“Mềm hóa” triết học

09:13 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Bảy, 2006

Công ty Văn hóa & truyền thông Nhã Nam cùng Nxb Văn học vừa cho ra mắt bộ sách Danh tác triết học,gồm một số tác phẩm của Nietzsche, Schopenhaue... nhưng thay vì những tuyển tập dày cộp, lại là những cuốn mỏng, bìa mềm, dễ đọc, dễ biểu vớivăn phong lưu loát, chỉn chu. Thể thao & Văn hóatrao đổi với ông Nguyễn Nhật Anh (Giám đốc Công ty).

- Sách triết học vốnlà loại rất "khó nhằn" đối vở phần đông độc giả. Vậyvì sao Nhã Nam lại "dấn thân" vào lĩnh vực này trongkhi làmsách thời buổi này nhấtlà vớ các Công ty tư nhân, lợi nhuận luônlà ưu tiên số một?

Tôi không hiểu điều chị nói rằng, với tư nhân thì lợi nhuận luôn là ưu tiên số một có thực sự còn đúng hay không nữa. Theo chúng tôi quan sát, hầu hết những xuất bản phẩm quan trọng, những tác phẩm lớn, kinh viện thực sự trong cả văn học, triết học, những sách sang trọng khó bán bây giờ đa số đều do tư nhân làm cả. Còn Nxb Nhà nước thì có sách chương trình, sách Nhà nước tài trợ rồi... nên không làm cũng chẳng chết ai. Xuất bản tư nhân bây giờ có khi sang trọng hơn Nhà nước và xuất bản Nhà nước bây giờ có khi chụp giật hơn tư nhân.Vấn đề nó không phải là kiểu tổ chức, mà nó là tính cách con người.Vì chúng tôi, sách văn - triết, đặc biệt là những tác phẩm lớn, thì hễ làm được cuốn nào là chúng tôi vui cuốn đó. Cho dù sách đó khó bán. Đưa sách ra Đinh Lễ cho cửa hàng tư nhân nhiều khi người ta không nhận ký gửi vì họ sợ chật cửa hàng. Tuy nhiên đã làm xuất bản thì chắc là phải kiêm cả sách cao cấp khó đọc lẫn sách phổ thông đại chúng.

- Tủsách Danh tác triết học cũng đã bước đầu giới thiệuđược một số tác giả như Nietzsche, Schopenhauer… Tuy nhiên, đó mớichỉ là những tác phẩm tương đối "dễ đọc" của các tác giả đó. Vì sao Nhã Namkhông giới thiệu trọn bộ hoặc"làm mềm hóa" hẳn bằngcách sử dụng cả tranh ảnh minh họa vớisố trang,số chữ cực ngắn?

Nhã Nam chưa làm những tác phẩm dày cộp chứ không phải không làm. Có thể sau này có điều kiện chúng tôi sẽ in những cuốn lớn tirage đặc biệt, chỉ in theo số đặt hàng như ngày xưa cụ Đào Duy Anh in Từ điển Hán Việtvậy. Nếu sách đó ở Việt Nam chỉ có 100 người đọc, thì chỉ in 100 bản. Tuy nhiên, theo tôi, việc"manga" hóa hay nói cách khác là cố gắng chỉ - mặt- đặt- tên những trường phái, những tác giả triết học không bao giờ thay thế được việc xuất bản chính văn của danh tác triết học, nhất là xét đến lượng độc giả ít ỏi ở Việt Nam.Vì các triết gia chinh phục chúng ta bằng ngôn ngữ uyên bác của họ , bản thân họ cũng chẳng khác gì đại văn hào, một độc giả yêu sách văn - triết nào đó sẽ không bao giờ bằng lòng với việc xem mô hình một khu vườn mà anh ta sẽ phải tìm cách bước chân vào chính khu vườn đó mà thưởng ngoạn.

