phải vấn đề mà bản thân tìm kiếm lý do để thoát khỏi, như vậy bạn không bao giờ giành được thành công. Chỉ có những người kiên trì không ngừng nghỉ mới có thể giành lấy sự báo đáp đáng có. “Đừng nên tìm kiếm lý do cho bản thân mình”. Đây dường như là một câu nói giản đơn, và còn là chìa khóa tốt nhất để mở ra cánh cửa thành công.

Đừng bao giờ tìm kiếm lý do! Trong cuộc sống hiện thực, cái mà chúng ta thiếu chính là khát vọng tìm cách hoàn thành nhiệm vụ, chứ không phải là đi tìm kiếm người viện cớ nào đó. Họ thể hiện một thái độ chân thành, phục tùng, một tinh thần trách nhiệm, yêu nghề nghiệp, một năng lực thi hành hoàn hảo.
Trong quyển “Chiến tranh mà tôi từng biết” – hồi ức về chiến tranh của tướng Button đã viết: “Khi tôi muốn đề bạt ai đó, tôi liền tập trung tất cả những người kế nhiệm xếp thành một hàng, đưa cho họ một vấn đề cần giải quyết. Tôi nói: ‘Các cộng sự thân mến, tôi muốn đào một chiến hào phía sau nhà kho, dài tám thước Anh, rộng ba thước Anh’. Tôi nói với họ rất nhiều. Tôi cần một cái kho có cửa sổ hoặc là lỗ thông hơi. Người kế nhiệm đang kiểm tra công cụ, tôi đi vào trong kho, quan sát bọn họ qua cửa sổ và lỗ thông hơi. Tôi nhìn thấy họ để cái xẻng và cái cuốc ở trên mặt đất sau cái kho. Họ nghỉ ngơi một lúc sau đó bắt đầu bàn tán xôn xao, tại sao tôi yêu cầu họ đào cái chiến hào nông như vậy. Trong số họ có người nói rằng sâu sáu thước Anh chưa đủ chỗ trú ẩn tránh đạn pháo. Những người khác tranh luận nói, chiến hào như vậy quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu như họ là sĩ quan, họ sẽ oán trách bản thân không nên đào chiến hào – một công việc lao động phổ thông như vậy. Cuối cùng, có một người cộng sự ra lệnh cho mọi người: ‘Chúng ta hãy đào cho xong cái hào này rồi dời khỏi đây thôi! Ông già khốn khổ đó muốn dùng chiến hào này làm cái gì thì không phải phận sự của chúng ta”. Cuối cùng, tướng quân A viết rằng: “Người cộng sự đó sau này được đề bạt. Tôi cần tìm ra một người không tìm cớ thoái thác mà chỉ nghĩ làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ”.

Bất luận là công việc gì, đều yêu cầu cần có người không tìm lý do mà thực hiện ngay nhiệm vụ. Đối với chúng ta, bất luận là làm công việc gì, đều cần ghi nhớ trách nhiệm của mình, bất luận vị trí công việc như thế nào, đều cần có trách nhiệm đối với bản thân. Đừng có tìm lý do để thoái thác hoặc là qua loa tắc trách, cần hoàn thành tốt nhiệm vụ không cầu viện bất kỳ lý do nào.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nói dối: đáng ghét và đáng yêu

    31/03/2017Minh DuyCuộc sống luôn tồn tại nghịch lý tốt và xấu. Dù dân gian đúc kết “Thật thà là cha dối trá” song không phải lúc nào và ai cũng cần và muốn nghe lời nói thật. Dẫu thế, con người vẫn mải miết kiếm tìm sự thật và mong muốn nói dối không thuộc về mình. Vì sao có thực tế này?
  • Anh chàng khoác lác

    02/04/2018Phạm QuỳnhCũng có trí thông minh, cũng có tài hoạt-bát, cũng biết đường hơn thiệt, cũng biết điều phải chăng, nhưng phải cái tính tự phụ hiếu thắng, nói khoác nói lác, nói quàng nói xiên, thành ra con người trắng trợn, rất khả ố.
  • Ích kỷ, cái gốc của mọi tính xấu

    21/08/2016Thu HuyềnCon người ta có biết bao nhiêu tính xấu, nhưng ngẫm cho kỹ thì hình như mọi tính xấu của con người đều từ một cái gốc mà ra. Đó là tính ích kỷ. Theo định nghĩa từ điển tiếng Việt, ích kỷ là "chỉ biết, chỉ vì lợi cho riêng mình mà không biết đến người khác. Tham lam cũng bắt nguồn từ sự ích kỷ muốn vơ hết về mình...
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • Cái bình nứt

    06/11/2015Phương Thảo (Theo Chicken)Cuộc sống không hoàn hảo cũng như chính con người chúng ta không hoàn hảo, thế nhưng mỗi chúng ta có thể biến những gì không hoàn hảo trở thành điều có ích.
  • Cảm giác có lỗi

    29/10/2015Vương Trí NhànKhiêm tốn, biết điều có vẻ như là một cái gì xa lạ trong tâm lý con người đương thời. Có thể bạn cho rằng tôi đã quá lời ư? Hãy thử lướt qua báo chí và các chương trình truyền hình hàng ngày. Có phải nhìn đâu chúng ta cũng bắt gặp những nụ cười tự mãn, những lời hoa mỹ khoe tài khoe giỏi.
  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • Tình yêu lớn lên trong cãi vã

