Minh bạch để hội nhập

04:01 CH @ Thứ Bảy - 13 Tháng Mười Hai, 2008

Đất nước đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Mọi thế hệ của đất nước đều được xây dựng điều chỉnh để ngày càng phù hợp với thông lệ Quốc tế. Chúng ta hòa nhập nhưng quyết không hòa tan. Đó là kim chỉ nam trong đường lối của Đảng, Nhà nước để giữ gìn bằng được bản sắc dân tộc. Chủ trương ấy rất hợp lòng dân, đồng thuận trong cả hệ thống chính trị.

Thế nhưng, đi vào thực tế thì vẫn còn nhiều bất cập.

Đơn cử, ở các nước nguồn thu của ông thị trưởng bao nhiêu, quan chức bộ nọ, ngành kia bao nhiêu dân nước họ đều tường, mà sao ở ta, ông trưởng thôn, ông chủ tịch xã, chủ tịch phương tiền bạc, đất đai bao nhiêu chẳng ai hay? Chủ trương kê khai tài sản của các cán bộ có chức quyền cũng chỉ dừng ở kê khai mà người dân nào có biết? Chỉ kê khai mà lại không chịu công khai thì người dân sao có thể giám sát?

Rõ ràng sự minh bạch đang lên tiếng. Dân chủ là ở đấy, chống tham nhũng cũng phải bắt đầu từ hai tiếng "minh bạch" này. Vụ PCI Nhật Bản làm dư luận băn khoăn, người dân day dứt. Cả nước dốc sức chăm lo xây dựng cho thương hiệu dân tộc, kéo bạn bè về với mình. Đất nước luôn nhìn thẳng, dám nhìn thẳng, quyết không để "con sâu làm rầu nồi canh". Vẫn hay việc xem xét một con người là hệ trọng, là không thể nóng vội nhưng cũng không thể chậm trễ hơn. Bởi càng chậm thì càng ảnh hưởng đến lợi ích và hình ảnh quốc gia.

Tham nhũng rõ ràng đã xuất hiện những "chiêu" tinh vi và bất chấp những răn đe của luật pháp. Thế nên mới có chuyện ở Quảng Ngãi, quan xã còn nghĩ ra mẹo kê khai giả những gia đình bị thiệt hại trong lũ lụt để ẵm về vài tạ gạo và thùng mì tôm thì thật xót xa! Dân tộc Việt Nam giàu lòng tự trọng, nhưng cũng rất giàu lòng vị tha. Chỉ một việc ông Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Cao Đức Phát dũng cảm nhận lỗi trước diễn đàn Quốc hội mà người dân trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long thấy yêu hơn vị bộ trưởng này. Cái sự minh bạch là ở đấy, trắng đen là ở đấy, chứ không thể cứ u ơ cho qua chuyện...

Chỉ một việc quả thanh long xuất sang Mỹ mà người dân Bình Thuận phải minh bạch thế nào trước khi xuất đi. Quả Thanh Long có dùng hóa chất gì không? Từ khi trồng đến khi thành quả quy trình kỹ thuật thế nào? Đừng nghĩ người nước ngoài họ khó tính, nhưng cái thứ trước khi bỏ vài miệng ăn, người ta phải biết nó thế nào!

Minh bạch trước hết là sự trung thực. Có trung thực mới có sự minh bạch được. Con cái quan chức đi du học nước ngoài cả trăm nghìn USD. Tiền ở đâu ra, đã cơ quan chức năng nào thống kê và tìm hiểu ngọn nguồn? Nhà đất của một số quan chức địa phương với kiểu "tư duy nhiệm kỳ", người dân đều biết cả, mà sao các nhà làm tổ chức, kiểm tra lại không tường.

Chống tham nhũng là để cho các cơ quan công quyền trong sạch, là cho sự minh bạch rõ ràng hơn. Người dân không vui gì khi đời sống công chức cũng còn khó khăn. Công chức phải có đời sống, thu nhập ổn định để tập trung lo công việc, nhưng công chức sống giàu có trên sự sách nhiễu người dân, gây phiền hà để trục lợi thì là điều không thể chấp nhận trong một xã hội văn minh...

Minh bạch là để hội nhập và để hội nhập, sự minh bạch thiết nghĩ cần phải làm quyết liệt hơn! Bởi lòng tin của người dân đang trông vào chỉ số của sự minh bạch trong từng việc từ lớn đến nhỏ của bộ máy công quyền.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Minh bạch - một tiêu chí văn hóa

    25/04/2019Nguyễn Trần BạtMinh bạch là một trong những nguyên lý quan trọng nhất để khẳng định sự lành mạnh của cả thể chế lẫn xã hội, vì chúng ta đang sống trong thời đại mà khái niệm dân chủ được xem như một đặc tính chính trị. Nếu nhân dân không làm chủ được, thì mọi việc đều không minh bạch. Nhân dân làm chủ, không có nghĩa là nhân dân cần cái quyền đối chất với Nhà nước...
  • Tính minh bạch

    01/07/2016Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupMinh bạch là một trong những nguyên lý quan trọng nhất để khẳng định sự lành mạnh của cả thể chế lẫn xã hội...
  • Tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức mới

    30/08/2015Lương Xuân HàTính công khai, minh bạch và lập trường đúng đắn được xem là vấn đề “nhạy cảm” trong mối quan hệ Việt Nam và các quốc gia hiện nay, từ những vấn đề ở tầm vĩ mô như tự do tôn giáo, nhân quyền, quan hệ…
  • Bước tiến mới của minh bạch nên quản trị quốc gia

    11/07/2007Kiên ĐịnhViệc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lần đầu đối thoại trực tuyến với dân chúng, thực sự là bước tiến vượt bậc trong sinh hoạt chính trị. Hơn thế, đây là một bước tiến mới của sự minh bạch nền quản trị quốc gia.
  • Minh bạch, bình đẳng, năng lực Những yêu cầu không thể thiếu trong cải cách tư pháp

    13/11/2006Hoàng Ngọc GiaoCải cách tư pháp đang đặt ra những yêu cầu cải cách, đổi mới trong các hoạt động tư pháp. Bài viết này tiếp cận cải cách tư pháp với những tiêu chí: Minh bạch, Bình đẳng, Năng lực...
  • Tham nhũng: Cái giá của sự thiếu công khai và minh bạch

    29/07/2006Hữu VinhCuộc chiến chống tham nhũng đã khởi động được một thời gian không còn ngắn. Nhưng dường như, càng phát động "chống” nạn tham nhũng ngày càng tinh vi hơn và những vụ tham nhũng càng lớn hơn. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu đã phải nhìn nhận: "Tham nhũng diễn ra với tính chất và quy mô ngày càng lớn, phạm vi xảy ra với diện rộng và mang tính tổ chức giữa nhiều cá nhân và đơn vị"...
  • Minh bạch và công khai

    14/01/2006Đậu Anh Tuấn - Ban Pháp chế, VCCIMinh bạch là một khái niệm khá trừu tượng. Để đo lường tính minh bạch là một công việc hết sức khó khăn. Nhiều người vẫn thường hiểu minh bạch đồng nghĩa với công khai. Thực ra, khái niệm minh bạch là khái niệm rộng hơn, nó bao gồm cả cơ hội, tính bình đẳng trong tiếp cận thông tin, tính tin cậy, nhất quán của thông tin, tính dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin...
  • xem toàn bộ