Thú thật tôi không biết rằng từ việc truyện tranh hoá liệu các triết gia lớn ấy có thể bị mất đi số độc giả nào đó má lẽ ra các ông ấy có thể chinh phục từ những câu văn, những ý nghĩ, những cảm giác siêu việt của mình hay không... Không có gì thay thể được việc đọc trực tiếp cả.

- Xuất bảntác phẩm triết học của những tác giả như Nietzsche...lẽ đương nhiên không phải lo gặp rắcrối bản quyền với chính tác giả. Song cáikhó nhất lại là ngườidịch có đủkhả năng ngôn ngữ và trìnhđộ nhận thức để truyền tải hay không?

Điều chị nói về người dịch đó là nỗi khó khăn đối với cả nền dịch thuật của Việt Nam, tôi nói thế từ quan điểm xuất bản.

Bây giờ tìm được dịch giả "xịn" dịch sách triết không hề dễ chút nào. Tái bản các cuốn sách trong bộ Danh tác triết họcchúng tôi đã không làm được điều mà lẽ ra Nhã Nam phải làm là biên tập hiệu đính lại, thậm chí khi cần thì phải dịch lại cho đúng với tiếng Việt hiện đại bây giờ. Nhưng khó khăn lớn nhất là không liên lạc được với các dịch giả, và do đó cũng không thể tự tiện biên tập hay hiệu đínhdịch phẩm được. Đó là điều áy náy lớn nhất của chúng tôi khi xuất bản bộ sách này.

- Chuyện thương thảo bản quyền với người dịch thế nào? Ởbìa lót, Nhã Namcó đề"do khôngliên hệđược với tác giả nên Công ty xin cáolỗi trước,mọi vấn đề liên quan đến bản quyền xin hãy liên lạc theo địa chỉ…”Vì sao lại có chuyện "ăn cơm trước kẻng" như vậy?

Sự tự tiện ấy chủ yếu xuất phát từ mong muốn phổ biến tác phẩm, mà tôi nghĩ chắc các dịch giả cũng thông cảm và hiểu cho chúng tôi từ góc độ này. Chúng tôi xin chịu hết mọi trách nhiệm. Sai lỗi trách cứ gì chúng tôi cũng xin nhận.

- Tự làm tem riêngđể chống hàng giả và để kiểm soát lượng sách bán ra là một sáng kiến của Nhã Nam. Song hiệu quảthực tế đến đâu?

Tem chống giả không phải là bùa ngăn sách giả. Vì sách giả bây giờ công khai giả. Sách giả không sợ gì hết! Chỉ cần bán rẻ để bóp nghẹt sách thật, còn thì in lem nhem, giấy xấu, chữ in chụp lại ynhư photocopy...công khai luôn. Với môi trường xã hội như hiện nay, việc làm tem chống giả có lẽ chỉ giúp chúng tôi phân biệt nhanh chóng sách giả với sách của mình, chứ còn chống thì chắc là ít hiệu quả. Sách giả các Nxb kêu nhiều lắm rồi mà có giải quyết được đâu, thôi thì cứ trông chờ vào ý thức của độc giả vậy.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn triết học

    30/03/2016Triết học hay là những triết lí trong cuộc sống. Người ta thường nói ai trong chúng ta cũng đều phải đối diện với những vấn đềtrong cuộc sống va người thành công là người có triết lí sống thích hợp. Thế nhưng thế nào là triết lí sống thích hợp?
  • Những triết gia tí hon

    11/10/2014Văn Thanh (theo Elle)Các em thường có những câu hỏi như: "Tại sao em lại cứ bé mãi như thế này? Tại sao lại có kẻ ác? Tại sao người ta lại chết?” Các em suy nghĩ như những triết gia. Còn chúng ta không hiếm người trả lời đơn giản: "Tại sao à? Tại vì nó thế chứ sao!".
  • Dịch giả Cao Xuân Hạo: Giới trẻ đang học cái thứ gần 100%... không phải là tiếng Việt