    18/05/2015Đỗ Quyên (dịch)Tình yêu chín muồi có lòng tin không gì có thể phá hủy. Đối với người thường xuyên mắc sai lầm, tình yêu là lòng tin. Yêu là tin vào mọi việc, tin vào cái tốt nhất, dù người tình có mắc sai lầm một ngàn lần, thì tình yêu vẫn tha thứ họ và yêu họ một ngàn lẻ một lần...
  • Khi người ta nhu nhược với cái xấu

    13/08/2014Lê Ngọc Sơn thực hiệnGiá trị sống đang bị chi phối bởi đồng tiền nhiều quá, khiến đạo đức cũng đang lệch chuẩn.
  • Phải có tấm lòng chính trực

    01/03/2014Matsushita KonosukeTrong kinh doanh có rất nhiều điều quan trọng liên quan tới tâm thể của người kinh doanh nhưng một trong những điều căn bản nhất mà tôi luôn nghĩ đến và gắng sức giữ gìn, đó là một tấm lòng chính trực. Chỉ khi người làm kinh doanh có một tấm lòng chính trực thì những điều mà tôi đề cập trên đây mới thực sự có nghĩa, người làm kinh doanh mà thiếu đi tấm lòng chính trực thì không bao giờ có được sự phát triển lâu dài.
  • Về cái Tích cực và Tiêu cực

    04/10/2013Nhà văn Nguyên NgọcĐã bao nhiêu lần chúng ta nói về cái khái niệm đẹp đẽ "nhân dân làm chủ". Nhưng làm chủ bằng cách nào vậy? Cái số đông và vì là số đông nên lại trừu tượng ấy có thể thực sự làm chủ bằng cách nào?
  • Thử tiếp cận Khối Óc - Trái Tim bằng cái nhìn điều khiển học

    15/12/2010Hà YênÓc và Tim thì động vật có xương sống nào cũng có. Nó đơn thuần chỉ thuộc phạm trù vật chất. Chỉ có Khối óc và Trái tim con người chúng ta ngoài thuộc tinh vật chất trần trụi, nó còn thuộc về một Thế giới siêu hinh học, ẩn giấu biết bao điều kỳ diệu, làm nên phẩm chất con người, phẩm chất Đời người và phẩm chất Người đời...
  • Phía sau mỗi con người ta

    25/06/2010Nguyễn Văn Bìnhsống là chuyển động và trong sự bươn chải ấy, chả tránh khỏi những sây xước do đồng loại gây ra. Vô tình làm tổn thương người khác có thể được bỏ qua, giống như kẻ không biết mà phạm thánh thì được tha. Cố tình làm nhục nhau lại là chuyện đáng nói...
  • Tiểu xảo

    19/05/2010Nguyễn Văn BìnhCó bao nhiêu người trên thế gian này thì có bấy nhiêu nghệ thuật sống. Có người sống trung thực, có người sống thẳng thắn, người khác sống kín đáo, người khác nữa thì chọn cách sống nhường nhịn. Thôi thì đủ cách sống, có tốt có xấu có lợi cho thiên hạ có, hại cho thiên hạ cũng có. ..
  • Chuyện lỗi lầm

    13/05/2010Trúc NgoanThật ra, ai cũng có nhiều lỗi lầm ở thời niên thiếu. Có những lỗi lầm mà ta có thể sửa sai và quên đi, nhưng cũng có những lỗi lầm dù đã sửa sai rồi mà nó cứ bám theo bước chân ta mãi...
  • Chán là bỏ

    29/10/2009Lưu Dung"Bạn gái chơi từ hồi lớp mười, đến khi tốt nghiệp chắc không cùng nhau nữa!". Chiều nay, khi cha con ta sơn lại ga ra, vô tình con thốt lên câu đó. "Vậy thì chơi với nhau để làm gì?"...
  • Giữa hai dòng trong – đục

    28/07/2009Bùi Tiến QuýPhân biệt hai dòng trong- đục trong cuộc sống khá dễ dàng vì chúng vốn mang tính tương phản, như: năng động- trì trệ, trong sạch- vẩn đục, tôn trọng- coi thường, chia sẻ- vô cảm,…Sau khi suy ngẫm, người ta dễ dàng lựa chọn.
  • Nhiều cái cần thì chưa dạy!

    25/05/2008Thu TrangCó một nghịch lý: Một mặt, cả giáo viên và học sinh đều than là chương
    trình giáo dục của ta quá nặng nề, thậm chí ảnh hưởng xấu đến thể chất
    và tinh thần của trẻ. Song mặt khác, những gì thu nhận được trong
    trường học lại không đủ để trang bị cho các em vốn kiến thức, vốn nhận
    thức để vào đời.
  • Có “cái tình”, “cái lí” mới trở thành hiện thực

    12/10/2007Kim ChiKinh nghiệm sống cũng như khoa học đã phát hiện rằng, nếu chỉ dừng lại ở quá trình nhận thức, mà không xuất hiện sự "động lòng", nghĩa là chỉ có cái lý mà không có cái tình, thì không thể tạo nên nhu cầu, động cơ..., để thúc đẩy thành hành động. Hoặc giả nếu có hành động, thì hời hợt, giả đò nửa vời, không thể tác động đến hiện thực một cách có kết quả...
  • xem toàn bộ