Mc Donalds Hà Nội sẽ đóng quân ở Đinh Lễ

08:46 CH @ Thứ Năm - 03 Tháng Tư, 2014

Mình mới nghe tin McDonalds sẽ tiến ra Hà Nội và cửa hàng đầu tiên sẽ mở tại phố sách Đinh Lễ. Thế là coi như một con phố sách truyền thống của Hà Nội sẽ bị dẹp. Mình chưa thấy có thông tin chính thức từ McDonalds Việt Nam...

Nhưng từ nhiều tuần nay, mình có đi Đinh Lễ và thấy phần lớn các cửa hàng dưới tầng 1, mặt đường đều đã đóng cửa. Chỉ còn vài cửa hàng khu vực phía đầu Nguyễn Xí là còn mở, vài cửa hàng trên tầng 2 vẫn hoạt động.

Mình nghĩ Hà Nội thiếu gì con đường để mở McDonalds mà lại chọn Đinh Lễ. Đinh Lễ từ trước đến nay vẫn được coi là phố sách, là thủ phủ của những người yêu văn hóa đọc tại Hà Nội. Nói Đinh Lễ - Nguyễn Xí là nơi bắt nguồn văn hóa đọc cũng không sai. Thế mà bây giờ, chỉ vì mấy miếng ăn nhanh dầu mỡ của phương Tây mà nỡ dẹp đi cả một nét văn hóa đọc của người dân.


Buồn cho một phố sách​

Người ta cứ kêu gào văn hóa đọc. Muốn người dân đọc sách nhiều, tìm hiểu sách nhiều. Ấy thế mà có cái chỗ cho già trẻ lớn bé đến mua sách, một con phố nhỏ nhỏ những đẫm đầy tri thức ấy lại phải nhường chỗ cho cái gọi là "đồ ăn nhanh". Có người bảo, không ra Đinh Lễ thì có Phạm Văn Đông, có đường Láng. Nhưng thật buồn cười. Phạm Văn Đông nổi tiếng là sách giả, còn Láng thì nổi với sách cũ. Chỉ có ở Đinh Lễ, người ta mới tìm thấy những cuốn sách thơm mùi mực in. Còn gì thích hơn mua một cuốn sách hay, đi sang bên đường ăn que kem Tràng Tiền, dừng chân bên bờ Hồ thưởng thức một ngày đẹp.

Nếu thật sự McDonalds vào Đinh Lễ, mình tự hỏi ai là người chấp nhận điều này vậy?Còn bao nhiêu con đường, bao nhiêu khu vực với diện tích rộng rãi hơn thì không lập cửa hàng. Khu Cầu Giấy, Hồ Tây hay Đống Đa đâu có thiếu địa điểm. Phải chen chân lên khu đông đúc dân cư như Hồ Gươm, Đinh Lễ thì thật buồn cười. Và người ta coi mấy miếng ăn mới xuất hiện hơn là cả một giá trị tinh thần to lớn tồn tại bao nhiêu năm.

Người trẻ, người già rồi sẽ mua sách ở đâu, đọc sách ở đâu? Văn hóa đọc rồi sẽ đi về đâu khi mới chỉ mấy miếng bánh mì kẹp, hamberger đã đủ đè bẹp văn hóa đọc rồi!

Nguồn:Vitalk
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ai đọc sách nghiêm túc?

    19/05/2013Thanh HuyềnChưa bao giờ văn hóa đọc lại gióng nhiều hồi chuông báo động đến vậy. Đâu đâu cũng thấy xuất hiện tràn lan các tiểu thuyết diễm tình, những tác phẩm dành cho giới trẻ với ngôn từ gây sốc, sex không loại trừ cả chuyện dành cho thiếu nhi… Những tác phẩm kinh điển được cho là sống mãi với thời gian như: “Cuốn theo chiều gió”, “Ruồi trâu”… lại chỉ có thể sống “thoi thóp” trong tủ sách. Giờ đây, thật hiếm những người đọc sách nghiêm túc, càng hiếm hơn những thanh niên cầm trên tay những cuốn sách quý mà một thời từng được cho rằng làm thay đổi tư tưởng của cả một thế hệ!
  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Nếu bạn muốn đọc sách nhanh

    23/05/2014Lê Nguyên KhôiCuộc sống trong thời hiện đại có rất nhiều nhu cầu khác ngoài thời gian làm việc, nên thời gian dành cho việc đọc không thể tăng thêm được. Mặc dù mọi người không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn lâm vào tình trạng thiếu thông tin, không ai muốn mình trở nên lạc hậu. Do vậy tồn tại một mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu kiến thức, khối lượng sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật với các điều kiện cần thiết để thu nhận và nắm vững thông tin. Chính vì lẽ đó, mọi người trong xã hội đã và đang nâng cao tốc độ đọc của mình.
  • Thiếu nhi đọc sách - cần có sự hướng dẫn khoa học

    04/03/2014Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như trong học tập hay vui chơi, trẻ em đọc sách cần phải có sự hướng dẫn.
  • “Tôi vẫn thích đọc sách in…”

    03/08/2009PGS-TS. Phạm Văn TìnhChúng ta thường tin rằng, sách in là sản phẩm trí tuệ tuyệt vời nhất của nhân loại và nó giữ một vị trí xứng đáng trong mọi nền văn hóa đọc trên khắp thế giới nhưng hiện nay, với sự phát triển nhanh, tiện lợi của mạng Internet thì sách in có còn là sự lựa chọn của đại đa số độc giả…?
  • Đọc sách thời hội nhập

    20/12/2006Ngọc Diệp (thực hiện)Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình...
  • Đôi điều về tư tưởng và phương thức đọc sách

    07/11/2006...không có một quy chuẩn nào về chuyện đọc sách, có quyển sách (nhất là nếu được coi là kinh điển) thì nên đọc kĩ, nhưng nhiều quyển thì chỉ cần đọc qua lấy ý chính, mà có khi chỉ cần nghe người khác nói lại là đủ. Cái này là cả một nghệ thuật...
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Phát hành sách tư nhân thao túng thị trường xuất bản

    09/10/2003Theo ông Phan Khắc Hải, chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, lượng sách bán ra từ hệ thống phát hành sách tư nhân lên đến trên 10 triệu bản/ năm, chiếm hơn 2/3 đầu sách ấn bản trên toàn quốc hiện nay. Trong đó, nhiều đơn vị đã cho in số lượng sách lớn gấp 5-10 lần số được ghi trong giấy phép xuất bản...
  • Đi nhà sách...đọc sách

    07/08/2003Một người bạn rủ tôi đi nhà sách để... đọc sách. Tôi ngạc nhiên: đi nhà sách để mua sách, chứ ai lại đến đó để đọc sách. Anh bạn kéo tôi: thì cứ đi rồi biết...
  • xem toàn bộ