    04/11/2012Chỉ thương cho những người Việt nhỏ tuổi sẽ bắt chước kiểu nói ngô ngọng giống mấy ông Tây học tiếng Việt 3 tuần mà quên dần những phương tiện diễn đạt trau chuốt, chính xác và tinh tế của tiếng mẹ đẻ, cho đến khi đọc Kiều hay thơ Xuân Diệu không còn chút khả năng rung đùi nào nữa - nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo đã phải thốt lên như vậy trước bi kịch ngôn ngữ Việt Nam hiện đại...
  • Giới thiệu sách “Câu chuyện triết học”

    10/11/2010Như LêNói đến triết học, nhiều người thường tỏ ra e ngại, có cái gì đó như nặng nề - phải nhăn trán suy tư; hoặc nói đến những người râu tóc dài, những thư viện lớn và những cuỗn sách dày cộm… Thế nhưng, có những cuốn sách triết học lại làm người đọc phấn chấn tạo cảm giác gần gũi, như đọc tác phẩm văn học hay sách giải trí vậy...
  • Luyện nội công song song với học quyền cước

    11/07/2006Văn BảyBằng cách dịch, chú giải công phu 2 cuốn sách kinh điển trong lịch sử triết học thế giới: Phê phán lý tính thuần túy của I.Kant và Hiện tượng học Tinh thần của Hêgen và những cuốn khác đang hoàn thành… nhà nghiên cứu triết học, dịch giả Bùi Văn Nam Sơn đã góp công sức vào tiến trình giáo dục bách khoa tri thức của thế giới vào Việt Nam...
  • Sách triết nhập cuộc

    12/06/2006Đặng Quý YênViệc các đầu sách triết học được đầu tư và đón nhận như hiện nay cho thấy nhu cầu và thị hiếu của độc giả Việt Nam ngày một cao...
  • “Làm mềm” sách triết

    02/05/2006Lam ĐiềnMột điểm mới, lạ trong xuất bản sách: 36 tập sách dịch về các chủ thuyết triết học, những tư tưởng của các triết gia đều thể hiện theo kiểu... tranh truyện. Tủ sách mang tên “Nhập môn” (NXB Trẻ) nhằm giới thiệu khái lược nội dung tư tưởng của từng triết gia, từng chủ thuyết của các nhà khoa học...
  • Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam

    24/03/2006Vũ HùngTục ngữ và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau. Tục ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật, là một thể loại folklore, còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận. Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường"...
  • Đưa vào triết học

    22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
  • Triết học và tâm sự của các nhà giáo

    13/12/2005Cam Lu - Trương Hiệu - Minh Nguyệt (thực hiện)Thực tế ở Việt Nam, việc giảng dạy môn triết học cũng như đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy môn học này hiện ra sao?
  • Dịch thuật và vấn đề cải cách giáo dục

    23/08/2005Ngô Tự LậpMột trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn dến tình trạng lạc hậu của nền giáo dục nước ta, đặc biệt là giáo dục ĐH, theo tôi, là tình trạng kém cỏi của công việc dịch thuật. Tình trạng này nói chung có thể quy về ba chữ: thiếu, yếu, và lệch lạc. Về chuyện thiếu, nhiều người và bản thân tôi đã từng nói: hầu hết các tác phẩm quan trọng trên thế giới chưa hề được dịch ra tiếng Việt.
  • Dịch giả Huỳnh Phan Anh trò chuyện về văn học hải ngoại

    03/08/2005Từng dạy triết học tại Sài Gòn, thế nhưng cái tên Huỳnh Phan Anh lại được biết tới với tư cách là nhà phê bình, dịch giả. Còn bản thân tác giả thì tự nhận mình là một nhà giáo "đi lạc vào văn học". Từ năm 2002, Huỳnh Phan Anh định cư tại Mỹ...
  • xem toàn bộ